Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vậy ông Trọng đã và sẽ để lại gì sau lưng, khi rời trụ sở Trung ương Đảng và Phủ Chủ tịch ? Một danh sách kỷ luật dài, một hệ thống kỷ luật đảng siết sao hơn, hay một nhà nước công an không vị tha với người bất đồng chính kiến ?

VIETNAM-POLITICS-VCP-CONGRESS

Ông Trọng đã và sẽ để lại gì sau lưng, khi rời trụ sở Trung ương Đảng và Phủ Chủ tịch ?

2021 chỉ còn đúng 2 năm nữa, kỷ luật và truy tố tiếp tục được ban hành bởi cơ quan thuộc Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.

Giả thuyết về sự ra đi của ông Trọng vào kỳ Đại hội tới là cần thiết, bởi tuổi tác và sức khỏe không cho phép người đàn ông quyền lực nhất sau thời kỳ Hồ-Duẩn tiếp tục nắm quyền ở độ tuổi 77 (1944-2021).

Vậy ông Trọng đã và sẽ để lại gì sau lưng, khi rời trụ sở Trung ương Đảng và Phủ Chủ tịch ? Một danh sách kỷ luật dài, một hệ thống kỷ luật đảng siết sao hơn, hay một nhà nước công an không vị tha với người bất đồng chính kiến ?

Hồi sức cho đảng chính là ông Trọng

Tất cả đều có thể. Ông Trọng, bằng cách nào đó đã tạo ra một không khí khắc nghiệt với cả những người ông cho là "quan tham", và những ai dám chỉ trích "quyền lực nhà nước". Kể từ khi kiêm nhiệm hai chức vụ, và trở thành một nhà lãnh đạo tối cao của nhà nước-đảng, ông Trọng đã hồi sinh chủ nghĩa quyền lực cá nhân trong chính trị nhà nước, mặc dù bản thân ông luôn xoa dịu điều đó bằng cách, thỉnh thoảng trích dẫn quan điểm chống chủ nghĩa cá nhân của ông Hồ trong các bài luận chính của mình.

Ông Trọng tỏ ra mình là người kiểm soát được tình huống, rõ ràng là vậy, từ thời điểm ông tỏ ra bất lực trong kỳ kỷ luật một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đến mức bật khóc, nhiều quan điểm chê cười và gắn ông biệt danh "Trọng lú". Nhưng rất nhanh sau đó, ông trở thành người cầm trịch chiến dịch đốt lò, và ông được đổi sang biệt danh mới, "Người đốt lò vĩ đại". Điều ông làm được cho đến hiện nay là phá vỡ mạng lưới bảo trợ chính trị từ một đảng viên cấp cao, nhưng ông không hề ưa thích, Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Dũng tạo ra sự hỗn loạn về kinh tế lẫn chính trị, phá bỏ sự kiểm soát của đảng trong các vấn đề thuộc nhà nước. Ông Trọng ngược lại, bình định, đưa bàn tay kiểm soát của đảng thuọc sâu trở lại nhà nước, và sự hiện diện của ông trong kỳ họp Chính phủ lẫn chỉ đạo cuộc họp Chính phủ trong vai trò Tổng Bí thư vào tháng 12/2017 (thời điểm này ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước) đã cho thấy điều đó.

Dường như, ông Dũng trở thành mục tiêu và là động lực để ông Trọng gây dựng địa vị chính trị của mình. Nói cách khác, sự đi xuống chính trị của ông Dũng sẽ nâng cao địa vị chính trị ông Trọng.

Ông Trọng thể hiện cách "cai trị" quốc gia khác với ông Dũng, và có vẻ người dân đã bị lôi cuốn vì điều đó. Ít nhất, thời kỳ ông Trọng đang xử lý các hệ quả mà ông Dũng để lại, những "cú đấm ngàn tỷ" và những quan tham len lỏi trong mọi bộ ngành.

Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, bằng bộ máy bảo trợ chính trị mới của mình, đã xây dựng ông trở thành một nhà lãnh đạo cốt lõi.

Nhưng tuổi tác và sức khỏe ông Trọng khiến ông không thể giải quyết hết những vấn đề cốt lõi khác trong đảng, từ bộ máy đảng với số lượng thành viên đang tăng lên, và cơ chế tham nhũng lọc lõi hơn. Số lượng người tham gia Đảng cộng sản Việt Nam theo đuổi lý tưởng cách mạng ít, nhưng chủ nghĩa vật chất và địa vị xã hội lại nhiều. Đảng bị phân hóa rõ rệch, không phải dưới bàn tay của các thế lực thù địch, mà bởi cơ chế thị trường.

Một hệ thống đảng đến tận khu phố trở nên hình thức, nội dung ý chí cách mạng được thay thế bằng nội dung kiếm chác, và thối rữa từ bên trong bộ máy khổng lồ vẫn ngày đêm tiếp diễn. Đây là hệ quả của việc, không kiểm soát được quyền lực, khiến cho bộ máy trở thành một một mảnh đất làm ăn màu mỡ, và niềm tin xã hội tụt dốc không phanh.

Đảng cộng sản Việt Nam trở thành tổ chức bị lạm dụng bởi chính các đảng viên, và đảng viên càng cao cấp, sự lạm dụng càng cao.

Khó có thể tìm một đảng viên trung – cao cấp hiện nay mà không có con cái được đi du học, không nhà biệt thự, không có cổ phần trong các doanh nghiệp.

Tham nhũng là đại nạn quốc gia, kỷ luật đảng lỏng lẻo trở thành điểm yếu của chế độ, ông Trọng có lẽ đã xác định được điều đó kể từ khi ông dốc sức chấn chỉnh lại bộ máy đảng-nhà nước, tuy nhiên, thật khó có thể biết được nó kéo dài được bao lâu. Bởi ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ giống vua Minh Mạng, một vị vua thời Nguyễn, người có quan điểm sắt đá với tham nhũng, nhưng những nỗ lực đó cũng không giúp ngân khố đầy lên, niềm tin lan tỏa, và triều đại nhà Nguyễn kéo dài ra.

Trong khía cạnh khác, ông Nguyễn Phú Trọng, trong cơn chỉ trích của giới trí thức và những người đấu tranh nhân quyền, vẫn được một bộ phận không nhỏ ghi nhận về quyền lực, sự quyết tâm, và xem ông là một niềm tự hào của đảng. Và cần thừa nhận, ông Trọng đã chiếm lấy cảm tình của không ít người dân, và họ đã nhìn thấy ông như một ánh sáng trong đường hầm đảng. Nhà nước Việt Nam thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng cũng bắt đầu khởi sắc nhiều hơn, với ký kết các hiệp định thương mại tự do, cắt giảm nguồn ngân sách cho các hoạt động nhà nước, kỷ luật đảng và trừng trị các đội ngũ quan chức tham ô, và kể cả nền chính trị trên trường quốc tế được ghi nhận.

Thịnh vượng quốc gia : không phải đến từ ông Trọng

Báo VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo : Thanh tra, khởi tố nhiều làm cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh giảm năng động. Điều này cho thấy rằng, bản chất của sự "năng động" của hệ thống nhà nước, và làm nên sự trung thành của đội ngũ nhà nước, lại chính là sự lỏng lẻo trong kiểm soát, giám sát tiêu cực – tham nhũng. Bộ máy cồng kềnh khiến mức lương của công – viên chức không đủ sống, và lậu trở thành một phương thức để tồn tại.

Ông Trọng đang tấn công vào "lậu".

Bộ máy nhà nước từ sắp xếp các cơ quan, ban ngành, giờ đây tiếp tục thu gọn bộ máy hành chính địa phương qua sáp nhập các tỉnh thành, quận huyện.

Nhưng tất cả chỉ là tạm thời, xoa dịu một ngân khố đang ngày càng khánh kiệt. Thậm chí, một tổ chức đảng kỷ luật với các cá nhân trung thành với đảng chỉ thuần túy là nửa vời, và mang tính giai đoạn.

Trong khi đó, ông Trọng quay lưng lại với các kỳ vọng cải cách chính trị, và nếu ông ra đi khỏi trụ sở đảng-nhà nước, ông chỉ để lại sự siết chặt ý thức hệ và sự kiểm soát của đảng trong các vấn đề thuộc nhà nước. Ông Trọng từ chối sự hiện diện của bất đồng chính kiến, dân chủ Tây phương với nền tảng xã hội dân sự.

Khi giới tinh hoa Việt Nam cần một bàn tay rắn để chấn chỉnh tổ chức đảng, vốn đang rơi trong nồi lẩu của xung đột phe phái, tham nhũng và các chính sách thân hữu, ông Trọng nổi lên.

Nhưng khi tìm kiếm một lãnh đạo mà có thể giúp cho mô hình tăng trưởng trở nên bền vững, một đất nước với cơ sở hạ tầng tốt, chi phí lao động ổn, bất ổn xã hội được xoa dịu, nợ chính quyền địa phương giảm, và các vấn đề môi trường được khắc phục, và sự thịnh vượng lâu dài cho quốc gia, ông Trọng không phải là người đó.

Thủ Thiêm vẫn còn trong mớ bòng bong, trong khi Long Hưng (Đồng Nai) lại tiếp tục nổi lên, Luật Đất đai 2013 với điều khoản máu gây mâu thuẫn xã hội, bảo kê quyền tư bản thân hữu tiếp tục được giữ lại trong thời kỳ ông Trọng.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 23/07/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc đang chơi trò gì tại Biển Đông ? Phải chăng những bất ổn trong nước và khó khăn trong giao thương Mỹ - Trung khiến Tập Cận Bình "xuất khẩu bất ổn" ra ngoài, và Biển Đông là một lựa chọn ?

bai1

Dàn DK1 - Bãi Tư Chính - Ảnh minh họa

Trong khi dư luận Việt Nam vẫn xôn xao với lon coca và lu nước chống ngập, thì ngoài Biển Đông, những giằng co giữa lực lượng kiểm ngư Việt Nam với lực lượng biển Trung Quốc tại Bãi Tư Chính vẫn đang tiếp tục.

Trung Quốc đang chơi trò gì tại Biển Đông ? Phải chăng những bất ổn trong nước và khó khăn trong giao thương Mỹ - Trung khiến Tập Cận Bình "xuất khẩu bất ổn" ra ngoài, và Biển Đông là một lựa chọn ?

