Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

27/08/2019

Biển Đông : bị Trung Quốc uy hiếp, Việt Nam tìm ngoại lực

Nhiều tác giả

Biển Đông : Việt Nam tìm ngoại lực để đối phó với Trung Quốc

Alexander Vuving, RFI, 27/09/201

Tầu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hoành hành trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ đầu tháng 07 đến nay, sau khoảng một tuần gián đoạn (07-13/08/2019. Ngày 24/08, tầu Hải Dương Địa Chất 8 còn ngang nhiên tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách bờ biển Phan Thiết khoảng 185 km.

ngoailuc1

Một vài người phản đối tầu khảo sát của Trung Quốc thâm nhập bãi Tư Chính của Việt Nam trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, ngày 06/08/2019. Reuters/Kham

Sau thời gian đầu im lặng, Việt Nam phản đối ngày càng kịch liệt và huy động lực lượng hải cảnh bám sát hoạt động của đội tầu Trung Quốc. Về mặt ngoại giao, Việt Nam tìm cách vận động công luận quốc tế thông qua những tuyên bố quan ngại tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông đang bị đe dọa.

Trung Quốc có ý đồ gì khi đưa tàu khảo sát quay lại vùng biển Việt Nam ? Việt Nam có khả năng chống trả như thế nào ? RFI Tiếng Việt phỏng vấn giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Center for Security Studies, APCSS), Hawai.

RFI : Tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã hai lần thâm nhập khu vực bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và hiện vẫn đang hoạt động trong khu vực này. Trung Quốc có ý đồ gì với sự kiện gây hấn mới nhất này ?

Alexander Vuving : Tôi nghĩ ý đồ lớn nhất của Trung Quốc là họ muốn tiếp tục hiện thực hóa yêu sách "đường lưỡi bò" của họ ở Biển Đông. Yêu sách đó đương nhiên là bị Tòa Trọng Tài Quốc Tế bác bỏ năm 2016. Nhưng Trung Quốc thấy rằng họ gần như muốn làm gì cũng được nên họ tiếp tục hiện thực hóa. Tôi nghĩ là những hành động vi phạm hiện nay của Trung Quốc cũng có ý đồ thiết lập một hiện thực mới ở khu vực Biển Đông. Điều này thể hiện cán cân sức mạnh nghiêng về Trung Quốc.

Thứ hai là họ cũng muốn gây áp lực để Việt Nam và các nước ASEAN phải chấp nhận lập trường của họ về bản Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Như chúng ta biết là Trung Quốc và các nước ASEAN vẫn đang thương thảo về bản Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông. Và mới đây, năm 2018, bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đưa ra đề nghị là phải ký kết bản quy tắc này trong vòng 3 năm tới, có nghĩa là đến năm 2021. Thời gian đó chính là thời gian mà Trung Quốc, có thể nói là "vừa đánh vừa đàm", đặc biệt là sẽ gây áp lực rất mạnh trên thực địa để buộc các nước chấp nhận lập trường của Trung Quốc.

Điều thứ ba mà theo tôi nghĩ, đó cũng là một hình thức Trung Quốc muốn gây áp lực với Việt Nam để Việt Nam lo ngại và không dám nâng cao mối quan hệ với Mỹ lên mức "đối tác chiến lược", hiện mới chỉ là "đối tác toàn diện". Có dự định là Việt Nam và Mỹ sẽ nâng quan hệ lên thành "đối tác chiến lược" khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ vào cuối năm nay (2019).

Những hành động này của Trung Quốc cũng có ý là làm cho lãnh đạo Việt Nam phải cân nhắc lại, suy nghĩ lại, xem là có nên tiếp tục như thế nữa không.

RFI : Trường hợp bãi Scarborough của Philippines bị Trung Quốc chiếm năm 2012 và trường hợp bãi Tư Chính hiện nay của Việt Nam có gì giống và khác nhau ? Philippines có Mỹ là đồng minh vào thời điểm đó, mà vẫn bị mất.

