Một đơn vị an ninh quốc gia bí mật của Mỹ, tổ chức chuyên bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia này đã ngăn chặn nỗ lực của doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam nhằm buôn lậu các bộ phận tên lửa hành trình, OneZero tiết lộ.
Trụ sở mới của Viettel
Team Telecom là cơ quan chuyên trách được hợp thành bởi các đại diện từ An ninh Nội địa, Bộ Tư pháp (bao gồm FBI), cũng như Bộ Quốc phòng, và Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC).
Một cuộc điều tra năm 2016 chưa được báo cáo trước đây về VTA Telecom, một công ty con của Viettel, doanh nghiệp đã bị phát hiện vì những nỗ lực mua sắm và xuất khẩu trái phép động cơ tên lửa và thiết bị dẫn đường. Giám đốc điều hành của Viettel, Bùi Quang Huy, thừa nhận cáo buộc, và chịu án tù ngắn trước khi bị trục xuất về Việt Nam.
Cụ thể, vào tháng 5, FCC đã từ chối giấy phép cho China Mobile USA hoạt động tại Mỹ theo khuyến cáo của Team Telecom, theo đó, giấy phép sẽ làm gia tăng rủi ro thực thi pháp luật và an ninh quốc gia của Mỹ.
Cùng tháng đó, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp trao cho chính phủ liên bang quyền ngăn chặn các công ty Mỹ mua thiết bị viễn thông nước ngoài có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia. Động thái này nhắm thẳng vào gã khổng lồ mạng Trung Quốc Huawei.
Bùi Quang Huy, anh ta là ai ?
Huy không phải là người buôn lậu vũ khí quốc tế thuần túy, theo tài liệu tòa án, anh ta là người lớn lên ở vùng nông thôn, trong một gia đình cơ bản với cha là giáo viên, mẹ là công nhân xưởng may.
Năm 2007, tốt nghiệp bằng cử nhân tiếng Anh và kinh tế, Huy đã đi làm cho Viettel, và sớm được tham gia nhóm triển khai các dự án nông nghiệp, y tế và giáo dục ở Campuchia và Haiti.
Đầu năm 2013, Viettel đã phái Huy đến Florida để thúc đẩy việc bán dịch vụ gọi viễn thông cho cộng đồng người Haiti và Peru bằng cách thành lập một doanh nghiệp địa phương, Tập đoàn Viễn thông VTA. Mục đích của công ty là bán thẻ điện thoại quốc tế và cuối cùng là phát triển mạng lưới viễn thông Viettel tại Mỹ.
Bước đầu tiên, Huy nộp đơn xin giấy phép cho FCC trong cung cấp dịch vụ điện thoại giữa Mỹ và Campuchia, Cameroon, Haiti, Lào, Mozambique, Peru, Timor-Leste và Việt Nam. Ứng dụng của VTA cũng cho biết, nó thuộc sở hữu 100% của Viettel.
Tuy nhiên, VTA đã không cho FCC biết tên tiếng Việt của Viettel (Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội), và thuộc sở hữu, điều hành của Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Viettel không quan tâm nhiều đến các thuê bao Mỹ, tập đoàn này hướng tới vũ khí của Mỹ.
FCC chịu trách nhiệm cấp phép cho tất cả các dịch vụ viễn thông tại Mỹ và phải xem xét lợi ích công cộng có liên quan, bao gồm các rủi ro an ninh quốc gia. Khi không có chuyên môn nội bộ để đánh giá những rủi ro đó, FCC đã chuyển nhiệm vụ đó cho Team Telecom.
Giám đốc điều hành của Viettel, Bùi Quang Huy, thừa nhận cáo buộc, và chịu án tù ngắn trước khi bị trục xuất về Việt Nam.
Team Telecom xem xét ứng dụng VTA vào tháng 7/2013. Vào tháng 8, tổ chức này đã yêu cầu FCC tạm dừng ứng dụng trong bối cảnh an ninh quốc gia, thực thi pháp luật và các vấn đề an toàn công cộng. Điều này không có gì bất thường.
