Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

04/05/2019

Bàn tán chung quanh sự vắng mặt của Nguyễn Phú Trọng trong đám tang

Nhiều tác giả

Nguyễn Phú Trọng ‘mất tích’ trong đám tang Lê Đức Anh, điều gì đang xảy ra ?

Phạm Chí Dũng, VOA, 03/05/2019

Việc Nguyn Phú Trọng không thể có mt trong đám tang Lê Đc Anh vào ngày 3/5/2019 cho thy ngày 25/4/2019 - khi B Ngoi giao thông báo Nguyn Phú Trng làm trưởng ban l tang Lê Đc Anh - là nhm đi phó vi áp lc dư lun trong ngoài nước và d tính đến khi đó Trng s thể phc hi, cùng lúc có tin ngoài l v Trng phc hi sc khe. Tuy nhiên sau đó tình hình bnh tt ca Trng xu đi khiến ông ta không nhng ‘mt tích’ ti đám tang Lê Đc Anh mà còn phi ‘chuyn giao quyn lc’ chc v trưởng ban l tang cho Trương Hòa Bình - Phó thủ tướng thường trc. Nhưng chính vic Trương Hòa Bình làm trưởng ban l tang thay Trng đã có th vi phm ngh đnh 105 v t chc tang l cp nhà nước ca mt chính ph do Bình đang điu hành, trong đó có quy đnh ‘trưởng ban l tang là tổng bí thư hoc ch tch nước’.

npt1

Các lãnh đạo Vit Nam đến viếng tang l ông Lê Đc Anh ti Hà Ni, ngày 3/5/2019. Photo Đng b Tp.HCM

Việc Nguyn Phú Trng không th có mt trong đám tang Lê Đc Anh - xét v hành vi đi li và phát ngôn, k c phát âm, cũng không có bt c hình nh hay video nào v Trng, là mt bng chng rõ nht và hùng hn nht v vic Trng rt có th vn còn nguyên trong giai đon khó khăn, thm chí nguy kch v sc khe và s phi mt ít ra vài ba tháng na mi có th tm phc hi. Cho ti nay, dù đã hơn na tháng k t khi Nguyn Phú Trng b cơn bo bnh ti Kiên Giang - nơi được xem là ‘căn cứ đa cách mng ca gia tc Nguyn Tn Dũng’, bt chp hàng ngày báo đng vn ra r thông tin v vic ‘ch tch nước Nguyn Phú Trng’ gi đin và thư chúc mng gii lãnh đo Bc Triu Tiên và nhng nước khác, vn không có bt kỳ hình nh hay video nào về ông ta, k c hình nh Trng trên… giường bnh.

Trong lúc dân chúng đã quá quen với não trng và thói bưng bít thông tin v ‘sc khe lãnh đo cp cao’ - th hin gn nht qua nhng v vic Nguyn Bá Thanh Trưởng ban Ni chính trung ương vào năm 2014, Phùng Quang Thanh B trưởng quc phòng vào năm 2015 và Trần Đi Quang Ch tch nước vào năm 2017 và 2018, nhiu thành phn trong ni b đng đã và s bc bi trước tình trng các cơ quan đng giu biến s tht v tình trng bnh tt Nguyn Phú Trng, đng thi dy lên mi nghi ng v vic chính Trng đã chỉ đạo giu bit thông tin v sc khe ca ông ta nhm mc đích phô trương sc khe vn n, tham quyn c v và ‘ngi, ngi na, ngi mãi’ t đây đến hết đi hi 12 và sang c đi hi 13 ca đng cm quyn.

Việc Nguyn Phú Trng không có mt trong đám tang Lê Đức Anh vào ngày 3/5/2019 chc chn khiến nhiu đng viên cp trung và thp, gii quan chc hưu trí và c nhng ‘cách mng lão thành’ cn thn ca Trng - nhng người không có điu kin tiếp cn thông tin ni b cp trung ương - cm thy b la gt, mất niềm tin vì trước đó B Ngoi giao đã thông báo là Nguyn Phú Trng s sm tr li làm vic, còn Nguyn Th Kim Ngân - ch tch quc hi - đã thông báo rng tình hình ‘đng chí tng bí thư, ch tch nước Nguyn Phú Trng đang phc hi sc khe nhanh chóng’, từ đó dn đến tâm trng hoang mang và cm nhn v nhng biến đng, biến c chính tr ln có th xy ra.

