Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/09/2019

Đảng cộng sản Việt Nam đang xa Trung Quốc và gần Hoa Kỳ ?

Nhiều tác giả

Việt Nam đã sẵn sàng nâng tầm đối tác chiến lược với Mỹ ?

BBC, 17/09/2019

Ý kiến về khả năng Việt-Mỹ trở thành đối tác chiến lược khi hai nước có nhiều khác biệt về thể chế chính trị và nhân quyền.

doitac1

Ông Donald Trump và ông Nguyễn Phú Trọng bắt tay trước thềm Thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội hôm 27/2/2019

Vài tháng qua đã có nhiều thảo luận về khả năng Hoa Kỳ-Việt Nam nâng tầm mối quan hệ từ "đối tác toàn diện" lên thành "đối tác chiến lược". Dưới đây là một số nhận định tiêu biểu.

Một số quan ngại

Theo ông Prashanth Parameswaran, tác giả bài viết hôm 12/9 trên The Diplomat, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã tốt hơn nhiều so với thời chiến tranh Việt Nam. Hai nước bình thường hóa quan hệ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và tiếp tục duy trì tốt dưới thời Obama. Việc nâng tầm quan hệ Mỹ-Việt có ý nghĩa lớn với các nhà hoạch định chính sách cả hai nước. Nó phản ánh nỗ lực của Washington trong việc mở rộng mạng lưới các đồng minh và đối tác tại Châu Á - Thái Bình Dương và tầm quan trọng của Việt Nam trong mạng lưới này, đồng thời nhấn mạnh cơ hội và thách thức mà Hà Nội phải cân nhắc.

Việc Mỹ-Việt nâng tầm quan hệ có thể có ý nghĩa lớn hơn là bản thân mối quan hệ này, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ - Trung Quốc tăng cường cạnh tranh về quyền lực trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và vai trò của Việt Nam trong các vấn đề như Biển Đông - nơi mà Trung Quốc ngày càng lấn lướt và Hà Nội chịu áp lực ngày càng lớn.

Mỹ gần đây đã tăng cường các hoạt động hợp tác với Việt Nam. Năm 2018, Mỹ mang hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới Việt Nam. Năm nay, Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng dự kiến có chuyến công du Mỹ vào tháng 10/2019. Tuy nhiên, thực tế là Việt Nam và Mỹ vẫn có nhiều khác biệt trong nhiều lĩnh vực, từ thể chế tới quan điểm về nhân quyền. Việt Nam và Mỹ cũng có khác biệt trong quan điểm đối với vấn đề thương mại hoặc vấn đề Bắc Hàn - điều khiến quan hệ hai nước từng có vẻ khó 'toàn diện', chứ chưa nói đến 'chiến lược'. Chính vì thế, các cuộc thảo luận để nâng tầm mối quan hệ Mỹ - Việt cũng bao gồm cả các quan ngại, ông Prashanth Parameswaran bình luận.

Các nhà hoạch định chính sách sẽ cần cân nhắc các yếu tố quan trọng này để tính toán được mất khi nâng tầm mối quan hệ. Chẳng hạn, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đã thấy Việt Nam trì hoãn một số hoạt động liên quan đến quốc phòng với Hoa Kỳ bất chấp những lợi ích có thể thấy rõ, vẫn theo tác giả Prashanth Parameswaran.

Các quan ngại nói trên không có nghĩa Việt Nam - Hoa Kỳ không mong muốn hoặc không thể nâng tầng hợp tác. Nhưng nó có nghĩa rằng cả Mỹ và Việt Nam cần đảm bảo rằng các vấn đề thực tế giữa hai nước phù hợp với bất cứ tầm mức quan hệ nào mà họ lựa chọn. Quan trọng nữa là, việc điều chỉnh tên gọi của mối quan hệ chỉ có giá trị khi cả hai bên cùng cam kết nỗ lực để biến tiềm năng hợp tác thành sự hợp tác trên thực tế.