Panos Mourdoukoutas trong một bài viết trên forbes đã nhấn mạnh, Bắc Kinh không nên đối xử với Việt Nam như Philippines. Tác giả này lý giải, bởi điều đó sẽ không thành công và sẽ không giúp cho sự hội nhập kinh tế của khu vực.

Việt Nam không muốn điều đó, và đó là lý do vì sao mà Hà Nội đã "triển khai lực lượng của mình để đối đầu với các tàu Trung Quốc, tại các vùng lãnh thổ đang tranh chấp".

Bắc Kinh đang áp dụng trò chơi đảo chiều đối với Việt Nam, tương tự như làm với Philippines. Theo đó, Bắc Kinh đã từng biến Philippines từ một kẻ thù thành một người bạn, và thúc đẩy kế hoạch biến Biển Đông thành biển của chính mình. Đó là lý do vì sao vào tháng 4. 2018, Duterte đã đảo ngược quyết định trước đó của mình về việc giương cờ Philippines tại các đảo tranh chấp, thậm chí là hoãn thi hành phán quyết trọng tài quốc tế về Biển Đông (vốn có lợi cho nước này) theo lời khuyên thân thiện của Bắc Kinh.

Sự yếu đuối của Duterte thể hiện ngày càng rõ, khi nội các của ông đã gọi vụ Trung Quốc đâm "chìm tàu ngư dân" chỉ là sự "va chạm".

Và sự thật là, ông Duterte nói rằng ông không thể ngăn tàu Trung Quốc đánh bắt cá ở vùng biển Philippines. Văn phòng của ông tiết lộ ông đã ký một thỏa thuận bằng lời nói vào năm 2016 với Chủ tịch Tập Cận Bình để cho phép các tàu Trung Quốc đánh cá, bao gồm cả ở Bãi Cỏ Rong - Reed Bank, để đổi lấy việc Philippines tiếp cận các khu vực tranh chấp khác dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Gần đây, Bắc Kinh đã bắt đầu thử chiến lược tương tự với Việt Nam. Tuần này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, "kêu gọi hai nước để thúc đẩy tình hữu nghị và tăng cường hợp tác để nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới", theo Hoàn Cầu Thời Báo. 

Tuy nhiên, "hợp tác" theo hướng hội nghị này không hẳn là khiến cho tình hình êm dịu. Bởi, tranh chấp hàng hải lần này vẫn diễn ra, bất chấp cam cam kết hồi tháng 5, của Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp hàng hải bằng đàm phán.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm thứ Sáu vẫn tiếp tục khẳng định yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực.

"Vị trí của Trung Quốc trong Biển Đông là rất rõ ràng. Chúng tôi kiên quyết giữ vững lợi ích và quyền chủ quyền của mình ở đó".

Giáo sư Baladas Ghoshal, chuyên gia hàng đầu của Ấn Độ về Đông Nam Á trong một bài luận đăng trên ET vào ngày 13/7, đã lý giải các hành động khiêu khích của Trung Quốc. Theo đó, căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Biển Đông, bất chấp kỷ niệm 3 năm phán quyết của PCA về Biển Đông xuất phát từ lòng tham vô độ của Bắc Kinh đối với đất đai và lãnh thổ, tham vọng muốn cạnh tranh sự thống trị khu vực với Mỹ.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không tranh cãi đối với đảo Thị Tứ, và thể hiện sức mạnh của mình bằng cách triển khai ít nhất bốn máy bay chiến đấu J-10 tới. Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu hiện diện ở đây kể từ năm 2017.

Việc triển khai cũng là một tuyên bố rằng Trung Quốc có thể mở rộng sức mạnh không quân của họ trên biển Đông và những vùng vận chuyển quan trọng, như J-10 (máy bay phản lực có tầm bắn chiến đấu lên đến 500 dặm), theo nhu cầu của Bắc Kinh.

Bắc Kinh cũng xây dựng các cơ sở trên đào, triển khai tên lửa đất đối không, xây dựng 20 nhà chứa máy bay tại sân bay, nâng cấp hai bến cảng và thực hiện cải tạo đất đai. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi Bắc Kinh thử nghiệm tên lửa chống hạm. Lầu Năm Góc đã lên án hành động mới nhất của Trung Quốc là tiếp tục quân sự hóa ở vùng biển tranh chấp. Lầu Năm Góc, theo một tuyên bố chính thức, đã ghi nhận nhiều vụ phóng tên lửa của Trung Quốc từ các công trình nhân tạo ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa, và mô tả vụ phóng tên lửa này thực sự đáng lo ngại vì nó mâu thuẫn với Tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình trong Vườn hồng 2015. Khi đó, ông Tập đã cam kết với Mỹ, các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới rằng ông sẽ không quân sự hóa các tiền đồn nhân tạo đó.

Tên lửa DF-21D, sát thủ hàng không mẫu hạm, có tầm bắn 1.500 km cũng hiện diện trên khu vực Biển Đông.

Những tranh chấp và lấn lướt bất chấp các quan điểm và thỏa thuận trước đó của Bắc Kinh đã chỉ ra điểm yếu của ASEAN.

Trong cuộc chiến chéo giữa Mỹ - Trung, ASEAN rơi vào tình trạng bất lực vì thiếu sự thống nhất trong vấn đề Biển Đông. ASEAN chắc chắn lo ngại về tình hình xấu đi ở Biển Đông, điều này được thể hiện trong tuyên bố của Chủ tịch ASEAN trong một hội nghị gần đây.

"Chúng tôi đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến Biển Đông và bày tỏ một số lo ngại về việc cải tạo đất và các hoạt động trong khu vực, đã làm xói mòn niềm tin, làm gia tăng căng thẳng và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết phải tăng cường niềm tin lẫn nhau".

Có vẻ, Trung Quốc đã thành công trong cách tiếp cận của mình, "hoãn tranh chấp và cùng phát triển tài nguyên".

Vậy giải pháp duy nhất đặt ra đối với vấn đề Biển Đông là gì ?

Đó là thông qua Bộ quy tắc ứng xử (CoC) có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý. Điều này hiện đang được đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN. Nhưng có những nghi ngờ về ý định của Trung Quốc bởi Bắc Kinh được cho là không ưa thích một CoC ràng buộc về mặt pháp lý. Nhưng một CoC không ràng buộc như vậy sẽ là vô nghĩa. Thứ hai, Trung Quốc cũng đã cho thấy xu hướng đàm phán với các quốc gia yêu sách khác trên cơ sở một đối một. Và cách thức này khiến Bắc Kinh cảm thấy có thể áp đảo ý chí đối với quốc gai đối diện, bởi sức nặng ngoại giao và kinh tế đối với các quốc gia nhỏ hơn. Đây là lý do tại sao CoC phải được ASEAN đàm phán chung với Trung Quốc và không thành viên ASEAN nào nên có thỏa thuận riêng với Bắc Kinh. Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc đồng ý với một CoC ràng buộc, ai sẽ thực hiện nó ?

Trong khi đó, Việt Nam cũng đang đau đầu, khi Bắc Kinh gây hấn trong trước thềm Đại hội Đảng tiếp theo. Những lo lắng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc xử lý không tốt với vấn đề Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tổ chức Đại hội của mấy năm về trước đang quay trở lại.

Một bóng ma thực sự mang tên Bắc Kinh.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 15/07/2019

Tham khảo

https://www.forbes.com/sites/panosmourdoukoutas/2019/07/13/south-china-sea-beijing-shouldnt-treat-vietnam-like-the-philippines/#393aad155ff4

https://www.news18.com/news/world/china-vietnam-ships-in-standoff-over-a-reef-in-disputed-south-china-sea-2228531.html

https://www.bloomberg.com/graphics/2019-south-china-sea-silent-war/

https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3018332/beijing-and-hanoi-stand-over-chinese-survey-ship-mission

Published in Diễn đàn

Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh. Ông Thản được tại ngoại trong quá trình điều tra.

lechutich2

4 câu thơ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Ảnh : Mường Thanh.

Theo quyết định phê chuẩn khởi tố bị can, ông Thản bị khởi tố về tội "Lừa dối khách hàng" theo quy định tại điều 198 bộ luật Hình sự 2015. Theo báo VietnamNet, đây là tội ít nghiêm trọng nên người phạm tội này sau khi nhận tống đạt quyết định khởi tố bị can thì không bị tiến hành tạm giam và được tại ngoại.

Quyết định khởi tố lần này gây bất ngờ, mặc dù là tội danh nhẹ, bởi ông chủ Mường Thanh từng được Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng 4 câu thơ trong lần lưu trú tại Mường Thanh Grand Phương Đông (Nghệ An).

Mường Thanh, nơi thường xuyên đón tiếp đoàn cán bộ cấp cao của Trung ương về thăm các tỉnh thành, và đây cũng là nơi chọn mặt gửi vàng khi tổ chức các hội nghị, hội thảo của Trung ương. Nhiều quan điểm và thuyết âm mưu đặt ra, Mường Thanh liệu là sân sau của một Ủy viên Bộ Chính trị ?

Quyết định khởi tố bị can mặc dù liên quan đến sai phạm kinh tế, nhưng liệu có chuyển biến thành một tội trạng nặng hơn, trong bối cảnh mới đây nhất, Tổng giám đốc Nhật Cường Mobile bị khởi tố thêm tội rửa tiền (trước đó là tội buôn lậu) ?

"Rửa tiền", hoạt động mà nhà báo Trương Châu Hữu Danh úp mở trên Facebook cá nhân, rằng, khi anh tiết lộ Nhật Cường rửa tiền cho ai, chắc chắn nhiều người sẽ ngất. Nhưng qua cách nói này, thì có vẻ như "rửa tiền" đi liền "sân sau".

Quay trở lại với sự kiện Mường Thanh, đã đặt lại câu hỏi không hề mới : đây là nỗ lực chống tham nhũng để tìm ra những hành vi sai trái, hay đó là một cuộc thanh trừng chính trị ?

Kể từ khi lên đến vị trí Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vào cuối năm 2011, chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng đã được khởi động, và tăng tốc khi ông năm giữ chức vụ Chủ tịch nước vào tháng 10/2018.