Giờ đây, ai cũng nhìn thy ‘Tng tch’ không còn hng hào như trước và khó còn có th đi đây đi đó hô hào v ‘không biết đến cui thế k này có được chủ nghĩa xã hi hoàn thin không’, thm chí ngay c thói quen tiếp xúc ‘c tri trung thành’ cũng có th b vn đ sc khe ca ‘c’ khiến cho lơi lng không ít.

Và ai cũng nhìn thấy trước là ‘sinh lão bnh t’ s chng cha ai, cho dù có là ‘hoàng đế Nguyễn Phú Trng’ chăng na.

Có quá nhiều điu kin tiếp xúc vi Ban Bo v và Chăm sóc sc khe trung ương, hn các quan chc còn li trong ‘tam tr’ và nhng y viên b chính tr khác đu cm nhn v thi ca Nguyn Phú Trng đã sang bên kia núi.

Nhưng dù có tạm phc hi sc khe chăng na, xác sut tái đt qu luôn ch chc Trng đang dn ti kh năng ông ta phi chuyn giao quyn lc dn cho nhng quan chc khác.

Việc Trng không mt ti l tang Lê Đc Anh có th là cú châm ngòi cho cuc đua quyn lc ca giới quan chc cp dưới chính thc khi đng theo dng thc vết du loang và mau chóng bùng n.

Ngay cả khi Nguyn Phú Trng còn tp quyn cá nhân, vn din ra nhng trn sát pht khá ác lit cho v trí ‘lãnh đo chiến lược’. Còn khi Trng bt đu có du hiệu ‘xuôi tay’, chng còn gì có th km gi nhng trái tim nóng ny và cái đu lnh toát na.

Việc Trương Hòa Bình nói nhm v ‘ch tch nước Nguyn Th Kim Ngân’ trong phn gii thiu quan khách ti l tang Lê Đc Anh cho thy trước đó có th đã có nhng cuộc bàn bc căng thng trong B Chính tr v phương án nhân s thay thế Nguyn Phú Trng sau khi Ban Bo v và Chăm sóc sc khe trung ương đánh giá tiêu cc v bnh trng ca Trng không ch trong ngn hn mà c trung hn và dài hn. Trương Hòa Bình có thể đã b ám nh v phương án nhân s vi cái tên Nguyn Th Kim Ngân làm ch tch nước khiến Bình b ‘tu ha nhp ma’ và phát ra ‘ch tch nước’ thay vì ‘ch tch quc hi’ Nguyn Th Kim Ngân’ ngay trong tang l Lê Đc Anh.

Không biết vô tình hay hu ý, trong thời gian Nguyn Phú Trng ‘được điu tr tích cc’, đã xut hin mt biu hin rõ rt v ‘tăng quyn cho th tướng’ - được đ xut t khi chính ph ca thũ tướng ‘C L M v’. Cũng trong thi gian đó, phía Quc hi ca Nguyn Th Kim Ngân có v lớn tiếng hơn là thói ‘gt’ trước đây theo ý ch ca đng. Mt cách không tuyên b, thế cc bàn c chính tr Vit Nam đang lng l chuyn sang ‘tam quyn phân lp’. Đó là khuynh hướng giãn cách hóa và khu bit hóa gia khi hành pháp, lp pháp vi khi đng. Đặc bit, s phát sinh nhng phn ng t kín đáo đến l liu và quyết lit ca khi chính ph và quc hi đi vi não trng và thói hành x ‘đng quyết đnh tt c’ và gn đây là ‘đng không làm thay mà làm luôn’.

https://youtu.be/sPGgoz6zYAM?list=PL231429C17BE39E34

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 03/05/2019

*******************

Sau vụ đám tang Lê Đức Anh, ông Trọng lại vắng mặt trong tiếp xúc cử tri Hà Nội sáng 4/5

Thường Sơn, 04/05/2019

Chỉ một ngày sau sự cố bị xem là ‘mất tích’ của Trưởng ban lễ tang Nguyễn Phú Trọng trong đám tang cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh, đến lượt đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng lại một lần nữa ‘không không thấy’ trong buổi tiếp xúc của giới đại biểu quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 1 với cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, tại trụ sở HĐND - UBND quận Ba Đình vào sáng thứ bảy (ngày 4/5/2019).

npt2

Cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và Hoàn Kiếm ngày 4/5 nhưng không có đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng.

