Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/06/2019

Sự vắng mặt của ông Nguyễn Phú Trọng gây thắc mắc trong dư luận

Nhiều tác giả

Ngày 19 tháng Sáu : Vì sao ‘đồng chí Nguyễn Phú Trọng bận công tác’ ?

Thường Sơn, VNTB, 19/06/2019

Sau khi đã vắng mặt một cách đầy nghi ngờ và nghi ngại trong trọn vẹn kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2019, ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ Nguyễn Phú Trọng đã được một số tờ báo nhà nước đưa tin vào ngày 18/6/2019 như đinh đóng cột : "Ngày mai, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại Hà Nội".

npt1

Ngày 19 tháng Sáu : Vì sao ‘đồng chí Nguyễn Phú Trọng lại bận công tác’ trong ngày tiếp xúc cử tri tại Hà Nội ?

Nhưng hết buổi sáng 19/6 vẫn không có bất cứ thông tin nào về việc ông Trọng ‘tái xuất’ theo cách mà ông ta đã thình lình hiện ra vào đầu tháng 5 năm 2019 tại sự kiện ‘họp lãnh đạo chủ chốt’ với Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Văn Nên ; sau đó là ‘chủ trì họp Bộ Chính trị’ và chủ trì Hội nghị trung ương 10.

Đáng quan ngại hơn, toàn bộ các bản tin trên báo nhà nước về "Ngày mai, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại Hà Nội" đã bị bóc gỡ không còn vết tích nào. Hiện tượng này là rất tương đồng với hiện tượng ông Trọng ‘mất tích’ tại cuộc gặp cử tri Hà Nội vào đầu tháng 5 năm 2019 mà đã khiến cử tri Trần Viết Hoàn, được xem là một trong những "gà đảng" cứ mỗi khi diễn ra cuộc tiếp xúc cử tri của Đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng - tha thiết trông mong Tổng bí thư, Chủ tịch nước "hai tay gìn giữ môt sơn hà".

Thay cho tình trạng ‘vắng mặt không phép’ của Trọng ngày 19/6 là "Tổng bí thư, Chủ tịch nước xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri do bận công tác" và "Cử tri chúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sức khỏe, xử lý nghiêm các vi phạm" - một cách rút tít của báo nhà nước, nhưng không hề nhấn mạnh ‘chúc/mong Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mau chóng hồi phục sức khỏe’ như trước đây.

Cần nhắc lại, tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2019, bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng đã một lần nữa đánh đố dư luận về việc ông ta đã không thể tái hiện vào để ‘trình Quốc hội phê chuẩn Công ước 98’ vào ngày 29/5/2019.

Trám vào tình trạng trống vắng đáng nghi ngờ trên là "Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận sự ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình của Chủ tịch nước về việc gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế".

Từ đó đến nay, đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã không một lần được báo chí đưa tin và hình ảnh về việc tham dự kỳ họp quốc hội.

Hiện tượng trống vắng Nguyễn Phú Trọng trong nghị trường quốc hội khiến dư luận xã hội và giới quan sát một lần nữa dậy lên mối ‘lo lắng’ và tò mò về bệnh tình mà chắc còn khá lâu nữa mới hồi phục thật sự của ông ta.

Việc Trọng liên tiếp vắng mặt trong kỳ họp quốc hội rõ ràng không phải là kế sách ‘giả chết bắt quạ’ hay ý đồ nào na ná như thế, mà đang khiến dư luận trong xã hội và trong nội bộ đảng trở nên bất lợi đối với ông ta. Tình trạng này cũng khiến người ta hoài nghi về việc Trọng có thể thực hiện chuyến công du Mỹ một cách hoàn hảo.

Thời gian mà Nguyễn Phú Trọng phải kéo dài điều trị càng lâu thì càng rộ lên dư luận Trọng cố ý không chịu thông tin về cơn bạo bệnh của mình là nhằm dủy trì cái ghế "tổng tịch" và không chịu rút khỏi danh sách "cán bộ cấp chiến lược của Đại Hội 13".

Cũng đang hiện ra ngày càng rõ những dấu hiệu thách thức từ ngầm đến công khai đối với quyền lực của bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng, trên mạng xã hội, trong giới quan chức cấp dưới và cả trong giới cách mạng lão thành.