Tham nhũng trong mắt ông Trọng là nguyên nhân sâu góp phần làm gia tăng bất bình đẳng xã hội và tổn hại tính hợp pháp Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, chủ nghĩa hoài nghi cũng gia tăng về bản chất thực sự của chiến dịch đốt lò.

Tại sao ông Trọng ưu tiên hàng đầu là chống tham nhũng ?

Nhìn vào danh sách "bị đốt" trong thời gian qua, có thể thấy ông Trọng không chỉ đánh vào cấp độ "hổ" (nơi quan chức cao cấp), và "ruồi" (quan chức cấp thấp) trong lĩnh vực chính trị. Mà ông Trọng còn tập trung vào những mối quan hệ thân hữu với chính trị, bao gồm các tập đoàn lớn trong lĩnh vực bất động sản, vốn được cho là nơi cung cấp nguồn tiền dồi dào để không ít cá nhân vận động chính trị và ngồi ghế quyền lực.

Khôi phục danh tiếng của Đảng cộng sản Việt Nam, thu hẹp khoảng cách niềm tin giữa đảng – nhà nước Việt Nam với người dân. Nhưng trên hết là chặn đứng suy yếu đảng bởi tham nhũng và kỷ luật lỏng lẻo.

"Đốt lò" cũng là tạo ra một sự ủng hộ cho cá nhân chính trị (ông Trọng) và dàn nhân sự mới của ông. Thúc đẩy nhanh "đốt lò" là để sớm ổn định chính trị mới trong 10 năm tiếp theo (2021 – 2031).

Chiến dịch này tạo ra ảnh hưởng như thế nào ?

Niềm tin trong đảng, và niềm tin người dân đối với đảng thông qua ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ nhích lên. Nữ doanh nhân Lê Hoài Anh, người chỉ trích tham nhũng và luôn thể hiện bức xúc xã hội trên trang Facebook cá nhân của mình cũng là một người bày tỏ sự nhiệt thành của cô đối với chiến dịch ông Trọng và cá nhân ông. Tham nhũng bị chặn đứng, quan chức bị khởi tố đem lại một cảm xúc xã hội mới. Và trong thời gian qua, số lượng tán dương chiến dịch dường như cao hơn so với số lượng bày tỏ hoài nghi và phủ nhận tính chất chống tham nhũng của "đốt lò".

Nó không thuần túy là chiến dịch, mà còn là "uy tín chính trị" và sinh mạng chính trị của chính ông Nguyễn Phú Trọng.

Trước khi chiến dịch "đốt lò" diễn ra, tham nhũng ở Việt Nam là sự tồn tại phổ biến của các mạng lưới tham nhũng (các lãnh đạo quyền lực). Những mạng lưới này không chỉ đe dọa đến sự liêm chính trong tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam, mà còn có thể đặt ra những thách thức chính trị tiềm tàng cho lãnh đạo cao nhất.

Chiến dịch "đốt lò" làm gia tăng niềm tin là có thật, cam kết của ông Trọng đối với chiến dịch đã từng bước được hiện thực hóa. Mặc dù vậy, quan điểm trọng kỷ luật đảng với cơ chế tự giám sát, thay vì một cơ chế độc lập để giám sát đảng vẫn là điều đáng lo ngại. Chính quan điểm này làm cho chiến dịch được nhìn thấy một cách mơ hồ là sự nhất thời, thanh trừng, thể hiện sự chuyên quyền.

Chiến dịch chống tham nhũng có ảnh hưởng lâu dài không ?

Để giữ vững tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị và xả van nén xã hội, thì Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chống tham nhũng với tần suất lớn, và giữ vững nguyên tắc "đánh trên đầu xuống".

Tuy nhiên, chiến dịch chỉ giải quyết tham nhũng ở một cấp độ, và ở một khía cạnh cụ thể, đó là tham nhũng chính thức, liên quan đến các quan chức chính phủ, hợp đồng chính phủ, đất đai,… Nhưng có nhiều hình thức tham nhũng khác còn tồn tại, gây bức xúc xã hội mà cơ chế kỷ luật đảng vẫn chưa thể bén mảng đến, đó là tham nhũng vặt.

Do vậy, để thoát khỏi tham nhũng trong nền kinh tế, cái cần thiết là "cơ chế giám sát quyền lực", thong qua tăng cường luật pháp, tinh giản chính quyền, và tự do hóa báo chí vạch trần tham nhũng.

Làm thế nào để đo lường sự thành công của chiến dịch ?

Sẽ khó có định nghĩa thành công cho chiến dịch "đốt lò" này. Các quan điểm phát biểu, chỉ đạo liên quan đến chiến dịch chỉ là ngôn ngữ chung chung, không nêu rõ những tiêu chí nào để đảm bảo đánh giá.Một sự tích hợp kỷ luật đảng vào thực thi pháp luật để tiếp tục thể chế hóa chiến dịch đốt lò là điều cần thiết. Theo đó, chiến dịch cần hướng tới thiết lập một cơ chế để đảm bảo hạn chế thấp nhất phát sinh tham nhũng từ gốc. 

Một chương trình nghị sự định hướng cải cách hệ thống chính trị có thể được đặt ra, gồm cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách bổ nhiệm và miễn nhiệm quan chức, giám sát tham nhũng bằng chức năng xã hội thông qua tự do báo chí,… Nhưng có vẻ, với phát biểu gần đây của ông Trọng và sự cam kết của Hà Nội với UPR (Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền), nó khó có thể đạt được.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 12/07/2019

Published in Diễn đàn

"Tôi nói thật, Tổng bí thư hiện nay thực sự là nhà lý luận có tầm tư tưởng", Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị sáng 5/7.

lyluan1

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và Phó bí thư thường trực Thành ủy Võ Văn Thưởng chào đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự Đại hội Đảng bộ 2015.

Đảng cộng sản Việt Nam có nhà tư tưởng ?

Khác với Trung Quốc, Việt Nam đến nay chỉ ghi nhận "tư tưởng Hồ Chí Minh", thực chất là một hệ tư tưởng tổng hợp từ nhiều nguồn tư tưởng khác nhau. Và khi đề cập đến yếu tố tư tưởng chỉ đạo Đảng cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thẳng thắn trả lời : Không, tôi chẳng có tư tưởng gì, ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê. Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta. Chớ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới và xã hội con người thì tôi là học trò của Mác, Ăng ghen, Lênin, chớ làm gì có tư tưởng ngoài triết học Mác.

Câu nói của ông Võ Văn Thưởng vô hình chung tạo nên bước đệm để đưa quan điểm và phương pháp chỉ đạo trong giải quyết các vấn đề phát sinh trong thời gian qua (đặc biệt là nạn tham nhũng, nạn tự chuyển biến trong tư tưởng chính trị) trở thành hệ tư tưởng xếp sau tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặc dù, ông Võ Võ Thưởng rào đón bằng quan điểm, "Đảng ta với tinh thần khiêm tốn, không muốn sùng bái cá nhân, không muốn tuyệt đối hóa vai trò cá nhân mà đề cao vai trò tập thể của Đảng", tuy nhiên, cách ông Thưởng "nói thật" khiến không ít người giật mình về khả năng đưa ông Nguyễn Phú Trọng trở thành lãnh tụ, đề ra một tư tưởng mới, như cách Tập Cận Bình tiến hành tại Trung Quốc.

Vấn đề là, ông Nguyễn Phú Trọng có thực sự là nhà lý luận có tầm tư tưởng như cách ông Võ Văn Thưởng nói ?

Khác với Tập Cận Bình, người vào tháng 10/2017 đã ghi trong Hiến pháp Trung Quốc học thuyết chính trị mới mang tên : Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa Xã hội với Đặc điểm Trung Quốc trong Kỷ nguyên mới". Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay mới dừng ở một số phương pháp chỉnh đốn đảng , với nguồn cảm hứng lớn lao từ chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Tập Cận Bình.

Ông Tập đi nhanh tới phá bỏ giới hạn nhiệm kỳ dành cho lãnh đạo đứng đầu đảng, hình thành các lớp học chủ nghĩa Mác ở trong và ngoài nước. Trong khi ông Trọng mức dừng ở việc phát hành những cuốn sách đặc biệt dành riêng cho chức vụ Tổng Bí thư như lệ thường.

Tập Cận Bình đề ra một xã hội nhân dân, trong đó cấu trúc của nó bao gồm : Tư tưởng Tập Cận Bình : phát triển lấy con người làm trung tâm, phát triển đổi mới, phát triển xanh, phát triển phối hợp, phát triển mở cửa và chia sẻ sự phát triển. Thậm chí, Tập Cận Bình vào năm 2018, đã dành 3,5 giờ đồng hồ chỉ để phác thảo kế hoạch chính trị của ông trong 30 năm tiếp theo tại Đại hội Đảng cộng sản. Ngay sau đó, cơ quan truyền thông của Đảng cộng sản Trung Quốc và hệ thống trường học tuyên truyền đã nỗ lực để người dân trong và ngoài Trung Quốc hình dung được học thuyết của Tập Chủ tịch. Tập cũng cụ thể hóa hàng loạt các mục tiêu quốc gia cho năm 2050, như biến Trung Quốc thành một quốc gia có tầm ảnh hưởng toàn cầu tiên phong, biến quân đội thành một lực lượng trù bị thế giới, xóa đói nghèo và nhắc lại cam kết tiếp tục mở cửa thị trường nhằm cung cấp một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Trong khi ông Nguyễn Phú Trọng vẫn xoay quanh vấn đề chỉnh đốn đảng và chống tham nhũng, về mặt kinh tế - ông thay mặt Bộ Chính trị tuyên bố "kinh tế tư nhân là động lực nền kinh tế". Nghĩa là, khi Tập Cận Bình có tham vọng "Made in China 2025/2050" thì ông Trọng lại tỏ ra băn khoăn về mô hình phát triển của đất nước, mặc dù ông đã cố gắng ràng bọc cẩn thận để tránh bị suy diễn là "tự chuyển biến, tự chuyển hóa". Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào ? Đến năm 2045, nước ta sẽ như thế nào ? Đây là những vấn đề rất lớn, vô cùng khó", phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương X.