Hiện đơn vị bầu cử số 1 chỉ còn 2/3 đại biểu gồm : Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quận ủy Quận Cầu Giấy Trần Thị Phương Hoa.

Nhưng trong cuộc tiếp xúc cử tri ngày 4/5, chỉ có mặt các Đại biểu quốc hội gồm ông Nguyễn Hồng Thái - Thiếu tướng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô ; bà Bùi Huyền Mai - Phó trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hà Nội ; bà Trần Thị Phương Hoa - Bí thư Quận uỷ Cầu Giấy.

Cử tri Trần Viết Hoàn (cử tri phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, nguyên Giám đốc Khu di tích Phủ Chủ tịch) bày tỏ : "Trước hết, tôi xin được nói lên tấm lòng, tình cảm của nhân dân với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Những ngày qua, nhân dân cả nước rất lo lắng khi nghe tin Tổng bí thư, Chủ tịch nước không được khỏe".

Ông Hoàn bày tỏ vui mừng khi nghe trả lời cử tri Cần Thơ của Chủ tịch QH rằng sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã ổn định.

"Dân mong lắm, đồng chí mau bình phục tốt để tiếp tục trọng trách 'hai tay gìn giữ một sơn hà'. Mong đồng chí nhận ở lòng dân, hơn lúc nào hết, nhân dân thể hiện sự ủng hộ cao độ và tuyệt đối công tác chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng và suy thoái đang được đồng chí quyết liệt chỉ đạo", ông Hoàn nói.

Cử tri Trần Viết Hoàn được xem là một trong những ‘gà’ của chính quyền cứ mỗi khi diễn ra cuộc tiếp xúc cử tri của Nguyễn Phú Trọng. Sau nhiều cuộc tiếp xúc như vậy, người ta đã nhận ra một thực tế lặp đi lặp lại đến mức nhàm chán là chỉ có một ít cử tri quá quen mặt đặt ra chỉ chừng đó câu hỏi với Trọng như một kịch bản được sắp xếp thô thiển.

Việc Nguyễn Phú Trọng không thể có mặt trong đám tang Lê Đức Anh vào ngày 3/5/2019 - xét về hành vi đi lại và phát ngôn, kể cả phát âm, cũng không có bất cứ hình ảnh hay video nào về Trọng, là một bằng chứng rõ nhất và hùng hồn nhất về việc Trọng rất có thể vẫn còn nguyên trong giai đoạn khó khăn, thậm chí nguy kịch về sức khỏe và sẽ phải mất ít ra vài ba tháng nữa mới có thể tạm phục hồi. Cho tới nay, dù đã hơn nửa tháng kể từ khi Nguyễn Phú Trọng bị cơn bạo bệnh tại Kiên Giang - nơi được xem là ‘căn cứ địa cách mạng của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’, bất chấp hàng ngày báo đảng vẫn ra rả thông tin về việc ‘chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng’ gửi điện và thư chúc mừng giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên và những nước khác, vẫn không có bất kỳ hình ảnh hay video nào về ông ta, kể cả hình ảnh Trọng trên… giường bệnh.

Hiện đang dấy lên mối nghi ngờ về việc chính Trọng đã chỉ đạo giấu biệt thông tin về sức khỏe của ông ta nhằm mục đích phô trương sức khỏe vẫn ổn, tham quyền cố vị và ‘ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi’ từ đây đến hết đại hội 12 và sang cả đại hội 13 của đảng cầm quyền.