Chẳng sớm thì muộn hơn đôi chút, sẽ xuất hiện những đòi hỏi trong nội bộ đảng về cần phải minh bạch hóa tin tức về Trọng, và chính Ban Bảo Vệ và Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương là cơ quan phải làm nhiệm vụ này. Nếu Trọng không còn đủ tỉnh táo để "lèo lái con thuyền của đảng và dân tộc" thì phải bàn đến phương án "nước không thể một ngày thiếu vua".

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 19/06/2019

*******************

Thiếu minh bạch về thông tin ông Nguyễn Phú Trọng

Diễm Thi, RFA, 19/06/2019

Vào ngày 18/6/2019 báo chí trong nước loan tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp xúc cử tri Quận Hoàn Kiếm vào ngày 19/6/2019. Tủy nhiên sau khi tin vừa loan chẳng bao lâu thì bị gỡ xuống. Đến ngày hôm sau truyền thông Nhà nước loan tin ông Trọng "bận công tác" nên không thể tham dự cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội như đã thông báo.

npt2

Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội vào ngày 9 tháng 4 năm 2019. AFP

Thiếu tính chuyên nghiệp

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí trong nước đưa tin về việc ông Trọng trở lại làm việc, kể từ sau ngày 14/4/2019 lúc ông Trọng được cho là bị đột qủy trong chuyến công tác tại Kiên Giang.

Hồi tháng 5/2019, truyền thông trong nước loan tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ra trước Quốc hội đọc tờ trình tham gia Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế -ILO vào ngày 29 tháng 5 ; tủy nhiên đến thời điểm đó, ông Trọng không xuất hiện mà người đọc tờ trình là bà phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Chuyện báo chí chính thống đưa những bản tin rồi lại rút xuống hoặc những bản tin phải đưa lại như vậy khiến dư luận xã hội thắc mắc và có những sủy đoán khác nhau.

"Tôi nghĩ rằng chuyện mà người ta bảo rằng Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp mặt cử tri Hà Nội thì chắc ông nào muốn chọc cho Trọng một cú vì ai cũng thừa biết là chuyện đó không xảy ra, nhưng người ta cứ đưa tin để chọc ngoáy nhau thì tôi nghĩ rằng trong lúc đang chuẩn bị cho đại hội đảng sắp tới thì phe này tố phe kia đánh phe nọ là chuyện bình thường".

Nhà báo Tôn Phi giải thích qủy trình loan một bản tin liên quan đến một nhân vật quan trọng như ông Nguyễn Phú Trọng :

"Thường thường một người như ông Trọng chuẩn bị đi làm việc ở đâu đó thì kế hoạch làm việc sẽ được báo trước cho nơi tổ chức hội họp hay nơi tiếp xúc cử tri. Những nơi này sẽ nhận được một giấy báo ngày, giờ sẽ có đoàn của trung ương xuống, có bác Tổng xuống làm việc. Họ chỉ biết tới đó và họ sẽ loan tin, rồi tin này sẽ được đưa lên truyền thông".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận xét rằng truyền thông, báo chí nhà nước đã phạm những sai lầm không thể tha thứ, nhất là trong thời điểm hiện nay khi đưa tin về ông Nguyễn Phú Trọng như thế. Ông giải thích :

"Thứ nhất là vừa rồi ông Võ Văn thưởng vừa có bài viết rất dài rằng mạng xã hội không đáng tin cậy mà chỉ có báo chí nhà nước mới đáng tin cậy. Trong khi đó thì tin tức họ đưa lên, rút xuống rồi cải chính. Điều đó vô hình chung họ cho người dân thấy rằng mạng xã hội đáng tin cậy hơn.

Sai lầm thứ hai là họ nói ông Trọng "bận công tác". Điều này không thuyết phục người dân vì ông Trọng là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, bất cứ công tác gì đều có lịch trình và có sự sắp đặt sẵn hết nên điều này lại vô hình chung xác nhận ông Trọng có vấn đề về sức khỏe.

Sai lầm thứ ba là họ hiểu lầm truyền thông là kỹ thuật. Thực chất truyền thông là nghệ thuật, và làm nghệ thuật thì phải có năng khiếu.

Sai lầm thứ tư là giới truyền thông, báo chí ở Việt Nam tự bộc lộ ra rằng họ hoàn toàn mù thông tin về sức khỏe của ông Trọng".

Ông Nguyễn Ngọc Già cho rằng cần phải xử lý hai lãnh đạo trong ngành truyền thông, báo chí trong nước, đó là Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng và Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong bối cảnh ông Thưởng vừa viết một bài rất dài bôi xấu mạng xã hội là các thế lực âm binh hắc ám; Ông Hùng thì vừa mới trao quyết định Tổng Biên tập Vietnamnet cho ông Phạm Anh Tuấn và ‘dặn dò’ báo cũng cần đi đầu một cách thông minh, truyền tải thông điệp đất nước một cách hiện đại.

