Nếu nhận thức như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thì "bọn lưu vong, phản động" người Hoa sẽ "rã rời chân tay" khi thấy cháu Tổng thống Mỹ hát bài hát bằng tiếng Trung.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân có chuyến thăm và tiếp xúc với người Việt Nam tại Cộng hòa Czech vào ngày 17/04/2019. Trong buổi tiếp xúc, ông dẫn chứng vị thế và vai trò của Nhà nước Việt Nam đang lên trên trường quốc tế, trong đó dẫn dụ hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump lấy lá cờ Việt Nam và vẫy.
"Bọn phản động lưu vong người Việt rã rời chân tay luôn", ông khẳng định.
Facebooker Khanh Freedom King VuDuc cho rằng, dù Tổng thống Mỹ có giơ cao cờ đỏ thì "vẫn không thay đổi được bản chất vấn đề Việt Nam của chúng ta". Và, "ông là Thủ tướng, ông đang lãnh đạo, điều hành quốc gia, ông cần phải có trách nhiệm tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc gia lo cho dân giàu, nước mạnh trước đã"..
Hãy ‘cảm thông’ cho Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’
Cho đến nay, ngoài ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt có tinh thần cầu tiến trong hòa hợp dân tộc, thì những người sau ông vẫn chưa có người nào đủ tầm nhìn kế tục, và bằng cách "gọi tên phản động", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục khoét sâu vào sự hận thù.
Vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc đi nước ngoài
Nhưng hãy cảm thông cho Thủ tướng, ít nhất ông thuộc mẫu người "cao hứng và say sưa". Dường như, nói chuyện trước đám đông, ông vẫn chưa thể biết lựa lời mà nói, ngay cả khi dẫn dụ những câu nói mang tính "hoa mỹ" thì tính hoa mỹ đó làm trỗi dậy sự hài hước, và rất nhiều câu nói của ông trở thành "bia miệng" của người đời.
Nhưng trong nước là chuyện, khi đi sang nước ngoài – nơi có kiều bào Việt Nam, vai trò của ông chính là gắn kết người dân. Chỉ cần, gắn kết được người dân, thu hút được nhân tâm, lấy tầm nhìn "đoàn kết" vượt lên trên yếu tố "phản động, lưu vong" thì chắc chắn cái lợi sẽ lớn hơn nhiều cái hại.
Một trong những thành tựu mà giới lãnh đạo Việt Nam nhắc đến mỗi khi Tết Nguyên đán về, là lượng kiều hối của đồng bào hải ngoại gửi về quê hương. Và trong thông tin được ông Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm vừa rồi, thì kiều hối năm 2018 đạt gần 16 tỷ USD, tăng hơn 100 lần so với năm 1993. Nhưng thông tin này hoàn toàn không có cơ sở nào để kiểm chứng và tin cậy.
Trong kiều hối có một phần không nhỏ của… phản động, lưu vong
"Phản động, lưu vong" vì lý do gì đi chăng nữa, thì Tổ quốc hay quê hương cũng chỉ có một, và nguồn tiền họ vẫn sẽ gửi về cho gia đình ở quê nhà.
"Phản động, lưu vong" vì lý do gì đi chăng nữa, thì mong muốn Tổ quốc giàu mạnh vẫn là mong muốn tối thượng của người Việt Nam.
"Phản động, lưu vong" chắc hản sẽ không "rã rời chân tay" vì Tổng thống Mỹ giơ cao lá cờ đỏ, vì họ coi đó như một biểu thức của sự ngoại giao Mỹ. Cũng giống như cháu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng học tiếng Trung và chúc Tết bằng bài hát tiếng Trung khiến ông Tập Cận Bình vui vẻ đón chào. Nhưng sau đó, cuộc chiến thương mại vẫn tiếp diễn, và Mỹ ngày càng răn đe Trung Quốc tại khu vực hàng hải quốc tế Biển Đông, và vấn đề nhân quyền Duy Ngô Nhĩ.
Và, nếu nhận thức như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thì "bọn lưu vong, phản động" người Hoa sẽ "rã rời chân tay" khi thấy cháu Tổng thống Mỹ hát bài hát bằng tiếng Trung.
Cần là nhà lãnh đạo có tầm nhìn thay vì nói xàm
Trở lại với câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bằng quan điểm rất chi là giai cấp vô sản lưu manh - "bọn phản động, lưu vong", và mang tinh thần trịch trượng của cộng sản cách mạng, ông đã khiến cho "tâm lý dị ứng Cộng sản" tiếp tục nảy sinh trong cộng đồng người Việt. Bởi nỗi đau của họ không những không được xoa dịu, mà ngược lại bị chia rẽ bởi câu nói miệt thị nêu trên.
Xóa bỏ rào cản không gian thì dễ, nhưng xóa bỏ những câu nói khiến sự "đoàn kết" người Việt được hình thành và bền chặt hơn lại cực kỳ khó khăn. Đó là lý do vì sao, một nhà lãnh đạo thành công là một nhà lãnh đạo biết đoàn kết lòng người.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, lớp người lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn sẽ không thể nào tạo nội lực "tinh thần Việt" để vượt qua các biến cố, khủng hoảng về kinh tế - chính trị - văn hóa, khi mà sự "cao hứng miệt thị" đầy tính cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra như một niềm tự hào.
Và gần nửa thế kỷ trôi qua, khi không gian bị xóa bỏ bằng những đường bay, thì lòng người lại bị xé lẻ bởi "bọn cộng sản và bọn phản động, lưu vong". Nhưng, với tư cách của một "kẻ thắng trận", đáng ra, lãnh đạo Nhà nước Việt Nam phải rộng mở và tân tiến hơn về mặt nhận thức để chìa cánh tay về phía "bọn phản động, lưu vong", thay vì chỉ vào họ và bêu rếu họ.
Và người Việt đã thực sự "rã rời chân tay", không phải vì hành động của Tổng thống Mỹ, mà vì tầm nhìn của một Thủ tướng.
"Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời" vẫn cần một tầm nhìn, tầm nhìn thực tâm về đạo đức, tầm nhìn xa về mặt chính trị, khi người Việt gác lại "quá khứ" để cùng nhìn tương lai thì chỉ khi đó, nước Việt mới trở nên hùng cường. Chứ sự hùng cường và vị thế đi lên của quốc gia, không phụ thuộc vào một vị Tổng thống của một quốc gia hùng cường cao hứng… vẫy cờ.
Nho sĩ Annam tự hào và thích thú với "móng tay dài" không khác nhiều lắm với một Đảng sĩ Nguyễn Phú Trọng "tự hào và thích thú" với chủ nghĩa Mác-Lenin.
Trong một bức ảnh về thời Đông Dương thập niên 1920 (thế kỷ 20), ghi nhận nho sĩ Annam với móng tay dài, và đó là niềm tự hào và thích thú của ông ta.
Ngày nay, nhìn một người để móng tay dài có thể được coi là vướng víu không cần thiết, một sự kỳ dị, và chẳng thể là niềm tự hào khi mà nó hạn chế khả năng lao động. Nhưng vào thời đó, đây được coi là "quý tộc" bởi không thể lao động, và tất nhiên, nguồn gốc của tục để móng tay dài xuất phát từ Trung Quốc.
Quan niệm của người xưa về sự quyền quý, cao sang là người không phải "động chân, động tay", tức là mọi việc năng nhọc đều sai khiến người khác. Do vậy mà nảy sinh một tục của giới mày râu là để móng tay dài, không cắt ngắn.
Nho sĩ là người có học, là người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến. Tầm nhìn của vị nho sĩ này là tầm nhìn hướng Trung, nơi ông ta phải quỳ sụp trước Khổng miếu – người được suy tôn "vạn thế sư biểu" (bậc thầy của muôn đời).
Vào cái thời kỳ mà vị Nho sĩ Annam trên để móng tay dài, thì đây cũng là thời kỳ mà Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu… vẫn đang tích cực vận động dân quyền, đẩy lùi phong kiến và kiến thị văn minh – nhân bản bên ngoài. Có thể, "quý tộc Annam" nhìn những "nhóm người cổ súy dân quyền" như những trò hề, những người đi ngược truyền thống – tập tục nghìn năm của dân tộc, và là những con người hủ bại. Đi ngược lại với Nho giáo và tinh thần của Nho gia.
Sau gần 100 năm, không còn ai nhớ những "quý tộc móng tay dài" đó là ai, ngoài bộ móng được ghi nhận bởi máy ảnh. Họ bị thải loại khỏi lịch sử bởi chính sự "tự hào và thích thú" rất đỗi thời cuộc của mình. Còn những con người "Duy Tân", những con người "vị quốc vong thân" với lời thơ "á tế á ca" lại được tưởng nhớ hằng năm và công trạng, tư tưởng dân quyền của họ vẫn tiếp tục có giá trị mở lối cho dân tộc trong tương lai.
Tại miền Bắc Việt Nam vào những năm đầu của thể kỷ XXI, một Đảng sĩ tên là Nguyễn Phú Trọng vẫn thao thao bất tuyệt về lý luận và chủ nghĩa Mác-Lenin, và có lẽ đó là niềm tự hào và là sự thích thú của chính ông. Ông ra hẳn bộ sách về "Đảng cầm quyền" và sự "trường tồn của dân tộc", và hẳn nhiên đó là sự tự hào của ông ta. Ông ta nhìn về Trung Quốc, học cách đốt lò, lôi ra những thanh củi có nguy hại cho chính chế độ mà ông ta đang là con sói đầu đàn, và nghiễm nhiên ông ta "tự hào về chính ông".