Mỹ gửi tín hiệu 'hỗn hợp'

Nhà báo David Hutt, cũng về đề tài này, trên Asia Times lại cho rằng Mỹ gửi những tín hiệu không thống nhất đến Việt Nam, nói năm nay, Mỹ lên tiếng cáo buộc Trung Quốc có hành động 'bắt nạt' nước láng giềng Việt Nam. Mỹ cũng ngỏ ý "muốn củng cố mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Hà Nội, mặc dù Việt Nam vẫn tỏ ra thận trọng và vẫn duy trì các chính sách ngoại giao không cam kết",

David Hutt cũng nhắc tới tin đồn gần đây rằng công ty dầu khí Mỹ ExxonMobil đang tìm cách rút dự án Cá Voi Xanh trị giá hàng tỷ đô la khỏi Việt Nam, và bình luận rằng : Nếu thực sự ExxonMobil rút - cứ cho là vì lý do tài chính chứ không phải địa chính trị - thì đây cũng là một cú nốc ao vào mối quan hệ Mỹ-Việt ở giai đoạn mang tính bước ngoặt. Hơn bao giờ hết, Hà Nội hiện đang tìm kiếm các cam kết từ Washington rằng họ sẽ đứng về phía mình trong bất kỳ cuộc xung đột có vũ trang nào với Trung Quốc trên Biển Đông.

Mỹ, tuy thế, đang gửi tín hiệu 'hỗn hợp'. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nảy nở dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã hai lần đến thăm Việt Nam và hiếm khi chỉ trích điều gì về đất nước được coi là vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á này, vẫn theo David Hutt. Nhưng ông Trump, bên cạnh đó, lại cũng rất phiền lòng với việc Việt Nam trở thành nơi sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng Trung Quốc nằm trong diện bị Mỹ đánh thuế, để trốn thuế. Ông Trump, hồi tháng Sáu đã gọi Việt Nam là nước 'lạm dụng tồi tệ nhất' trong một cuộc phỏng vấn truyền hình.

Tuy nhiên, chính quyền của ông Trung cũng lại phản ứng quyết liệt khi Trung Quốc mang tàu vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói Trung Quốc đã thực hiện một loạt các động thái hung hăng để can thiệp các hoạt động kinh tế lâu đời của Việt Nam.

"Việt-Mỹ đã hợp tác chiến lược nhiều mặt, trừ tên gọi"

Trong khi đó, tác giả Đoàn Xuân Lộc viết trên Asia Times, một yếu tố quan trọng của chính sách đối ngoại của Hà Nội là không liên minh. Để giúp đất nước tăng cường quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh với các đối tác liên quan, chính phủ Việt Nam, do đó, đã tìm cách xây dựng một mạng lưới quan hệ đối tác. "Quan hệ đối tác toàn diện" là nấc thấp nhất trong mạng lưới này.

Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập "quan hệ đối tác toàn diện" tháng 7/2013. Như vậy, Việt Nam đứng sau Philippines, Thái Lan, Indonesia và Singapore - các đối tác chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực - về tầm quan trọng đối với Washington.

Trong khi đó, Việt Nam đã nâng tầm "quan hệ chiến lược" với 16 nước gồm Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011), Pháp, Indonesia, Ý, Singapore và Thái Lan ( 2013), Malaysia và Philippines (2015) và Úc (2017).

Trong ngôn ngữ ngoại giao của Hà Nội, tất nhiên, Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, trong khi Mỹ là một trong những quốc gia ít quan trọng nhất. Trên giấy tờ, mối "quan hệ đối tác toàn diện" của Việt Nam với Mỹ - nền kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới - thậm chí còn xếp sau quan hệ "đối tác toàn diện" của Việt Nam với Myanmar - được thiết lập năm 2017.

Nhưng trên thực tế, Mỹ là đối tác quan trọng thứ hai của Việt Nam. Ở nhiều khía cạnh, Mỹ cũng quan trọng không kém Trung Quốc. Và Hà Nội hiểu rằng có một mối quan hệ khỏe mạnh với Mỹ mang tính sống còn với đất nước, giúp ổn định sự phát triển và tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, ông Đoàn Xuân Lộc nhận định.

Hiện nay, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong các yếu tố chính để Việt Nam tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ, đặc biệt trong an ninh quốc phòng.

Nhìn chung, mặc dù vẫn có những khác biệt nhất định, đặc biệt là về các quyền tự do chính trị và nhân quyền, lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng phù hợp với nhau. Đối Việt Nam, mối quan hệ với Mỹ hiện tại về cơ bản là chiến lược trong nhiều lĩnh vực quan trọng, như an ninh và quốc phòng, mặc dù về tên gọi nó mới chỉ là "quan hệ đối tác toàn diện", vẫn theo tác giả Đoàn Xuân Lộc.

*********************

Có phải Việt Nam đang tìm cách lấy lòng Hoa Kỳ ?