Có đấu đá nội bộ ?

Theo ghi nhận của RFA qua các trang mạng xã hội thì nhiều người dân cho rằng việc báo chí nhà nước đưa tin rồi lấy xuống là chuyện thường xảy ra, nhất là những bài báo ‘nhạy cảm’ về kinh tế, xã hội, chính trị vì báo chí là công cụ tuyên truyền của đảng nên phải đưa tin phục vụ cho đảng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự từ Hà Nội nêu sủy nghĩ của mình :

"Tôi nghĩ rằng chuyện mà người ta bảo rằng Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp mặt cử tri Hà Nội thì chắc ông nào muốn chọc cho Trọng một cú vì ai cũng thừa biết là chuyện đó không xảy ra, nhưng người ta cứ đưa tin để chọc ngoáy nhau thì tôi nghĩ rằng trong lúc đang chuẩn bị cho đại hội đảng sắp tới thì phe này tố phe kia đánh phe nọ là chuyện bình thường".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già tin rằng việc đưa tin mà theo ông là ‘vặt vẹo’ và thiếu hẳn tính chuyên nghiệp như vậy vừa có sự cố tình vừa có sự vô tình :

"Cố tình là phe đang chống đối ông Trọng đang bày ra một hình ảnh chệch choạc, yếu kém, phi chuyên nghiệp như vậy trong vấn đề chính trị. Vô tình (nếu có thể nói như vậy) là họ hoàn toàn mù thông tin và tình trạng sức khỏe của ông Trọng bị bưng bít toàn bộ".

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước được Quốc hội chính thức thông qua hôm 15/11/2018, qủy định thông tin cá nhân và bảo vệ sức khỏe lãnh đạo đảng, Nhà nước thuộc bí mật nhà nước.

Việc ‘đột quỵ’ và tình hình sức khỏe của ông Trọng từng khiến dư luận quan ngại công cuộc chống tham nhũng do ông phát động lâu nay sẽ bị tác động bất lợi. Nhiều sủy đoán cũng cho rằng tình trạng bệnh tật của ông Nguyễn Phú Trọng khiến các phe phái khác trong đảng nổi dậy.

Nhà báo Tôn Phi có nhận định liên quan :

"Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam họ cũng đã thấy kinh nghiệm của những nhà nước theo chủ nghĩa Marx nên họ tản quyền lực ra, không tập trung vào một người. Nếu người này ốm thì có người khác thay. Họ đã tính hết cả rồi cho nên chuyện ốm đau, sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng không ảnh hưởng đến việc tranh giành đấu đá, tranh quyền tranh chức bằng việc khủng hoảng niểm tin, khủng hoảng chân lý trong hệ thống từ trên xuống dưới của mấy triệu đảng viên".

Hệ thống chính trị của Việt Nam thiếu minh bạch, ngay cả đến sức khỏe của lãnh đạo. Đây là một điểm yếu mà những người cổ xủy cho dân chủ nhân quyền luôn đề nghị phải thay đổi.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 19/06/2019

*******************

Ông Trọng ‘xin vắng mặt’, tiếp tục gây đồn đoán về tình hình sức khỏe

VOA, 19/06/2019

Tổng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng đã không đến d bui tiếp xúc c tri Hà Ni sáng ngày 19/6 như d kiến, làm nhng đn đoán v tình hình sc khe ca người đng đu nhà nước Vit Nam li tiếp tc ni lên trong dư lun.

npt3

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng phát biu ti bui tiếp xúc c tri qun Ba Đình và quận Hoàn Kiếm, Hà Ni, hôm 8/10/2018. Ông Trng đã không xut hin ti mt bui tiếp xúc c tri Hà Ni hôm 19/6. (nh TTXVN - chp màn hình Tuyengiao.vn)

Truyền thông trong nước cho biết ông Trng "do bn công tác nên xin phép không d cuc tiếp xúc cử tri sáng nay" theo như li ca Ch tch Mặt trận Tổ quốc qun Hoàn Kiếm Lê Hng Phú nói.