Mới đây, trong cuộc gặp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Đảng sĩ cũng thích thú chia sẻ rằng : "Không ai thích thú gì kỷ luật. Kỷ luật chính là để cảnh tỉnh, răn đe, ai nhúng chàm thì sửa đi"… Giọng điệu mang tính chỉ đạo của một bề trên này có thể một lần nữa khiến ông ta thích thú và tự hào về những gì ông ta làm được. Và nghiễm nhiên, đó là cách mà một Đảng sĩ cho rằng, nó sẽ kéo dài thời gian cầm quyền của Đảng, và đưa đất nước đến phồn thịnh hơn.
Ông Đảng sĩ cũng thích thú chia sẻ rằng : "Không ai thích thú gì kỷ luật. Kỷ luật chính là để cảnh tỉnh, răn đe, ai nhúng chàm thì sửa đi"…
Đó là lý do người viết không dùng "sĩ phu Bắc hà" để ám chỉ ông Nguyễn Phú Trọng, bởi suy cho cùng, ông ta cũng chỉ là một kẻ chỉ của một học thuyết, mà hướng nhìn của nó luôn về Trung Quốc. Mọi thay đổi, chuyển động từ Bắc Kinh đều được học tập và làm theo. Và trong cái chủ nghĩa, đảng nghĩa của ông ta học, chỉ là sự tuân phục và trung thành tuyệt đối.
Sĩ phu Bắc hà là người có học hành hiểu biết, và phải có nhân cách hơn người, biết bảo vệ lẽ phải xã hội, và phải có tính nêu gương.
Đảng sĩ Nguyễn Phú Trọng luôn kêu gọi chống tham nhũng và đốt lò, nhưng đến nay, công khai tài sản (một cơ sở chống tham nhũng) của chính ông ta vẫn là con số 0 tròn trĩnh, và 30 tỷ mà ông tặng cho nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào để xây trường học được báo giới chính thống mô tả là "món quà riêng", gây ra nhiều hoài nghi trong dư luận xã hội.
Đảng sĩ Nguyễn Phú "thấy xót ruột" khi đạo đức xuống cấp, hay sự than phiền về tình trạng tham nhũng nhiều như "ngứa ghẻ" của ông thực tế là cách nói hình thức, bởi nói thực chất ông phải chỉ thẳng vào cái thể chế mà tuyên bố rằng : chính ngươi là nguồn gốc của mọi tội lỗi.
Và chỉ như thế thì ông mới biết làm gì tiếp theo tốt cho đất nước, cho dân tộc này.
Nhưng ông không làm thế, ông vẫn là một Đảng sĩ, một người tin rằng, tổ chức đảng của ông như con thuyền lớn, và bằng chiến dịch đốt lò cỏn con có thể khống chế được toàn bộ "tham nhũng và sự suy đồi" mang tính bản chất của thể chế. Ông tin, như chính các nho sĩ Annam từng tin rằng, Nho học vẫn là danh giá, và tinh thần Nho gia vẫn có thể khiến đất nước phát triển, chống lại tàu đồng, súng đồng từ ngoại bang (là Pháp). Cho đến khi, Pháp đặt chân và dùng một lượng lính nhỏ để giải tán toàn bộ lực lượng hùng mạnh của những nho sĩ, áp đặt một chế độ thuộc địa lên ngai rồng của vua tôi.
Lịch sử sẽ đánh giá ông Đảng sĩ Nguyễn Phú Trọng như thế nào, có lẽ sẽ nằm ở chương đen tối của dân tộc. Nơi mà ông được ví von như một người tuân phục đến mê muội thứ chủ nghĩa mà chẳng thể dẫn dắt được phát triển đi đâu, về đâu. Nhưng Đảng sĩ vẫn tuân phục, và tự ví mình là "tinh hoa", đặt mình ở vọng đài cao, mà bỏ quên cả lời oán thán của người dân. Trong khi, ví những người ưu tư và trăn trở là "thành phần bất hảo".
Nho sĩ Annam tự hào và thích thú với "móng tay dài" không khác nhiều lắm với một Đảng sĩ Nguyễn Phú Trọng "tự hào và thích thú" với chủ nghĩa Mác-Lenin.
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 11/04/2019
Mặt dù bày tỏ sự "thất vọng" đối với cách hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam trong vấn đề người tỵ nạn Triều Tiên, nhưng chúng ta có thể tiếp tục bày tỏ niềm tin, rằng trong xu hướng chung của thời đại, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ hiểu rõ hơn tác động của nhân quyền đến chính sự tồn tại của chế độ.
Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ hiểu rõ hơn tác động của nhân quyền đến chính sự tồn tại của chế độ
Nhà vận động nhân quyền, cô Nghiêm Hoa trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng, "Kết quả của việc đón Ủn : Việt Nam trả người tị nạn Triều Tiên về qua ngả Trung Quốc, sẵn sàng bỏ qua các cam kết trong Công ước Chống Tra tấn và Công ước về các quyền dân sự và chính trị.".
Nghiêm đang đề cập đến sự kiện, một tháng sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều kết thúc, Hà Nội bắt đầu trục xuất người tị nạn Bắc Triều Tiên qua con đường Trung Quốc.
The Washington Post ngày 4.4 đưa tin, trục xuất lần này đánh dấu những lo ngại đối với những người đang tìm cách trốn chạy ra khỏi Triều Tiên.
Ba người Bắc Triều Tiên chạy trốn khỏi đất nước của qua Trung Quốc đã bị bắt tại tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam hôm thứ Hai, theo Chosun Ilbo.
Theo báo này, Trung Quốc coi những người đào thoát Bắc Triều Tiên là những người di cư kinh tế bất hợp pháp và hồi hương họ về quê nhà, nơi họ phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc. Còn Việt Nam, là một trong những quốc gia Đông Nam Á cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người trốn thoát Bắc Triều Tiên, giúp họ đến Hàn Quốc. Nhưng sự kiện Kim Jong Un đến Hà Nội, đã làm thay đổi, Việt Nam đã "trao đổi" người tỵ nạn đã làm hài lòng Bình Nhưỡng, và những người được "trao đổi" phải đối mặt với sự tra tấn nơi quê nhà.
Cần xét lại bạn chơi
Triều Tiên dù đồng thức hệ là cộng sản, nhưng đất nước này chưa bao giờ là một quốc gia cần thiết trong mối quan hệ chiến lược [chính trị] lẫn phát triển kinh tế của Việt Nam trong quá khứ. Đất nước kiệt quẫn và giữ tư duy cộng sản gộc với nền kinh tế bao cấp [cô lập và phụ thuộc Trung Quốc] chưa bao giờ là "tấm gương sáng" trong hiện tại, tương lai.
Bình Nhưỡng đã từng đứng phía bên kia chiến tuyến với Hà Nội, khi mà giai đoạn Khmer Đỏ cầm quyền 1975-1979, và đây luôn là quốc gia nhiệt thành ủng hộ lực lượng chống Phnom Penh và Hà Nội trong cuộc nội chiến Campuchia.
Trong khi đó, muốn hội nhập kinh tế và, cải thiện vị thế trên trường chính trị quốc tế, thì Việt Nam cần tiếp tục mở rộng nền kinh tế theo hướng thị trường đầy đủ và được chính EU lẫn Mỹ công nhận. Về mặt chính trị, cần tiếp tục theo đuổi các giá trị phổ quát và thực thi nó một cách tốt nhất như đã cam kết.
Trong thực tế, nền kinh tế với cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay vẫn đang là trở lực lớn nhất khiến nền kinh tế Việt Nam cất cánh, hoặc hóa rồng như kỳ vọng của không ít vị lãnh đạo. Còn đối với các giá trị phổ quát, Việt Nam vẫn cho thấy một quốc gia mà nói nhiều hơn làm, cam kết hơn là thực hiện. Và thực tế, trong kết quả sơ bộ Phiên UPR của Việt Nam đã có không ít quốc gia phàn nàn về tính hai mặt vấn đề nhân quyền của Hà Nội. Trong khi đó, như một vòng luẩn quẩn, chính trị có ổn định hay không phụ thuộc vào kinh tế, kinh tế có bền vững hay không lại phụ thuộc vào cải thiện nhân quyền. Nhưng tư duy lãnh đạo Việt Nam vẫn cố gắng bám trụ cái "ổn định chính trị" đầy tính chủ quan, đi ngược lại với xu thế hội nhập.
Câu chuyện trả lại người tỵ nạn đặt ra vấn đề, Hà Nội cần tỉnh táo hơn, ít nhất trong lựa chọn bạn mà chơi. Những gì đang diễn ra trong các thập niên gần đây cho thấy, lựa chọn xu hướng gần phương Tây đã giúp cải thiện đời sống chính trị, xã hội và kinh tế Việt Nam rất là nhiều. Trong khi, người bạn lớn của Việt Nam là Trung Quốc vẫn ngày đêm đe dọa chủ quyền ở Biển Đông ; Cuba kiệt quệ vì tư duy kinh tế bao cấp ; Triều Tiên là một quốc gia đóng kín cửa ; và Venezuela đang tỏ ra bộ mặt xã hội phi nhân.
Chúng ta liệu tin vào cam kết nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam ?
Mặt dù bày tỏ sự "thất vọng" đối với cách hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam trong vấn đề người tỵ nạn Triều Tiên, nhưng chúng ta có thể tiếp tục bày tỏ niềm tin, rằng trong xu hướng chung của thời đại, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ hiểu rõ hơn tác động của nhân quyền đến chính sự tồn tại của chế độ. Và câu trả lời có thể được hình dung vào tháng Sáu tới đây, khi kết quả phiên UPR (Việt Nam ủng hộ những khuyến nghị nào) sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 41 của Hội đồng Nhân quyền. Nhưng điều này không hàm nghĩa rằng, chúng ta ngừng đòi hỏi, giám sát và lên tiếng phê phán trước những hoạt động đi ngược lại các cam kết nhân quyền của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực người tỵ nạn chính trị. Hoặc mất cảnh giác trước sự lập lờ hay gian dối của Việt Nam đối với các cam kết quyền về chính trị, dân sự. Hay những sự bắt bớ, khủng bố, sách nhiễu bằng hoạt động của an ninh và nhà tù đối với những người hoạt động nhân quyền.