Ông Tập thậm chí còn phát hành những cuốn sách gối đầu giường cho hàng ngàn cán bộ, với hệ nguyên tắc tư tưởng nhằm thắt chặt và kỷ luật chính trị quan liêu, trong khi tăng cường đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối của đội ngũ nhà nước với đảng. Và hàng chục viện nghiên cứu được thành lập để nghiên cứu về tư tưởng Tập, các trường ĐH được tiến hành các chương trình giảng dạy tư tưởng Tập, bên cạnh Mao. Trong lúc đó, phía Hà Nội cho ấn hành tác phẩm "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế", chủ yếu nói về tình cảm và đánh giá việc làm của ông Trọng, hơn là "tư liệu quý của đảng viên" như cách ông Phạm Minh Chính đề cập.

Nếu coi ông Tập Cận Bình là một kiến trúc sư của chính Đảng Cộng sản Trung Quốc, bên cạnh Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Thì ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù với chuyên ngành xây dựng đảng, nhưng ông chỉ dừng ở việc, dẫn Đảng cộng sản Việt Nam đi một cách lắt léo hơn trên con đường thoái hóa toàn diện tất yếu.

Con đường và một đích đến : kiểm soát, chấn chỉnh và tạm thời

Tuy nhiên, giống như Tập, ông Trọng đang có vẻ cố gắng khôi phục giá trị toàn trị Leninist, Stalinist như cách Tập đang cố gắng hồi phục Maoist tại Trung Quốc. Thay vì chọn lọc ý tưởng thích nghi của Nho giáo, Phật giáo, và hệ tư tưởng Tây phương mà ông Hồ thu thập được thời thanh niên, ông Trọng có vẻ là một nhà toàn trị tận tụy, đảng luôn là then chốt, và đảng thực hiện kiểm soát trong các chính sách chính trị, dân sự, học thuật và quân sự. Cách ông Nguyễn Phú Trọng nắm các vị trí chủ chốt trong Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,… hay tiến hành các phương pháp bỏ phiếu mới trong trung ương Đảng đã cho thấy sự kiểm soát tối đa.

Bằng cách này hay cách khác, ông Trọng chia sẻ sự giới hạn của tự do tư tưởng với Tập. Và cả hai ông trở nên khắt khe hơn với các giá trị tự do, coi dân chủ hóa, xã hội dân sự hay nhân quyền phổ quát là bước đường cùng buộc phải thực hiện nếu cần cứu lấy chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế. Và việc Hà Nội ký kết cầm chừng, hòa hoãn nhân quyền trong TPCPP hay EVFTA đã cho thấy điều đó. Trong khi đó, ông Trọng đang cố gắng mở rộng sự kiểm soát trở lại của đảng sau thời kỳ lũng đoạn của ông nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bằng chiến dịch chống tham nhũng thu hút nhiều sự chú ý của dư luận xã hội.

Bằng sự giống nhau đến chừng rập khuôn đó, ông Trọng trở thành một người học theo tư tưởng của ông Tập, hơn là một nhà lý luận có tầm tư tưởng. Thậm chí, cách ông Trọng học theo còn diễn ra ở ngay cả việc, ông Trọng cố gắng đẩy mạnh phát triển kinh tế, và đưa người dân trở thành những người theo đuổi chủ nghĩa tiêu dùng hơn là những người tìm cách thúc đẩy xã hội dân sự và chủ nghĩa tự do Tây Phương trong đời sống.

Không hẳn nhiên mà ông Chu Hảo bị kỷ luật, và bản thân ông Trọng nhấn mạnh yếu tố "tự chuyển biến" trong đội ngũ con cháu công thần.

Rõ ràng, mục tiêu và cả phương pháp chính trị của ông Trọng chịu ảnh hướng rất lớn từ tư tưởng của ông Tập Cận Bình trong đó đề cao giám sát, đàn áp và quyền lực tuyệt đối. Ông Tập cũng dẫn đường cho ông Tập thấy "lỗi thể chế" phát sinh, như yếu kém ở trung ương đảng, do kỷ luật tư tưởng lỏng lẻo và tham nhũng lan tràn. Và chiến dịch chống tham nhũng của Tập lẫn ông Trọng không chỉ gây ra nỗi sợ hãi trong hàng ngũ của đảng, mà còn giúp cả hai loại bỏ các đối thủ và rào cản cho các kế hoạch lớn của cả hai ông trong hồi sinh sức sống lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, cả hai ông đều biết ăn nói, biết làm nhưng thiếu sự lắng nghe, dù hiện tại chống tham nhũng và chỉnh đốn đảng cho thấy sự hiệu nghiệm nhưng suy cho cùng đó chỉ là sự hữu hạn. Một cách hà hơi thổi ngạt cho một căn bệnh đột quỵ nan y.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 08/07/2019

Published in Diễn đàn

Trong ngày thành lập IJAVN (4/7/2014), cũng là thời điểm, những người yêu quý IJAVN hay Việt Nam Thời Báo có thể biểu lộ mình cảm tình tốt đẹp đối với đội ngũ ban điều hành và hội viên, bởi sự can đảm của những người đàn ông và phụ nữ thường làm việc trong những bối cảnh mong manh để nuôi sống quần chúng bằng những tin tức mới, những phản biện sâu cay, trong bối cảnh báo chí Việt Nam vẫn chưa được hưởng nhiều lắm sự tự do và chính kiến.

bao1

Được những người ưa chuộng quyền tự do ngôn luận thành lập vào năm 2014, IJAVN đã trở thành một diễn đàn xã hội như thế. Dường như, với hàng trăm hội viên, hàng chục ngàn bài viết, IJAVN đang tồn tại như một minh chứng về một khát vọng tự do biểu đạt, tự do báo chí, và tự do lập hội. Bằng nhiều cách biểu đạt khác nhau trong hàng trăm ngàn nội dung được đăng tải trên Việt Nam Thời Báo, IJAVN đang tìm kiếm một sự đồng thuận chung với xã hội và kêu gọi chính phủ Hà hiểu và bảo vệ các quyền liên quan tự do báo chí, tự do lập hội như Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam đã ghi nhận. IJAVN kiên trì chứng minh một luận điểm : ở Việt Nam và trên toàn thế giới, tự do ngôn luận và tự do báo chí là một trong những nền tảng quan trọng nhất của chúng ta về một xã hội tự do. Và một xã hội tự do, với những con người tự do chính là nền tảng cơ bản của một tương lai thịnh vượng.

Không thể tưởng tượng được một xã hội tự do mà không có những quyền tự do cá nhân này. IJAVN ra đời, có vẻ như một chấm son, và độ mờ nhạt của tổ chức này, tác động của nó, thậm chí đến cả thời gian tồn tại không chỉ cho thấy nỗ lực của ban điều hành, hội viên, mà cả cách thế giới quan tâm nhân quyền Việt Nam, và thực tâm cải thiện nhân quyền của chính phủ Hà Nội.

Thực tế, trong lịch sử phát triển báo chí Việt Nam, đó là một biến thiên với hằng dãy câu hỏi về khát vọng và sự tôn trọng. Điều này minh chứng rõ nét qua sự phát rộ các tờ báo tiếng Việt vào đầu thế kỷ XX và thời gian tồn tại ngắn ngủi của nó, và tất nhiên các tờ báo không chỉ thể hiện và phản ảnh quyền lợi phát sinh của tầng lớp thị dân, hoạt động công thương nghiệp, mà còn là những hơi thở dân quyền chính đáng (như Đại Nam Đăng cổ tùng báo thường hô hào thực nghiệp, chống hủ tục, bày trừ mê tín, đây cũng là cơ quan ngôn luận nửa chính thức của những nhà trí thức yêu nước hoạt động trong Đông kinh Nghĩa thục, tuyên truyền cho chủ trương duy tân chấn hưng dân tộc, qua các bài tiểu luận, tuỳ bút, thơ ca…). Và tất nhiên, không ít tờ báo đã sớm bị đóng cửa bởi Chính phủ bảo hộ Pháp, như Phan Yên báo (1898-1899), Đại Việt tập chí (1/1918-7/1918), Quốc dân diễn đàn (10/1918-10/1919), Đèn nhà Nam (12/1918-1/1919)... Điều kỳ lạ, là chính những người Cộng sản thời kỳ đầu lại là những người đòi hỏi triệt để nhất quyền tự do báo chí trong hệ thống chính trị thuộc địa.

Tự do báo chí, tự do lập hội hay sự tồn tại của IJAVN chính là minh chứng cho câu hỏi : liệu Hiến pháp của Việt Nam có phải là vô dụng hay không ? Và liệu cách người Cộng sản ứng đãi những "khát vọng" của cha ông Cộng sản đời đầu nó như thế nào. Đến nay, Luật về Hội vẫn bị treo, và báo chí tư nhân vẫn chưa được phép. IJAVN vẫn là một tổ chức nghề nghiệp chưa được thừa nhận về mặt pháp lý. Cái để duy trì nó vẫn chính là sự thượng tôn đối với Điều 25 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamVN : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,… Sự nhiệt tâm của đội ngũ ban điều hành, và sự lựa chọn tìm kiếm quyền được nói của những hội viên, và cả quyền tìm kiếm thông tin của những độc giả Việt Nam Thời Báo.

IJAVN có vẻ đã xây dựng một cộng đồng thông tin bước đầu, và góp phần mạnh mẽ vào nền thông tin dân sự của Việt Nam. Từ đó, định hình nên một nguyên tắc, khi nhà nước còn chưa đủ can đảm thi hành quyền con người, thì người dân sẽ tuyên thệ bảo vệ các quyền được bảo đảm bởi Hiến pháp. Bởi lẽ, nền dân chủ có hay không phụ thuộc vào tiếng nói của người dân có thực sự có hay không, văn minh có hay không, phụ thuộc vào một công dân có hiểu biết về quyền hay không. Rõ ràng, bên cạnh sự tiến bộ của sự thật, khoa học và đạo đức nói chung, tự do báo chí chính là xương sống của nền dân chủ và sự văn minh của một quốc gia. Chính nó và sự tồn tại của chính nó sẽ giữ cho chính phủ minh bạch, và con người của chính phủ trở nên trung thực.