Trước đó mt ngày, 1 s trang mng trong nước gm VTC, Infonet và MSN cho biết "Ngày mai (19/6) Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng s tiếp xúc c tri ti Hà Ni". Tủy nhiên những bn tin này dường như đã b xóa vì chúng tôi không th trủy cp được vào ngày 19/6. Ch có bn tin ca Sputnik ra hôm 18/6, trong đó cho biết ông Trng "s tiếp xúc c tri ti các qun Tây H, Ba Đình, Hoàn Kiếm" trích ngun t Infonet, thì vẫn còn trủy cp được.

Sự vng mt liên tc ca ông Trng trong hai tháng qua đã gây ra nhiu chú ý và đn đoán v tình hình sc khe ca người hin đang kiêm nhim hai chc v cao nht ca Vit Nam.

Trong khi có những tin đn rng ông Trng bt qu" và bị đưa đi cp cu ti bnh vin trong thi gian thăm và làm vic tnh Kiên Giang hi gia tháng 4 thì truyn thông chính thng không đăng ti bt c thông tin gì v vic này. Sau đó hai tun, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng đã phi lên tiếng trong mt cuc hp báo Hà Ni khi b đt câu hi v nhng đn đoán đó. Bà Hng cho biết "do cường đ làm vic cao, thi tiết thay đi đã nh hưởng đến sc khe ca Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng".

Ông Trọng bt ng xut hin trở lại trong mt bui hp gia các lãnh đo ch cht ca Vit Nam vào ngày 14/5 và sau đó 2 ngày ti bui khai mc Hi ngh Trung ương ln th 10 Ban chp hành Trung ương Đng khóa 12 hôm 16/5. Tủy nhiên, ông Trng li tiếp tc vng bóng, nht là trong ngày trình Quốc hi phê chun Công ước 98 hôm 29/5, mà báo chí trước đó đưa tin rng ông s là người trc tiếp trình lên Quc hi.

Ngày 6/6, truyền thông trong nước cho biết tng bí thư-ch tch nước ch đo công tác chun b và t chc đi hi đng b các cp hướng ti Đi hi 13 ca Đng Cng sn Vit Nam qua mt văn bn ch không xut hin trước công chúng.

Ông Trọng, 75 tui, được coi là "kiến trúc sư" ca chiến dch chng tham nhũng, trong đó hàng chc quan chc cp cao và lãnh đo các ngành du khí, ngân hàng và công an đã bị đưa ra xét x vi nhng bn án nhiu năm trong tù.

Theo VietNamNet, một c tri phường Hàng B, qun Hoàn Kiếm, đã chúc TBT-CTN Trng "luôn mnh khe đ tiếp tc lãnh đo Đng, Nhà nước và nhân dân giành nhiu thng li hơn na" ti buổi họp hôm 19/6.

https://youtu.be/18SVJ-HA6MA?list=PL231429C17BE39E34

*****************

Ông Nguyễn Phú Trọng không gặp mặt cử tri vì bận công tác

RFA, 19/06/2019

Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng không thể tham dự cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội vào sáng 19/6/2019 do "bận công tác".

npt4

Hình minh họa. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ở Phnom Penh, Campuchia hôm 26/2/2019 -  AFP

Thông tin này được báo điện tử Vietnamnet dẫn lời Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàn Kiếm Lê Hồng Phú cho hay, tủy nhiên không nói rõ ông Trọng bận công tác gì hay tình hình sức khỏe như thế nào.

Vào ngày 18 tháng 9 báo chí trong nước loan tin, ông Nguyễn Phú Trọng cùng hai Đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội là Nguyễn Hồng Thái và Đào Tú Hoa sẽ tiếp xúc cử tri Quận Hoàn Kiếm vào ngày 19/6.

Lịch trình cũng cho biết, trong buổi chiều sẽ diễn ra cuộc tiếp xúc cử tri giữa ông Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu quốc hội với cử tri quận Ba Đình và Tây Hồ.

Tủy nhiên ngay sau đó những bài báo loan tin vừa nêu đều bị gỡ xuống.

Lần gần nhất ông Trọng xuất hiện trở lại trên truyền thông là hôm 18/5/2019 khi phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản 10 khóa 12.

Chỉ 4 ngày trước đó, ông Nguyễn Phú Trọng tổ chức cuộc gặp với các lãnh đạo chủ chốt sau 1 tháng vắng mặt vì có vấn đề về sức khỏe.

Những hình ảnh chụp sau đó cho thấy ông ngồi trên ghế và phải có dây đai choàng qua phần bụng.

Báo chí nhà nước khi đăng lại những hình ảnh này đã dùng phần mềm chỉnh sửa ảnh xóa dây đai hoặc chỉ đưa phần phía trên của ông Trọng.

