Người đứng đầu Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel của Việt Nam mới đây thể hiện có giấc mơ lớn về công nghệ mạng 6G, thậm chí cả "sản xuất tàu vũ trụ". Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ hoài nghi về năng lực thực hiện của Viettel.
Ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn Viettel
Một số báo mạng Việt Nam gồm Trí Thức Trẻ, CafeBiz, CafeF hôm 23/10 đăng bài phỏng vấn dài với Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel, với lời giới thiệu rằng Viettel "đã làm chủ và sản xuất được gần như toàn bộ hệ thống mạng viễn thông lõi" và "đứng vào hàng ngũ một trong 5 nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới", nay là lúc đến tính đến tương lai.
Vị lãnh đạo Viettel cho hay theo kế hoạch, đến cuối năm 2021, tập đoàn của ông sẽ có con chip macro tự sản xuất để chạy cho mạng 5G của tập đoàn, đồng thời bày tỏ "hoàn toàn tin tưởng" rằng đến năm 2025, các thiết bị 5G cũng do Viettel sản xuất sẽ được sử dụng trong mạng của tập đoàn.
Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, tỏ ra có khả năng nhìn xa trông rộng bằng lời nhận định là ở thời điểm đó thế giới có thể bắt đầu với mạng 6G rồi, vì vậy, đến năm 2023, tập đoàn của ông "sẽ phải nghiên cứu 6G" để chờ thời điểm ứng dụng vào khoảng năm 2028 hoặc 2030.
Thiếu tướng Dũng lưu ý rằng trong thời gian trước đây, khi thế giới trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp, Việt Nam "đều đi sau và tụt hậu". Do đó, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thường được gọi là cách mạng 4.0 ở Việt Nam, "mong muốn lớn nhất là chúng ta đi ngang bằng với thế giới", người đứng đầu Viettel nói trong cuộc phỏng vấn.
Ông Dũng nói thêm : "Những câu chuyện này đều xuất phát từ khát khao về sự hùng cường của đất nước".
Vị lãnh đạo của tập đoàn viễn thông hàng đầu Việt Nam nêu ra kỳ vọng là đến năm 2023, "trong công nghệ 6G trên thế giới bắt đầu có tiếng nói của Viettel" và tập đoàn sẽ đóng góp không ít bằng sáng chế, đặt ra những tiêu chuẩn trong ngành viễn thông, được Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU công nhận, giới thiệu.
Cuối bài phỏng vấn, Thiếu tướng Dũng, lãnh đạo cao nhất của Viettel, nói rằng định hướng lớn của tập đoàn tuy "tập trung hơn đến dân sinh, nền tảng tự động hóa sản xuất, tự động hóa nền nông nghiệp thông minh, y tế, giáo dục" nhưng cũng không loại trừ một điều là "ước mơ lớn như vũ trụ thì biết đâu, vài năm nữa người Viettel cũng sẽ làm".
"Có thể một ngày nào đấy, người Viettel cũng ước mơ bay vào vũ trụ như Jeff Bezos và bắt tay sản xuất tàu vũ trụ", Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel Lê Đăng Dũng nói chốt lại cuộc phỏng vấn.
Theo quan sát của VOA, chỉ riêng trên trang Facebook của báo mạng CafeF, bài phỏng vấn với Thiếu tướng Dũng nhận được hơn 7.700 phản ứng, trong đó có hơn 6.400 biểu tượng thể hiện cảm xúc yêu thích, hơn 1.000 biểu tượng cười cợt. Bài đăng cũng được 150 người lan tỏa qua chức năng "chia sẻ" và thu hút hơn 1.000 lời bình luận.
Trong số những người chia sẻ và bình luận, một số nhỏ nói họ "tin tưởng" Viettel "sẽ làm được" hoặc "không gì là không thể", "tại sao không ?", kèm theo là những lời chúc Viettel thành công, phát triển bền vững.
Tuy nhiên, phần lớn những người còn lại bày tỏ hoài nghi về những phát biểu của vị lãnh đạo tập đoàn Viettel.
Không ít người đăng ý kiến nhắc nhở về thực tại là đường cáp quang internet cho các hộ gia đình lẫn mạng 4G của Viettel hiện còn chưa hết tình trạng bị chậm, bị gián đoạn, và mong vị quyền chủ tịch kiêm tổng giám đốc khắc phục cho tốt đã rồi hãy bàn về 5G, 6G.