RFA, 16/09/2019

Vào ngày ngày 10 tháng 9 năm 2019, trong chuyến đến Mỹ để nghiên cứu thực tiễn chính sách của nước này, Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu đã tới thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ.

doitac2

Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng đã đến Mỹ để nghiên cứu thực tiễn chính sách của Mỹ. Screen capture from NDTV

Cách sáng tạo của Đảng cộng sản

Việc này mang ý nghĩ như thế nào, khi một đảng cầm quyền theo đường lối Chủ nghĩa Xã hội, lại đi học hỏi từ một quốc gia Tư bản ?

Trao đổi với RFA hôm 16/9, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam cho rằng, đây là một hiện tượng lạ, trước giờ chưa có tiền lệ.

"Tôi còn nhớ trước chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đến Washington vào tháng 7 năm 2015, đã không có đoàn quan chức Việt Nam nào đi học hỏi chính sách kinh tế thực tiễn của Mỹ. Mặc dù lúc đó Việt Nam đã "đầu tư" vào Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược CSIS của Hoa Kỳ tới vài triệu đô la rồi, thì có thể nói việc Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng đi nghiên cứu thực tiễn chính sách của Mỹ vào thời điểm được cho là cận với chuyến đi được dự kiến vào tháng 10 năm 2019 của ông Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ, là điều nhạy cảm và thú vị, nó cho thấy Việt Nam muốn phát đi một thông điệp là có một sự gần gũi hơn một chút giữa hệ thống triết lý của hai ý thức hệ".

Tin cho biết, phái đoàn Đảng cộng sản Việt Nam đã đến Mỹ sẽ có các buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới WB, Viện Brookings, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS và The Asia Group.

Phái đoàn Việt Nam sẽ làm việc với phía Mỹ trong nhiều lĩnh vực, ngoài vấn đề chính là giải pháp kinh tế cho Việt Nam, còn có các chủ đề về chính trị.

Theo trang thông tin của Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhóm chịu trách nhiệm chính trong việc tổng hợp ý kiến và hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội từ năm 2021-2023 và Phương hướng phát triển kinh tế xã hội từ năm 2021-2025.

Trao đổi với RFA qua điện thoại hôm 16/9/2019, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu độc lập tại Singapore, nhận định về sự kiện này :

"Họ đi thì họ có gặp một số chỗ như Viện Brookings, rồi Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế - CSIS… hai chỗ này là hai kênh rất mạnh, có thể nói là mạnh nhất ở Mỹ cũng như trên thế giới. Việc đi như vậy cho thấy Việt Nam quan tâm làm thế nào để phát triển kinh tế, làm thế nào trong Khóa XIII của Đảng cầm quyền có những bước đổi mới về phát triển kinh tế".

doitac3

Cờ Mỹ và cờ Việt Nam, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP

Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, việc Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng đã đến Mỹ để nghiên cứu thực tiễn chính sách của Mỹ, là đúng như lời ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong nước gần đây, là Đảng cộng sản vẫn kiên định chủ nghĩa xã hội nhưng phải mở, phải sáng tạo… Theo Tiến sĩ Dũng, có thể hiểu là cử một Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng đi nghiên cứu thực tiễn chính sách của Mỹ là một cách sáng tạo…

Điều này làm Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhớ lại có một nét hơi giống với Thuyết Hội tụ ở Châu Âu vào những năm 60, là thuyết nói về sự gặp nhau tất yếu giữa Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nghĩa Xã hội, tại một điểm nào đó, tại một thời điểm nào đó. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng, điều này cũng không loại trừ việc ông Nguyễn Phú Trọng cũng đang hình dung, hay tưởng tượng ra Thuyết Hội tụ.

Cân bằng các mối quan hệ

Còn Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì cho biết, qua thông tin ông nghe được từ các cuộc gặp, thì Việt Nam muốn tìm hiểu làm sao để cư xử khôn ngoan với Trung Quốc và cũng muốn biết người Mỹ đánh giá về Trung Quốc như thế nào ? Liệu Trung Quốc có ổn định không, hay Trung Quốc đang gặp trục trặc bên trong để rồi phá sang Việt Nam ? Tiến sĩ Hoàng Hợp cho rằng các chuyên gia Hoa Kỳ cũng nhận định, Mỹ không thể can thiệp quân sự, vì Trung Quốc đến nay chỉ dùng các bài dân sự, như ép Việt Nam đuổi các công ty dầu khí nước ngoài… Nhưng quan trọng nhất theo các chuyên gia Hoa Kỳ, Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược và việc này sẽ không thay đổi, bất kể ai sẽ là tổng thống Mỹ sau này.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói tiếp, để đấu tranh với Trung Quốc, các chuyên gia ở Hoa Kỳ khuyên Việt Nam nên nêu thẳng tên Trung Quốc là kẻ quấy phá và hãy vận động các nước khác gọi tên kẻ quấy phá, như thế Trung Quốc mới chùn chân lại !

