Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/02/2019

Sài Gòn 17 tháng 2 : Kẻ nào chỉ đạo dời lư hương sẽ bị nguyền rủa muôn đời !

Trúc Giang

Sáng Chủ nhật 17/02/2019, một nhóm người trong sắc áo là công ty dịch vụ môi trường quận 1, đã cho xe cẩu lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng, Sài Gòn. Nhiều người cho rằng chuyện ‘di dời’ chiếc lư hương sang bên kia đường là nhằm mục đích phá buổi tưởng niệm những liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược 17/02/1979.

chidao2

Một nhóm người trong sắc áo là công ty dịch vụ môi trường quận 1, đã cho xe cẩu lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng, Sài Gòn.

Chiều ngày thứ bảy 16/2, người viết có mặt ở khu tượng Đức Thánh Trần tại bến Bạch Đằng, không hề thấy cảnh giăng dây sửa chữa gì cả tại đây. Như vậy phía công ty dịch vụ môi trường không thể viện cớ ‘chọn ngày nghỉ để đường vắng’ cho việc sửa chữa, tu bổ khoản công viên nhỏ xíu quanh tượng đài.

Trong tâm thức người miền Nam thường rất kỵ chuyện dời bàn thờ ông bà, nhất là vẫn còn trong tháng Giêng. Người miền Nam quan niệm động mồ động mả tổ tiên sẽ khiến con cháu làm ăn thất bại, không ngóc đầu lên nổi, do vậy cũng không thấy tục cải táng ở đất Nam bộ. Chiếc lư hương là vật tượng trưng cho phần linh thiêng trên bàn thờ. 

Tết Mậu Tuất 2018 ở khu Lăng Ông Bà Chiểu, mấy chiếc lư bằng xi măng phía trước chánh điện đã được thay bằng ba chiếc lư bằng đồng rất lớn. Những người quản lý nơi đây cho biết đây là lư đồng cúng tế của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, kèm yêu cầu không gắn danh tính người phụng cúng. Lễ khai ấn Lăng Ông Bà Chiểu năm đó, theo lịch ban đầu sẽ có mặt của ông Nguyễn Thiện Nhân. Tuy nhiên ngày hôm ấy chỉ có Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. 

Ông chủ tịch đã thấp nhang, khấn vái với vẻ ngoài đầy thành kính và… khiêm cung. Cánh an ninh ‘bỏ nhỏ’ với nhóm phóng viên truyền hình, với lời rất nhẹ nhàng, rằng ‘anh Tư nói xin đừng ghi hình ảnh’. Sau nghi thức cúng tế và làm lễ khai ấn, ông chủ tịch cùng đoàn tùy tùng rời Lăng trong lặng lẽ. 

Trước đó vài năm, ở chùa Vĩnh Nghiêm cũng có chiếc lư đồng lớn do ông Trần Đại Quang phụng cúng. Bảng khắc tên danh tánh này sau đó được tháo gỡ.

chidao1

Nhắc những chuyện cũ để thấy rằng có lẽ tâm thức của những quan chức từ cấp trung ương tới thành phố, họ đều tin vào một đấng bề trên phù trợ. Chiếc lư đồng phụng cúng là một sự thể hiện mà họ muốnn được bề trên đó ghi nhận tấm lòng thành ‘đầy vật chất’ đó. Gọi là ‘đầy vật chất’, vì giá gia công đúc đồng thô hiện là 500 ngàn đồng/ ký lô. Một chiếc lư nặng phải đến đơn vị gần cả tấn, và còn đòi hỏi tay nghề nghệ nhân chạm khắc.

Sinh tiền, chắc chắn ông Trần Đại Quang rất hiểu ý nghĩa của chiếc lư phụng cúng chùa Vĩnh Nghiêm. Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng không khác gì, nhưng có phần ‘giấu mình’ hơn. Ông Nguyễn Thành Phong cẩn kính trước bàn thờ vị danh tướng nổi tiếng cứng rắn với mọi tham nhũng, với ‘quân pháp bất vị thân’ của đất Gia Định, chắc hẳn ông Phong cũng ước muốn được cái dũng khí lẫm liệt ấy.

Vậy thì vì sao cả hai vị lãnh đạo cao nhất, nhì của Thành phố Hồ Chí Minh lại bỗng nhiên nhụt chí và công khai với bàn dân thiên hạ là họ đang sợ Trung Quốc ? Phải chăng thời cơ chưa thuận tiện, vì trong bộ máy công quyền ở Sài Gòn đã bị cài cắm quá nhiều tay chân của Chu Vĩnh Khang từ thời đế chế Lê Thanh Hải ?

Bài viết này muốn chia sẻ góc nhìn tâm linh từ chuyện chiếc lư nơi bàn thờ tổ tiên. Chắc chắn những ai đã đạp đổ bàn thờ ông bà, sẽ muôn đời bị nguyền rủa.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 17/02/2019

Quay lại trang chủ
Read 596 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)