Một Facebooker có tên Trần Tâm viết : "Bác nâng cấp chất lượng internet Viettel hộ chúng cháu cái đã rồi hãy bay vào vũ trụ".
Một số người khác dẫn ra ví dụ là ứng dụng về trao đổi, kiểm soát thông tin dịch Covid-19 do Viettel làm cho Bộ Y tế chỉ là một phần mềm nhỏ mà còn đang bị "lỗi tùm lum" thì việc theo đuổi những ước mơ lớn có lẽ chỉ là hão huyền.
"Làm mấy cái phần mềm khai báo y tế chạy còn không thông mà còn đòi lên cung trăng", Nguyễn Văn Tu, một trong số các Facebooker, đưa ra bình luận.
Nhiều người viết rằng "không ai đánh thuế giấc mơ" song vẫn cho rằng Thiếu tướng Dũng "nổ" quá mức, hàm ý rằng ông đã nói ba hoa, phóng đại.
Nguồn : VOA, 25/10/2021
Hòa Ái, RFA, 27/06/2019
Tập đoàn Viễn thông Viettel lớn nhất Việt Nam vừa đưa ra đề xuất Nhà nước nhanh chóng có quy định để đảm bảo quyền khai thác dữ liệu của doanh nghiệp, trong đó bao gồm quyền được khai thác dữ liệu cá nhân một cách hợp lý.
Hội thảo Khoa học Cấp Quốc gia, với chủ đề "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam", diễn ra vào chiều ngày 24/06/19. Courtesy : Ảnh chụp màn hình thesaigontimes.vn
Tại Hội thảo Khoa học Cấp Quốc gia, với chủ đề "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam", diễn ra vào chiều ngày 24/06/19, truyền thông quốc nội ghi nhận các doanh nghiệp viễn thông như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Công nghệ Viễn thông Quân đội Viettel nêu lên vấn đề các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định rõ ràng và còn thiếu sót trong các quy định về khai thác, bảo vệ dữ liệu cá nhân dẫn đến hậu quả đang là rào cản đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghệ hoạt động ở Việt Nam.
Trưởng ban Chiến lược của Viettel, ông Nguyễn Việt Dũng nhấn mạnh rằng nguồn dữ liệu khách hàng là rất lớn và là tài nguyên, lợi ích của mô hình kinh doanh số mới ; tuy nhiên việc khai thác, sử dụng dữ liệu còn gặp nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng là vì một phần chưa có quy định pháp luật để bảo vệ quyền được khai thác dữ liệu cá nhân một cách hợp lý. Đại diện của Tập đoàn Viettel cho rằng cần có hành lang pháp lý và mong muốn cơ quan nhà nước nhanh chóng ban hành quy định để đảm bảo quyền khai thác dữ liệu của doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0.
Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ BKAV, ông Nguyễn Tử Quảng đưa ra nhận xét của ông liên quan đề xuất vừa nêu của Tập đoàn Viettel :
"Tôi nghĩ việc sử dụng các dữ liệu như vậy của các doanh nghiệp có lẽ cũng là một phần tất yếu. Chúng ta có thể thấy tất cả các doanh nghiệp như Google, Facebook thì những tiện ích họ tạo ra cho người sử dụng trên toàn cầu có một phần dựa vào việc họ sử dụng dữ liệu lớn của người dùng đóng góp vào. Đấy là một phần tất yếu của sự phát triển internet. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy là họ lạm dụng, chẳng hạn như gần đây chúng ta thấy Facebook lạm dụng rất nhiều và cũng bị lên án rất nhiều. Do đó, tôi nghĩ đấy cũng là lý do tại sao các doanh nghiệp internet ở Việt Nam muốn có luật để quy định rõ ràng họ có quyền sử dụng đến đâu".
Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông tính đến hết tháng 8 năm 2016, Việt Nam có tổng số hơn 128 triệu thuê bao điện thoại di động trên mạng, trong đó thuê bao mạng Viettel chiếm gần 50%. Và theo ghi nhận của Sách trắng CNTT-TT phát hành năm 2017, ba doanh nghiệp Viettel, VNPT và MobilFone chiếm giữ đến 95% thị phần tại Việt Nam trong năm 2016.