Rõ ràng, nhà cầm quyền Việt Nam cần làm nhiều hơn để cứu vãn niềm tin, thay vì cứ mải mê cuộc chơi quyền lực và hai mặt trong cam kết quốc tế của mình, bởi đây không còn là thời kỳ chiến tranh hay thời "chơi một mình" như Bắc Triều Tiên.
Facebooker Huy Nguyên đã phàn nàn : Đó là trò chơi hai mặt và quốc tế sẽ ngày càng hắt hủi điều đó. Hà Nội nên hiểu như vậy !
Nếu có một ví dụ tồi tệ về nhân quyền thì Nga xứng đáng được gọi tên.
Putin - Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội năm 2013
Nếu có một ví dụ tồi tệ về chuyển biến thể chế từ cộng sản sang tư bản nhưng bản chất vẫn giữ nguyên thì Nga cũng xứng đáng được gọi tên.
Bằng những thủ thuật lách Hiến pháp, Nga thời V.Putin vẫn là một nhà nước độc tài, nhưng thay vì là "vua tập thể", V.Putin trở thành "đại đế". Và bản chất của nước Nga thời hiện đại là một nước dân chủ giả tạo.
Quốc hội Nga dưới sự giật dây của V.Putin tiếp tục siết chặt quyền dân sự và chính trị của nước này, gần đây nhất là thông qua thông qua luật trừng phạt xúc phạm nhà nước.
Nhưng rõ ràng, chúng ta sẽ không thể đòi hỏi gì hơn một quốc gia mà người đứng đầu của nó lại là một mật vụ thời Liên Xô (KGB), một lực lượng từng được Đảng cộng sản Liên Xô cưng chiều như một đứa con đẻ tốt nhất và duy nhất của chế độ. Và V.Putin cùng các đồng nghiệp của mình đã theo dõi và tống giam những nhà bất đồng chính kiến, những người "chống lại chế độ nhân dân" Liên Xô.
V. Putin từng bày tỏ không thích cuộc cách mạng 1917, ông cũng từng bày tỏ sự phản ứng với thời kỳ Stalin gắn với việc tham dự lễ khai trường Đài tưởng niệm nạn nhân của Stalin năm 2017. Ông khẳng định, "đàn áp chính trị là bi kịch cho tất cả nhân dân, cho toàn xã hội".
Putin không thích Cách mạng kiểu Lenin, Stalin… nhưng V.Putin cũng không thích kiểu nhà nước dân chủ Tây Âu. Với V.Putin, ông muốn là một "lãnh chúa", một Sa hoàng thời hiện đại.
Trong một bài viết gần đây trên VOA, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã đặt ông Nguyễn Tấn Dũng trong hình hài của V.Putin. Điều này là đáng cân nhắc, bởi ông Dũng có những đặc điểm giống như V.Putin về cả sự "dân chủ mị dân" đến cả xuất thân từ ngành Công an.
Một "Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng" từng được kỳ vọng sẽ phá vỡ sự "độc tài toàn trị", nhưng có vẻ đó là sự thơ ngây, ít nhất nhìn qua Nga như một tấm gương chói lòa về "cách mạng vô sản" cũng như sự chuyển đổi thể chế sang tư bản sau biến cố 1991.
Nga ngày hôm nay, đã thừa nhận giá trị nền dân chủ, nhưng nó lại không đóng vai trò nào trong cuộc sống hằng ngày của người Nga. Bản thân nhà nước Nga không phải là nhà nước pháp quyền, thay vào đó, nó được điều hành bởi một nhóm những người đàn ông kiểm soát nhà nước và tài nguyên quốc gia.
Điều này có vẻ giống như Việt Nam thời kỳ ông Dũng, với những quả đấm thép, các dự án bauxite Tây Nguyên. Và khi ông Dũng nói nhiều về chủ quyền Biển Đông với lời lẽ cứng rắn, thì Trung Quốc liên tục xâm hại chủ quyền quốc gia. Và những câu vuốt ve về cái gọi là luật biểu tình không khiến người bất động chính kiến thôi phải ngồi tù. Lực lượng công an thời kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành một lực lượng không ai có thể đụng chạm đến, một siêu lực lượng nằm trong một nhà nước.
Đặt giả thuyết rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng có thể vươn lên vũ đài chính trị cao hơn, đánh bật được các đối thủ… thì cuối cùng, cách ông ta điều hành Nhà nước cũng sẽ không khác V.Putin mấy. Có một sự lệch pha giữa nói và làm, và nhân quyền sẽ chết khi mà chủ nghĩa độc tài bắt đầu – dưới một hình thức khác.
Những "đại đế" như vậy tồn tại và biến chuyển liên tục theo nhiều mô thức, nhưng suy cho cùng, biểu hiện của nó là người bất đồng chính kiến vẫn phải vào tù bởi một nền luật pháp chuyên chính. Sự tự do – nhân bản chỉ là thứ son phấn tô trét cho bộ mặt nhà nước, để nó bớt kệch cỡm và bạo tàn hơn khi giao du với các nước bên ngoài.
Gần đây, một trang báo chính thống trong nước đặt câu hỏi về "sâu chúa" trong phi vụ mất trắng 500 triệu USD khi đầu tư sang Venezuela, và nhiều người nhìn thấy được hình ảnh ông Nguyễn Tấn Dũng sau đó. Nhưng ông Dũng, dù là "sâu chúa", "bạo chúa", "lãnh tụ" hay "kẻ độc tài", thì ông ta cũng là sản phẩm của chính nền chính trị Việt Nam, của Bộ Chính trị, và một nhà nước chuyên chính quyền lực.
Cơ chế không thay đổi triệt để, thì không có Dũng này thì sẽ có Dũng khác lên thây, và tiếp tục đốt tài nguyên quốc gia, tiềm lực dân tộc để giữ quyền lực. Chính nó trở thành sự nhắc nhở toàn diện nhất, cảnh giác nhất đối với các hiện tượng mong muốn "hóa dân chủ" chỉ sau 1 đêm, với 1 cá nhân. Bởi dân chủ sẽ không phải là chỗ kẻ độc tài còn đứng vững, dù hắn ta có nói hay đến mức độ nào, và ví dụ về nước Nga hậu Xô Viết trở thành một bài học đắt giá cho sự thiếu cảnh giác đó.
Dân chủ hóa luôn là tiến trình dài, và phải từ dưới lên...
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 21/03/2019
(*) Tít bài do Thông Luận mạn phép đặt lại
Sau khi bắt Hà Văn Nam, chính quyền các tỉnh đang siết chặt lại trạm BOT thông qua việc điều lực lượng vũ trang đến để trấn giữ, nhằm "trấn áp" những thành phần mà họ cho là "gây rối trật tự công cộng" thông qua việc không mua vé.
Còn BOT còn mình - Tranh biếm họa
Vào ngày 15/03, đoàn xe chuyên chở lực lượng Cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, và cảnh sát giao thông và đội ngũ đeo băng đỏ trên tay (ước chừng 200 người) đã được điều tới BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài. Lực lượng này dàn hai hàng nằm dọc BOT để sẵn sàng bắt bớ bất kỳ ai gây rối, không những vậy, để tránh việc người dân livestreams thì xe phá sóng đã được điều động tới. Một lán trại của người dân dùng để đếm lưu lượng xe cũng các cây tại lán trại (dùng để buộc dây cho lán) cũng bị chặt phá. Đặc biệt, xe chở phạm nhân cũng được túc trực ngay bên trạm.
Kết quả, những xe kiên quyết không trả phí vì không đi qua đường tránh Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã bị đe dọa và cẩu xe, xuất hiện việc sử dụng xà-beng để phá xe, và hơn 5 người đã bị bắt giữ.
Vì sao một BOT dùng thu phí đường tránh Vĩnh Yên nhưng lại dựng trạm bán vé Nội Bài ? Và trong khi người dân đòi hỏi sự minh bạch thì chính quyền lại điều lực lượng vũ trang đến và bắt giữ những người không mua vé ?
Câu trả lời này không chỉ gửi đến bản thân ông Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể, mà còn phải gửi đến ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đang phấn đấu cho một Chính phủ minh bạch và liêm chính của mình.
Chẳng ai có thể tin được sự liêm chính của Chính phủ hay một nhà nước vì dân khi Chính phủ đó, Nhà nước đó bảo hộ cho những sai trái của BOT hiện nay.
Facebooker Vũ Thanh Thúy chia sẻ về sự kiện này trong một nhóm về ô-tô rằng : Mọi người nên tỉnh táo, không có biểu hiện quá mức để tránh việc bị ghép vào tội gây rối trật tự. Nếu phải trả vé, hãy giữ các tâm vé lại làm bằng chứng, sau đó nộp đơn khởi kiện,… Chỉ bằng cách sử dụng luật pháp may ra chúng ta đưa được các BOT về đúng vị trí của nó.
Nhưng kiện ai ?. Bởi đúng như Facebooker Tran Thanh Tung chia sẻ, BOT là hợp đồng giữa nhà nước và doanh nghiệp, nhà nước cho phép thì doanh nghiệp mới thu. Doanh nghiệp không bao giờ sai, kiện thì chỉ có kiện nhà nước thôi.
Dân kiện nhà nước như con kiến kiện củ khoai, tuy nhiên, nếu đó là một trường hợp riêng lẻ. Còn khi đó là một tập thể lớn và mạnh cùng nhau lên tiếng kiến nghị và kiện chủ đầu tư lẫn cơ quan phê duyệt trạm BOT thì đó sẽ là một tiếng động lớn trong xã hội.