Việc Nguyễn Phú Trọng không có mặt trong đám tang Lê Đức Anh vào ngày 3/5/2019 chắc chắn khiến nhiều đảng viên cấp trung và thấp, giới quan chức hưu trí và cả những ‘cách mạng lão thành’ cận thần của Trọng - những người không có điều kiện tiếp cận thông tin nội bộ ở cấp trung ương - cảm thấy bị lừa gạt, mất niềm tin vì trước đó Nguyễn Thị Kim Ngân - chủ tịch quốc hội - đã thông báo rằng tình hình ‘đồng chí tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang phục hồi sức khỏe nhanh chóng’, từ đó dẫn đến tâm trạng hoang mang và cảm nhận về những biến động, biến cố chính trị lớn có thể xảy ra.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 04/05/2019

******************

Việt Nam Quốc tang : Ông Trọng "biến mất", "tranh đoạt quyền lực" bắt đầu ?

Phạm Chí Dũng, RFI, 04/05/2019

Điều gây chú ý nhất trong lễ Quốc tang tướng Lê Đức Anh, nguyên chủ tịch nước Việt Nam, hôm 03/05/2019, là sự vắng mặt của lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Sự vắng mặt này có ý nghĩa như thế nào đối với chính trường Việt Nam ? Nhà báo Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn phân tích.

npt3

Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 02/04/2018. ReutersKham

RFI : Những điều gì đáng chú ý trong lễ tang ông Lê Đức Anh ?

Phạm Chí Dũng : Điểm đáng chú ý nhất trong lễ tang này, đó là không phải sự quan tâm đối với người đã chết, mà là sự hiện diện hay không của người còn sống - ông kiêm hai chức, tổng bí thư và chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. Điều đặc biệt nhất trong lần này ông Nguyễn Phú Trọng đã không xuất hiện, mặc dù trước đó khoảng một tuần, bộ Ngoại Giao đã chính thức thông báo là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm trưởng ban Tang lễ. Và sau đó, chủ tịch Quốc Hội là Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thông báo là sức khỏe của đồng chí tổng bí thư, chủ tịch Nước đang hồi phục nhanh chóng. Và người ta trông chờ sự xuất hiện của ông Nguyễn Phú Trọng với một sự quan tâm chưa từng có.

Tôi nhớ rằng, đã lâu lắm rồi, mà có thể là chưa từng có một lễ tang nào mà người dân – khối cán bộ, công chức lại quan tâm đến mức như thế.

Và điểm thứ hai là khi ông Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện, thì trưởng ban Lễ tang lại rơi vào một người khác. Đó là quan chức, phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, cũng là một ủy viên Bộ Chính Trị. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ông Trương Hòa Bình, với tư cách trưởng ban Tang lễ tướng Lê Đức Anh dường như có một sự mâu thuẫn rất lớn với một nghị định của chính phủ số 105, quy định phải là tổng bí thư hoặc chủ tịch Nước làm trưởng ban Lễ tang (1).

RFI : Từ việc ông Nguyễn Phú Trọng không có mặt trong lễ tang có thể suy ra những gì đang hoặc sắp diễn ra trong chính trường Việt Nam ?

Phạm Chí Dũng : Trước mắt là vấn đề cá nhân, vấn đề sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng. Và sau đó vấn đề thứ hai là những người có thể kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng, và những thay đổi có thể dẫn đến đảo lộn trong chính trường Việt Nam trong thời gian tới, có lẽ là không bao lâu nữa.

Về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù có những thông tin tích cực về việc điều trị của ông ta. Có những thông tin trước đó một tuần là ông ấy đang phục hồi, rồi tập xe lăn, cũng như tập nói, tập phát âm. Nhưng mà cho tới nay, đã hơn nửa tháng, từ khi ông Trọng bị một biến cố về sức khỏe ở Kiên Giang, nơi được gọi là "căn cứ địa cách mạng" của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng, đã không có bất kỳ hình ảnh nào của ông Trọng. Mặc dù, báo chí, báo Đảng, hệ thống tuyên giáo vẫn ra rả đưa tin về chuyện ông Trọng, hôm nay gửi thư, điện chúc mừng giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ngày mai gửi thư điện mừng đến một số quốc gia khác. Thậm chí là kể cả hình ảnh ông Trọng ngồi trên giường bệnh cũng không có nổi. Điều đó cho thấy là vấn đề sức khỏe của ông Trọng không thể là vấn đề nhỏ, mà là vấn đề rất lớn.

Trong khi đó, chúng ta thấy chính trường Việt Nam đã bắt đầu có những xáo trộn ngầm. Dường như mọi chuyện đang ngưng trệ về nhiều mặt, khi ông Nguyễn Phú Trọng phải điều trị.