Đài RFA nêu vấn đề với một số khách hàng của các tập đoàn viễn thông ở trong nước rằng họ đón nhận đề xuất của Viettel liên quan Việt Nam cần có quy định bảo vệ quyền được khai thác dữ liệu cá nhân của khách hàng và được đa số cho biết họ cũng nghĩ rằng khách hàng sẽ được đảm bảo quyền lợi chắc chắn hơn một khi các quy định pháp luật được ban hành. Một sinh viên trẻ tuổi nói với RFA :
"Tôi nghĩ là có hai mặt của nó, cũng có một phần là tốt. Ví dụ như có xảy ra liên quan đến pháp luật chẳng hạn thì sẽ dựa vào luật làm căn cứ để xem xét".
Mặt không tốt của vấn đề mà bạn sinh viên không muốn nêu tên đưa ra là :
"Lo ngại các dữ liệu của bản thân, những gì cần bảo mật mà lại bị xâm phạm thì không tốt".
Qua trao đổi với giới chuyên gia về công nghệ thông tin, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận điều lo ngại của không ít khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp mạng Việt Nam liên quan thông tin cá nhân của họ bị xâm phạm không phải là vô cớ. Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, từ Australia đưa ra lập luận cho rằng đề xuất của Viettel có thể xem như là một phương thức "hợp thức hóa" sự kiểm soát người dân một khi Nhà nước Việt Nam ban hành luật định. Ông Hoàng Ngọc Diêu lý giải qua ứng dụng Messenger :
"Đại diện của Tập đoàn Viettel có những đánh tráo rất tinh vi về chuyện ‘khai thác dữ liệu cá nhân’ và ‘khai thác dữ liệu’. Thứ nhất, không có một quốc gia tự do và minh bạch nào trên thế giới mà cho phép một công ty quân đội hoặc một công ty nào bất kỳ có quyền ‘khai thác dữ liệu cá nhân’. Ngược lại, các quốc gia tự do và minh bạch có luật lệ cụ thể bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân. Thêm nữa, Viettel đề nghị bảo vệ và khai thác thông tin cá nhân vì lý do lợi ích và cho rằng đó là ‘tài nguyên’ và tròng tréo giữa ‘dữ liệu cá nhân’ với dữ liệu chung chung. Từ đó, họ đẩy đến lý do thời đại công nghệ 4.0 cần phải có ‘dữ liệu’ mới phát triển trí tuệ nhân tạo. Đó là cách bẻ vấn đề một cách ma mãnh. Ai cho phép họ quyền sử dụng thông tin và dữ liệu cá nhân ? Và ai cho phép họ biến những thứ riêng tư ấy thành ‘tài sản và ‘tài nguyên’ ?"
Chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu nhấn mạnh rằng Nhà nước Việt Nam đã và đang ngang nhiên sử dụng thông tin cá nhân của người dân một cách tuỳ thích cho mục đích quản lý và trấn áp với mục đích bảo vệ chế độ mà các Chính phủ trên thế giới cùng những tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích rất nhiều vì lý do vi phạm nhân quyền và do đó ông khẳng định :
"Chiêu bài ‘công nghệ 4.0’ tròng tréo với ‘dữ liệu cá nhân’ này nhằm hơp thức hóa những trò sử dụng thông tin cá nhân vừa có thể kiểm soát và quản lý người dân, vừa có thể né được những chỉ trích vì đó là... luật".
Báo mạng techwireasia.com, hồi đầu tháng 5 năm 2017, qua bài báo với nhan đề "Việt Nam có thể là hòn ngọc công nghệ Đông Nam Á-nhưng kiểm soát chặt chẽ những bất đồng quan điểm" ghi nhận Việt Nam là quốc gia "tự do internet", nằm trong số hơn 49 triệu người sử dụng internet và 45 triệu tài khoản mạng xã hội tại khu vực Đông Nam Á nhưng vẫn không có tự do ngôn luận. Con số này theo Báo cáo Digital 2019 thì nay có 62 triệu người Việt Nam thường xuyên sử dụng mạng xã hội, chiếm 64% dân số ; trong số này có 58 triệu người sử dụng mạng xã hội bằng điện thoại.