IJAVN thông qua Việt Nam Thời Báo dường như đã cung cấp sự bảo vệ Điều 25 Hiến pháp và đảm bảo rằng, họ tổ chức vẫn là một thực tại chỉ trích những chủ trương, chính sách sai trái của Chính phủ, để đảm bảo rằng, người dân có một điểm để thu thập có thông tin đủ để hiểu biết hơn về sự vận động các mặt của đất nước, một phản biện khách quan và trung thực, một thế giới khách quan trong dòng chảy báo chí. IJAVN tạo ra Việt Nam Thời Báo để cho người dân được mở miệng, và cho chính họ biết được chính phủ hoặc các quan chức Việt Nam đang làm gì, từ đó có thể quyết định xem người dân có muốn cho phép họ tiếp tục làm việc đó hay không.

Sự chuyên chế, thì khát vọng tự do ngôn luận và báo chí càng tăng. Đa dạng thông tin càng lớn thì người dân càng nhạy cảm hơn với tác động của tiền bạc, chính trị và kiểm duyệt đối với thông tin trên báo chí và cả mạng xã hội. Và một tổ chức báo chí tự do là quan trọng và việc duy trì nó trở nên khó khăn hơn, nhất là trong thể chế chính trị hiện tại.

Do đó, chuyên nghiệp hóa tổ chức báo chí, khách quan hóa nội dung tin bài, trung thực hóa trong câu chữ, và khuyến khích mọi người tạo ra một mạng lưới các nguồn tin tức mạnh mẽ thay vì dựa vào một tổ chức duy nhất chính là duy trì tự do báo chí ngay trong lòng IJAVN. Các tổ chức hay cá nhân tìm kiếm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội tại Việt Nam cần tiếp tục buộc các quan chức chính phủ phải chịu trách nhiệm nếu như Việt Nam tiếp tục đội sổ về các quyền này, hay một IJAVN bị xóa sổ. Bởi chính xác, IJAVN hay những tổ chức báo chí độc lập khác, không phải là kẻ thù của nhân dân, là kẻ địch của chính phủ, mà ngược lại đó là một đồng minh quan trọng trong việc tăng cường quản trị tốt và phát triển bền vững ở Việt Nam. Đó là một cách ứng xử khôn ngoan mà Chính phủ cần lưu ý.

Về phía IJAVN, để đạt mục tiêu như vậy, thì bản thân IJAVN phải duy trì một mục tiêu tối thượng, đó là trong khi phơi bày sự thối rữa trong xã hội, thì đồng thời, thông qua Việt Nam Thời Báo, phải tuân thủ nghiêm ngặt tính chuyên nghiệp lẫn tôn chỉ mà IJAVN đề ra. Và ngày nay, với sự gia tăng của điện thoại thông minh và kết nối mạng, việc chia sẻ thông tin đã trở nên dễ dàng, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội ngày càng tăng, đặc biệt thông qua Facebook. Do đó, IJAVN cần cách mạng hóa, chú trọng hóa việc chia sẻ thông tin trên công cụ này.

Trong ngày thành lập IJAVN (4.7.2014), cũng là thời điểm, những người yêu quý IJAVN hay Việt Nam Thời Báo có thể biểu lộ mình cảm tình tốt đẹp đối với đội ngũ ban điều hành và hội viên, bởi sự can đảm của những người đàn ông và phụ nữ thường làm việc trong những bối cảnh mong manh để nuôi sống quần chúng bằng những tin tức mới, những phản biện sâu cay, trong bối cảnh báo chí Việt Nam vẫn chưa được hưởng nhiều lắm sự tự do và chính kiến.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 04/07/2019

Published in Diễn đàn

Để tiệm cận với tinh thần dân chủ như Hồng Kông, chúng ta cần phải trở thành một "quốc gia nổi loạn trong một biển của chế độ toàn trị" như cách TIME ví von.

noiloan1

Biểu tình ở Hongkong. Ảnh : Reuters.

G20 đang diễn ra, và Hồng Kông trở thành "điểm áp lực tiềm năng" giữa Trung - Mỹ. Hai triệu người vào ngày 16.06 đã minh chứng cho tinh thần Hồng Kông, bảo vệ giá trị thuộc về người Hồng Kông. Và cảnh tượng người Hồng Kông "từ chối" trở thành một phần của hệ thống chính trị Bắc Kinh đã giáng một đòn nhục nhã vào ông Tập, người ngày càng coi mô hình Bắc Kinh là một sự thay thế khả thi cho nền dân chủ tự do phương Tây. Và cái gọi là "quyền lực mềm" của chính quyền Bắc Kinh cũng bị Hồng Kông cho khai tử.

Sự kiện xuống đường với hàng triệu người là một cuộc nổi loạn của chính người Hồng Kông. Từ phong trào Dù vàng, dường như người Hồng Kông đã ghét sự tuân phục, và họ nhấn mạnh sự xứng đáng để hưởng được tự do và dân chủ, hô vang khẩu hiệu "Tự do cho Hồng Kông".

Giới văn nghệ sĩ Hồng Kông cũng nổi loạn, họ đi xuống đường, đồng hành cùng với người dân, và trong đó có cả ngôi sao điện ảnh từng làm nức lòng không ít thế hệ người Việt - Châu Nhuận Phát.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Newt Gingrich đã ví sự kiện Hồng Kông là chiến trường mới của Mỹ và Trung Quốc, nơi mà sự giằng co quyết liệt giữa một hệ đa số người dân chuộng tự do và dân chủ, ưa nổi loạn với một khuôn khổ ràng buộc, cùng với hệ thống chấm điểm tín dụng công dân. Người Hồng Kông không ưa khuôn khổ, tuổi trẻ Hồng Kông không thích hệ thống chấm điểm tín dụng công dân, và vì vậy họ đã xuống đường để thay đổi nó.

Và những lá cờ thời Hồng Kông còn là thuộc địa Anh Quốc vẫn phất phới trong các cuộc biểu tình.

Dù nổi loạn, nhưng dân chủ sẽ không đến Hồng Kông sớm, bởi sự siết chặt từ Bắc Kinh. Mất Hồng Kông, sẽ chấm dứt vai trò chính trị của chính ĐCSTQ, mở đường cho các khu tự trị khác của Bắc Kinh tìm kiếm quyền tự chủ và độc lập, đưa Đài Loan nhanh trở thành một quốc gia độc lập.Nhưng những phong trào dân chủ ở Hồng Kông sẽ giúp thúc đẩy cảm hứng dân chủ trong vùng đại lục, đưa tinh thần nổi loạn đến người dân Trung Quốc, và đến một lúc, khi một Thiên An Môn mới xuất hiện, làn sóng dân chủ tại Trung Quốc sẽ định hình sớm dân chủ tại Hồng Kông.

Một mối quan hệ tương hỗ.

Đối với Việt Nam, một quốc gia nằm phía nam Trung Quốc, cũng có những lý do để có thể nằm trong quỹ đạo chuyển động dân chủ. Việt Nam dường như hấp thu một phần tinh thần nổi loạn của Hồng Kông trong những năm gần đây, khi những cụm từ từng xuất hiện trong thời kỳ đầu của Đcộng sản Việt Nam như "truyền đơn, biểu tình, lên tiếng, đòi người, bãi khóa" đã liên tục xuất hiện, cùng theo đó số lượng người dân bị lực lượng an ninh bắt giữ ngày càng tăng. Mặt khác, Việt Nam cũng hấp thu một phần của chế độ Bắc Kinh, đó là một chế độ đã từng chứng minh có một hệ thống tự sửa lỗi. Ở một góc độ nào đó, cuộc cách mạng cải cách ruộng đất cho đến cải tạo tư sản, rồi đến đại hội đổi mới cho đến những thành tựu Internet đã cho thấy một kỳ vọng, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đcộng sản Việt Nam có thể tự thay đổi, và điều này đến từ bên trong gắn với chính sách tái cân bằng theo những hướng mới và tốt hơn.

Việt Nam hiện tại, vẫn tăng trưởng nhanh chóng và có sự ổn định tương đối.

Thế nhưng, như đã đề cập trên, có sự nổi loạn bên trong người dân, dường như sự ổn định tương đối không thể khắc phục được nhu cầu về chống nạn tham nhũng và hệ thống quan liêu. Nhiều người dân Việt Nam lôi cuốn vào các khía cạnh nổi loạn liên quan đến dân chủ, đất đai, chủ quyền quốc gia, và cả lao động. Những cuộc biểu tình, bãi khóa liên tục xuất hiện, những tranh chấp đất đai với quyết tâm dùng cả tính mạng để giữ đất của người nông dân liên tục diễn ra, tại thành thị nhu cầu giữ cây xanh, bảo vệ biển nước trước ô nhiễm nhà máy cũng đã thu hút nhiều người, với nhiều tầng lớp kinh tế, trong đó có cả tầng lớp trung và thượng lưu. Mâu thuẫn giữa nông dân với nhà đầu tư ; người dân với chính quyền địa phương và trung ương tiếp tục tồn tại và diễn biến đầy phức tạp. Trong khi đó, một bộ phận đảng viên Đcộng sản Việt Nam đã xuất hiện quan điểm về đa nguyên chính trị, xã hội dân sự đến mức Đcộng sản Việt Nam buộc phải ban hành Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

Sự ổn định chính trị tương đối sẽ sớm kết thúc, khi mà kế hoạch kế nhiệm về nhân sự đang gặp vấn đề liên quan đến tham nhũng, và khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, thì nổi loạn sẽ xuất hiện không chỉ ở người dân, mà cả bên trong bộ máy chính trị Việt Nam.

Không còn lựa chọn nào khác, nổi loạn sẽ tất yếu, và khi đó, Việt Nam sẽ là biểu tượng kết hợp, một Hồng Kông nổi loạn trong lòng độc tài Bắc Kinh, hay một Việt Nam nổi loạn trong thể chế độc đảng Hà Nội.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 01/07/2019

Published in Diễn đàn

Nhóm "hồng phúc của dân tộc" đã cùng nhau đẩy 15.000 hộ dân vào bước đường cùng, và chung tay phá nát Sài Gòn.

longhung1

Thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn trả ngân sách 26.300 tỷ vì sai phạm ở Thủ Thiêm, nếu quy đổi ngoại tệ sẽ là 1,1 tỷ USD.