Alexander Vuving : Trường hợp mà hiện nay chúng ta gọi là "bãi Tư Chính", trên thực tế là không có gì xảy ra ở bãi Tư Chính cả. Hiện nay, cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy ra ở hai nơi : một là khu vực Block 06-01, nằm ở phía cao hơn Tư Chính rất là nhiều ; khu vực thứ hai là phía gần đảo Đá Tây của Việt Nam, nơi mà tầu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đang khảo sát, cũng không dính líu gì đến bãi Tư Chính. Chỉ có điều là ta cứ tạm gọi như thế. Trước hết, phải nói rõ như thế !

Còn khu vực mà mọi người hay gọi là bãi Tư Chính, trên thực tế là có rất nhiều bãi ngầm, trong đó bãi Tư Chính nằm ở phía cực nam, ngoài ra còn có nhiều bãi khác như Phúc Tần, Phúc Nguyên, Quế Đường, bãi Huyền Trân… Tất cả những bãi này đều nằm chìm dưới mặt biển, từ khoảng 6-7 mét cho đến hơn 20 mét.

Bãi này khác với Scarborough của Philippines có những mỏm đá nhoi lên và thậm chí là có những lúc có một hồ bên trong. Đối với bãi Scarborough, sự chiếm đoạt cũng tương đối dễ dàng hơn rất nhiều so với những bãi, gọi là bãi nhưng thực ra hoàn toàn chìm dưới biển. Nếu muốn chiếm những bãi đó, cũng rất là khó.

Trên thực tế hiện nay, Việt Nam đã xây dựng mười mấy nhà giàn ở khu vực như bãi Tư Chính, Phúc Tần, Phúc Nguyên, Quế Đường, Huyền Trân và về phía xa hơn là ngoài bãi Ba Kè. Bây giờ Trung Quốc muốn chiếm những khu vực này, có lẽ cũng phải mang cấu trúc tương tự như nhà giàn của Việt Nam đến và lắp đặt vào đấy. Những công việc này cũng không phải là đơn giản.

Điểm khác biệt thứ hai trong trường hợp Scarborough và "trường hợp tạm gọi làTư Chính", vấn đề chủ quyền Scarborough vẫn có sự tranh chấp. Đứng về phía trung lập của quốc tế, người ta không rõ ai có chủ quyền. Vào thời điểm năm 2012, chưa có phán quyết của Tòa Trọng Tài vào năm 2016 cho nên bên ngoài vẫn chưa rõ là khu vực này như thế nào.

Nhưng hiện nay, chúng ta đã có phán quyết của Tòa Trọng Tài năm 2016, và vấn đề vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) được xác định rất rõ ràng, bởi vì Tòa Trọng Tài nói rằng là không một thực thể nào trong quần đảo Trường Sa có được vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Từ đó suy ra là vùng biển hiện nay, nơi đang có đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà tạm gọi là bãi Tư Chính, là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Và về mặt luật pháp quốc tế, không thể gọi là vùng tranh chấp được.

Đối với những nước thứ ba bên ngoài trung lập, chấp nhận chiểu theo luật pháp quốc tế, họ sẽ phải thừa nhận rằng những vùng này là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc không có lý do gì để đòi hỏi chủ quyền bởi vì "đường lưỡi bò" - yêu sách của Trung Quốc - đã bị bác bỏ bởi Tòa Trọng Tài năm 2016.

Một điểm khác biệt nữa là Philippines có Mỹ là đồng minh, còn Việt Nam không có nước nào là đồng minh cả. Thế nhưng, thời điểm đó, tuy rằng Mỹ là đồng minh của Philippines nhưng chính quyền Obama lại quá ngây thơ về ý đồ và hành vi của Trung Quốc. Do đó, thay vì đứng về phía Philippines để bảo vệ đồng minh, họ lại đóng vai trò trung gian hòa giải. Điều đó dồn Philippines, là một nước nhỏ, vào thế yếu hơn nữa và cuối cùng dẫn đến việc Philippines bị mất bãi Scarborough vào tay Trung Quốc.