Và theo ghi nhận của RFA, các cư dân mạng tại Việt Nam, trong đó hầu hết những người có quan điểm phản biện với chính quyền cùng đồng thuận rằng họ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và nguy hiểm khi đề xuất của Viettel về quyền của doanh nghiệp được đảm bảo khai thác dữ liệu cá nhân chính thức được đưa vào quy định pháp luật.
Hòa Ái
Nguồn : RFA, 27/06/2019
********************
Bộ trưởng truyền thông Việt Nam bị chê ‘dại dột’ khi đe dọa Google và Facebook
Người Việt, 27/06/2019
"Các nhà chính trị Việt Nam, xin các bạn hãy thông hiểu nước Mỹ, đừng dại dột. Ông [Nguyễn Mạnh] Hùng, nên rút lại lời đe dọa hai tập đoàn công nghệ của nước Mỹ, càng sớm càng tốt", Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội viết trên trang cá nhân hôm 27/6.
Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. (Hình : Zing)
Ông Hải lập luận thêm về đề nghị của mình : "Tôi đã nhiều lần cảnh báo chính quyền Việt Nam, tuy Mỹ đang ve vãn Việt Nam, và Việt Nam đang hưởng lợi rất nhiều từ Mỹ, nhưng nếu như Việt Nam có chính sách gây hại đến lợi ích và các tập đoàn của Mỹ, họ sẽ có cách gây sức ép tương xứng ngay. Tôi cũng nhấn mạnh, các Tập đoàn Google và Facebook tuy kiếm doanh thu đến nửa tỉ đô ở Việt Nam về quảng cáo nhưng so với thặng dư thương mại của Việt Nam hàng chục tỉ đô đối với Mỹ, cũng không đáng bao. Do đó nếu làm khó hai tập đoàn này ở Việt Nam, các chuyên gia lobby chính sách sẽ tác động ngay đến các quan chức cao cấp Mỹ và thậm chí trực tiếp đến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump".
Bình luận của luật sư Hải được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng càng lúc càng khiến công luận bất mãn vì thể hiện sự thiếu hiểu biết về công nghệ của ông khi ra quyết sách chặn doanh nghiệp Việt Nam "quảng cáo trên các clip xấu độc".
Trước đó, báo Zing dẫn phát ngôn của Bộ trưởng Hùng : "Việt Nam không chào đón các doanh nghiệp nền tảng xuyên biên giới đến làm ăn tại Việt Nam mà không tuân thủ pháp luật Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ sử dụng các biện pháp pháp lý, biện pháp kinh tế, biện pháp kỹ thuật để yêu cầu các bạn tuân thủ luật pháp Việt Nam. Các bạn đã chi rất nhiều tiền để làm ra các thuật toán để đọc dữ liệu khách hàng, hiểu sâu sắc khách hàng nhưng đầu tư không đáng kể vào các thuật toán để ngăn chặn nội dung xấu độc. Còn về phía các doanh nghiệp Việt Nam, các bạn nên chọn đúng nền tảng để quảng cáo, vì quảng cáo trên các nền tảng xấu độc chính là hại đất nước".
Không chỉ mạnh miệng phát ngôn về "clip xấu độc trên YouTube", ông Hùng còn huy động cả hệ thống báo nhà nước công bố danh sách 21 thương hiệu, nhãn hàng Việt Nam "có hành vi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trong các video, clip xấu độc, phản động trên YouTube".
Khái niệm "xấu độc" được báo Thanh Niên hôm 10 tháng Sáu diễn giải là "phản động, chống phá đảng, nhà nước".
Trên mạng xã hội, nhiều blogger chế giễu ông Hùng vì tuy đứng đầu một bộ quản lý về truyền thông mà dường như ông này không hề am hiểu về cách thức Google Adsense cho quảng cáo chạy tự động theo yêu cầu về phân khúc khách hàng của doanh nghiệp, nhãn hàng mua quảng cáo, mà không quan tâm đến nội dung của các clip đó là gì, có "trái ý" nhà cầm quyền Việt Nam hay không.