Trách nhiệm là chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng nguyên nhân cốt lõi xuất phát từ trách nhiệm quản lý của lãnh đạo chủ chốt thành phố này, trong đó có nổi bật là tên bốn vị lãnh đạo Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Văn Đua và có một phần không kém quan trọng đến từ vị Thanh tra chính phủ, ông Ngô Văn Khánh. Nhưng sẽ thật thiếu xót nếu bỏ quên bà Hội đồng (Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh), bà Nguyễn Thị Quyết Tâm.

Nhóm lãnh đạo chủ chốt qua các thời kỳ nêu trên, nhóm "hồng phúc của dân tộc" đã cùng nhau đẩy 15.000 hộ dân vào bước đường cùng, và chung tay phá nát Sài Gòn.

Giống như ông Lê Thanh Hải, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nghỉ hưu theo chế độ, và bà có thể tự tin tuyên bố đã nghỉ hưu rồi, không làm được gì, và sẽ không có gì để trả lời về dự án Thủ Thiêm.

Luật sư Trần Thu Nam, trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân vào ngày 28/06, đã đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm đối với Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Hội đồng) trong vụ Thủ Thiêm. Và ông Luật sư cũng nhấn mạnh, Hội đồng có thật sự của nhân dân, vì nhân dân ?

Câu chuyện của Thủ Thiêm nếu truy tố trách nhiệm của những người nằm trong UBND Thành phố Hồ Chí Minh, mà bỏ qua Hội đồng, sẽ thật không công bằng. Lý do, theo văn bản luật, Hội đồng được xác đinh là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương ; đại biểu hội đồng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của dân địa phương, chịu sự giám sát của cử tri, liên hệ trực chặt chẽ với cử tri. Và mỗi năm, Hội đồng thường ra Nghị quyết liên quan đến chương trình hoạt động giám sát của chính Hội đồng, trong đó có giám sát chuyên đề về giải quyết đơn thư khiếu nại – kiến nghị và phản ánh của người dân về quyền sở hữu đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên, trong thực tế, quyền lực của Hội đồng luôn bị bó hẹp, đôi lúc hình thức, nếu so với UBND thì Hội đồng chỉ là nơi thực hành biểu quyết có sẵn.

Ông Cang, Hải, Quân, Tín, Đua, và bà Tâm đều là đại biểu chủ chốt trong Hội đồng.

Với sự kiện Thủ Thiêm, chưa đầy chục người đã tước đoạt ruộng đất và tương lai của 15.000 hộ dân, cho thấy sự bất lực của "quyền lực nhà nước ở địa phương". Và để xảy ra 1,1 tỷ USD sai phạm, thì trước hết, ngoài trách nhiệm cá nhân, thì trách nhiệm tập thể của Hội đồng phải được tính đến, trong đó có năng lực đại diện và quản lý quyền làm chủ nhân dân thành phố của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Nhưng xa hơn, xét trên tính hình thức của Hội đồng dựa trên thực tế Thủ Thiêm, đến lúc cần phải xóa bỏ cái gọi là Hội đồng.

Quan điểm xóa bỏ Hội đồng không mới. Vào năm 2018, trong lấy ý kiến về đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị, Đại biểu quốc hội Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) đưa ra ý kiến : Nếu nhìn một cách khách quan việc bỏ Hội đồng cấp huyện, xã sẽ làm tinh giản bộ máy chính quyền và giảm một phần ngân sách khá lớn cho Nhà nước.

Ý kiến ông Hòa nhằm vào chức năng, vai trò giám sát của Hội đồng cấp huyện và xã hạn chế, trong khi bản thân ngân sách dành cho mỗi vị đại biểu là lớn. Và trên cơ sở nhận thức này, ông Hòa cho biết, cần xóa bỏ Hội đồng 2 cấp nêu trên, chỉ giữ lại Hội đồng cấp tỉnh để tăng cường trách nhiệm giám sát.

Trước đó, vào năm 2013, vấn đề bỏ Hội đồng cũng được đặt ra, phía phản đối vẫn dựa vào quan điểm, nếu bỏ thì ai sẽ giám sát quyền lực và đại diện cử tri.

Và mới đây, Kết luận số 46 -KL/TW của Bộ Chính trị về Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội. Phía Bộ Chính trị cơ bản đồng ý với nội dung của Đề án, thực hiện thí điểm mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân (Hội đồng) phường ở các quận và thị xã tại Hà Nội.

Như vậy, xóa bỏ Hội đồng dù đang tiến hành dè dặt, nhưng cốt lõi vẫn đang được thực hiện nhằm thực tiễn tinh gọn bộ máy, bớt chi tiêu ngân sách. Vấn đề giám sát không hiệu quả ở cấp phường, xã, quận, huyện đã được đặt ra và nhìn thấy, nhưng tại cấp tỉnh và thành phố lại chưa hề đặt ra. Có phải là thiếu thực tiễn ? Nếu thế thì tại sao không nhìn vào "tấm gương Thủ Thiêm", khi Hội đồng của thành phố trực thuộc trung ương, lớn nhất nhì nước về mặt văn hóa – chính trị và kinh tế đã bất lực và thả cửa cho các cá nhân lãnh đạo làm càn, gây phẫn nộ trong dư luận và làm hao tổn tài nguyên đất đai, thất thu nguồn ngân sách nhà nước ?

long-hung-city

Long Hưng, nơi mà 2 tỷ USD đầu tư của các tập đoàn địa ốc lớn đang tìm cách "ăn cướp đất đai" với mức đền bù 60.000 đồng/m2, sau đó sẽ bán lại 29 triệu đồng/m2.

Câu chuyện Thủ Thiêm và vai trò Hội đồng sẽ tiếp tục đặt ra đối với trường hợp đang diễn ra tại Long Hưng (Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai), nơi mà nhà báo Nguyễn Hồng Lam trong chia sẻ trên Facebook cá nhân đã cho rằng, đó là "thặng dư man rợ". Nơi mà 2 tỷ USD đầu tư của các tập đoàn địa ốc lớn đang tìm cách "ăn cướp đất đai" với mức đền bù 60.000 đồng/m2, sau đó sẽ bán lại 29 triệu đồng/m2. Và một "Thủ Thiêm" phiên bản Đồng Nai đang được hình thành.

Hội đồng của thành phố Đồng Nai, Hội đồng của tỉnh Đồng Nai ở đâu trước câu chuyện "cướp đất" của những tập đoàn lớn ? Hay tất cả cũng giống như Hội đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh, và hàng trăm Hội đồng lớn nhỏ ở các tỉnh thành khác, vẫn ăn ngân sách nhưng vô dụng khi thực hiện vai trò đại diện cho tâm tư, nguyện vọng cử tri ? Nếu như thế, sự tồn tại của những Hội đồng hình thức đó là để làm gì ? Tại sao không xóa bỏ nó đi để gia tăng trách nhiệm kiểm soát quyền lực ở chính những đại biểu thuộc UBND các cấp ?

"Thặng dư man rợ" vẫn diễn ra, chủ nghĩa tư bản thân hữu vẫn hình thành, và Hội đồng – "cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương" vẫn sừng sững đầy tính hình thức, như thách thức về thuộc tính nhân dân và kiểm soát quyền lực của nhân dân.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 30/06/2019

Published in Diễn đàn

Tất cả người cộng sản hiện tại, bằng những vị lợi cao hơn ý thức hệ, và lý tưởng chỉ là phương tiện để dung dưỡng lợi ích cá nhân đều đã, đang và sẽ tiếp tục gặm nhấm nhau như những ký sinh trùng khi có thể.

phamtoi0

Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân "nói rõ sai phạm" của ông Đoàn Ngọc Hải (giữa) trong các năm 2016, 2017, 2018. Cụ thể là, giai đoạn này, "Quận 1 đã cấp phép xây dựng sai quy định, vượt thẩm quyền, cấp phép sai độ cao, mật độ xây dựng sai…".

"Tại Việt Nam, khi một người có thế lực, trong kinh tế hay chính trị, bị phanh phui hay ra tòa, thường có hai quan điểm trái ngược trong dư luận, đây là nạn nhân của đấu đá thôi... ; những người này đều đã vi phạm pháp luật, đó mới là điểm chính cần nói... Bạn theo quan điểm nào ?".

Fanpage BBC News Tiếng Việt ngày 23/6 đã đặt câu hỏi như thế cho độc giả của mình.

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên câu hỏi này được đặt ra, bởi trước đó, trong các bài chính luận nhằm phản bác các luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch, báo Nhân Dân hay Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân luôn sử dụng luận điểm kết tội với những quan chức sai phạm trong kinh tế hay chính trị là đúng đắn. Và quan điểm đấu đá nội bộ hay nạn nhân của đấu đã chỉ là những thù hằn của các cá nhân, tổ chức không có thiện tình với nhà nước Việt Nam đặt ra.

Facebooker Ngoc Dung, người trong phần phản hồi câu hỏi trên của quản trị viên BBC News Tiếng Việt đã bày tỏ.

"Cả 2 đều đúng nha , họ vi phạm pháp luật nhưng nếu phe cánh họ đang ở kèo trên thì sẽ không bị khui ra".

Cho đến nay, quan điểm và nguyên tắc xử lý đối với các cán bộ có quyền lực đều được tiến hành như thế. Và thực tế đã cho thấy, từ Trịnh Xuân Thanh cho đến Vũ Nhôm, vốn là những con người nằm trong một phương hướng tiến thân, thì danh vọng họ đạt được luôn gắn liền với những sai phạm nhất định.

Cựu Phó chủ tịch Quận 1, ông Đoàn Ngọc Hải, người thời kỳ ông Đinh La Thăng làm Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã từng xuất hiện dày đặc trên các trang thông tin, được giới quan chức thành phố ca tụng như một người có tâm huyết trong xử lý các sai phạm đường phố. Nhưng mới đây, khi ông phản ứng với quyết định luân chuyển chức vụ từ lãnh đạo chính quyền sang lãnh đạo một doanh nghiệp (trực thuộc thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) ông đã bị chính những người trong thành ủy, đặc biệt là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân "nói rõ sai phạm" của ông Hải trong các năm 2016, 2017, 2018. Cụ thể là, giai đoạn này, "Quận 1 đã cấp phép xây dựng sai quy định, vượt thẩm quyền, cấp phép sai độ cao, mật độ xây dựng sai…".

