Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/06/2019

Ván bài Trung Quốc trong dài hạn

Andrew A. Michta

Phương Tây có thể có một ván bài bất khả chiến bại trước Bắc Kinh, nếu họ sử dụng một cách khéo léo những quân bài của mình.

vanbai1

Tập Cận Bình sẽ chơi lá bài nào trên đồng Nhân dân tệ

Sau nhiều thập kỷ đặt nhiều hy vọng vào một sự đánh cược sát ván rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ trỗi dậy một cách hòa bình để giành được một vị trí xứng đáng của mình trong hệ thống toàn cầu, cộng đồng hoạch định chính sách của Washington rốt cuộc cũng đã thức tỉnh trước những nguy cơ của một sự đánh cược hỗn láo như vậy. Xét về mức độ phạm vi, một sự đảo ngược của một sự đồng thuận về các mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh mang tính kiến ​​tạo địa chất. Mới chỉ gần một thập kỷ trước, những thành quả tiệm tiến của Trung Quốc chống lại phương Tây trong các lĩnh vực kinh tế và quân sự được coi là dấu hiệu của một giai đoạn chuyển tiếp tương đối lành tính, mà sau giai đoạn đó chiến lược hiện đại hóa theo định hướng xuất khẩu sẽ mang lại một sự chuyển đổi dân chủ. Chỉ có điều là…

Trên thực tế, trong suốt bốn thập kỷ qua, nhà nước đảng trị Trung Quốc đã tận dụng khả năng tiếp cận đối với các nền kinh tế thị trường dân chủ mở, cũng như nền tảng tri ​​thức và hệ thống giáo dục của chúng ta, để hiện thực hóa đại dự án chiến lược của riêng mình (Trung Quốc) nhằm đạt được những sức mạnh đang hồi sinh trong cán cân kinh tế, quân sự và quyền lực chính trị toàn cầu. Tác động tức thời của chủ nghĩa trọng thương của Trung Quốc đã được ghi nhận trên khắp thế giới phương Tây, thể hiện qua việc làm xói mòn dần dần nền công nghiệp tiến bộ của Hoa Kỳ, qua việc thâm nhập tài chính của Trung Quốc vào các thị trường Châu Âu và thu hẹp khoảng cách công nghệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong cả hai lĩnh vực dân sự và quân sự. Gần đây nhất, dự án đầu tư lớn lao của Bắc Kinh vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, một cơ sở hạ tầng dùng cho cả thương mại trên biển và thương mại trên đất liền, một cơ sở hạ tầng mà một khi đã hoàn tất và, trong sự kết hợp với nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xây dựng một lực lượng hải quân viễn dương đẳng cấp thế giới, hiện đang cho thấy chiến lược của Trung Quốc nhằm đạt tới "một sự rụng đuôi lớn", tức là kết thúc giai đoạn hiện nay của công cuộc toàn cầu hóa bằng cách chấm dứt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ phương Tây. Các mục tiêu của Trung Quốc bao gồm thiết lập một chuỗi cung ứng thay thế mà sẽ tách biệt khỏi các tuyến hàng hải toàn cầu hiện tại và có khả năng đảo ngược các giả định cốt lõi về những gì tạo nên các giá trị cốt lõi và giá trị ngoại vi trong quan hệ giữa Âu Á, Châu Âu và Hoa Kỳ.

Trong gần 500 năm qua, sự thống trị của phương Tây đều dựa trên ưu thế thượng phong vượt trội của sức mạnh hải quân đối với sức mạnh trên bộ. Khả năng của phương Tây tận dụng quyền lực tối cao của mình trong lĩnh vực hàng hải - qua ví dụ của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, và Hoa Kỳ từ hồi thế kỷ trước, đã trở thành điều tối cần thiết đối với cả thời kỳ thuộc địa và hậu thuộc địa, trong khi chuẩn bị cho mở rộng quá trình toàn cầu hóa dường như không thể ngăn chặn được của nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản thị trường sau Chiến tranh Lạnh. Lập luận cốt lõi của Alfred Thayer Mahan (1840 – 1914, một sĩ quan và nhà sử học của hải quân Hoa Kỳ, người được biết đến như một "chiến lược gia quan trọng nhất của Mỹ trong thế kỷ XIX" – người dịch) rằng việc có được một lực lượng hải quân mạnh là điều kiện tiên quyết đối với sự thịnh vượng của một quốc gia, bởi vì nó đảm bảo một sự mở rộng về quân sự và kinh tế trong thời gian xảy ra các cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia, lập luận này cho đến nay vẫn được giảng dạy trong các khóa học chiến lược trong các trường Đại học Chiến tranh của chúng ta ngày nay. Thật vậy, những tiến bộ hồi thế kỷ 15 về khả năng đi biển của các con tàu hải quân và sự phụ thuộc đính kèm vào vận tải xuyên đại dương như một phương cách rẻ nhất để di chuyển hàng hóa giữa các lục địa nằm ở nền tảng của Kỷ nguyên Khám phá, một kỷ nguyên mà đã đảm bảo một sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các cường quốc hàng hải và, rốt cuộc là, sự trỗi dậy của phương Tây với tư cách là một nền văn minh toàn cầu ở thế thượng phong.