Tuy người của một số tòa soạn ở Việt Nam có hiểu biết nhất định về việc này nhưng họ không có chọn lựa nào khác ngoài việc đăng tin theo chỉ thị và tuân theo chủ trương "không được nói ngược lại Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam", nếu như không muốn tổng biên tập tờ báo bị mất ghế ngay lập tức. (T.K.)
Một đơn vị an ninh quốc gia bí mật của Mỹ, tổ chức chuyên bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia này đã ngăn chặn nỗ lực của doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam nhằm buôn lậu các bộ phận tên lửa hành trình, OneZero tiết lộ.
Trụ sở mới của Viettel
Team Telecom là cơ quan chuyên trách được hợp thành bởi các đại diện từ An ninh Nội địa, Bộ Tư pháp (bao gồm FBI), cũng như Bộ Quốc phòng, và Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC).
Một cuộc điều tra năm 2016 chưa được báo cáo trước đây về VTA Telecom, một công ty con của Viettel, doanh nghiệp đã bị phát hiện vì những nỗ lực mua sắm và xuất khẩu trái phép động cơ tên lửa và thiết bị dẫn đường. Giám đốc điều hành của Viettel, Bùi Quang Huy, thừa nhận cáo buộc, và chịu án tù ngắn trước khi bị trục xuất về Việt Nam.
Cụ thể, vào tháng 5, FCC đã từ chối giấy phép cho China Mobile USA hoạt động tại Mỹ theo khuyến cáo của Team Telecom, theo đó, giấy phép sẽ làm gia tăng rủi ro thực thi pháp luật và an ninh quốc gia của Mỹ.
Cùng tháng đó, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp trao cho chính phủ liên bang quyền ngăn chặn các công ty Mỹ mua thiết bị viễn thông nước ngoài có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia. Động thái này nhắm thẳng vào gã khổng lồ mạng Trung Quốc Huawei.
Bùi Quang Huy, anh ta là ai ?
Huy không phải là người buôn lậu vũ khí quốc tế thuần túy, theo tài liệu tòa án, anh ta là người lớn lên ở vùng nông thôn, trong một gia đình cơ bản với cha là giáo viên, mẹ là công nhân xưởng may.
Năm 2007, tốt nghiệp bằng cử nhân tiếng Anh và kinh tế, Huy đã đi làm cho Viettel, và sớm được tham gia nhóm triển khai các dự án nông nghiệp, y tế và giáo dục ở Campuchia và Haiti.
Đầu năm 2013, Viettel đã phái Huy đến Florida để thúc đẩy việc bán dịch vụ gọi viễn thông cho cộng đồng người Haiti và Peru bằng cách thành lập một doanh nghiệp địa phương, Tập đoàn Viễn thông VTA. Mục đích của công ty là bán thẻ điện thoại quốc tế và cuối cùng là phát triển mạng lưới viễn thông Viettel tại Mỹ.
Bước đầu tiên, Huy nộp đơn xin giấy phép cho FCC trong cung cấp dịch vụ điện thoại giữa Mỹ và Campuchia, Cameroon, Haiti, Lào, Mozambique, Peru, Timor-Leste và Việt Nam. Ứng dụng của VTA cũng cho biết, nó thuộc sở hữu 100% của Viettel.
Tuy nhiên, VTA đã không cho FCC biết tên tiếng Việt của Viettel (Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội), và thuộc sở hữu, điều hành của Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Viettel không quan tâm nhiều đến các thuê bao Mỹ, tập đoàn này hướng tới vũ khí của Mỹ.
FCC chịu trách nhiệm cấp phép cho tất cả các dịch vụ viễn thông tại Mỹ và phải xem xét lợi ích công cộng có liên quan, bao gồm các rủi ro an ninh quốc gia. Khi không có chuyên môn nội bộ để đánh giá những rủi ro đó, FCC đã chuyển nhiệm vụ đó cho Team Telecom.
Giám đốc điều hành của Viettel, Bùi Quang Huy, thừa nhận cáo buộc, và chịu án tù ngắn trước khi bị trục xuất về Việt Nam.
Team Telecom xem xét ứng dụng VTA vào tháng 7/2013. Vào tháng 8, tổ chức này đã yêu cầu FCC tạm dừng ứng dụng trong bối cảnh an ninh quốc gia, thực thi pháp luật và các vấn đề an toàn công cộng. Điều này không có gì bất thường.