Các đánh giá của Team Telecom thường bắt đầu bằng một danh sách dài các câu hỏi để xem đối tượng có kết nối với chính phủ nước ngoài hay không, sự chặt chẽ của các liên kết đó và liệu các hệ thống viễn thông được đề xuất có chịu sự giám sát hay kiểm soát từ bên ngoài hay không.
Vụ án của Huy cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về cách các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ hạ gục một doanh nghiệp công nghệ lừa đảo. Không rõ từ các tài liệu tòa án mà cơ quan liên bang đã thực hiện cuộc điều tra về VTA Telecom, nhưng có lẽ đã bắt đầu từ những hành vi đáng ngờ của Huy trong năm 2015.
Huy không tập trung vào mặt hàng thẻ viễn thông, được yêu cầu mua sắm nhiều mặt hàng khác nhau cho Viettel. Đầu mùa hè năm đó, Huy bắt đầu đàm phán về một cảm biến chuyển động tinh vi được sử dụng trong máy bay thương mại và vệ tinh, trong đó có cả ứng dụng cho bom, tên lửa và ngư lôi. Đầu tiên, Huy cố gắng thuyết phục Connecticut rằng linh kiện này sẽ được sử dụng ở California, sau đó thừa nhận nó sẽ được gửi về Việt Nam.
Vào tháng 6/2015, Huy đã tiếp cận một công ty ở Florida về việc mua 10 hệ thống theo dõi video. Lần này, không còn sự mơ hồ nào nữa, bởi hệ thống này là thiết bị quân sự quan trọng, theo quy định về vũ khí và giao thông quốc tế của Mỹ (ITAR), và do đó phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt. Và Mỹ tin rằng, những máy theo dõi này cuối cùng đã được xuất khẩu mà không có giấy phép cần thiết đặt ra.
Sau đó vào tháng 8, Huy đã cố gắng mua các thành phần cơ khí cho một tên lửa từ một công ty thứ ba. Khi nhà cung cấp nói với Huy rằng thiết bị nằm dưới sự quản lý và kiểm soát của ITAR, Huy đáp trả rằng, anh ta không có thời gian để xin giấy phép xuất khẩu và yêu cầu xóa tên của anh ta và VTA khỏi mọi giấy tờ trong thỏa thuận.
Sandia Technical Supply LLC là một nhà cung cấp thiết bị quốc phòng nhỏ có trụ sở tại Albuquerque, New Mexico. Nhà cung cấp này đã tạo một vỏ bọc và buộc Huy phải chia sẻ về động cơ thật của anh ta, khi trong một email tháng 3/2016 Huy tình cờ chia sẻ, "chúng tôi cũng có nhu cầu về động cơ phản lực tuabin với thông số kỹ thuật như sau : Turbojet Teledyne J402-CA-400. Ứng dụng chính : Harpoon"... Nói cách khác, Huy đi từ bán thẻ viễn thông đến tiếp cận và mua sắm động cơ chế tạo tên lửa hành trình chống hạm hàng đầu của quân đội Mỹ, Harpoon.
Người đứng đầu Sandia Technical Supply LLC, Martinez đã cảnh báo Huy rằng, các động cơ của Harpoon đã được kiểm soát các cơ quan quân sự và anh ta sẽ cần giấy phép xuất khẩu từ Bộ Ngoại giao - một điều gần như không thể với lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam. Và rồi, Martinez gợi ý, họ có thể giao hàng nhưng "phí hoa hồng và vận chuyển sẽ cao hơn".
Tháng 5, Huy đã đến một cơ sở của Teledyne ở Ohio cùng với đại diện của Sandia để xem J402 và thực hiện khoản thanh toán 20.000 USD. VTA cuối cùng đã đặt 11 động cơ và phụ kiện với tổng trị giá 1,2 triệu USD.