RFI : Vậy Việt Nam có nên tin vào hứa hẹn ủng hộ, giúp đỡ của Mỹ không ? Trong khi chính quyền tổng thống Trump hiện nay bắt đầu phàn nàn về nhập siêu trong lĩnh vực thương mại từ Việt Nam.

Alexander Vuving : Tôi nghĩ chính quyền Trump hiện nay không đến nỗi ngây thơ về những ý đồ và hành vi của Trung Quốc như chính quyền Obama. Họ đã lên tiếng, nói rõ rằng họ chống lại việc Trung Quốc bắt nạt Việt Nam ở vùng biển của mình. Và về vấn đề pháp lý, họ thấy rõ rằng vùng đó là thuộc về chủ quyền của Việt Nam.

Chỉ có điều là Mỹ không có quan hệ đồng minh, cũng chẳng có quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ với Việt Nam, như đối với Philippines. Cho nên tôi không nghĩ là Mỹ có hứa hẹn ủng hộ gì Việt Nam hay không ngoài việc tuyên bố. Nhưng việc nâng cấp quan hệ lên "đối tác chiến lược" là việc lâu dài, không nên bị ảnh hưởng bởi chính quyền hiện nay là thế nào.

Bản thân Việt Nam cũng nhận thức được thực tế là họ phải cân bằng mối quan hệ với các nước khi mà họ đã có một mối quan hệ "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" với Trung Quốc. Đương nhiên là họ phải có một mối quan hệ đối tác chiến lược khá toàn diện với Mỹ để cân bằng. Nhưng hiện nay, quan hệ với Mỹ lại bị đặt ở cấp thấp, chỉ là "quan hệ toàn diện". Rõ ràng là có độ vênh mà Việt Nam sẽ cần phải lấp vào.

RFI : Việt Nam có những tiềm lực gì về ngoại giao, quân sự để phản đối và đối phó những hoạt động trên, cũng như chiến lược thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc ?

Alexander Vuving : Với những mối quan hệ ngoại giao và khả năng quân sự của Việt Nam hiện tại, thì hoàn toàn cán cân sức mạnh, kể cả ngoại giao lẫn quân sự, đều nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Lực lượng của Việt Nam chưa đủ mạnh để có thể thực sự cản phá được những hoạt động của Trung Quốc. Việt Nam, kể cả về ngoại giao lẫn quân sự, đều thiếu khả năng răn đe Trung Quốc. Có thể nói thẳng là như vậy !

Cho nên những gì Việt Nam cố gắng làm ở Biển Đông chỉ là giữ những gì mình đang làm, chẳng hạn những giàn khoan dầu, đã khoan rồi thì tiếp tục giữ. Còn bây giờ, đặt thêm giàn khoan mới cũng không phải dễ dàng. Chúng ta đã biết trong hai năm vừa qua, 2017 và 2018, Việt Nam cũng muốn đưa một số giàn khoan ra để khoan thăm dò, cuối cùng là phải rút về, thậm chí là phải hủy. Lần này đưa ra thì tiếp tục giữ được, nhưng khi tầu Trung Quốc xuống và khảo sát cả một vùng biển lớn như đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam thì Việt Nam cũng không ngăn chặn được.

Hy vọng là những sự kiện như này sẽ có tác dụng như những cú hích, giống thời kỳ giàn khoan năm 2014, để Việt Nam thực sự đầu tư, phát triển, tăng cường khả năng chống tiếp cận và cản phá sự lấn lướt của Trung Quốc trên thực địa, cũng như là mở rộng quan hệ ngoại giao.