Trong bối cảnh Việt Nam bị Bắc Kinh dồn ép, dẫn đến những đối đầu căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian gần đây, cộng với Đại hội Đảng thứ 13 sắp diễn ra, khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về việc liệu Hà Nội có nghiêng hẳn về phía Mỹ hay không ?

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, việc Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng đi nghiên cứu thực tiễn chính sách của Mỹ,cũng chưa phải là dấu hiệu Việt Nam đã nghiên về phía Mỹ. Ông nói tiếp :

"Từ Đại hội 7 năm 1991, họ có đưa ra một chính sách quan trọng là chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam, là quan hệ với tất cả các đảng trên thế giới, chú ý đảng cầm quyền và các đảng trong phong trào dân chủ xã hội, và từ đó đến nay dần dần họ có nhiều đoàn đi ra nước ngoài. Về quan hệ Việt Mỹ thì ngày càng tốt đẹp, phía Mỹ thì luôn sẵn sàng mở rộng quan hệ với Việt Nam. Nhưng Việt Nam chắc chắn vẫn phải duy trì một quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, để mà cho nó yên ổn".

Còn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thì cho rằng, động thái Việt Nam cử Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng đi nghiên cứu thực tiễn chính sách của Mỹ, cho thấy có những dấu hiệu xích lại gần nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ :

"Động thái Việt Nam cử Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng đi nghiên cứu thực tiễn chính sách của Mỹ, nằm trong bối cảnh đang diễn ra ngày càng nhiều hơn, dầy hơn những hoạt động gần gũi về mặt Việt Mỹ, như hành động Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink viếng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, là hành động chưa từng có. Và vào ngày hôm nay đã xảy ra hiện tượng đặc biệt tại Hà Nội, là Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội và các Đoàn thể mặt trận, bất ngờ tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm ngày mất của cụ Bùi Bằng Đoàn, là một nhân sĩ có 12 năm làm việc dưới chế độ Bảo Đại, mặc dù dưới thời Pháp thuộc nhưng ông được coi là một Nhân sĩ yêu nước, liêm chính và có công. Đáng chú ý, ông Bùi Bằng Đoàn là cha của nhà báo Bùi Tín, người đã thoát ly khỏi chế độ cộng sản, và viết cho Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA cho đến lúc ông mất. Những dấu hiệu như vậy cho thấy có những dấu hiệu xích lại gần nhau vừa tự nhiên vừa khiên cưỡng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ".

Ngoài ra theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Việt Nam cử đoàn sang nghiên cứu thực tiễn chính sách của Mỹ, cho thấy thêm một vấn đề là Việt Nam đang tìm cách lấy lòng Hoa Kỳ, bằng cách phát đi một thông điệp : "Có thể vấn đề ý thức hệ giữa Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam và Chủ nghĩa Tư bản ở Hoa Kỳ không quá xa nhau, và thậm chí có thể gần gũi nhau hơn và học hỏi một cách có chọn lọc".

*******************

Việt Nam và Mỹ ‘đã trở thành đối tác và bạn bè đúng nghĩa’

Viễn Đông, VOA, 16/09/2019

Đó là phát biểu ca Đi s M ti Vit Nam Daniel Kritenbrink nhân l k nim hai thp k ngày thành lp Tng Lãnh s quán Hoa Kỳ ti thành ph H Chí Minh.

vietmy2

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, trái, bắt tay với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tháng Bảy năm ngoái.

"Hôm nay chúng ta kỷ nim ln th 20 ngày thành lp Tng Lãnh s quán Hoa Kỳ ti Thành ph H Chí Minh và năm sau s đánh du 25 năm bình thường hóa quan h gia Hoa Kỳ và Vit Nam", ông Kritenbrink nói hôm 6/9.

"Trong thời gian này, chúng ta đã tr thành những đi tác và bn bè đúng nghĩa, cùng hp tác v an ninh, thương mi, kinh tế, quan h gia nhân dân hai nước, y tế, môi trường và năng lượng".