Chiến lược hiện tại của Bắc Kinh nhằm làm suy yếu lợi thế truyền thống của Mỹ với tư cách là một cường quốc hải quân thống trị không chỉ bằng cách Trung Quốc tự xây dựng cho mình một lực lượng hải quân biển xa / viễn dương, điều mà Liên Xô cũng đã hoàn thành trong thời gian Sergey Gorshkov (1910 - 1988) nắm quyền chỉ huy lực lượng hải quân Liên xô, mà còn, có lẽ điều quan trọng hơn là, bằng cách tìm kiếm những phương cách nhằm cải biến những khiếm khuyết, thua kém của mình với tư cách là một cường quốc trên bộ thành một ưu thế chiến lược bằng cách tạo ra một chuỗi cung ứng thay thế trên khắp Liên lục địa Á Âu và Châu Âu thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường. Sự tích lũy vốn của Trung Quốc, cùng với sự chuyển giao kiến thức khổng lồ từ Hoa Kỳ trong hơn 50 năm qua, đã cho phép Trung Quốc theo đuổi một phương cách tiếp cận dài hạn, hai gọng kìm mà trong đó hải quân Trung Quốc sẽ tìm cách lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc cạnh tranh hàng hải để giành quyền kiểm soát khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đồng thời trong một thời điểm mang tính bước ngoặt tiềm tàng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục phát triển dự án "Đại Âu Á" của mình trên khắp lục địa này.

Các nhà phân tích hiện vẫn còn có những ý kiến đánh giá khác nhau về khoản đầu tư thực sự vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), với ước tính hiện tại dao động từ 1 nghìn đến 8 nghìn tỷ đô la và liên quan đến khoảng 70 quốc gia, nhưng đã không còn tranh luận về vấn đề rằng mạng lưới cơ sở hạ tầng mới, một khi được hoàn tất, sẽ có tiềm năng dẫn đến một sự thay đổi mang tính nền tảng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột quân sự ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, chiến lược của Trung Quốc nhắm tới việc cách ly chuỗi cung ứng và sản xuất của họ trên toàn bộ "Đại lục địa Âu Á" thông qua Nga và Châu Âu, điều này sẽ giúp mang lại lợi thế quyết định trong chiến tranh. 

Được công bố vào năm 2013, sự kết hợp của vành đai trên đất liền trên khắp Liên lục địa Âu Á, Đông Âu và vào Nga, và con đường trên biển trên khắp Ấn Độ Dương, qua Kênh đào Suez, vào Địa Trung Hải và vào sâu trong lục địa Châu Âu và trong tương lai cũng sẽ tiến vào khu vực phía Bắc và trên khắp Bắc Cực, có lẽ là một dự án chiến lược quan trọng nhất trong đời sống chính trị thế giới kể từ năm 1945. Như đề xuất của Tổng - Chủ Tập Cận Bình đã nêu ra trong năm 2013, BRI dự kiến sẽ tạo ra một mạng lưới đường sắt, đường cao tốc rộng lớn, mạng lưới thông tin liên lạc, và các đường ống cung cấp năng lượng sẽ giao cắt các khu vực tây và nam / tây nam. 50 đặc khu kinh tế mới được hoạch định sẽ được xây dựng, được mô phỏng theo mô hình Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, sẽ cho phép Trung Quốc sản xuất, chế tạo tại chỗ nhằm cung ứng cho cả thị trường bản địa, Châu Âu và Liên lục địa Âu-Á. Các hành lang tiếp theo trong tương lai cho BRI được hình dung là sẽ di chuyển lên phía bắc ; Đầu tư của Bắc Kinh vào một loạt đóng mới những tầu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân là bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng Trung Quốc đang để mắt đến tuyến đường thương mại tại Bắc Cực, đi ngang qua bán đảo Scandinavia tiến vào Bắc Âu.