Nhìn về vấn đề ngoại giao, thì thấy rằng tiềm năng là đủ để Việt Nam có thể cản phá được Trung Quốc vì các nước lớn trong khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đều có chung lợi ích chiến lược là không để cho Trung Quốc độc chiếm Biển Đông. Vấn đề là những tiềm năng này vẫn chưa được khai phá một cách tương ứng với áp lực và cách thức từ phía Trung Quốc.

RFI : Vậy phải chăng ưu tiên hiện nay là cần tập trung tố cáo Trung Quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế, qua đó mới lôi kéo được các nước, như giáo sư vừa nêu, tham gia tích cực hơn để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ?

Alexander Vuving : Vâng. Tôi nghĩ là trước mắt, Việt Nam vẫn chưa làm đủ mạnh bằng năm 2014. Năm 2014, Việt Nam đưa nhà báo quốc tế ra tận thực địa để quay phim, chụp ảnh, để đưa những bằng chứng về sự ăn hiếp của Trung Quốc ra quốc tế. Và chính điều đó, theo tôi, có tác dụng không nhỏ đến việc buộc Trung Quốc rút giàn khoan sau hai tháng rưỡi.

Bây giờ, rõ ràng là về mặt luật pháp quốc tế, Trung Quốc hoàn toàn sai, Việt Nam là đúng. Tại sao lại không đưa nhà báo quốc tế ra tận nơi ? Tại sao không công bố những hành động của Trung Quốc ở ngoài biển để làm "mất mặt" Trung Quốc trên trường quốc tế ? Tôi thấy rằng những hành động hiện nay của Việt Nam chưa đủ để Trung Quốc buộc phải trả giá.

Chưa nói đến chuyện tăng cường mối quan hệ với những nước lớn (như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ) có thể giúp được Việt Nam và gây áp lực đối với Trung Quốc. Đây là vấn đề không thể giải quyết được ngay bây giờ, nhưng phải làm và đẩy mạnh lên để khi cần thì vận động được các nước đó có hành động giúp mình, chẳng hạn như một chương trình đưa tầu cảnh sát biển của một số nước vào giúp Việt Nam thực thi quyền chủ quyền của mình trong khu vực EEZ của Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Đã có rất nhiều tiền lệ trên thế giới.

Nhưng để làm điều đó thì phải bắt đầu, vào một thời điểm nào đó, nhưng tôi chưa thấy Việt Nam bắt đầu những công việc như này. Có thể nói là tiềm năng thì có rất nhiều nhưng chưa được khai thác đầy đủ.

RFI : Vào đầu tháng 8/2019, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu bàn về hợp tác quốc phòng, hướng tới một thỏa thuận khung nhân chuyến thăm Hà Nội của lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu Mogherini. Gần đây, hai tướng Không quân Mỹ sang thăm Việt Nam, ủng hộ quyền tự vệ và phòng vệ chính đáng của Việt Nam. Phải chăng Việt Nam công khai mở rộng hợp tác quân sự, mà mục tiêu trước mắt là đối phó với sức mạnh của Trung Quốc ?

Alexander Vuving : Thực ra Việt Nam đã đi nhiều bước để mở rộng hợp tác quân sự với nhiều nước, gồm cả Nga, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Pháp từ nhiều năm nay. Việc này nằm trong sách lược mà Việt Nam gọi là "giữ nước từ xa", tức là một cách để cân bằng các mối đe dọa, đồng thời san sẻ rủi ro, tránh bị phụ thuộc vào một đối tác nhất định.

Chỉ có điều những bước đi đó vẫn còn rất rụt rè, những bước đi vẫn còn rất ngắn, chưa đủ để tạo những hợp tác sâu và mạnh đến mức độ có thể thực sự nâng cao được khả năng của Việt Nam, cũng như là tạo được sức mạnh răn đe đối với Trung Quốc.

RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Alexander Vuving.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 27/09/2019

******************

Lầu Năm Góc lên án Trung Quốc cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam

Trọng Nghĩa, 27/09/2019

Sau Bộ Ngoại giao, hôm qua 26/08/2019, đến lượt Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức lên tiếng tố cáo Trung Quốc bức hiếp Việt Nam trong vấn đề khai thác dầu khí ở Biển Đông.

ngoailuc2

Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ (Lầu Năm Góc), Washington DC. Getty Images/UIG/Hoberman Collection

Trong một thông cáo công bố dưới hình thức "phát hành lập tức", Lầu Năm Góc đã lên án việc "Trung Quốc leo thang áp bức nhắm vào hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông - China Escalates Coercion Against Vietnam’s Longstanding Oil and Gas Activity in the South China Sea".

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trước hết bày tỏ thái độ "cực kỳ quan ngại trước các nỗ lực liên tục của Trung Quốc nhằm vi phạm trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương", mà mới đây là việc nối tiếp "hành vi can thiệp mang tính áp bức nhằm vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông".

Các hành vi này, theo Lầu Năm Góc, đã đi ngược lại cam kết của bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6 vừa qua, khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ "theo đuổi con đường phát triển hòa bình".

Hành động của Trung Quốc, theo bản thông cáo, cũng trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, nơi mà "tất cả quốc gia lớn hay nhỏ đều có chủ quyền được bảo đảm, không bị bức hiếp và có thể theo đuổi tăng trưởng kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế được công nhận".

Lầu Năm Góc Mỹ cho rằng "Trung Quốc sẽ không giành được lòng tin của các láng giềng và sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế bằng việc duy trì các "sách lược bắt nạt". Các hành động của Trung Quốc nhằm bức hiếp các nước ASEAN, bố trí hệ thống quân sự tấn công và áp đặt yêu sách hàng hải bất hợp pháp làm tăng những mối nghi ngờ nghiêm trọng về tính đáng tin cậy của Trung Quốc".

Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh và đối tác trong việc bảo đảm tự do hàng hải và cơ hội kinh tế trên toàn vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Lời tố cáo Bắc Kinh bức hiếp Việt Nam được Lầu Năm Góc Mỹ đưa ra vào lúc chiếc tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8, được nhiều tàu Hải cảnh bảo vệ, đang thăm dò dầu khí sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực Bãi Tư Chính, gần quần đảo Trường Sa.

Chỉ có Mỹ lên tiếng phản đối mạnh !

Ngoài Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối, đòi Trung Quốc phải rút ngay tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, Hoa Kỳ là nước đả kích Trung Quốc mạnh nhất.

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 26/08 đã nối tiếp theo một thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 22/08, cũng đả kích việc Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho thấy rõ thái độ coi thường của Trung Quốc đối với luật lệ quốc tế.

Trung Quốc tố Mỹ thổi phồng tình hình

Sau khi Lầu Năm Góc Hoa Kỳ ra thông cáo lên án Trung Quốc, Bắc Kinh vào hôm nay 27/08/2019 đã lên tiếng tố cáo Mỹ là cố tình "thổi phồng với ác ý" tình hình Biển Đông và đưa ra những lời chỉ trích vô căn cứ.

Theo hãng tin Anh Reuters, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã cáo buộc Mỹ là đã nhiều lần "đưa ra những nhận xét thiếu suy nghĩ, những lời chỉ trích vô căn cứ chống lại Trung Quốc, bóp méo hoàn toàn thực tế và gây lầm lẫn giữa cái đúng và cái sai". Bắc Kinh đã kêu gọi Mỹ chấm dứt "kiểu thổi phồng có ác ý đó" và đóng vai trò tích cực và xây dựng trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Trọng Nghĩa

*******************

Trung Quc phn bác B Quc phòng M bênh vc Vit Nam trên Bin Đông

VOA, 27/08/2019

Ngay sau khi B Quc phòng Washington phn đi Bc Kinh uy hiếp hot đng du khí ca Vit Nam trên Bin Đông, Trung Quc hôm 27/8 yêu cu M "ngng cường điu hóa mang tính dã tâm" và cn "đóng mt vai trò tích cc trong các vn đ quc tế".

ngoailuc3

Người phát ngôn Cnh Sng ca B Ngoi giao Trung Quc phn bác thông cáo ca B Quc phòng M trong đó cáo buc Bc Kinh "uy hiếp" các hot đng du khí ca Vit Nam.