Theo cơ quan ngoi giao ca M Vit Nam, ngoài ông Kritenbrink, tân Tng Lãnh s Hoa Kỳ Marie Damour và Phó Chủ tch Thường trc UBND Thành ph H Chí Minh Lê Thanh Liêm cũng đã tham d s kin.

"Những điu n tượng chúng ta hoàn thành trong 20 năm qua đã không th tr thành hin thc nếu thiếu người dân tuyt vi ca c hai nước. Tôi đc bit biết ơn nhng n lực không mt mi ca nhng đng nghip đến đây trước chúng tôi, c người M và người Vit Nam", bà Damour phát biu.

Bà Damour, vốn trình quc thư Hà Ni hôm 22/8, cho rng Trung tâm Hoa Kỳ thuc Tng Lãnh s quán Hoa Kỳ, nơi din ra l k nim, là "biu tượng ca mi quan h hp tác" gia Hoa Kỳ và Vit Nam, nói rng đây là "mt mi quan h hp tác mi và hin đi, bt ngun t quá kh nhưng s lc quan hướng v tương lai".

Ngày 7/9, đúng 20 năm ngày thành lập Tng Lãnh s quán Hoa Kỳ, trang Facebook ca cơ quan ngoi giao này đăng một bc nh cu Ngoi trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright bt tay Đi s M đu tiên Vit Nam sau chiến tranh, ông Pete Peterson, ti bui l khánh thành năm 1999.

Nhiều Facebooker người Vit đã đ li các bình lun phía dưới bc nh. Mt người tên là Tha Vo viết : "Chúc mng tình hu ngh".

"Các bạn có biết ? Tng lãnh s quán Hoa Kỳ như biu tượng ca s t do và hòa bình được đt trên đt nước Vit Nam chúng tôi", mt Facebooker khác là Mai Vũ Huy viết.

Cuối tháng trước, Đi s Kritenbrink đã đến thăm nghĩa trang Trường Sơn vi "tinh thn hòa gii và tôn trng đi vi nhng người lính ca tt c các bên, nhng người đã hy sinh cuc sng ca mình vì lòng yêu nước".

"Để tiến v phía trước, trước tiên chúng ta phi nhìn li, đi mt vi nhng vn đ chiến tranh để li và chung sc vi các cu chiến binh, gia đình và nhng người chu nh hưởng bi lch s chung ca chúng ta, đ xây dng nn tng cho mi quan h đi tác mnh m mà chúng ta đang có ngày hôm nay", ông Kritenbrink nói, theo Đi s quán M Nội.

Hồi đu tháng này, nhân ngày Quc khánh Vit Nam, Ngoi trưởng Pompeo đã "thay mt chính ph Hoa Kỳ" đ "gi ti người dân Vit Nam nhng li chúc tt đp nht".

"Năm nay, tôi đã có cơ hi đến thăm Vit Nam ln th hai vi tư cách là Ngoi trưởng và tôi đã chứng kiến s phát trin đáng k trong mi quan h song phương ca chúng ta. Trong các lĩnh vc hp tác đa dng như thương mi và đu tư, giáo dc, chăm sóc y tế, năng lượng và quc phòng, chúng ta đang làm vic cùng nhau vì mc tiêu đem li li ích chung cho hai nước", ông Pompeo nói.

Trong bối cnh căng thng Bin Đông leo thang vì v Bãi Tư Chính, phát ngôn viên B Ngoi giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus đã ra tuyên b bày t ng h Vit Nam trước Trung Quc.

"Hoa Kỳ quan ngại sâu sc v vic Trung Quc đang tiếp tc can thip vào các hot động du khí đã có t lâu ca Vit Nam trong khu vc Vit Nam đã tuyên b Vùng Đc quyn Kinh tế (EEZ)", bà Ortagus nói tháng trước.

"Hành động ca Trung Quc làm xói mòn hòa bình và an ninh khu vc, gia tăng chi phí kinh tế cho các quc gia Đông Nam Á… và cho thấy Trung Quc xem thường quyn ca các quc gia khi thc hin nhng hot đng kinh tế trong EEZ ca h".

Viễn Đông

Nguồn : VOA, 16/09/2019

******************

Đối tác chiến lược Mỹ-Việt sẽ có ý nghĩa như thế nào?