RFI : Đang điều trị hay là biến mất khỏi chính trường ?

Phạm Chí Dũng : Nếu nói là "biến mất" khỏi chính trường, thì người ta lại cho rằng tôi nói theo "thuyết âm mưu". Nhưng thực sự là, trong nhiều trường hợp, thuyết âm mưu ở Việt Nam (hay cũng có thể gọi là các suy đoán, hay "tin đồn") lại khá là gần với thực tế. Nếu kể đến trường hợp của trưởng ban Nội Chính Nguyễn Bá Thanh cuối 2014, đầu 2015, của bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh giữa năm 2015, hay Trần Đại Quang, chủ tịch Nước vào năm 2017, 2018, thì có khá nhiều thuyết âm mưu, các thông tin đồn đoán bên ngoài, liên quan đến thuyết âm mưu đó lại được xác thực sau đó.

Cũng cần phải nhắc lại một hoàn cảnh của ông Trần Đại Quang. Trước khi chết chỉ có một, hai ngày ông Trần Đại Quang còn gửi thư, điện đến một số nước, và còn tiếp đoàn Trung Quốc. Sau đó thì ông ta lăn ra chết.

Nói như vậy, để cho thấy rằng, ở góc độ nào đó, khách quan mà nói, thuyết âm mưu (hay tin đồn) nó sẽ có tính xác thực, nếu như được thực tế chứng minh là đúng. Trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng, có thể nói rằng, dùng từ ông ta "mất tích" hay "biến mất" khỏi chính trường Việt Nam, trong trường hợp này, vẫn có thể được. Chúng ta có thể so sánh, khi ông Trọng còn bình thường, chưa gặp vấn đề về sức khỏe, ít nhất trên mặt công luận, báo chí, thì tần suất xuất hiện là từ 2 đến 4 ngày, chậm lắm là 5 ngày. Có những giai đoạn, hàng ngày xuất hiện đều đặn. Nhưng từ 14/04/2019, khi xảy ra sự biến Kiến Giang, thì đã hơn nửa tháng rồi. Mà không xuất hiện, thì có thể dùng từ biến mất, hoặc mất tích.

RFI : Xin giải thích rõ hơn về cái gọi là "thuyết âm mưu" ?

Phạm Chí Dũng : Với Nguyễn Phú Trọng, hiện nay có hai thuyết âm mưu, hay cũng có thể gọi là "suy đoán". Một là ông Trọng cố ý, để né tránh việc đi "chầu Thiên tử ở phương Bắc", liên quan đến hội nghị BRI - thượng đỉnh Sáng kiến Một vành đai, Một con đường, do Trung Quốc tổ chức lần thứ hai. Thay vào đó là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đó là thuyết âm mưu thứ nhất. Và thuyết âm mưu nữa là ông Nguyễn Phú Trọng có thể là rơi vào tình trạng bệnh tật chủ ý như vậy, là một thủ đoạn chính trị, mang tên là "giả chết bắt quạ", thường được các triều đại Trung Quốc trong lịch sử sử dụng.

RFI : Hai suy đoán này có cơ sở không ?

Phạm Chí Dũng : Về thuyết âm mưu thứ nhất, để tránh đi hội nghị BRI ở Trung Quốc, có một cơ sở trước đó. Nguyễn Phú Trọng đã có một số động tác giãn Trung, và song song với giãn Trung là ngả về Mỹ. Biểu hiện chứng minh rõ ràng nhất, cho việc ngả về Mỹ, là cuộc gặp tổng thống Mỹ Donald Trump ở Washington sắp tới, nếu ông ta kịp phục hồi sức khỏe. Và trong cuộc gặp đó hai bên sẽ bàn về vấn đề tăng cường và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác quốc phòng, và đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Và kể cả sự hiện diện của một tàu sân bay thứ hai của Mỹ tại Biển Đông, có thể ngay tại cảng Cam Ranh. Và có thể bàn tiếp vấn đề hợp tác cấp chiến lược Việt – Mỹ.