Nhưng xem xét trong 3 năm trên, các sai phạm của ông Hải đã không được đề cập trên báo chí, thay vào đó là những ngợi khen về sự cương quyết của ông Hải khi dọn dẹp vỉa hè.

Trung tướng Lê Văn Minh (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục IV) ; Trung tướng Bùi Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng cục trưởng) ; Trung tướng Bùi Văn Thành (Thứ trưởng bộ Công an) ; Thương tướng Trần Việt Tân ;… và mới đây là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến. Những người mà nếu không phải thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng, thì không ai có thể phán xét về mặt sai phạm trong quá trình quản lý, điều hành. Bởi tất cả những sai phạm nếu có, đều có thể bị che lấp bởi những huân huy chương và quyền lực chính trị cá nhân trong tay của những vị lãnh đạo này.

Chúng ta có thể hình dung về mặt đội ngũ cán bộ Việt Nam, hay cơ chế chính trị Việt Nam như câu chuyện cổ tích "Cô bé quàng khăn đỏ". Ở trong câu chuyện này, dù cán bộ hay một lãnh đạo có nỗ lực nguỵ trang thành bà cụ của cô bé, thì bản chất cũng chỉ là con sói không hơn không kém, và con sói này, tùy vào thời điểm hay nội lực bản thân mà nó có bị lột trần hay không lột trần.

Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Đà Nẵng, nguyên Trưởng ban Nội Chính Trung ương, người từng thét ra lửa và được "trọng vọng" sau mỗi cuộc tiếp dân và phát biểu chỉ đạo đầy tính dân dã. Ông chết đi đúng thời điểm, đúng lúc, khi những sai phạm trong đất đai Đà Nẵng bắt đầu được khởi quật lên, và cái chết đã giúp ông tránh được đứng trước vành móng ngựa về một tội danh có thể có liên quan, như tham nhũng (!).

Những thần tượng dân túy của người dân bị bẻ gãy, và chưa có một chính khách nào ở Việt Nam có thể được người dân xem xét như là một người "liêm khiết, chí công vô tư" cho đến thời điểm hiện nay. Mọi cán bộ, mọi lãnh đạo đều ít hay nhiều đều có tỳ vết, chức vụ càng cao, sai phạm càng lớn, sai phạm càng lớn thì khả năng che giấu càng tinh vi. Do đó, ở Việt Nam xuất hiện một nguyên tắc, thời của ông bà nào thì người đó có thể che được bầu trời chính trị, nhào nặn nó theo ý muốn của mình. Bản thân Tổng Bí thư – Chủ tịch nước, người được báo Tuổi Trẻ trong một bài đăng trước đó ca tụng là có lối sống giản dị, hay báo Vietnamnet từng diễn đạt vị Tổng bí thư là người liêm khiết, thì đến nay, bản thân ông Trọng và sai phạm của ông nếu có, sẽ được hiểu là phô bày trong một thời kỳ khác, thời kỳ mà bàn tay ông không còn đủ sức nhào nặn chính trị.

Facebooker Phan Trí Đình, người trong một chia sẻ cá nhân trên trang Facebook của mình đã đặt tựa đề, "ai sẽ trả lời giáo sư Trọng".

"Xin thưa, Ngài đang hỏi nhầm đối tượng ? Cái đám già nua cũ kĩ ngồi vờ vịt nuốt từng lời Ngài, được đào tạo không phải để lo cho tương lai, mà chỉ đủ sự khôn lỏi để tính chuyện họ sẽ chết thế nào, cất giữ tiền bạc ra sao, mồ mả nên giấu ở đâu ? Cả cái đám đang được quy hoạch, là nguồn của đại hội tới cũng không phải là đối tượng để Ngài có thể trông đợi.".

Cái đám già nua, cũ kĩ mà ông Trí Đình đề cập bao gồm những người đang chờ thời, những người đang chờ cơ hội, và cả những người nguyện theo ông Trọng. Và dù gì đi nữa, họ, bằng những lợi quyền chính trị, sẵn sàng nuốt từng lời tuyên huấn của ông Trọng, để đạt những lợi thế trong tương lai.

Sẽ không đáng ngạc nhiên, khi những người "nuốt từng lời" ấy sẽ vĩnh viễn không bao giờ đọc một trang nào của cuốn sách "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế" do Báo Nhân Dân tuyển chọn. Và sẽ không có gì đáng ngạc nhiên, khi vào một ngày nào đó, lại có thể trở thành những con người phán xét về những sai phạm trong quản lý, khuyết điểm của chính ông Nguyễn Phú Trọng.

Tất cả người cộng sản hiện tại, bằng những vị lợi cao hơn ý thức hệ, và lý tưởng chỉ là phương tiện để dung dưỡng lợi ích cá nhân đều đã, đang và sẽ tiếp tục gặm nhấm nhau như những ký sinh trùng khi có thể.

Không có ai trong sạch, mọi tượng đài (tấm gương) đều sẽ bị phá bỏ, và vi phạm tuyên bố bằng một bản án dựa trên kết luận từ những tội trạng trong văn bản pháp luật đều có thể được xem như là tội trạng "hết thời", không còn đủ để dung dưỡng, bao che khuyết điểm và sai phạm cá nhân nữa.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 25/06/2019

Published in Diễn đàn

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện vào ngày 21/06, và chủ trì họp Bộ Chính trị để cùng các đồng chí của mình ra quyết định phê duyệt quy hoạch Ban chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

minhbach1

Liệu ông Lê Diễn Đức có thực sự hiểu được bao nhiêu phần trăm về độ minh bạch thông tin của nền chính trị Việt Nam ?

Nhà báo tự do Lê Diễn Đức trong một chia sẻ đã nhấn mạnh : Ông khoẻ mạnh, đi lại, trò chuyện bình thường. Tất cả các thuyết âm mưu, đồn thổi bôi bác về tình trạng sức khoẻ của ông một lần nữa bị chôn vùi.

Và ông Đức cũng cho rằng, "Thôi nhé, ‘chia tay em chia tay hoàng hôn’ đi các nhà bình luận thời cuộc kiêm thầy bói đại tài ạ !"

Nhưng, "thuyết âm mưu, đồn thổi bôi bác", và sự xuất hiện của các "nhà bình luận thời cuộc kiêm thầy bói đại tài" không phải nghiễm nhiên mà sinh ra. Nó xuất hiện khi nền thông tin thiếu minh bạch.

Liệu ông Lê Diễn Đức có thực sự hiểu được bao nhiêu phần trăm về độ minh bạch thông tin của nền chính trị Việt Nam ? Và liệu ông có cảm thông trước sự đói khát về mặt thông tin minh bạch liên quan đến sức khỏe lãnh đạo ? Ông hiểu gì về bí mật sức khỏe lãnh đạo và những văn bản luật quy định đi kèm ? Ông hiểu gì về một nền dân chính mà minh bạch là yếu tố cốt lõi ?

Dường như ông Lê Diễn Đức đã bị "chinh phục" bởi một người cộng sản đang gượng mình để chỉnh đốn đảng, cái mà trong một thời gian dài ông đã không được chứng kiến.

Ông Đức mê mẩn Tổng thống Donald Trump, thích về nền dân chủ Mỹ, nhưng chính những yếu tố cốt lõi để đưa đến một nền dân chủ Mỹ lại bị ông chế giễu một cách kệch cỡm.

Facebooker Pham Quoc Tan trong phản hồi chia sẻ của ông Lê Diễn Đức cũng cho rằng : Cử tri có quyền phải được thông tin về chuyện ốm đau bệnh tật sức khỏe của người đứng đầu nhà nước. Cả 100 triệu dân họ thắc mắc, đâu chỉ mấy ông trên FB.

Thực sự, nếu đảo qua các fanpage lớn đăng tải các thông tin liên quan đến sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, những đồn đoán, nghi ngờ chiếm phần lớn, và nó xuất phát từ chính nhu cầu muốn biết, hiểu và rõ hơn về bệnh tình lãnh đạo. Nếu mập mờ, thì đó chính là nguồn cơn của đồn thổi và thuyết âm mưa, điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Ngay cả tại Mỹ, nên đề cao tính minh bạch, thì sự đồn thổi và thuyết âm mưu vẫn tồn tại, xoay quanh cái chết của Tổng thống Kennedy, về sự kiện Mỹ đặt chân lên mặt trăng, hay thậm chí là mối quan hệ đầy tai biến của Tổng thống Donald Trump với các thành viên nội các của mình và với cả Nga.

Điều đó để nhấn mạnh rằng, thuyết đồn thổi, âm mưu hay suy đoán xuất phát từ chính nhu cầu thông tin của con người, và thông tin chưa bao giờ được xem là thực sự đáp ứng giới hạn tìm hiểu hay tò mò của con người.

Thậm chí, ông Lê Diễn Đức lại bày bác cực đoan các ý kiến ngược lại quan điểm của ông, phê phán đến mức thóa mạ người bình luận bằng ngôn từ "bí quá hóa khùng, chửi rủa vô ý thức".

Góc nhìn của ông Lê Diễn Đức tưởng chừng như là góc nhìn độc đáo và trung lập, nhưng thực tế là góc nhìn cực đoan. Hãy xem cách ông Lê Diễn Đức phản ứng trước quan điểm của Facebooker Vu Dinh Kh, khi người này bình luận "Một đất nước tan hoang. Một lũ sâu bọ làm người !".

"Chắc ông mới là sâu bọ, còn người ta cai quản cả một đất nước gần 100 triệu dân, bắt tay làm ăn hợp tác thân thiện với Mỹ và tất cả các nước phương Tây, trở thành quốc gia quan trọng trong khu vực", ông Lê Diễn Đức phản bác.

Nhưng liệu ông có thấy được những cánh rừng từ bắc chí nam bị trọc trắng, liệu ông có nhận thấy những nhà máy ngàn tỷ đang đắp chiếu, liệu ông thấy một chính quyền không tiếp nhận đơn kiện Formosa để những người Việt quốc nội phải lặn lội qua tận Đài Loan thưa kiện, liệu ông có thấy quan tham ngày ngày vẫn tích lũy tiền tỉ, liệu ông có thấy BOT đang dày thêm, và liệu ông có thấy con số nợ công, và khoảng cách giàu nghèo đang tăng lên, liệu ông có thấy được cơ cấu dân số vàng đã bị bỏ qua và mục tiêu công nghiệp hóa 2020 đã bị dịch lùi ?.