Thanh Phương, RFI, 16/09/2019

Theo dự kiến, vào tháng 10/2019, chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông đang gia tăng.

vietmy1

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi họp báo tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 12/11/2017. Reuters/Kham

Chuyến đi lần thứ hai của ông Trọng đến Washington sẽ diễn ra vào lúc đang có những thảo luận về khả năng hai nước nâng quan hệ song phương lên cấp đối tác chiến lược. Nhưng đối tác chiến lược này sẽ có ý nghĩa như thế nào ? Trên trang The Diplomat ngày 12/09/2019, chuyên gia về Châu Á – Thái Bình Dương Prashanth Parameswaran đã có bài phân tích. RFI xin giới thiệu.

Trong vài tháng qua, trong số các cam kết cấp cao được lên kế hoạch, đã có nhiều thảo luận về khả năng chính thức nâng quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam lên mức đối tác chiến lược trong tương lai. Mặc dù ý tưởng này không phải là mới mẻ gì, nhưng ý nghĩa của nó rất đáng quan tâm, cả về quan hệ song phương cũng như về tình hình khu vực và quốc tế.

Quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đã tiến rất xa so với thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Việc bình thường hóa từng bước quan hệ giữa hai nước đã diễn ra trong nhiệm kỳ cựu tổng thống Bill Clinton và tiếp tục với các chính quyền Dân Chủ và Cộng Hòa sau đó, nhưng đặc biệt đáng lưu ý là việc nâng mối quan hệ lên mức hợp tác toàn diện vào năm 2015 dưới thời tổng thống Barack Obama. Điều này phản ánh những nỗ lực của Washington trong việc mở rộng mạng lưới liên minh và quan hệ đối tác ở Châu Á-Thái Bình Dương, cũng như phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam trong mạng lưới đó, cùng với các đối tác toàn diện khác như Malaysia và Indonesia (sau này được nâng lên thành đối tác chiến lược); và nó cũng làm nổi rõ những cơ hội và thách thức mà Hà Nội phải cân nhắc khi gắn kết với Hoa Kỳ trong hệ thống quan hệ đối tác rộng lớn hơn.

Giữa những thách thức mới đầu tiên dưới thời chính quyền Trump cho đến nay, hai bên đã thảo luận về khả năng nâng quan hệ Mỹ-Việt lên mức đối tác chiến lược, trong bối cảnh có những chuyến đi cấp cao được dự trù, đáng chú ý nhất là chuyến thăm Hoa Kỳ của tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, sau chuyến đi đầu tiên của ông tới Washington năm 2015, chuyến đi đã là một sự phát triển lịch sử trong quan hệ Mỹ-Việt.

Indonesia đã trải qua một quá trình tương tự để thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, sau đó được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, nhưng đối với Việt Nam, nó không phải là không có ý nghĩa. Với các di sản lịch sử trong quan hệ Mỹ-Việt và với những bất đồng dằng dai trong các lĩnh vực từ chế độ chính trị đến nhân quyền, việc nâng cao quan hệ như vậy sẽ củng cố sự "hội tụ chiến lược" ngày càng tăng giữa hai nước. Nó cũng có ý nghĩa vượt ra ngoài phạm vi quan hệ song phương, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc ở vùng Thái Bình Dương và trong bối cảnh tại Biển Đông, Trung Quốc có những hành động ngày càng mạnh mẽ để xác quyết chủ quyền và kiểm soát vùng này, và Hà Nội đang chịu áp lực ngày càng tăng.

Nhưng hai bên thảo luận về nâng mức quan hệ mà lại không có cùng những mối quan ngại. Một mặt, những bất đồng trong quan hệ Mỹ-Việt về thương mại hay về Bắc Triều Tiên trong vài năm qua đôi khi khiến cho mối quan hệ đó có vẻ kém toàn diện - chứ đừng nói đến chiến lược – hơn là yêu cầu của thực tế địa chính trị. Mặt khác, bối cảnh khu vực và quốc tế khiến người ta chú ý hơn đến những liên minh được thiết lập, nhưng lỏng lẻo, giữa các quốc gia với Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc, ​​như chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, lần đầu tiên được phát họa trong bài phát biểu của tổng thống Trump tại thượng đỉnh APEC ở Việt Nam năm 2017, hay các cơ sở quốc phòng mới (như của Trung Quốc ở Cam Bốt).

Những yếu tố này quan trọng bởi vì chúng sẽ đóng vai trò trong sự tính toán của các nhà hoạch định chính sách về cái lợi và cái hại của việc "xoay trục" cũng như về thời điểm và thông điệp. Chẳng hạn, không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam đã trì hoãn một số bước tiến mới trong quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, bất chấp những lợi ích mà chúng ta đã thấy ngay cả khi Việt Nam cũng đã có những bước tiến mới trong các mối quan hệ quan trọng khác như với Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản.