Sau đó truyền thông trong nước loan tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đọc tờ trình tham gia Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế -ILO vào ngày 29 tháng 5 ; tủy nhiên đến thời điểm đó, ông Trọng không xuất hiện mà người đọc tờ trình là bà phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.

**************

Tổng bí thư Trọng 'xin vắng mặt' không tiếp xúc cử tri vì bận công tác

BBC, 19/06/2019

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không có mặt tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội sáng 19/6 như nhiều báo Việt Nam đưa tin trước đó.

npt5

Ông Trọng xuất hiện khá thất thường suốt hai tháng qua kể từ khi có tin ông nhập viện hôm 14/4

Theo Vietnamnet, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàn Kiếm Lê Hồng Phú cho biết, ông Trọng "do bận công tác nên xin phép không dự cuộc tiếp xúc cử tri sáng nay".

Trước đó, theo một bài báo của VTC, ông Trọng dự kiến cùng hai đại biểu khác là Nguyễn Hồng Thái và Đào Tú Hoa sẽ tiếp xúc cử tri ở quận Hoàn Kiếm tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Hoàn Kiếm.

Tủy nhiên bài báo này đã bị xóa sau đó.

Theo lịch tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội, các đại biểu quốc hội trong Đoàn sẽ tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV từ 18/6 đến 5/7/2019.

Như vậy ông Trọng đã 'vắng mặt' đúng một tháng, kể từ lần cuối ông Trọng chính thức xuất hiện trên báo chí hôm 19/5, khi bế mạc Hội nghị Trung ương 10, Tuổi Trẻ khi đó có bài viết phát biểu của ông, kèm theo hình ảnh của Thông Tấn Xã.

Còn lần cuối ông xuất hiện trên truyền hình là hôm 16/5 khi ông phát biểu khai mạc Hội nghị.

Hôm 29/5, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đáng lẽ sẽ là người trình bày Tờ trình về việc Việt Nam gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Nhưng hôm đó bà Đặng Thị Ngọc Thịnh lại "nhận được sự ủy nhiệm" để đọc tờ trình do ông Trọng ký trước Quốc hội.

Sự xuất hiện của ông Trọng khá thất thường kể từ khi tin cho hay ông phải nhập viện trong lúc thăm Kiên Giang hồi 14/4.

Thường trực Ban bí thư, ông Trần Quốc Vượng và Phó Chủ tịch Đặng Thị Ngọc Thịnh thường xuyên thay thế ông thực hiện các hoạt động thuộc trách nhiệm của Tổng bí Thư và Chủ tịch nước.

npt6

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (trái) thay thế ông Trọng trình bày Tờ trình về việc Việt Nam gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hôm 29/5

Các nhân vật thay mặt hoặc hỗ trợ công việc

Đến ngày 21/5, Thường trực Ban bí thư, ông Trần Quốc Vượng thay thế ông Trọng chủ trì một cuộc họp về phòng chống tham nhũng.

Hôm 29/5, ông Vượng tiếp tục ra mặt đón tiếp Chủ tịch Quốc hội Campuchia và "chuyển lời thăm hỏi, lời chúc mừng của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới các nhà lãnh đạo Campuchia".

Trước đó hồi tháng Ba, chính ông Trọng đã ra tiếp đón Chủ tịch Quốc hội Lào.

Nhưng trong nửa sau tháng 4 và sang tháng 5, đài báo VN chỉ nói ông gửi điện thư giao lưu với lãnh đạo các nước mà không đăng hình xuất hiện ở đâu.

Cũng trong ngày 29/5, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tiếp đón ông Paul de Jersey, thống đốc bang Queensland của Úc.

Lịch làm việc của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh tại Phủ Chủ tịch có vẻ khá bận rộn, vì cũng trong ngày 29/05, tại trụ sở này bà đã "tiếp đoàn đại biểu nữ là bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến" thời kỳ kháng chiến.

Trước đó, hôm 23/05, cũng tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp Đoàn đại biểu chức sắc tôn giáo tỉnh Ninh Bình, theo báo Việt Nam.

Theo Hiến pháp Việt Nam, điều 88, khoản 6, một trong những nhiệm vụ của Chủ tịch nước là "trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế qủy định tại khoản 14 Điều 70" và "quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước".

Điều 92: Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước ủy nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ.

Điều 93 Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Quay lại trang chủ
Read 919 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)