Chưa bao giờ, xã hội Việt Nam lại chứng kiến cảnh tượng giằng co giữa người dân và lực lượng nhà nước như hiện nay, và chưa bao giờ, tính chất bền bĩ và sự tập hợp của người dân lại càng lớn như hiện nay. Sự tương phản giữa cái gọi là "vì dân, kiến tạo, liêm chính" với sự bẩn thỉu trong thu phí tại các trạm BOT hiện nay ngày một rõ nét. Chưa bao giờ, câu nói đầy tính cách mạng của Nguyễn Thái Học năm xưa, "không thành công cũng thành nhân", lại trở thành câu nói biểu trưng cho những người dân xả thân để phản đối trạm BOT bẩn.
Những ung nhọt trong xã hội với sự bức bối của người dân tưởng chừng như được "xả" ra khi ông Nguyễn Phú Trọng liên tục "trảm tướng tá", tuy nhiên, thượng tầng kiến trúc không làm mờ đi mâu thuẫn ở hạ tầng cơ sở, nơi mà người dân đã nhận thức được quyền của mình, còn các công cụ để "vặt thuế dân" lại ngang nhiên tồn tại với sự bảo trợ của lực lượng vũ trang…
"Còn BOT, còn mình" trở thành khẩu ngữ châm biếm về cái lợi ích nhóm đặc sệch mà bản thân mỗi BOT đang mang trong mình sứ mạnh và trách nhiệm "bóc lột dân" để vun đầy lợi ích của "quan phụ mẫu".
"Xã hội nát như cứt" hay "nhà nước quan quyền" đang được hình thành trong quan điểm người dân từ BOT Cai Lậy, và tiếp tục lan tỏa sau sự kiện Hà Văn Nam bị bắt, và giờ đây là "vũ trang hóa" BOT Thăng Long – Nội Bài.
Liệu những người từng làm cách mạng, hay thậm chí là đội ngũ quan chức cấp cao về hưu có đau lòng khi nhận ra thực tại, một thời chính quyền đấu tranh với Pháp, Mỹ, Tàu, … nay lại bận rộn đấu tranh với chính người dân trong nước.
Lẽ nào đây là ung nhọt, là vết rạn cho sự đổ vỡ rộng hơn trong mối quan hệ giữa dân với thể chế hiện tại trong tương lai ? Một sự tiềm tang nội chiến từ những BOT bẩn ?
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 18/03/2019
"Hà Nội không vội được đâu", câu tụng truyền tưởng chừng để miêu tả nạn tắc đường ở thủ đô, nhưng không phải vậy, nó ám chỉ cái cơ chế thực hành mệnh lệnh pháp luật chậm rãi ở đây.
"Cái sự không vội của Hà Nội"
"Hà Nội không vội được đâu", câu tụng truyền tưởng chừng để miêu tả nạn tắc đường ở thủ đô, nhưng không phải vậy, nó ám chỉ cái cơ chế thực hành mệnh lệnh pháp luật chậm rãi ở đây.
Tòa nhà 8B Lê Trực gây bức xúc dư luận - Ảnh VietTimes, 29/10/2015
Tòa nhà 8B Lê Trực, tòa nhà nâng tầng trái pháp luật, làm hao tổn biết bao giấy báo mực và sự phẫn nộ của dư luận, tòa nhà chịu lệnh phải phá dỡ từ phía chính quyền thành phố Hà Nội lẫn trung ương (với người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc). Thế nhưng, sau 3 năm, mặc cho "chủ động, tích cực trong chỉ đạo", thì tiến độ tháo dỡ vẫn nhàn nhã đến lạ thường.
Rời bỏ thủ đô Hà Nội, tìm đến trường hợp anh Hà Văn Nam (một người chống BOT bẩn bị hành hung), từng bị bắt cóc và hành hung ngay giữa ban ngày tại thủ đô, thế nhưng thủ phạm là ai, các cơ quan công an của thành phố vẫn chưa đưa ra câu trả lời, mặc dù trong một video được trích xuất từ camera hành trình của một xe khác đã cho thấy rõ biển số : 29B – 409.60.
Trước khi bị bắt lên ô tô anh Nam đã kịp thời phát trực tiếp hình ảnh chiếc xe ô tô gắn biển số 29B- 409.60 của nhóm đối tượng lạ mặt. Ảnh Việt báo, 29/01/2019
Cũng như hai câu chuyện trên, những homestay hay biệt thự nằm chiễm chệ trên rừng phòng hộ Sóc Sơn (Hà Nội) với mô-tuýp phá rừng, san, gạt đồi (gọi tạm là "xẻ thịt rừng") dù bị chỉ trích và chỉ ra cái sai trong cả sử dụng đất rừng để xây biệt thự, hay "tự phát, trái phép, sai phạm", thì đến nay, rừng phòng hộ mọc lên biệt thự, khu nghỉ dưỡng cũng đã chìm vào trong cơn bão sự kiện Việt Nam.
Khu sinh thái Thiên Phú Lâm khoét sâu vào lõi rừng tại xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh : Hiếu Duy Zing.vn, 30/10/2018.
Sự chậm trễ về mặt thực hiện pháp luật được lý giải vì thủ đô là đất quan lớn quan bé sinh sôi liên tục, nơi mà ra đường chạm mặt quan là chuyện thường, hầu như các công trình sai phạm lớn nhỏ đều dính dáng ít nhiều đến quan lớn to. Trong khi đó, tính "cả nể" trong thực hiện pháp luật dựa trên độ quen biết và tiền lại được đặt lên hàng đầu. Nếu sai phạm thì nó là sai phạm mang tính đường dây, theo vì cá nhân. Nó không khác gì câu chuyện từ biển số xe xanh của ông Trịnh Xuân Thanh đã lôi nguyên đường dây tham nhũng hay câu chuyện Vũ "nhôm" đã đưa hàng loạt quan to nhỏ, và không ít doanh nghiệp nhỏ to ra tòa. Hay khía cạnh khác, Hà Văn Nam là "kẻ chống đối" trong mắt chính quyền nên xử lý mang tính chậm chạp, còn "Sóc Sơn" lại là nơi cư ngụ của những "tinh hoa chế độ", trong đó có cả "diva âm nhạc" lẫn "ông trùm báo chí" nên nhanh nhảu… chìm xuồng.
Hà Nội không bao giờ vội là vì vậy !.
Nhưng cái "không vội" của Hà Nội lại là thứ cần xóa bỏ và triệt tiêu, bởi nó là ung nhọt dung dưỡng cho cái sai mang tính quyền và tiền. Nơi mà sự bất công bằng trong pháp luật tồn tại như 1 thể hiển nhiên và buộc phải chấp nhận. Và điều này đã kéo theo sự mất tin tưởng vào quyền lực trung ương, quyền lực cưỡng chế của nhà nước… Biến cả một hệ thống sai phạm trở thành một ví dụ điển hình nhất về thể chế hiện nay, nơi pháp luật bảo hộ những người nằm trong đường dây lợi ích và đối xử khắc nghiệt, vô nhân tính đối với những người đứng ngoài nó. Và vì thế, trong mắt không ít người, thủ đô Hà Nội vừa là biểu tượng của hòa bình, vừa là biểu tượng của sự vô pháp, nơi các mâu thuẫn xã hội vẫn đang tiếp tục diễn ra trong sự lỏng lẻo của nền luật pháp.
Trong một tương phản, Hà Nội có thể chậm trễ xử lý với những sai phạm về đất đai, xây dựng hay thậm chí là đối với vấn nạn làm thủ đô trở nên nhếch nhác như nạn xâm lần vỉa hè để buôn bán. Nhưng Hà Nội lại mạnh tay với những người bị nghi ngờ là thách thức quyền lực nhà nước. Và hầu hết các đối tượng thách thức quyền lực nhà nước đều có điểm chung là nhấn mạnh tính pháp quyền, tính minh bạch và sự công bình của luật pháp. Họ đòi hỏi quan và dân phải bình đẳng như nhau thay vì cùng một lỗi mà quan bị khiển trách và dân bị xử tù.
Đó hẳn nhiên, nêu bật tính mâu thuẫn của thể chế, một thể chế phấn đấu pháp quyền nhưng dung túng sai phạm hoặc chậm trễ trong xử lý sai phạm, trong khi đó, những ai đòi hỏi quyền làm người lại bị cho là "lật đổ, chống chế độ" và xử lý rất nhanh với đội ngũ công an, tòa án, nhà tù hòa làm một.
Phải chăng vì thế mà "pháp quyền" Việt Nam lại là "pháp quyền xã hội chủ nghĩa" ?
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 08/03/2019
Bài học kinh nghiệm từ Việt Nam : đối đầu với Mỹ sẽ khánh kiệt xã hội
Việt Nam được chọn làm điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều với lý do duy nhất : là một nước cộng sản và giờ đây dần thoát ra khỏi sự đói nghèo nhờ vào thế hợp tác với Mỹ.
Người dân chen kín hai bên đường ở Hà Nội chào mừng Tổng thống Trump.
Khi Tổng thống Donald Trump và đoàn xe di chuyển trên các tuyến đường Hà Nội để về khách sạn nghỉ ngơi, hàng ngàn người dân đã vận áo mới, cờ Mỹ trong cái lạnh để đứng bên đường chào mừng, bởi họ yêu giá trị Mỹ.
Ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ đã tweet : Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ như vài nơi trên trái đất. Triều Tiên sẽ như vậy, và rất nhanh, nếu họ phi hạt nhân hóa. Tiềm năng tuyệt vời, một cơ hội tuyệt vời.
Trước chuyến đi đến Hà Nội, Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song kêu gọi các tổ chức quốc tế viện trợ lương thực cho nước ông vì ngành nông nghiệp Triều Tiên trong năm ngoái bị mất mùa.
Sự tự chủ lương thực như Việt Nam là điều mà Kim Jong-un thèm khát, nếu muốn tiếp tục duy trì quyền lực của gia đình mình. Nhưng muốn như thế, thì theo khuyến dụ của Mỹ, Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa. Điều này đồng nghĩa, Triều Tiền phải chấp nhận một sự thật rằng, cộng sản và sự kiêu ngạo cộng sản sẽ phải bị triệt tiêu, giống như Việt Nam.