Các đánh giá của Team Telecom thường bắt đầu bằng một danh sách dài các câu hỏi để xem đối tượng có kết nối với chính phủ nước ngoài hay không, sự chặt chẽ của các liên kết đó và liệu các hệ thống viễn thông được đề xuất có chịu sự giám sát hay kiểm soát từ bên ngoài hay không.
Vụ án của Huy cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về cách các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ hạ gục một doanh nghiệp công nghệ lừa đảo. Không rõ từ các tài liệu tòa án mà cơ quan liên bang đã thực hiện cuộc điều tra về VTA Telecom, nhưng có lẽ đã bắt đầu từ những hành vi đáng ngờ của Huy trong năm 2015.
Huy không tập trung vào mặt hàng thẻ viễn thông, được yêu cầu mua sắm nhiều mặt hàng khác nhau cho Viettel. Đầu mùa hè năm đó, Huy bắt đầu đàm phán về một cảm biến chuyển động tinh vi được sử dụng trong máy bay thương mại và vệ tinh, trong đó có cả ứng dụng cho bom, tên lửa và ngư lôi. Đầu tiên, Huy cố gắng thuyết phục Connecticut rằng linh kiện này sẽ được sử dụng ở California, sau đó thừa nhận nó sẽ được gửi về Việt Nam.
Vào tháng 6/2015, Huy đã tiếp cận một công ty ở Florida về việc mua 10 hệ thống theo dõi video. Lần này, không còn sự mơ hồ nào nữa, bởi hệ thống này là thiết bị quân sự quan trọng, theo quy định về vũ khí và giao thông quốc tế của Mỹ (ITAR), và do đó phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt. Và Mỹ tin rằng, những máy theo dõi này cuối cùng đã được xuất khẩu mà không có giấy phép cần thiết đặt ra.
Sau đó vào tháng 8, Huy đã cố gắng mua các thành phần cơ khí cho một tên lửa từ một công ty thứ ba. Khi nhà cung cấp nói với Huy rằng thiết bị nằm dưới sự quản lý và kiểm soát của ITAR, Huy đáp trả rằng, anh ta không có thời gian để xin giấy phép xuất khẩu và yêu cầu xóa tên của anh ta và VTA khỏi mọi giấy tờ trong thỏa thuận.
Sandia Technical Supply LLC là một nhà cung cấp thiết bị quốc phòng nhỏ có trụ sở tại Albuquerque, New Mexico. Nhà cung cấp này đã tạo một vỏ bọc và buộc Huy phải chia sẻ về động cơ thật của anh ta, khi trong một email tháng 3/2016 Huy tình cờ chia sẻ, "chúng tôi cũng có nhu cầu về động cơ phản lực tuabin với thông số kỹ thuật như sau : Turbojet Teledyne J402-CA-400. Ứng dụng chính : Harpoon"... Nói cách khác, Huy đi từ bán thẻ viễn thông đến tiếp cận và mua sắm động cơ chế tạo tên lửa hành trình chống hạm hàng đầu của quân đội Mỹ, Harpoon.
Người đứng đầu Sandia Technical Supply LLC, Martinez đã cảnh báo Huy rằng, các động cơ của Harpoon đã được kiểm soát các cơ quan quân sự và anh ta sẽ cần giấy phép xuất khẩu từ Bộ Ngoại giao - một điều gần như không thể với lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam. Và rồi, Martinez gợi ý, họ có thể giao hàng nhưng "phí hoa hồng và vận chuyển sẽ cao hơn".
Tháng 5, Huy đã đến một cơ sở của Teledyne ở Ohio cùng với đại diện của Sandia để xem J402 và thực hiện khoản thanh toán 20.000 USD. VTA cuối cùng đã đặt 11 động cơ và phụ kiện với tổng trị giá 1,2 triệu USD.