Đó là cơ sở cho thuyết âm mưu về việc Nguyễn Phú Trọng tránh đi Trung Quốc. Tuy nhiên, để thuyết âm mưu này đúng, thì nó phải diễn ra một việc khác : Nếu Nguyễn Phú Trọng chủ động tạo ra tình trạng bệnh tật của mình đủ nặng, để khỏi phải đi Trung Quốc, thì ông ta đã phải tìm cách thông tin, bắn tin cho Trung Quốc, đặc biệt cho các cơ quan tình báo Trung Quốc nắm được việc này, tình trạng bệnh tật của ông ta như thế nào. Nếu như vậy, thì ông ta phải thông qua một cái kênh rất ưa thích : báo Đảng. Vấn đề là, làm sao để lý giải được : Vì sao từ ngày 14/04 ở Kiên Giang đến nay, đã không có bất cứ một dòng một chữ nào từ báo Đảng, về tình trạng bệnh tật thực chất của Nguyễn Phú Trọng, mà chỉ nói theo Tuyên giáo, có vấn đề gì đó. Còn dư luận viên thì nói là ông ta chỉ bị choáng nhẹ. Thế thì việc Nguyễn Phú Trọng không sử dụng kênh báo Đảng, cho thấy, cũng giống như các trường hợp đã xảy ra của Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang : Đảng giấu thông tin, bưng bít thông tin, ém nhẹm thông tin, chủ ý là không thông tin ra ngoài. Mà không thông tin ra ngoài, thì làm sao Trung Quốc có thể nắm được ? Mà nếu Trung Quốc không nắm được, thì làm sao có cơ sở để tin là bệnh thật.

Chuyện thứ hai là, nếu Nguyễn Phú Trọng chủ ý tạo ra bệnh của mình để "giả chết, bắt quạ", để thanh trừng trong nội bộ Đảng, thì ta lại vướng ngay phải điều mà dân gian gọi là "gậy ông, đập lưng ông". Cái bẫy mà ông ta giăng ra với các đối thủ chính trị (bị sử dụng ngược lại). Quy định đưa ra năm 2018 : ủy viên Bộ Chính Trị, các ứng cử viên tổng bí thư phải bảo đảm được sức khỏe, có nghĩa là phải được sự xác nhận của ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương, hàng tuần, hàng tháng, và thậm chí hàng ngày…. Nếu như người ta nghĩ là ông ta bị bệnh (thật), thì sẽ có những phản ứng thậm chí mạnh mẽ.

Vì thế, cả hai thuyết âm mưu đều không đủ cơ sở thuyết phục. Mà giả thuyết thực tế nhất, gần gũi nhất, dễ cảm nhận được nhất, là ông ta ở cái tuổi này, đã bị một căn bệnh hành hạ. Nếu không cẩn thận, thì ông ta sẽ đi theo Trần Đại Quang và tướng Lê Đức Anh.

RFI : Một số dấu hiệu khác trong lễ tang có thể cho phép nhận định về những gì diễn ra trong chính trường Việt Nam ?

Phạm Chí Dũng : Tôi không nghĩ rằng có những dấu hiệu, dù là đặc biệt chăng nữa, trong lễ tang ông Lê Đức Anh lại đủ lớn, đủ sâu, để có thể cho thấy xu hướng, hoặc sự thay đổi lớn trong chính trường Việt Nam, ngoài yếu tố duy nhất như tôi đã nêu. Và nhiều người khác cũng đã biết. Đó là Nguyễn Phú Trọng không thể xuất hiện, và ông ta đang nằm nguyên trong tình trạng khó khăn về sức khỏe.

Khi Nguyễn Phú Trọng rơi vào tình trạng sinh, lão, bệnh, tử, như một quy luật không thể bác bỏ, thì ông ta buộc phải để lại một khoảng trống quyền lực rất lớn. Bây giờ có đến hai ghế (bị khuyết), chứ không phải một, là tổng bí thư và chủ tịch Nước. Khoảng trống quyền lực càng lớn thì chỗ trũng càng sâu, và nước chảy càng mạnh.

Có nghĩa là sẽ dâng lên một làn sóng, các quan chức cấp dưới của Nguyễn Phú Trọng, nổi lên để tranh đoạt quyền lực với nhau. Đang diễn ra một làn sóng ngầm, phân chia lại quyền lực. Giữa ba khối, khối Đảng, khối hành pháp và khối lập pháp.