Việt Nam được như ngày hôm nay, ít nhất là lương thực đủ để dân khỏi ăn bobo (một thức ăn thời bao cấp) và có dân số tiếp cận internet hàng top thế giới,… không phải là một giấc ngủ trưa hay bằng một hội nghị, thậm chí là một sự giao kết trên giấy tờ. Bản thân Việt Nam buộc phải nhún nhường và chấp nhận rằng, đối đầu với Mỹ chỉ khiến cho chế độ rơi vào khủng hoảng và khánh kiệt về mặt xã hội. Và kể cả khi có được vị trí như ngày hôm nay, thì Hà Nội buộc phải tiếp tục đứng dưới cái ô bảo trợ của Mỹ về mặt thực chất, khi mà sự hung hăng của Bắc Kinh tiếp tục diễn ra tại Biển Đông.
Và một lần nữa, điều mà Hà Nội có thể chia sẻ như là một kinh nghiệm xương máu cho chính chế độ cộng sản đó lại chính là hợp tác với ‘đầu sỏ đế quốc’ Mỹ.
Mỹ không phải là con hổ giấy như trong truyền thuyết tuyên truyền cộng sản, Mỹ vẫn là sen đầm quốc tế và là quốc gia duy nhất có thể khiến một quốc gia thịnh vượng hoặc suy tàn. Triều Tiên có thể nhìn thấy Hàn Quốc và Việt Nam như là một ví dụ điển hình.
Trở về với thực tại, Bình Nhưỡng sẽ phải giảm thiểu quyền lực và bớt lệ thuộc vào Bắc Kinh nếu muốn hợp tác với Mỹ.
Ở đời có bốn cái ngu : yêu Nga, ghét Mỹ, thích Cu (ba), thân Tàu - Phong dao biếm họa
Trong một bài viết của New York Times gần đây dẫn lời Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an, trong đó ông khẳng định, sự thành công của nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ quyết định bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1995. Và ông Cương cũng chia sẻ rằng, ông ‘sẽ nói với những người bạn Bắc Triều Tiên của mình rằng chừng nào họ còn xung đột với Mỹ, họ sẽ không thể phát triển kinh tế đúng cách’.
Cách mà Thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ làm gợi nhớ lại câu nói châm biếm, ‘Ở đời có 4 cái ngu/Yêu Nga, ghét Mỹ, thích Cu (ba), thân Tàu’, và sự thực điều này càng ngày càng trở nên đúng đắn, ít nhất là đối với các trường hợp ‘yêu Nga, thân Tàu, ghét Mỹ’ như Việt Nam, đổi lại là kinh tế què quặt, Biển Đông bị xâm lấn, và sự thiếu ủng hộ của Nga đối với vấn đề chủ quyền Biển Đông. Sự lên tiếng khuyên bảo ‘người bạn Triều Tiên’ của Thiếu tướng công an cũng cho thấy, Việt Nam đang có xu hướng xích gần Mỹ hơn dự kiến (của thể chế). Và bài học Venezuela vẫn đang tiếp tục diễn ra cho cả Việt Nam lẫn Triều Tiên soi rằng, rằng, mọi sự thù hận với Mỹ chỉ đem lại một kết cục không hề tốt, và kết cục của sự chuyên quyền được phán xét bởi chính người dân trong nước.
Triều Tiên hiện tại là quốc gia điển hình của chế độ cộng sản, nơi gia đình trị, đa nguyên bị cấm, giết người bất đồng chính kiến, bắt buộc phá thai, đàn áp tôn giáo và nạn chết đói vì thiếu lương thực.
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 28/02/2019
Kiểm chứng thông tin và hạn chế âm mưu trong thông tin luôn là điều cần thiết, cũng là trách nhiệm đối với mỗi nhà đấu tranh, hoạt động, quan sát nhân quyền Việt Nam.
Ông Trương Duy Nhất "bị mất tích".
Câu chuyện của ông được một trang báo Anh ngữ (nhưng nhóm biên tập là người Việt) đưa tin, dựa trên mối quan hệ với những nhà hoạt động người Việt đang thường trú (xin tỵ nạn) tại Thái Lan.
Nhưng trước đó, nữ nhà báo Dương Hằng Nga cũng đã thông tin việc ông Trương Duy Nhất xuất cảnh, và bà Nga cũng là người từng bị công an Thành phố Đà Nẵng cấm xuất cảnh vì "viết bài xúc phạm lợi ích hợp pháp của công ty và cá nhân ông Vũ".
Câu chuyện trở nên kỳ bí hơn dưới cách viết lách của blogger Bui Thanh Hieu (Người buôn gió) khi mô tả đầy đủ và có phần ly kỳ về việc ông Trương Duy Nhất bị Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng) bị bắt giữ tại Thái Lan, gây xôn xao không ít người dùng mạng xã hội Facebook. Cùng thời điểm đó, Facebooker Thuy Doan (chủ bút trang TTXVA) đi vào mệnh đề giải thích "tại sao Trương Duy Nhất bị bắt ?", phân tích mối quan hệ giữa ông Trương Duy Nhất, Người Buôn Gió, Bạch Hồng Quyền và một số cá nhân, tổ chức người Việt có liên quan.
Báo Tiếng Dân, trang web tổng hợp thông tin có số lượng người xem đông đảo cũng đăng tải bài viết của tác giả Hồng Hà, kéo dài 5 kỳ với tiêu đề "Đi tìm chân dung Trương Duy Nhất, kẻ cơ hội !". Trong các kỳ bài viết này, thay vì đặt ông Trương Duy Nhất trong bối cảnh "bị bắt cóc", thì tác giả Hồng Hà lại phân tích ông Trương Duy Nhất dưới góc độ sai phạm có liên quan đến Vũ Nhôm và tòa soạn báo Đại Đoàn kết. Nói đúng hơn, tác giả Hồng Hà đặt ông Trương Duy Nhất như là một cây bút phục vụ phe nhóm hơn là một nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền thực sự.
Trong một động thái mang tính chính thống hơn, bà Cao Thị Xuân Phượng, vợ ông Trương Duy Nhất đã có đơn "thỉnh cầu giúp đỡ tìm người thân" đến các cơ quan ban ngành Việt Nam, nhằm xác định ông Trương Duy Nhất đang ở đâu, cũng như bài tỏ sự lo lắng cho tính mạng của ông. Nhưng ngay cả trong lá đơn của người vợ, thì việc ông Nhất đến Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR) tại Thái Lan cũng chỉ là dựa trên thông tin đồn thổi.
Ông Trương Duy Nhất, bằng cách nào đó trở thành một chủ thể mất tích tạm thời.
Facebooker Phạm Việt Thắng, trong thông tin đưa vào cuối ngày 13/02 đã cho biết, ông Trương Duy Nhất đã có mặt tại Việt Nam, trước đó ông được cho là nhập cảnh trái phép tại Thái Lan, và sau đó ông bị bắt giữ tại Lào. Lý do ông có mặt tại Việt Nam là do liên quan đên đến tòa nhà văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng được bán cho Vũ Nhôm, thời kỳ ông Nhất là Trưởng văn phòng báo này.
Facebooker Thái Văn Dũng nhận định : Không thể bắt anh ấy tắm hai lần trên cùng một dòng sông nên lần này, kinh tế là "hợp lý".
Tính "hợp lý" đã cho thấy, việc bắt ông Trương Duy Nhất nằm trong quá trình mở rộng điều tra việc mua bán đất công sản có liên quan đến Vũ Nhôm (và hiện có thông tin ông Trương Duy Nhất đang bị giam tại trại giam T16 - BCA, tại Thanh Oai, Hà Nội).
Câu chuyện ông Trương Duy Nhất là tổ hợp của những luận thuyết âm mưa, với những ngôn từ mơ hồ để tạo ra một tình tiết Trịnh Xuân Thanh lần 2. Tuy nhiên, những sự phóng tác về mặt ngôn ngữ, với sự thiếu cẩn trọng trong viết và kiểm chứng nguồn tin khiến cho câu chuyện về ông Trương Duy Nhất trở thành một chủ đề để gieo rắc về sự sợ hãi (bắt cóc, mất tích), sự đáng sợ (Tổng cục 2), và sự nghi kỵ (nghi ngờ, đấu đá, bán đứng lẫn nhau giữa những nhà hoạt động dân chủ - nhân quyền người Việt).
Xét về mặt tổng quan, bầu không gian thông tin đầy tính ma mỵ và nghi kỵ khiến cho niềm tin người đọc vào một số nhà hoạt động dân chủ - nhân quyền bị đánh mất đi. Hoặc nói cách khác, bằng các luận thuyết gắn với ngôn ngữ dễ dãi, đã biến những "nguồn tin" về dân chủ - nhân quyền trở thành những nhà sản xuất tin giả hàng đầu (fakenews).
Câu chuyện Trương Duy Nhất có thể bị biến dạng tội từ "công sản" sang "đấu tranh dân chủ, nhân quyền" bằng những nguồn tin mù mờ như trên. Và từ đây, đặt ra một tiêu chí rất cần thiết cho chính những nhà hoạt động lẫn quan sát dân chủ - nhân quyền Việt Nam là phải luôn kiểm soát phát ngôn và kiểm chứng nguồn tin khi xuất bản.
Luật sư, Facebooker Hà Huy Sơn trong chia sẻ về sự kiện này cũng điềm tĩnh cho rằng : tình trạng ông Trương Duy Nhất, thì dù là người của ai (dân chủ, Nguyễn Bá Thanh) thì trách nhiệm làm rõ việc mất tích là từ phía công an Việt Nam. Tuy nhiên, Facebooker Nguyễn Kim trong phản hồi đã bổ túc đầy đủ hơn, nếu công an đi điều tra – làm rõ thì ít nhất gia đình phải trình báo. Vấn đề là cho đến nay, yêu cầu làm rõ tình trạng ông Trương Duy Nhất từ phía gia đình mới chỉ xuất hiện gần đây.