Trong mt đng thái hiếm hoi khi đưa ra thông cáo hôm 26/8, B Quc phòng M cáo buc Bc Kinh dùng "các th đon bt nt" khi tr li "can thip mang tính uy hiếp" nhm vào các hot đng du khí lâu nay ca Vit Nam, to ra tình trng đi đu gia các tàu hi cnh Trung Quc và Vit Nam sut gn 2 tháng qua.

Đ cp đến s vic gia Vit Nam và Trung Quc, người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng được Xinhua trích li nói vi các phóng viên ti Bc Kinh hôm 27/8 rng "đúng hay sai ca s vic này là khá rõ ràng".

Ông Cnh nói rng "M đã phát ngôn thiếu trách nhim hết ln này đến ln khác, coi thường s tht và đi trng thay đen", theo hãng thông tn nhà nước Trung Quc.

"Trung Quc kiên quyết phn đi điu đó", người phát ngôn ca Bc Kinh nói.

Tàu kho sát Hi Dương 8 ca Trung Quc hôm 13/8 quay tr li hot đng ti vùng bin mà Vit Nam nói là vùng đc quyn kinh tế ca h sau khi ri khi đó gn 1 tun. Người phát ngôn B Ngoi giao Hà Ni Lê Th Thu Hng đã vài ln đưa ra phn đi vic Trung Quc "vi phm nghiêm trng" ch quyn ca Vit Nam và yêu cu Trung Quc tút tàu Hi Dương 8 và các tàu h tng "ra khi vùng bin Vit Nam".

Theo d liu theo dõi tàu bin được Reuters trích dn, tàu Hi Dương 8 hôm 23/8 đã m rng hot đng ti mt khu vc gn b bin Vit Nam sau khi M và Úc bày t lo ngi v các hành đng ca Trung Quc trong vùng bin có tranh chp.

Trước đó, trong mt ln tr li yêu cu bình lun ca phóng viên hôm 19/8 v thông tin tàu Hi Dương 8 quay tr li hot đng trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam, ông Cnh nói rng "con tàu có liên quan ca Trung Quc đã luôn hot đng trong vùng bin thuc quyn tài phán" ca nước h.

B Quc phòng M hôm 26/8 t cáo hành đng ca Bc Kinh hoàn toàn trái ngược vi tm nhìn ca M v mt vùng n Đ Dương-Thái Bình Dương rng m và t do, mà qua đó các nước ln nh được đm bo an toàn ch quyn, không b uy hiếp, và khuyến cáo Trung Quc s không đt được lòng tin ca các nước láng ging hay s tôn trng ca cng đng quc tế bng cách duy trì các chiến thut hiếp đáp.

Người phát ngôn ca Bc Kinh hôm 27/8 nói Trung Quc "kiên quyết bo v trt t thế gii và tuân th lut pháp quc tế, luôn thc thi các quyn hp pháp ca mình trong khu vc da trên lut pháp quc tế" và yêu cu M "đóng mt vai trò tích cc và mang tính xây dng trong các vn đ quc tế và khu vc".

Vit Nam và Trung Quc nhiu năm qua đã vướng vào tranh chp ch quyn đi vi vùng bin có tim năng năng lượng và là mt tuyến đường vn ti nhn nhp Bin Đông.

Trung Quc đã đơn phương tuyên b ch quyn bng mt ường chín đon" rng ln hình ch U Bin Đông, chng lên mt phn ln thm lc đa Vit Nam nơi mà Vit Nam đã cp phép khai thác du m.

Nguồn : VOA, 27/08/2019

Quay lại trang chủ
Read 651 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)