Trước đây, khối Đảng chỉ huy tất cả, theo nguyên tắc là Đảng lãnh đạo toàn diện. Và gần đây nhất, từ năm 2017 đến nay, xuất hiện một quan điểm rất phổ biến trong nội bộ trong Đảng, là Đảng không làm thay, mà Đảng làm luôn.

Vào lúc cơ chế độc tôn, tập trung quyền lực vào tay Nguyễn Phú Trọng suy giảm, thì sẽ kéo theo việc cơ chế tập trung quyền lực về cấp trung ương cũng suy giảm theo. Tôi nghĩ rằng sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là : Khối hành pháp và khối lập pháp sẽ dần dần tách ra khỏi khối Đảng, tăng cường tiếng nói của mình. Một cách độc lập tương đối, hơn là phụ thuộc gần như tuyệt đối vào khối Đảng trước đây. Không biết có phải là ngẫu nhiên hay không, mà trong thời gian ông Trọng bị bệnh, bị "mất tích", thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một đề nghị đáng chú ý với Quốc Hội, là tăng quyền cho thủ tướng, một số quyền không quá quan trọng, nhưng có một động thái như vậy.

Tôi cho rằng mọi chuyện bắt đầu, và sắp tới sẽ diễn ra hai khuynh hướng. Khuynh hướng phân chia lại quyền lực giữa ba khối, và khuynh hướng ly tâm giữa khối địa phương với cấp trung ương. Và song song là xu hướng hình thành gần như chắc chắn một số "sứ quân" quyền lực hành chính và một số sứ quân lợi ích riêng, mà chúng ta thường gọi là "nhóm lợi ích".

RFI : Nhiều người ghi nhận ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí Thư, tức nhân vật số hai của Đảng, trong một số bức ảnh cho thấy đi một mình đến viếng, trong khi hai phái đoàn, của chính phủ và của Đảng, lại đều do thủ tướng đứng đầu. Phải chăng sự phân hóa, như nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định, đã bắt đầu trong chính lễ tang này ?

Phạm Chí Dũng : Đúng là ông Trần Quốc Vượng lẻ loi, cô độc. Ông ta không nằm trong một đoàn nào cả, một đám đông nào cả. Tôi đặt câu hỏi là : Phải chăng đã có một sự sắp xếp cố ý ? Tôi cho đó đã là một thủ thuật chính trị, để chơi xấu lẫn nhau. Nếu đúng như vậy, thì đó quả là một sự phân hóa không nhỏ đâu.

Sau đám tang Lê Đức Anh, sắp tới vào giữa tháng Năm này sẽ diễn ra hội nghị trung ương 10. Nếu không có Nguyễn Phú Trọng, hoặc có Nguyễn Phú Trọng mà không có những nội dung đặc sắc theo ý của Nguyễn Phú Trọng, thì tôi nghĩ là ngay trong hội nghị đó sẽ diễn ra những phân hóa còn lớn hơn nữa, giữa khối Đảng, hành pháp và lập pháp. Và lúc đó, người ta sẽ chứng kiến vai trò của ông Trần Quốc Vượng, nếu không cẩn thận sẽ trở nên mờ nhạt đáng kể, không kém thua hình ảnh mờ nhạt của ông ta tại lễ tang của tướng Lê Đức Anh.

***

Nhà báo Phạm Chí Dũng đã ghi nhận chính xác về việc có một mâu thuẫn "rất lớn" giữa vai trò "trưởng ban Lễ tang" trong Nghị định 105 về "Tổ chức lễ tang với cán bộ, công chức, viên chức" với diễn biến của buổi lễ ngày hôm qua. Trên thực tế, phụ trách Quốc tang có hai chức "trưởng ban". Trưởng ban Lễ tang Nhà nước phải là nguyên thủ, hoặc tổng bí thư, và trưởng ban Tổ chức Lễ tang là một phó thủ tướng. Có trách nhiệm đọc điếu văn là trưởng ban Lễ tang Nhà nước. Như vậy, người làm thay vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng không phải là phó thủ tướng Trương Hòa Bình, mà là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đọc điếu văn hôm 03/05.

Nguồn : RFI tiếng Việt, 04/05/2019

Quay lại trang chủ
Read 1175 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)