Tất cả cho thấy, trong sự việc ông Trương Duy Nhất, đã có thừa thông tin thiếu kiểm chứng, mơ hồ và có phần bịa đặt thái quá. Và điều này càng làm cho việc xác minh tình trạng ông Trương Duy Nhất trở nên khó khăn hơn, và phá hoại tính chính danh của người đưa tin.
Kiểm chứng thông tin và hạn chế âm mưa trong thông tin luôn là điều cần thiết, cũng là trách nhiệm đối với mỗi nhà đấu tranh, hoạt động, quan sát nhân quyền Việt Nam.
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 16/02/2019
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh cùng 2 người bạn (Phương Ngô, Huỳnh Long) đã có hành trình xuyên Việt (từ Nam ra Bắc), không phải nhằm mục đích du lịch, mà hướng đến "đánh BOT bẩn", những BOT làm sai các quy định hiện hành của nhà nước để trục lợi.
"Cảnh sát giao thông Nghệ An trở thành bảo kê cho BOT Bến Thủy" - Ảnh minh họa
Chỉ với 3 câu hỏi, trạm BOT Phú Gia - Phước Tường (Thừa Thiên Huế) đã mở barie (thanh chắn) cho nhóm tài xế đấu tranh chống BOT bẩn, mà không thu tiền.
"Thu phí gì em ơi, để mua vé nè ! Phí đường bộ, mà thu dự án gì ? Hầm phước tượng - phú gia cách đây bao xa ?", đó là ba câu hỏi mà nhà báo Trương Châu Hữu Danh dành cho nhân viên thu phí khi qua trạm, bởi theo ông hầm Phước Tượng - Phú Gia cách BOT thu phí 25km, và với khoảng cách dài như vậy, nhiều người dù không sử dụng hầm đã phải trả tiền.
Minh bạch BOT, cách mà nhà báo Trương Châu Hữu Danh làm tại BOT Phú Gia - Phước Tượng, và các BOT trước đó chính là thực thi một cuộc đấu tranh dân sự.
Không dừng tại đó, theo chia sẻ của nhà báo Trương Châu Hữu Danh, sau Tết Nguyên đán, ông sẽ tổ chức đếm xe 24/24 tại 20 làn thu phí tại BOT An Sương nhằm củng cố nguồn tài liệu về lưu lượng xe đi qua trạm BOT này để nộp cho Trung ương (nhằm tránh gây thất thoát nguồn thuế).
Những việc làm của nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã chạm vào "nồi cơm Thạch Sanh" của cơ số người, trong đó có nhóm cổ đông là những quan chức tại địa phương lẫn trung ương.
Một sự cố xảy ra khi nhóm nhà báo đi qua trạm BOT Bến Thủy, họ đã bị cản trở và vay hãm tại Nghệ An bởi lực lượng Cảnh sát giao thông với đội ngũ "dân thường phục gắn khẩu trang xanh", cùng lúc đó, 2 vợ chồng người dân khi chứng kiến sự việc cũng bị đánh và phá hoại tài sản ngay sát ngay tại trụ sở Công an huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Trong khi nhóm Trương Châu Hữu Danh chấp nhận mua vé, thì nhân viên trạm vé tự ý bỏ trạm, và sau sự cố, báo Giao thông Vận tải đã đăng bài quy chụp các tài xề này về tội "gây rối".
"Cảnh sát giao thông Nghệ An trở thành bảo kê cho BOT Bến Thủy", đó là nhận định của không ít người sử dụng mạng xã hội Facebook về sự cố mà nhóm Trương Châu Hữu Danh đã gặp. Một bài báo trên báo Lao Động cũng được người dùng mạng xã hội trích dẫn, theo đó, trạm BOT Bến Thủy là điểm thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa nhà đầu tư CIENCO 4 với ông Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, nguyên Tổng Giám đốc CIENCO 4.
Con đường đấu tranh của nhóm nhà báo Trương Châu Hữu Danh chính là con đường đấu tranh thuần túy dân sự, một việc đấu tranh thường thấy tại tất cả các nước - nơi mà vốn dĩ, sự tự trọng, ghét bất công vẫn còn hiện hữu. Chống BOT bẩn không phải là thách thức chính quyền - bởi bản thân nó là một công trình của tư nhân, mà chính là đảm bảo giá trị công trình đó tương xứng với người dân (về chất lượng con đường, về số tiền thu thuế được), đồng thời cũng thực hiện cái gọi là "chống lợi ích nhóm trong xã hội", đặc biệt là ở đội ngũ quan chức đang tại nhiệm hoặc đã về hưu.
Thập niên qua, khi BOT được khai sinh, bằng sự gian dối với sự bảo kê quyền lực, bằng cách huy động "một lực lượng vũ trang" bảo vệ BOT như từng diễn ra ở BOT Cai Lậy, BOT An Sương, BOT Bến Thủy,... mối liên kết đặc biệt giữa nhóm chủ nghĩa thân hữu (tư nhân với quan chức nhà nước) đã làm thất thoát tiền thuế nhà nước lên đến hàng ngàn tỷ đồng Việt Nam. Tương ứng với việc, hàng ngàn tỷ đồng của người dân Việt Nam đã phải bỏ ra một cách vô lý để "nuôi" nhóm quan chức và đầu tư tư nhân hủ bại về mặt đạo đức. Nói cách khác, việc làm của nhóm Trương Châu Hữu Danh chính là hành vi chống tham nhũng trong xã hội.
Facebooker Cung Trương Văn Gia Bảo trong một phản hồi trên trang của nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã khẳng định rằng, ông và bà xã sẽ nhận nhiệm vụ nấu cơm cho các cháu (những người sẽ đếm lượt xe tại BOT An Sương), có canh rau, cá kho, chuối chín... Bởi theo ông, BOT bẩn ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, nhất là người nghèo. Thí dụ như : Một xe tải chở hàng hóa từ Nam ra Bắc phải tốn 1 triệu tiền xăng (chưa kể chung chi cho Cảnh sát giao thông), giờ phải trả tiền cho BOT bẩn 1 triệu nữa thì giá hàng hóa sẽ tăng lên, người giàu không ảnh hưởng nhiều, chỉ tội nghiệp cho dân nghèo thôi.
Một chính phủ minh bạch hay kiến tạo, sẽ là một chính phủ biết ủng hộ và bảo vệ người chống tham nhũng. Biết lắng nghe những người đấu tranh chống tham nhũng và luôn có chỉ đạo để bảo vệ họ. Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biết rõ ai có sân sau, thì cũng đồng thời ông tự tố cáo chính mình bất lực trước nạn sân sau đó.
Nhưng giờ đây, ông Thủ tướng có thể lấy lại uy tín và nâng cao địa vị chính trị của mình, bằng cách áp dụng sự "chỉ đạo Thủ tướng" trong làm rõ các khuất tất ở các trạm BOT. Nó không chỉ góp phần làm sạch con đường quốc lộ, tăng tiền thuế người dân, mà còn làm cho chính niềm tin xã hội vào một Chính phủ chống tham nhũng sẽ tăng lên. Sự khuyến khích, động viên lẫn bảo vệ nhóm Trương Châu Hữu Danh lúc này sẽ là cơ sở để làm tăng thứ hạng về phòng chống tham nhũng của Việt Nam theo xếp hạng của tổ chức Minh Bạch Quốc tế trong tương lai.
Nhưng đó là khi ông Thủ tướng "ưa chỉ đạo" thực sự chỉ đạo, bởi ông Thủ tướng cần xác định, việc hỗ trợ chống BOT bẩn chính là nhằm vào nhóm lợi ích lớn nhất, ù lì nhất và quyết liệt nhất, trong đó có thể có những người đã quen biết với ông trước đó.
Trong khi chờ động thái chỉ đạo từ ông Thủ tướng, thì nhóm chống BOT bẩn của nhà báo Trương Châu Hữu Danh tiếp tục trở thành nguồn cảm hứng và động viên của người dùng mạng xã hội Việt Nam, về một trạng thái dám đương đầu và minh bạch hóa những lợi quyền dân sự của chính họ. Về tự thân tăng cường vai trò giám sát của nhân dân trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội, thay vì thụ động ngồi chờ.
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 11/02/2019
Vào sáng ngày 6/02 (mùng 2 Tết Việt Nam), Tổng thống Mỹ - Donald Trump đã có bài phát biểu quan trọng thường niên – Thông điệp Liên bang (State of the Union). Ông nhắc lại sự kiện 6/6/1944 khi quân nhân Mỹ "đổ bộ" vào Châu Âu để cứu nền văn minh khỏi sự chuyên chế ; về chiến thắng của chúng ta đối với chủ nghĩa cộng sản ; sự rúng động trước những lời kêu gọi mới về việc áp dụng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tổng thống Mỹ - Donald Trump đã có bài phát biểu quan trọng thường niên – Thông điệp Liên bang (State of the Union) trước lưỡng Viện Mỹ ngày 06/02/2019.
"Nước Mỹ được thành lập dựa trên tự do và độc lập, [đó] không phải sự ép buộc, thống trị và kiểm soát của chính phủ. Chúng ta được sinh ra trong tự do, và chúng ta sẽ sống với tự do. Tối nay, chúng tôi lặp lại một quyết tâm rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa."
Bài diễn văn của Tổng thống Mỹ gợi nhớ lại Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, người đã đặt dấu chấm hết xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và Đông Âu. Người sẽ được kỷ niệm 108 năm ngày sinh, như là một người Tổng thống vĩ đại của Mỹ trong ngăn chặn sự "phi tự do, ép buộc, thống trị và kiểm soát".