Martinez đã cấp cho Huy giấy chứng nhận người dùng cuối, được cho là vận chuyển trơn tru đến Việt Nam. Huy viết trong đó rằng, các động cơ đã được định sẵn cho các máy bay không người lái để phục vụ hoạt động giám sát ở khu vực xa xôi và khắc nghiệt.Và trong một email riêng, Huy đề cập với Martinez rằng, Viettel sẽ cần sự giúp đỡ của các chuyên gia để điều chỉnh J402 trong hoạt động tương tự như tên lửa Harpoon.
Vào ngày 25/10/2016, Huy đã bị truy tố tại Tòa án quận New Mexico về việc tìm cách xuất khẩu thiết bị quốc phòng từ Mỹ mà không có giấy phép cần thiết.
Tại phiên xử kết án gần một năm sau, Huy nói với tòa án : Những hành động của tôi bắt nguồn từ mong muốn của tôi làm việc ở Mỹ, và con tôi sẽ có một môi trường tốt hơn và nhiều cơ hội hơn trong tương lai. Tôi đã cố gắng đi một lối tắt, nhanh hơn, ít tốn kém hơn.
Hành vi phạm tội của Huy có thể khiến anh bị án 20 năm tù, nhưng chính phủ Mỹ đã đồng ý với một thỏa thuận biện hộ, nhằm cân bằng lợi ích, và mức án chỉ là 1 năm 1 ngày.
Sau khi thụ án, Huy được hồi hương về Việt Nam.
Trong trường hợp này, VTA đã từ bỏ diện mạo là doanh nghiệp viễn thông. Vào tháng 9/2017, VTA đã thuê một công ty luật sư của Washington để vận động hành lang cho họ. Trong hồ sơ theo yêu cầu của Đạo luật Đăng ký Cơ quan Nước ngoài, các luật sư viết rằng họ sẽ gặp các Thành viên của Quốc hội, cũng như các Bộ Ngoại giao, Thương mại và Quốc phòng, để ủng hộ cho VTA/Viettel về các vấn đề liên quan đến quốc phòng Việt Nam và an ninh quốc gia.
VTA nói với OneZero rằng họ rất tiếc về các hành vi của nhân viên cũ của mình, ông Bùi Quang Huy, liên quan đến kiểm soát xuất khẩu, và họ đã hợp tác đầy đủ với các cuộc điều tra của chính phủ Mỹ. Phía công ty cũng cho biết họ đã lọc các nhân viên liên quan đến vấn đề này và thực hiện các chính sách và thủ tục tuân thủ xuất khẩu mới để khắc phục các hành động trong quá khứ và đảm bảo tuân thủ luật pháp và quy định của Mỹ trong tương lai.
Gần sáu năm sau khi nộp đơn ban đầu VTA, và với chủ tịch của công ty con ở Mỹ đã bị kết án buôn lậu vũ khí, FCC vẫn chưa ra quyết định về giấy phép viễn thông ở Mỹ của Viettel.
Cả FCC và Team Telecom đều im lặng trước vấn đề này.
Trớ trêu thay, nếu Huy và Viettel chơi đúng luật, có lẽ họ đã được tiếp cận các động cơ tên lửa hành trình tại Việt Nam. Bởi, chưa đầy hai tuần sau khi Huy thực hiện khoản thanh toán bất hợp pháp của mình, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Mỹ đang dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Mười tám tháng sau, kể từ thời điểm Huy ra khỏi nhà tù, Tổng thống Trump đã đi xa hơn. Trong bài phát biểu trước khi gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, ông nói : Mỹ muốn Việt Nam mua thiết bị (vũ khí), và tên lửa nằm trong danh mục được phép mua đó.
An Viên lược dịch
Nguồn : VNTB, 24/06/2019
2222222222222222
Giám đốc điều hành của Viettel, Bùi Quang Huy, thừa nhận cáo buộc, và chịu án tù ngắn trước khi bị trục xuất về Việt Nam.
Đại tá Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, được điều sang làm Phó tư lệnh - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, thuộc Bộ Quốc phòng, vừa được công bố thành lập ngày 8/1/2018.
Mạng internet ngày càng phổ biến ở Việt Nam
Báo Dân Trí cho hay ông Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước cũng như đưa ra chiến lược cho cuộc cách mạng số hiện nay".