Một khi được hoàn tất, BRI sẽ cho phép Trung Quốc thách thức quyền lực hàng hải toàn cầu của Hoa Kỳ mà không cần đén một sự đối đầu trực tiếp với sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ. Nó sẽ đảm bảo sự thống trị của Trung Quốc tại Liên lục địa Á-Âu và cho phép Bắc Kinh tiến sâu hơn vào Châu Âu. Các dự án BRI được xây dựng bằng các khoản vay lãi suất thấp, chứ không phải là các khoản viện trợ, trong lúc mang lại cho Bắc Kinh một giải pháp để "thu hồi các khoản nợ" thông qua việc thôn tính các tài sản đất đai nếu chính phủ bản địa không thể trả được khoản vay, như tình hình đã xảy ra ở một số quốc gia Châu Phi. Một khi đã hoàn thành, con đường tơ lụa mới sẽ thay đổi một cách cơ bản các giả định của chúng ta (phương Tây) về các trung tâm phát triển toàn cầu, về đổi mới công nghệ và cuối cùng là sức mạnh quân sự toàn cầu. Tác động lâu dài của việc Trung Quốc bành trướng sang Liên lục địa Á-Âu và ảnh hưởng ngày càng tăng của nó ở Châu Âu, không chỉ dọc theo Địa Trung Hải mà còn xa hơn lên phía Bắc, bao gồm cả những nền kinh tế phát triển nhất của Lục địa già, đe dọa sẽ đảo ngược sự phân cực toàn cầu vốn đã diễn ra trong suốt 500 năm qua. Xin trích dẫn một ý kiến của Nicholas John Spykman (1893 – 1943, một nhà khoa học chính trị người Mỹ - người dịch) rằng "Ai kiểm soát được Liên lục địa Á Âu thì người đó sẽ thống trị Liên lục địa Á Âu ; người nào thống trị Liên lục địa Á Âu thì người đó kiểm soát toàn bộ vận mệnh thế giới".

Nếu phương Tây không bắt tay vào thực hiện một nỗ lực tổng lực nhằm chống lại hành vi săn đuổi và ăn thịt mồi của Trung Quốc về các quyền thương mại và quyền sở hữu trí tuệ, thì các giả định cốt lõi của chúng ta về việc bộ quy tắc ứng xử của ai sẽ quyết định tương lai của hệ thống quốc tế sẽ bắt đầu được thực hiện. Trong lĩnh vực phân chia quyền lực toàn cầu, như trong bất kỳ lĩnh vực nào khác nơi mà các hoạt động của con người vẫn là tác nhân chi phối tối thượng, các xu hướng không nhất thiết phải thể hiện bằng những kết quả cụ thể. Sự trỗi dậy của Trung Quốc để đạt đến một sự vượt trội toàn cầu không phải là một kết luận bị bỏ đấy, không được tính đến. Đã đến lúc chúng ta phải chấm dứt việc suy ngẫm về các hậu quả của các quyết định chính sách sai lầm của chúng ta trong quá khứ, như thể giờ đây chúng đã là một lực lượng tự nhiên, điều cần thiết để ấn định trước kết quả. Phương Tây cần phải đưa ra một phản ứng được điều phối.

Hoa Kỳ, Châu Âu và các đồng minh dân chủ của chúng ta ở Châu Á hiện đang có những tài khoản cân bằng điều mà sẽ đảm bảo chiến thắng, thêm nữa lại có một lợi thế trong việc điều phối và quyết tâm. Chúng ta cần viết lại các quy tắc để đảm bảo rằng việc tiếp cận thị trường sẽ không tiếp tục tạo lợi thế cho các chính sách săn đuổi và ăn thịt con mồi của Bắc Kinh, rằng Trung Quốc thâm nhập mang tính trục lợi vào các tổ chức giáo dục và nghiên cứu của chúng ta sẽ không mang lại cho Trung Quốc những lợi thế không công bằng và các giá trị của chúng ta và luật pháp về sở hữu trí tuệ của chúng ta cần phải được tôn trọng. Phương Tây có nhiều nguồn lực để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Điều còn thiếu là một chẩn đoán thấu đáo, cặn kẽ về vấn đề này và ý chí chính trị để tạo ra và thực hiện một giải pháp.

Andrew A. Michta

Nguồn : China’s Long Game, The American Interest, 27/05/2019

Mai Hưng dịch

Nguồn : VNTB, 17/06/2019

Quay lại trang chủ
Read 657 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)