Chính Ronald Reagan là người giúp các quốc gia, mà chủ yếu là Đông Âu tiến tới một "tương lai hòa bình, thịnh vượng và tự do hơn".
Trump, giống như Reagan, đều là các "ngôi sao" trước khi trở thành Tổng thống Nhà Trắng, đều từng là đảng viên Đảng Dân chủ, đều chịu những lời chỉ trích trong quá trình tranh cử, và đều vượt qua cuộc thăm dò ý kiến sau hai năm nắm quyền.
Khi Trump lên làm Tổng thống, ông nhận nhiều lời chỉ trích về việc tìm kiếm các giá trị thương mại, nhưng càng về sau, yếu tố dân chủ trong ông chính là tuyên bố thẳng thừng với sự chuyên chế, độc đoán trong các bài phát biểu, và dường như ở mọi nội dung, đều gắn với chủ nghĩa xã hội. Ông tuyên bố hỗ trợ Venezuela, một "tấm gương chủ nghĩa xã hội" đã giúp một quốc gia giàu bậc nhất trong khu vực đến một dân tộc phải lục thùng rác để tìm thức ăn. Ở nơi đó, những kẻ độc tài nhân danh lãnh đạo đã phong tướng và bổng lộc cho giới quân đội và cảnh sát để trấn áp quyền dân sự, sử dụng nguồn viện trợ nhân đạo để chi tiêu riêng cho bổng lộc, và tìm mọi cách để giữ ghế dưới danh nghĩa "giữ gìn chủ quyền quốc gia".
Nhìn Venezuela, người ta nhìn thấy Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc, và cả Việt Nam trong đó,... Các quốc gia này đều nằm trong trục "đồng chí", và chính vì vậy, những quốc gia đều rơi vào trạng thái èo uột, yếu đuối. Một anh hai xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, là tấm gương đầu để cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại noi gương theo trở nên yếu ớt trước sức mạnh thương mại của Mỹ.
Tại sao như vậy ?
Chính là bởi quốc gia "Đại Hán" đó chỉ thuần túy là kiểm soát bằng quyền lực và một nền kinh tế được vắt kiệt bởi môi trường lẫn lao động giá rẻ, dưới sự hỗ trợ của Mỹ thời kỳ đầu. Ở đó không có tự do, và càng không có sự sáng tạo, mọi giá trị thành tựu khoa học mà Bắc Kinh tự hào suy cho cùng là sự "sao chép công khai và thủ đoạn". Và sự bóc tách tập đoàn Hoa Vỹ - một tập đoàn công nghệ quốc phòng của Trung Quốc nhưng lại làm ăn với Iran (một quốc gia chịu sự cấm vận từ Liên Hiệp Quốc) lẫn đánh cắp sởhữu trí tuệ của tập đoàn Mỹ, giờ đây - với sự luận tội từ công tố viên Mỹ đã khiến Bắc Kinh phải im lặng.
Chừng nào Donald Trump còn tại vị, thì người Việt lẫn các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác còn hy vọng vào sự ngăn chặn tính ác của lớp bọc thể chế này. Nơi mà buộc nhân phẩm và danh giá con người trở về một con súc vật. Nó buộc các quốc gia xã hội chủnghĩa, vốn tự hào với nền ngoại giao lắt léo và khôn lỏi phải nghiêm túc hơn trong giao tế.
Và một Venezuela, với sự hỗ trợ từ Mỹ trở thành "tấm gương sáng ngời" cho chính các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, cảnh báo các xu hướng xã hội chủ nghĩa đang trỗi dậy ở các nước, đặc biệt là ngay trong lòng nước Mỹ.
Trong một chuyển biến, nhà ngoại giao Nguyễn Quang Dy đã có bài viết được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam, với tựa đề "Tết Kỷ Hợi và bài học Venezuela", trong đó đề cập các từ khóa quan trọng : thoát Trung Quốc ; đa nguyên. Và nguyên lý của bài viết dẫn dắt là "thân Trung" do ngộ nhận về ý thức hệ nên đã biến một đất nước vốn giàu đẹp và có một hệ thống chính trị đa nguyên, thành đống đổ nát.
Những gì bài viết nêu ra, nếu đặt trong bối cảnh Thông điệp liên bang của Tổng thống Donald Trump, tình hình Venezuela sẽ là hoàn toàn hợp lý với Việt Nam.
Nhưng có thêm một bài viết đáng chú ý hơn trên trang nghiencuuquocte, trong đó khẳng định trường hợp Venezuela xóa tan về nguyên tắc không can thiệp (một nguyên tắc mà các nước độc tài thường sử dụng để ngăn chặn việc các chính phủ, tổ chức nước ngoài tìm cách thúc đẩy dân chủ trong nước). Và giờ đây, với trường hợp Venezuela, với sự công nhận hàng loạt từ các nước phát triển với Tổng thống tự phong, đã cho thấy, "thế giới không nên quan tâm đến những đòi hỏi đó của họ nữa".
Điều này đồng nghĩa rằng, nếu một trong các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục duy trì sự độc đoán và áp đặt, dựa vào một lực lượng tương hỗ để duy trì bộ máy đàn áp, cùng với nguyên tắc "không can thiệp" để bảo vệ cho sự đàn áp. Tất cả điều này sẽ sớm kết thúc !.
Vấn đề, đúng như Tổng thống Donald Trump nêu ra, người dân cần sự tự quyết, tự do, khi họ "được sinh ra trong tự do, và chúng ta sẽ sống với tự do." Và sự tự do thì cần được nắm lấy, đó là quy luật, bấp chấp các bộ máy trấn áp và luận điệu xảo quyệt từtập đoàn thống trị ở các nước độc tài.
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 08/02/2019
***********************
Mỹ : 5 điểm chính trong Diễn văn Liên bang của Trump
BBC, 07/02/2019
Đó là điểm giữa của nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump tại Nhà Trắng, và - trong hơn một giờ - tổng thống đã thu hút sự chú ý của quốc gia.
Bài phát biểu trước Quốc hội của ông được quảng cáo là lưỡng đảng
Bài phát biểu trước Quốc hội của ông được quảng cáo là lưỡng đảng, nhưng bên dưới những ngôn từ hoa mỹ là sự chia rẽ và bất đồng sắc nét cố hữu.
Dưới đây là những điểm chính trong bài diễn văn của tổng thống, cộng với phân tích về phản ứng của đảng Dân chủ.
Diễn văn mới, mâu thuẫn cũ
Khoảnh khắc tuyệt vời của Diễn văn Liên bang năm 2019 xảy ra khi tổng thống ghi nhận số phụ nữ kỷ lục phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ, khiến các nhà lập pháp mặc áo trắng đứng dậy cổ vũ, biểu lộ một phấn khích ngẫu hứng không được dàn dựng trước.
Tuy nhiên, có lẽ tổng thống cũng kịp để ý rằng hầu hết những người cổ vũ thuộc đảng Dân chủ - và họ đã thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ gần đây bằng cách chống lại chính sách của ông.
Họ - cùng với hầu hết các thành viên đảng Dân chủ khác - dường như đã quyết định không cổ vũ cho phần còn lại của bài phát biểu của tổng thống. Mặt họ lạnh như tiền khi ông nói về chính sách di dân. Họ ngồi im không nhúc nhích khi ông thúc giục Quốc hội thông qua luật chống phá thai mới. Có những tiếng rên rỉ nghe rõ khi ông Trump cảnh báo rằng "các cuộc điều tra đảng phái lố bịch" về chính quyền ông có thể đe dọa "phép màu kinh tế" của Mỹ.
Trong khi tổng thống chen vào bài phát biểu của mình bằng những tràng pháo tay và những lời lẽ kính trọng dành cho cựu chiến binh trong Thế chiến thứ hai, bệnh nhân ung thư trẻ em và những người sống sót sau thảm họa diệt chủng, những chia rẽ sắc bén trong chính trị Hoa Kỳ cũng được thấy rất rõ ràng.
Bài diễn văn thậm chí bắt đầu với một chút cư xử không tinh tế. Tổng thống bắt đầu phát biểu mà không chờ lời giới thiệu chính thức từ Chủ tịch Hạ viện, và thành viên hàng đầu của đảng Dân chủ, bà Nancy Pelosi - một sự phá cách với truyền thống.
Văn phòng bà Pelosi tweet những phản hồi và chỉ trích bài phát biểu của tổng thống trong khi nó đang diễn ra, và nhiều lần tiếng vỗ tay của bà dường như giống như một lời quở trách sắc sảo hơn là một sự tán thành.
Hai đối thủ bắt đầu năm mới trong một trận chiến sinh tử, và Diễn văn Liên bang này không đưa ra dấu hiệu là xung đột giữa họ đã chấm dứt.
Chính sách di dân không lối thoát
Có lẽ vấn đề lớn nhất nổi lên trong Diễn văn Liên bang của ông Trump là cuộc đối đầu đang diễn ra giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về chính sách di dân và bức tường biên giới do ông Trump đề xuất. Bất đồng đó dẫn đến việc chính phủ phải đóng cửa hơn một tháng gần đây và, nếu hai bên không đạt được thỏa hiệp, có thể chính phủ lại phải ngừng hoạt động vào ngày 15 tháng 2 tới đây.
Tổng thống, người đã biến bức tường thành trọng tâm của chiến dịch tranh cử năm 2016, đã rút lại lời kêu gọi là bức tường phải kéo dài theo toàn bộ biên giới Mexico. Ông không còn nói rằng nó sẽ là một cấu trúc cụ thể, thay vào đó mô tả nó hôm thứ Ba là một "hàng rào thép thông minh, chiến lược, và xuyên suốt". Và không có đề cập nào đến lời cam kết của ông rằng Mexico sẽ phải trả tiền cho cấu trúc này.