Những lo ngại này không có nghĩa là mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là không được mong muốn hoặc không thể thực hiện được. Thật vậy, bất chấp những thăng trầm của mối quan hệ song phương, các xu hướng chiến lược như ngày nay đang đẩy Washington và Hà Nội đi tới sự liên kết chặt chẽ hơn, cho dù sự liên kết này được gọi như thế nào.

Nhưng điều đó có nghĩa là cả Hoa Kỳ và Việt Nam cần đảm bảo rằng thực tế của mối quan hệ phù hợp với bất kỳ tên gọi nào họ chọn. Cuối cùng, sự liên kết dưới bất kỳ tên gọi nào chỉ có giá trị tùy theo với cam kết mà cả hai bên sẵn sàng đầu tư vào để chuyển đổi sự "hội tụ" tiềm tàng thành hợp tác thực thụ, đã được chứng minh qua các liên minh và đối tác kém hiệu quả hoặc hiệu quả cao ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Quan hệ Mỹ-Việt không tránh khỏi những cân nhắc này, và nó sẽ được đánh giá không phải là bằng cách so sánh ngày nay với quá khứ, mà là ở chổ quan hệ đó có thể được và nên được như thế nào, bất chấp những khác biệt vẫn còn tồn tại giữa hai nước.

Thanh Phương

**********************

Quan hệ đối tác chiến lược Việt – Mỹ trên thực tế sẽ có nghĩa là gì ?

Prashanth Parameswaran, The Diplomat, 12/09/2019

Suốt mấy tháng qua, trong bối cảnh các cam kết ở cấp cao đã được lên kế hoạch, đã có nhiều cuộc thảo luận về tiềm năng nâng cấp quan hệ chính thức Việt-Mỹ lên mức quan hệ đối tác chiến lược trong tương lai. Mặc dù ý tưởng này không phải là mới, nhưng hàm ý của nó thì lại rất đáng được quan tâm, cả về quan hệ song phương lẫn sự phát triển trong khu vực và trên trường quốc tế rộng lớn hơn.

vietmy1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu trong ngày cuối cùng của Hội nghị cấp cao CEO APEC, một phần của hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), tại thành phố Đà Nẵng vào thứ Sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017 (Anthony Wallace, Bi-a qua AP)

Quan hệ Việt-Mỹ đã tiến khá xa so với thời Chiến tranh Việt Nam. Trong khi quá trình bình thường hóa từng bước một các mối quan hệ đã diễn ra trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Bill Clinton và tiếp tục dưới thời các chính phủ của các đảng Dân chủ và Cộng hòa sau đó, người ta đặc biệt quan tâm tới việc nâng quan hệ lên mức hợp tác toàn diện vào năm 2015, dưới thời Tổng thống Barack Obama. Như tôi đã từng nhận xét trên trang mạng này, việc này có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng lập chính sách của cả hai nước : Nó phản ánh những nỗ lực của Washington trong việc mở rộng mạng lưới liên Mỹnh và quan hệ đối tác ở Châu Á-Thái Bình Dương và vai trò ngày càng gia tăng của Việt Nam trong mạng lưới đó - cùng với các đối tác toàn diện khác như Malaysia và Indonesia (cũng được nâng lên thành đối tác chiến lược) ; và còn nhấn mạnh những cơ hội và thách thức mà Hà Nội phải cân nhắc khi nước này gắn kết với Mỹ trong hệ thống quan hệ đối tác rộng lớn hơn của chính Mỹnh.

Cho đến lúc này, trong số những thách thức đáng chú ý và mới dưới trào Trump – cùng với những sự kiện chiếm hàng đầu trên các trang báo, trong đó có chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam và cán cân thương mại Việt-Mỹ – là những cuộc thảo luận về tiềm năng nâng quan hệ Việt-Mỹ lên mức quan hệ đối tác chiến lược. Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh cam kết cấp cao đang được lên kế hoạch, mà đáng chú ý nhất là chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sau chuyến đi đầu tiên của ông tới Washington vào năm 2015 : Chuyến thăm tự nó đã là sự kiện lịch sử trong Việt-Mỹ.