Ông và nhiều người "đồng chí" của ông sẽ không thấy điều đó, chỉ nhìn sự khen ngợi đầy tính chính trị của Tổng thống Donald Trump dành cho Việt Nam mà tưởng rằng "thế nước đang lên", nhu cầu hợp tác quân sự kiềm chế Trung Quốc mà cho là "quan trọng khu vực", và ông thậm chí dùng từ "cai quản" – vốn là cụm từ chuyên quyền trong hệ phong kiến để đề cập đến ông Nguyễn Phú Trọng như một sự tự hào.

Chống cộng "triệt để" là điều không nên làm, nhưng vì phản ứng trước "chống cộng triệt để" mà bày bác hiện thực xã hội thì đó lại là sự chủ quan tầm thường, cực đoan.

Trong một chia sẻ về nghề làm báo, ông cho rằng, "xã hội rất cần những con người khách quan trung thực", nhưng để khách quan và trung thực, thì xã hội đòi hỏi một nền thông tin cởi mở và minh bạch. Và trước hết, ông Lê Diễn Đức nên tự nhìn nhận lại mình với quyền tôn trọng trước tự do ngôn luận của người khác. Bằng không, ngược lại, ông cũng chỉ là người đang tách minh ra khỏi dòng thông tin xã hội Việt Nam, bối cảnh xã hội Việt Nam, để nhằm ve vuốt và thỏa mãn cái sự tự kỷ vĩ đại của chính mình mà thôi.

Hội kín xuất hiện tại Việt Nam từ những năm đầu chống Pháp là có lý do của nó, và thuyết âm mưu, đồn đoán xuất hiện thời nay cũng có nguyên do chính nó.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 23/06/2019

Published in Diễn đàn

Cường quốc, không chỉ định nghĩa bằng thành tựu kinh tế, mà phải bằng các giá trị phổ quát hiện hữu, và khả năng quyền lực mềm. Cả hai điều cần có, ở Bắc Kinh đều không tồn tại.

tq1

Con rồng Trung Quốc đang trỗi dậy - Tranh biếm họa

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang tiếp diễn, vẫn có những quan điểm trái chiều.

Daniel Wagner, tác giả cuốn sách Tầm nhìn Trung Quốc đã có một bài đăng trên Reuter, trong đó ông cho rằng, bản chất của cuộc chiến lần này, và kết quả của sự dàn xếp thỏa đáng nhất chính là, "Bắc Kinh phải sửa đổi hành vi của mình để cuối cùng Mỹ sẽ đạt được vị thế bình đẳng hơn trong lĩnh vực thương mại. Đồng quan điểm, Washington phải hiểu rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể tránh khỏi, cũng giống như sự suy giảm cuối cùng của Mỹ là cường quốc hàng đầu thế giới".

Bài viết này cũng dẫn ý kiến của cựu Bộ trưởng Ngoại giáo Mỹ, Henry Kissinger, người có công đưa Trung Quốc trở thành cường quốc như ngày hôm nay.

Henry Kissinger phản đối mối quan hệ Trung-Mỹ hiện tại và nhấn mạnh không nên coi mối quan hệ này là một trò chơi có tổng bằng không. Kissinger cũng đã nói rõ rằng một Trung Quốc thịnh vượng và hùng mạnh không nên tự mình coi đó là một thất bại chiến lược của Mỹ. Cả hai quốc gia đều bị buộc phải tương tác ; câu hỏi là liệu họ sẽ làm như vậy với tư cách là đối tác hay đối thủ.

Hãy bàn về cách hành xử của lãnh đạo Trung Quốc, để biết rằng, nếu buộc phải tương tác, thì đó là hợp tác hay là nuốt sống lẫn nhau.

Kể từ thời điểm ông Hồ Cẩm Đào đi xuống, Tập Cầm Bình bước lên với tham vọng đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thay Mỹ lãnh đạo thế giới, và tham vọng "Made in China 2025" được đề ra như một giải pháp thúc đẩy Bắc Kinh nắm lấy cơ hội đó. "Đế quốc Mỹ" suy tàn, ít nhất là trong thời điểm Obama trở thành Tổng thống, Bắc Kinh liên tục thâu nạp công nghệ của Mỹ bằng thủ thuật sao chép, chèn ép các công ty Mỹ tại thị trường Trung Quốc,… Đối với bên ngoài, cách mà "cường quốc" thứ hai thế giới hành xử là tiến hành gây sự với các quốc gia trên biển tranh chấp như Nhật Bản tại Hoa Đông, Việt Nam hay Philippines tại Biển Đông. Không những thế, Bắc Kinh tìm cách gia tăng sức mạnh quân sự bằng cách tinh nhuệ hóa đội quân, sắm sửa vũ khí (đặc biệt là hình thành tàu sân bay Liêu Ninh mua lại của Ukraina), tiến hành đẩy nhanh tốc độ quân sự hóa các dãy đảo trên vùng Biển Đông (hình thành Vạn lý Trường thành trên biển), đẩy nhanh sáng kiến Một vài đai – một con đường, và tìm kiếm các giải pháp liên minh quân sự thông qua siết chặt tổ chức Hợp tác Thượng Hải (2001).

Sau một thời gian tích lũy tư bản, Trung Quốc lộ mặt và đẩy nhanh cuộc chiến săn mồi. Thời điểm Tập Cận Bình lên nắm quyền trùng với thời điểm Bắc Kinh đang đạt những thành tựu to lớn về mặt phát triển kinh tế, xã hội, quân sự. Nhưng hãy nhìn cách mà Bắc Kinh đã ứng xử với các quốc gia, Bắc Kinh dùng chiêu bài ngoại giao tiền bạc để tiến hành những dự án đầu tư tại Châu Phi, đáp lại là những mỏ tài nguyên được đào lên để chở về Trung Quốc. Bắc Kinh tiến hành gây sự mạnh với các quốc gia tranh chấp chủ quyền, đặc biệt, Việt Nam trong thời kỳ nắm quyền của Tập Cận Bình liên tục bị gây sức ép, gây rối, thậm chí chà đạp những quan điểm hữu hảo của Hà Nội. Đối với Ấn Độ, Trung Quốc bơm tiền để Pakistan gây rối với India, cũng như tiến hành những xô xát vùng biên giới Ấn – Trung.

Hãy xem cách mà Bộ trưởng Quốc Phòng trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà phát biểu dối trá đến mức thô bỏ tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La (Singapore) ngày 2.6, khi ông ta tuyên bố : Lịch sử đã chứng minh và sẽ tiếp tục chứng minh là Trung Quốc sẽ không theo con đường của những cường quốc tìm kiếm việc bá quyền khi mình lớn mạnh. Bá quyền không phù hợp với những giá trị và quyền lợi quốc gia của Trung Quốc.

Khi Ngụy Phượng Hòa tuyên bố như vậy, thì Việt Nam đã trở thành ví dụ điển hình nhất, sâu sắc nhất trong phản bác luận điệu nêu trên.

Nếu chính quyền Trung Quốc lừa bịp và mị dân số hai, thì không có quốc gia nào có thể tuyên xưng số một. Bởi chính quyền Bắc Kinh liên tục thể hiện một bản chất "quân tử Tàu", khi lời nói và hành động hoàn toàn không theo cùng nhau. Đó chính là lý do vì sao, người Việt Nam, những người đang sống tại một quốc gia "Sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan" với Trung Quốc, nhưng khi Trung Quốc càng chật vật trong cuộc chiến thương mại, thì cảm xúc của người dân Việt Nam hầu hết càng vui mừng.

Thời kỳ Tập Cận Bình đã minh chứng được rõ nét nhất quan điểm "sự trỗi dậy của Trung Quốc" không phải là điều tốt lành cho thế giới, mà nó gây ra sự đe dọa với thế giới, đặc biệt là những giá trị về dân chủ, nhân quyền, và sự tôn trọng chủ quyền các quốc gia đều bị ép đến chết dưới bàn tay Bắc Kinh. Do đó, Daniel Wagner đã sai khi cho rằng, "sự trỗi dậy của Trung Quốc" là không thể tránh khỏi, và sự suy giảm của Mỹ với tư thế là cường quốc hàng đầu. Bởi cách thức hành xử quốc gia của Bắc Kinh đã không cho thấy bản chất một nước lớn thực sự, ngoại giao mềm của Trung Quốc chỉ là ngắn hạn khi nó dựa vào nguồn tiền đi kèm với vơ vét tài nguyên, thay vì dùng nó để bổ trợ các quốc gia xung quanh.

Mới đây, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất thành lập liên minh Châu Á, và trong tuyên bố của mình, ông Tập nhấn mạnh "sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau". Nhưng thực tế, Bắc Kinh đã tự đánh mất giá trị này trong thời gian qua, biến câu nói trên trở nên hợm hĩnh và đầy hài hước, tương tự câu nói trước đó của ông ta, "Trong máu người Trung Quốc không có gen xâm lược". Và ngay cả khi một liên minh như vậy được thành lập, thì nó cũng chỉ là sân chơi của những nước nghèo, bạo loạn và độc tài, không khác gì tổ chức Hợp tác Thượng Hải – tổ chức thành lập 2001 với Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan vốn "không chứng minh được giá trị" sau gần 2 thập niên.

Chơi với Trung Quốc sẽ chết bởi Trung Quốc, trỗi dậy của Trung Quốc sẽ giết chết các quốc gia láng giềng bởi tham vọng và bản chất bá quyền của quốc gia này từ xưa đến nay. Cái mà Tập Cận Bình làm được cho thế giới, và bản thân lãnh đạo Việt Nam biết được, chính là lôi cái bản chất ra ngoài ánh sáng, thay vì ấp ủ "giấu mình chờ thời và quyết không đi đầu" của Đặng Tiểu Bình.

Cường quốc, không chỉ định nghĩa bằng thành tựu kinh tế, mà phải bằng các giá trị phổ quát hiện hữu, và khả năng quyền lực mềm. Cả hai điều cần có, ở Bắc Kinh đều không tồn tại.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 17/06/2019

Published in Diễn đàn