Tổng thống nhấn mạnh, tuy nhiên, "bức tường rất hữu dụng và bức tường có thể cứu mạng". Đảng Dân chủ không cho thấy có dấu hiệu là họ sẽ cung cấp bất kỳ loại tài trợ nào cho việc xây tường.
Một cái gì đó phải thay đổi.
Tối thứ Ba, ông Trump đã không đưa ra được một lối thoát. Không có nguy cơ rằng tổng thống sẽ "tuyên bố tình trạng khẩn cấp," một động thái cho phép ông ra lệnh cho quân đội Mỹ xây dựng bức tường mà không cần sự chấp thuận của quốc hội. Không có dấu hiệu lùi lại.
Thay vào đó, ông Trump kết thúc phần nói chuyện về di dân khoảng 17 phút của mình với một chút kết thúc mơ hồ, đặt cái túi chính trị đầy rắn này vào lòng của các nhà đàm phán tại quốc hội.
"Chúng ta hãy cộng tác với nhau, thỏa hiệp và đạt được thỏa thuận sẽ thực sự làm cho nước Mỹ an toàn", ông nói.
Một quảng cáo tái tranh cử
Với các ứng cử viên Dân chủ - nhiều người ngồi trong Tòa nhà Quốc hội - đã xếp hàng để thách thức ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới, diễn văn này cũng có thể được xem là bài phát biểu lớn đầu tiên của tổng thống về chiến dịch tái tranh cử của mình.
Đầu tiên, ông liệt kê thành tích. Ông nói về một "sự bùng nổ kinh tế chưa từng có", tự hào về mức lương tăng, 5,3 triệu việc làm mới, 600.000 việc làm trong ngành sản xuất mới và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Những thành quả này, ông nói, là nhờ việc cắt giảm thuế và giảm quy định của chính phủ của chính phủ ông. Và lần đầu tiên kể từ năm 1955, ông lưu ý, Mỹ là nước xuất khẩu năng lượng ròng, điều ông cũng nói là do công của ông (mặc dù các xu hướng này đã có từ thời kỳ bùng nổ của Obama).
Ông Trump cũng đề cập đến một vài thành công lập pháp khác, bao gồm cải cách tư pháp hình sự và luật cho phép bệnh nhân mắc bệnh nan y thử dùng thuốc thử nghiệm. Nhưng nếu nền kinh tế vẫn tốt, kinh tế sẽ là trọng tâm của cuộc tái tranh cử của ông.
Tuy nhiên, một chiến dịch tranh cử tổng thống không chỉ gồm việc đánh bóng ứng cử viên. Nó còn là về việc thuyết phục công chúng rằng dồn phiếu cho ứng cử viên đối thủ là một sự lựa chọn sai lầm. Và trong một vài câu tối thứ Ba, tổng thống cũng cho thấy trước việc tấn công đối thủ sắp tới sẽ ra sao.
Sau khi nói về "sự tàn bạo" của chính phủ Venezuela dưới chế độ Nicolas Maduro, ông Trump đã xoay quanh cuộc tấn công vào các đối thủ chính trị của mình.
"Ở đây, tại Hoa Kỳ, chúng ta hoảng hốt trước những lời kêu gọi mới về việc áp dụng chủ nghĩa xã hội vào nước ta," ông nói. "Nước Mỹ được thành lập dựa trên tự do và độc lập, không phải sự ép buộc, thống trị và kiểm soát của chính phủ."
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ngày càng nhiều đảng Dân chủ áp dụng quan điểm tích cực hơn về "chủ nghĩa xã hội" so với chủ nghĩa tư bản - mặc dù, trong trường hợp này, họ đang hỗ trợ các chính sách phù hợp hơn với chủ nghĩa xã hội của châu Âu chứ không phải chế độ độc tài Venezuela.
Tuy nhiên, tổng thống không thấy sự khác biệt nào, và thay vào đó, dường như sẵn sàng phác họa hình ảnh những thành viên đảng Dân chủ đang hy vọng được đề cử là ứng cử viên tổng thống là những người có khuynh hướng cực tả về các vấn đề như y tế, giáo dục và bất bình đẳng thu nhập để được dân tin tưởng trao quyền lực.
"Chúng tôi hâm nóng lại quyết tâm rằng Mỹ sẽ không bao giờ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa", ông Trump kết luận với những tràng pháo tay rền vang như sấm từ những người Cộng hòa trong phòng.
Không khó để dự đoán là cử tri sẽ được nghe những lời tương tự được lập đi lập lại từ giờ cho đến tận ngày bầu cử tháng 11 năm 2020.
Chương trình nghị sự còn lại
Các trận chiến chính trị về bức tường trong hai tháng qua đã làm lu mờ những cuộc thảo luận về các ưu tiên khác của tổng thống. Trong bài phát biểu tại Quốc hội, tổng thống đã cố thổi sức sống vào một số ưu tiên chính sách khác của mình, bao gồm các lĩnh vực có thể - trong thời gian ít phân cực hơn - được sự hỗ trợ của lưỡng đảng.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, một mục tiêu tổng thống hứa hẹn từ lâu nhưng không bao giờ được chính thức đề xuất, một lần nữa lại được hô hào. Ông khoe thỏa thuận thương mại mới được đàm phán với Canada và Mexico, mặc dù ông chưa bao giờ kêu gọi Quốc hội phê chuẩn thỏa thuận này một cách rõ ràng, và đây là điều ông phải làm vào một lúc nào đó. Ông cũng nói vài câu về việc giảm giá thuốc theo toa bác sĩ và loại bỏ được việc lây truyền HIV và ung thư của trẻ em.
Khi ông chuyển sang chính sách đối ngoại - chủ đề cuối cùng trong bài phát biểu trước Quốc hội - danh sách những việc phải làm tiếp tục. Ông quảng bá việc rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga và cảnh báo rằng nếu không đạt được thỏa thuận mới, Mỹ sẽ "đầu tư nhiều hơn và đổi mới hơn" tất cả những quốc gia khác trong phát triển vũ khí hạt nhân.
Ông khoe khoang về các cuộc đàm phán đang diễn ra với Triều Tiên, bao gồm hội nghị thượng đỉnh mới với Kim Jong-un vào cuối tháng này. Ông cũng nói về việc kết thúc "những cuộc chiến bất tận", một lần nữa khẳng định rằng Mỹ sẽ rút quân đội khỏi Syria và đàm phán hòa bình ở Afghanistan. Tuy nhiên, ông không đưa ra mốc thời gian nào cho quá trình này.
Về chính sách đối ngoại, tổng thống có quyền hạn khá rộng. Nếu ông Trump có thể bỏ qua những lời chỉ trích từ các nhà lập pháp và thỉnh thoảng sự không chấp thuận trong chính quyền của mình, ông có thể thực hiện một số mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, khi nói đến chính sách đối nội, các đề xuất của ông thực sự đã chết cứng. Chính sách đối nội, vì thế là điểm phụ trong bài diễn văn, được phát biểu không nhiệt tình lắm. Vào ngày mai, hầu hết những điều ông nói sẽ bị lãng quên, khi cơn lốc của chính trị Mỹ hiện đại tiếp tục kéo qua.
Phản ứng của đảng Dân chủ
Đảng Dân chủ đang gặp khó khăn trong việc tìm được một tiếng nói cho đảng từ một người không chứa chấp, bí mật hoặc công khai, tham vọng làm tổng thống.
Thay vì nhường sự chú ý cho một thành viên đang muốn thành ứng cử viên tổng thống, đảng Dân chủ đã chọn một người mà cuộc tranh cử gần đây nhất kết thúc trong thất bại, bà Stacey Abrams của tiểu bang Georgia.
Mặc dù bà Abrams hiện không phải là một dân cử, chiến dịch tranh cử cho ghế thống đốc tiểu bang Georgia của bà đã phản ánh vị trí của Đảng Dân chủ ngày nay - đa dạng về sắc tộc, và tiến bộ về chính trị.
Trong khi bài phát biểu của tổng thống ít có những đề xuất chính sách mới, bài diễn văn phản hồi của đảng Dân chủ do bà Abrams đọc dầy đặc với chính sách. Trong khoảng năm phút, bà nói đến kiểm soát súng, học phí đại học cao, biến đổi khí hậu, cải cách y tế và quyền bầu cử.
Bà đổ lỗi cho đảng Cộng hòa về việc chính phủ đóng cửa, chỉ trích dự luật cải cách thuế của tổng thống là "bất lợi và chống lại" ''người dân lao động "và ca tụng sự đóng góp của người di dân vào xã hội Hoa Kỳ.
Đảng Dân chủ không phải là không có những bất đồng nội bộ. Có những câu hỏi về cách thực hiện chính sách y tế phổ cập và hạ thấp học phí đại học, làm thế nào để giải quyết bất bình đẳng thu nhập, phân biệt chủng tộc, và những loại thuế nào phải cắt giảm và phải tăng.
Họ cũng có những cuộc tranh luận riêng về chính sách đối ngoại, điều này được thấy rõ khi một số ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ trong phòng Hạ viện hoan nghênh câu nói của ông Trump về các cuộc chiến tranh nước ngoài bất tận.
Tuy nhiên, phản hồi của bà Abrams đã làm dịu đi những chia rẽ đó và đưa ra hình ảnh của Đảng Dân chủ như chọn lựa cho những chính sách từ bi hơn so với chính sách của ông Trump và đảng Cộng hòa.
"Sự tiến bộ của chúng ta luôn được tìm thấy trong sự che chở, trong bản năng cơ bản của chính sách Mỹ, để làm những điều tốt cho người dân của chúng ta," bà Abrams nói.
Tuy nhiên, khi cuộc tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ nóng lên, sự khác biệt trong đảng - và giữa những cử viên chạy đua để trở thành người được đảng đề cử - sẽ trở thành hiển nhiên.
Nguồn : BBC tiếng Việt, 07/02/2019