Báo Việt Nam nói ông Tống Viết Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước"
Hôm 11/1, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói : "Viettel là tổ hợp công nghiệp quốc phòng được coi là lớn nhất hiện nay và họ tập trung vào công nghệ thông tin và mạng, phù hợp với định hướng hiện đại hóa toàn diện của lực lượng tác chiến mạng".
"Nếu theo dõi những sản phẩm công nghiệp quốc phòng mới nhất của Viettel thì thấy rõ là họ đầu tư cho các hệ thống quản lý big data cho quân đội và các tổ hợp radar hay không người lái cho không quân".
"Viettel có nhân lực, chuyên gia, kinh nghiệm và sụ hỗ trợ đủ để phát triển lực lượng tác chiến mạng mới".
"Và nhiệm vụ của đại tá Trung là tích hợp phần nào hoạt động của Viettel cho phù hợp với định hướng phát triển của lực lượng tác chiến mạng trong tương lai".
"Cần phải nhấn mạnh là điều này hết sức có lợi cho Viettel, họ sẽ nhận đầu tư lớn hơn, có định hướng chính trị và nhiệm vụ rõ ràng và có sức ép lớn hơn trong phát triển các sản phẩm của mình, đặc biệt là cho tương lai xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng ra nước ngoài".
Lực lượng 47 'khác Bộ tư lệnh mới'
Ông Thế Phương nhấn mạnh : "Cần phân biệt lực lượng 47 với Bộ tư lệnh mới được thành lập. Hai lực lượng này khác nhau".
"Lực lượng 47 không có cơ chế điều hành và quản lý rõ ràng rành mạch như các đơn vị quân đội khác, vì đặc thù nhiệm vụ của lực lượng này".
"Nói về đặc thù nhiệm vụ của Lực lượng 47, họ là người của quân đội tham gia chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng".
"Thành viên của Lực lượng 47 là những cán bộ, chiến sĩ, phần lớn là cán bộ chính trị trong toàn quân, mà theo quân đội là có 'bản lĩnh chính trị, có kiến thức, trình độ lý luận, khả năng xử lý thông tin'".
"Mô tả Lực lượng 47 'vừa hồng vừa chuyên' có lẽ là mô tả tóm tắt nhất : quân nhân mà đặc biệt là cán bộ chính trị rất thấm nhuần tư tưởng của Đảng. Quan trọng nhất, không cần kinh phí để nuôi Lực lượng 47, vì về căn bản là nhân lực có sẵn".
Đề cập về Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng, ông Thế Phương nói : "Từ trước tới nay không gian tác chiến truyền thống trong chiến tranh là trên đất liền, trên không, trên mặt biển hay dưới lòng biển".
"Trong thời đại Internet và big data hiện nay thì xuất hiện thêm không gian mạng, có thể thấy rõ tác động của môi trường tác chiến mới này qua hoàng loạt các vụ tấn công mạng của Bắc Hàn nhắm tới Mỹ, hay trong trường hợp Việt Nam là vụ tấn công vào hê thống các sân bay năm ngoái mà người ta vẫn cho rằng do các nhóm hacker Trung Quốc tiến hành".
"Mối đe dọa này trong tương lai đối với an ninh quốc gia là rất lớn và việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng là tối cần thiết".
"Thử tưởng tượng trong 5, 10 năm tới, mọi thủ tục hành chính, mọi hoạt động giao dịch tài chính tiền tệ đều được giao dịch qua mạng, IoT hay big data được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam".
"Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia như điện, năng lượng, lưu trữ thông tin cá nhân… Khi đó, nếu không được bảo vệ, hệ thống này sẽ bị đánh sập trong tích tắc, hoặc bị ăn cắp dữ liệu".
"Việt Nam đang hô hào cách mạng 4.0, bản chất 4.0 dựa vào không gian mạng, và để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Không gian mạng thì thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng như đã đề cập là quan trọng. Cái chính ở đây là đâu tư như thế nào và đâu tư lĩnh vực gì cho tác chiến mạng".
Truyền thông Việt Nam nói việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng xuất phát từ một quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam, tuy không cho biết rõ nội dung cụ thể của quyết định này.
Có rất ít thông tin về lực lượng mới này, nhưng chính phủ và quân đội Việt Nam từ lâu không giấu giếm sự quan tâm đến vấn đề tác chiến mạng.