Martinez đã cấp cho Huy giấy chứng nhận người dùng cuối, được cho là vận chuyển trơn tru đến Việt Nam. Huy viết trong đó rằng, các động cơ đã được định sẵn cho các máy bay không người lái để phục vụ hoạt động giám sát ở khu vực xa xôi và khắc nghiệt.Và trong một email riêng, Huy đề cập với Martinez rằng, Viettel sẽ cần sự giúp đỡ của các chuyên gia để điều chỉnh J402 trong hoạt động tương tự như tên lửa Harpoon.
Vào ngày 25/10/2016, Huy đã bị truy tố tại Tòa án quận New Mexico về việc tìm cách xuất khẩu thiết bị quốc phòng từ Mỹ mà không có giấy phép cần thiết.
Tại phiên xử kết án gần một năm sau, Huy nói với tòa án : Những hành động của tôi bắt nguồn từ mong muốn của tôi làm việc ở Mỹ, và con tôi sẽ có một môi trường tốt hơn và nhiều cơ hội hơn trong tương lai. Tôi đã cố gắng đi một lối tắt, nhanh hơn, ít tốn kém hơn.
Hành vi phạm tội của Huy có thể khiến anh bị án 20 năm tù, nhưng chính phủ Mỹ đã đồng ý với một thỏa thuận biện hộ, nhằm cân bằng lợi ích, và mức án chỉ là 1 năm 1 ngày.
Sau khi thụ án, Huy được hồi hương về Việt Nam.
Trong trường hợp này, VTA đã từ bỏ diện mạo là doanh nghiệp viễn thông. Vào tháng 9/2017, VTA đã thuê một công ty luật sư của Washington để vận động hành lang cho họ. Trong hồ sơ theo yêu cầu của Đạo luật Đăng ký Cơ quan Nước ngoài, các luật sư viết rằng họ sẽ gặp các Thành viên của Quốc hội, cũng như các Bộ Ngoại giao, Thương mại và Quốc phòng, để ủng hộ cho VTA/Viettel về các vấn đề liên quan đến quốc phòng Việt Nam và an ninh quốc gia.
VTA nói với OneZero rằng họ rất tiếc về các hành vi của nhân viên cũ của mình, ông Bùi Quang Huy, liên quan đến kiểm soát xuất khẩu, và họ đã hợp tác đầy đủ với các cuộc điều tra của chính phủ Mỹ. Phía công ty cũng cho biết họ đã lọc các nhân viên liên quan đến vấn đề này và thực hiện các chính sách và thủ tục tuân thủ xuất khẩu mới để khắc phục các hành động trong quá khứ và đảm bảo tuân thủ luật pháp và quy định của Mỹ trong tương lai.
Gần sáu năm sau khi nộp đơn ban đầu VTA, và với chủ tịch của công ty con ở Mỹ đã bị kết án buôn lậu vũ khí, FCC vẫn chưa ra quyết định về giấy phép viễn thông ở Mỹ của Viettel.
Cả FCC và Team Telecom đều im lặng trước vấn đề này.
Trớ trêu thay, nếu Huy và Viettel chơi đúng luật, có lẽ họ đã được tiếp cận các động cơ tên lửa hành trình tại Việt Nam. Bởi, chưa đầy hai tuần sau khi Huy thực hiện khoản thanh toán bất hợp pháp của mình, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Mỹ đang dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Mười tám tháng sau, kể từ thời điểm Huy ra khỏi nhà tù, Tổng thống Trump đã đi xa hơn. Trong bài phát biểu trước khi gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, ông nói : Mỹ muốn Việt Nam mua thiết bị (vũ khí), và tên lửa nằm trong danh mục được phép mua đó.
Mark Harris
Nguyên tác : Exclusive : The Vietnamese Cellphone Company That Tried to Smuggle Missile Parts — and the Spies Who Stopped It, OneZeroMedium, 18/06/2019
An Viên lược dịch
Nguồn : VNTB, 24/06/2019
2222222222222222
Giám đốc điều hành của Viettel, Bùi Quang Huy, thừa nhận cáo buộc, và chịu án tù ngắn trước khi bị trục xuất về Việt Nam.