Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/07/2019

Mối liên hệ giữa nhân viên Huawei và quân đội Trung Quốc

John Hayward

Một nghiên cứu được công bố trong tuần này do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Fulbright Việt Nam và Hiệp hội Henry Jackson có trụ sở tại London đã tiết lộ mối quan hệ giữa nhân viên của công ty viễn thông Huawei và Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc sâu sắc hơn so với những gì họ thừa nhận trước đây.

hoavi1

Mối liên hệ giữa nhân viên Huawei và quân đội Trung Quốc - Ảnh minh họa

Các tác giả cho biết bằng chứng của họ củng cố "các lo ngại về mối quan hệ giữa Huawei, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc và về thu thập thông tin tình báo".

Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ một kho hồ sơ khổng lồ của Trung Quốc đã bị rò rỉ trên mạng hồi năm ngoái vì các công ty và cơ quan tuyển dụng Trung Quốc rất kém cỏi trong việc bảo mật dữ liệu trong cơ sở dữ liệu nhân viên, khiến cho một số máy chủ của họ tiếp cận với Internet mà không có mật khẩu bảo vệ thô sơ. Các nhà nghiên cứu của các công ty bảo mật máy tính đã có thể dễ dàng lục lọi trong các tập tin nhân sự và tải xuống hàng triệu hồ sơ xin việc của người Trung Quốc.

Tổng cộng các nhà điều tra phương Tây đã thu thập được hơn 590 triệu hồ sơ. Các nhà nghiên cứu dự án Henry Jackson Society đã trích xuất 25.000 hồ sơ của cựu nhân viên hoặc nhân viên hiện tại của Huawei, truy tìm trong số hồ sơ này với các từ khóa liên quan đến quân đội Trung Quốc và cho ra hơn 100 kết quả.

Nếu đủ thời gian, các tác giả đã tự tin rằng họ sẽ tìm thấy nhiều hồ sơ Huawei khác trong kho dữ liệu khổng lồ nhưng phải dừng lại ở có số 25.000 hồ sơ do công việc cần kíp.

"Chúng tôi cần 6-12 tháng và thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện. Thực tế là những quốc gia đang đưa ra quyết định quan trọng hiện giờ liên quan đến Huawei, tác giả Christopher Balding, giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam giải thích. Hiệp hội Henry Jackson đã thúc giục chính phủ Anh tránh sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei vì những rủi ro liên quan bảo mật.

Balding đề cập một vài sơ yếu lý lịch đặc biệt đáng lo ngại của Huawei, theo như được đài CNBC đưa tin hôm thứ Hai :

Một sơ yếu lý lịch xuất hiện cho thấy một người vừa giữ một vị trí tại Huawei lại vừa giảng dạy và nghiên cứu tại một trường đại học quân sự do Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc tuyển dụng. Balding đã xâu chuỗi mối quan hệ của nhân viên đó với một bộ phận trong Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc chuyên phụ trách tiềm lực không gian, mạng ảo và tác chiến điện tử của quân đội Trung Quốc.

Theo ông Bal Balding "bằng chứng tình huống có vẻ khá mạnh mẽ để củng cố "các lo ngại về mối quan hệ giữa Huawei, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc và về thu thập thông tin tình báo".

Cũng theo nghiên cứu, một sơ yếu lý lịch khác của một cá nhân làm việc tại Huawei nhưng là đại diện của một công ty chính phủ chịu trách nhiệm về gián điệp và phản gián. Theo nghiên cứu, cá nhân đó "tham gia thu thập thông tin công nghệ hoặc phần mềm trên các sản phẩm của Huawei.

Trong một email gửi tới CNBC, Balding nói rằng ông chưa tìm thấy từ "cửa sau – Backdoor" trong một sơ yếu lý lịch nào nhưng "có rất nhiều thuật ngữ kỹ thuật khác cho thấy có một kiểu hành vi chung này đang diễn ra.

Balding nói thêm rằng ông không sở hữu các bản sao của các mệnh lệnh rõ ràng của chính phủ Trung Quốc chỉ đạo các nhân viên của Huawei thực hiện các hành vi gián điệp, nhưng các sơ yếu lý lịch mà ông phát hiện" có nhắc tới các hành vi như ngặn chặn thông tin và chúng tôi biết các trường hợp nhân viên Huawei có một vị trí kép trong Lực lượng hỗ trợ chiến lược Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc , đây bộ phận giám sát tác chiến điện tử và các đơn vị tác chiến phi truyền thống tương tự.

Huawei đã trả lời rằng họ không thể xác minh tính chính xác của dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu và khẳng định có yêu cầu nghiêm ngặt dành cho các ứng viên xin việc từng có tham gia quân đội, tình báo hoặc chính phủ phải chứng tỏ rằng không còn liên hệ với các cơ quan đó. Công ty sau đó đã phản đối Balding vì đã đưa ra những tuyên bố suy đoán về những sơ yếu lý lịch do ông phát hiện.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ Huawei khi cho rằng cả công ty và bộ máy quân sự Trung Quốc đều rất lớn, và các cựu quân nhân có thể tự do xin việc làm phù hợp khả năgn trong lãnh vực lao động dân sự, vì vậy không có gì đáng ngại khi có nhiều cựu quân nhân và cựu binh tình báo làm việc cho Huawei.

Đáp trả những chỉ trích này, ông Balding khẳng định rằng ông không đưa ra những lời buộc tội vô căn cứ hoặc phóng đại tầm quan trọng về việc một số nhân viên Huawei xuất thân từ quân đội.

"Chúng tôi không cho rằng việc thuê cựu quân nhân đồng nghĩa là công ty ấy là một mặt trận gián điệp. Tôi không nói bất cứ điều gì như vậy nhưng đó là những gì họ đang cố gắng bày tỏ. Ý tôi là, theo như trong sơ yếu lý lịch của nhân viên Huawei thì họ giữ các vị trí kép cho tình báo Trung Quốc nhằm thu thập thông tin tình báo và tác chiến điện tử của Trung Quốc trong khi làm việc cho Huawei hoặc nhận lệnh của nhà nước Trung Quốc. Đó là điều rất đáng lo ngại", ông Balding cho biết trong một email gửi tới CNBC.

Nhà ngoại giao Anh Charles Parton nói với tờ Bưu Điện Quốc Gia Canada rằng nghiên cứu mới này là một bằng chứng không thể chối cãi vì các trường hợp do Balding nêu ra "tố cáo sự dối trá của Huawei khi họ tuyên bố rằng không có bằng chứng nào cho việc họ giúp chính phủ Trung Quốc".

John Hayward

Nguyên tác : Study Reveals Links Between Huawei Employees and Chinese Military, Breibart.com, 09/07/2019

Mai Hưng dịch

Nguồn : VNTB, 13/07/2019

Quay lại trang chủ
Read 650 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)