Những vụ tán dóc về động thái này không làm ai ngạc nhiên. Mặc dù bản thân quá trình phát triển có thể không ấn tượng như các tiêu đề báo chí có thể gợi ý - chẳng hạn, Indonesia đã trải qua quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện tương tự như thế và sau đó được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ – nó phải có giá trị nào đó. Với các di sản lịch sử trong quan hệ Mỹ-Việt và sự khác biệt trong giai đoạn hiện nay trong các lĩnh vực, từ chế độ chính trị đến nhân quyền, nâng tầm quan hệ song phương sẽ củng cố sự hội tụ chiến lược ngày càng tăng giữa hai nước cũng như giữa các cơ quan quản lí, công chúng và các quốc gia khác trong khu vực. Việc này còn có thể có ý nghĩa rộng hơn là quan hệ song phương, nếu xét tới sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và vai trò của Việt Nam trong những vấn đề khu vực, như Biển Đông, nơi mà thái độ quyết đoán của Trung Quốc ngày càng gia tăng và việc kiểm soát của Trung Quốc không hề giảm và Hà Nội đang chịu áp lực ngày càng tăng.

Nhưng các cuộc thảo luận về xu hướng này bao giờ cũng có chút lo lắng. Một mặt, quan tâm tới những khác biệt cụ thể trong quan hệ thương mại Việt-Mỹ hoặc Bắc Triều Tiên trong mấy năm qua đôi khi làm cho việc giải quyết các mối quan hệ chưa thể toàn diện - chứ chưa nói tới quan hệ chiến lược – mà đáng lẽ ra thực tế địa chính trị đã và đang thúc đẩy cho đến nay. Khía cạnh khác, bối cảnh khu vực và quốc tế cũng buộc người ta tăng cường theo dõi những sắp xếp đã được lập ra – dù khá lỏng lẻo - giữa các nước với Mỹ hoặc Trung Quốc, và những sáng kiến như chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Mở và Tự do, lần đầu tiên được đưa ra công khai trong diễn văn của Trump tại Hội nghị cấp cao APEC, diễn ra tại Việt Nam năm 2017, hoặc những cơ sở quân sự mới vừa được báo cáo (ý nói những căn cứ quân sự mới của Trung Quốc trong khu vực – ND). Những yếu tố này có vai trò quan trọng vì chúng nằm trong các tính toán mà các nhà hoạch định chính sách phải làm về phí tổn và lợi ích của việc dịch chuyển sắp xếp tổng quát cũng như các khía cạnh cụ thể hơn như thời khóa biểu và thông điệp. Ví dụ, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đã và đang thấy Việt Nam trì hoãn một số quan hệ trực tiếp liên quan đến quốc phòng với Mỹ, mặc dù có những lợi ích mà chúng ta đã thấy vì nó cũng tạo ra những bước tiến mới trong những quan hệ quan trọng khác như với Châu Âu và Nhật Bản.

Những lo lắng này tự chúng không có nghĩa là quan hệ đối tác chiến lược Việt-Mỹ là không đáng mong muốn hay không thể thực hiện được. Thật vậy, như đã nói ngay từ đầu, mặc dù có những thăng trầm trong quan hệ song phương, các xu hướng chiến lược như ta thấy hiện nay đang làm cho Washington và Hà Nội hướng tới liên kết mạnh hơn, chứ không ít đi, dù công khai họ có nói thế nào thì cũng vậy mà thôi. Nhưng điều đó có nghĩa là cả Mỹ lẫn Việt Nam đều cần đảm bảo rằng các mối quan hệ tương thích với tất cả các quyết định mà họ lựa chọn, mỗi khi họ chọn. Cuối cùng, tên gọi các liên kết chỉ có giá trị như lời cam kết mà cả hai bên sẵn sàng bỏ công sức vào việc chuyển sự hội tụ tiềm năng thành hợp tác thực sự, như được thể hiện bằng sự pha trộn giữa các liên Mỹnh và đối tác kém hiệu quả và hiệu quả ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Quan hệ Việt-Mỹ nhất định phải có những tính toán như thế, và nó sẽ được đánh giá không phải bằng cách so sánh hiện nay với quá khứ, mà là quan hệ đó đang có vị trí như thế nào và hai nước dành cho nó vai trò gì dù vẫn có sự khác biệt giữ hai nước này.

Prashanth Parameswaran

Nguyên tác : What Would a US-Vietnam Strategic Partnership Really Mean ?, The Diplomat, 12/09/2019

Phạm Nguyên Trường dịch

Nguồn : VNTB, 13/09/2019

Quay lại trang chủ
Read 917 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)