Tiến ơi ! Đừng sợ !
Đồng Phụng Việt, RFA, 21/09/2018
Kim Tiến yêu quý,
Lóng rày bạn thế nào ? Hỏi thế cho phải phép chứ mình tin bạn vẫn ổn, thậm chí rất ổn. Cho dù ở xứ mình, "tiện dân" thường xuyên cảm thấy bất an vì đối diện với đủ loại bất ổn nhưng làm gì có… "thầy thuốc nhân dân" nào không ổn !
Theo dõi scandal đổi tên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành Đại học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh, thấy bạn vẫn còn hết sức vững vàng, mình mừng ! Chẳng có bao nhiêu người đủ cả khả năng lẫn cơ hội khiến đám đông hoang mang, bất bình như bạn đâu. Cố lên Tiến nhé !
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - AFP
Kim Tiến yêu quý,
Đám "tiện dân" vốn đã rối vì "y dược" không bằng… "sức khỏe", giờ lại tiếp tục vật vã do nhận ra "đại học" không phải là "trường đại học" nhưng mình tin bộ phim này chưa ngưng chiếu. Có phải bạn đang chờ chúng thấm đòn mới bồi thêm, rằng… Bộ Giáo dục – Đào tạo mới là nơi cung cấp "hẹ" cho "nồi canh hẹ" mà chúng đang phân vân có nên nuốt hay không, sau đó Quốc hội chế biến - bày ra bàn, thiếu Quốc hội, làm sao có luật như thế về đại học ? Nếu đúng thì đó quả là… tuyệt chiêu !
Vài người biết bạn từ thưở hàn vi tâm sự, chưa bao giờ họ nghĩ, sẽ có ngày, tư duy của Kim Tiến – sinh viên Đại học Y Hà Nội - lại phát triển theo hướng như vậy ! Theo họ, dẫu bạn là cháu ngoại cụ Hà Huy Tập – một thứ "hồng phúc dân tộc" nên dứt khoát là có chỗ khác… người - song dù sao bạn cũng từng học trường y. Họ thắc mắc, ai đã dạy… thêm khiến bạn "tỉnh" tới mức bảo với "tiện dân" : Lỗi vaccine thì xử vaccine ! Tặng quà sau điều trị là… cách thể hiện… tấm lòng người bệnh và… văn hóa Việt Nam ! ?.
Họ còn bảo rằng, họ đã thử tìm để xem trên thế giới này, từ cổ chí kim, có trường y nào dạy dỗ sinh viên theo tinh thần Hippocrates và ở Việt Nam có trường y nào dạy dỗ thêm y đức Hải Thượng Lãn Ông, lại khuyến khích sinh viên giả mù, giả câm, giả điếc trước tình cảnh bệnh nhân vật vã vì thiếu giường nằm, quằn quại vì thiếu thuốc, uổng tử do thuốc giả, chẩn đoán sai, điều trị không đúng cách,… nhưng tìm không ra ! Nơi nào dạy bạn, một người vốn được đào tạo thành lương y, lại trở thành như đã thấy ?..
Kệ họ Tiến ạ ! Cho dù họ là những người… quen cũ nhưng xét cho đến cùng, họ cũng chỉ là… "tiện dân". "Tiện dân" làm sao hiểu được sự tài tình, sáng suốt của đảng ta ! "Tiện dân" làm sao có thể nhận ra những tư chất giúp bạn được đảng ta quy hoạch – sắp xếp làm "rường cột quốc gia". Đâu phải tự nhiên mà cổ nhân bảo "dân ngu, khu đen", đúng không ? Đâu phải tự nhiên mà các "rường cột quốc gia" giống hệt nhau về tư duy, mỗi khi mở miệng là từ Tổng Bí thư trở xuống đều cho thấy dư khả năng khuấy động dư luận !
"Khu đen" tất nhiên là không có suất vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, không có học vị cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành chính trị, hay được công nhận tốt nghiệp… Cao cấp Lý luận chính trị. Cho nên chẳng bao giờ "khu đen" có thể đủ "tinh thần lạc quan cách mạng" và… dũng khí để đưa ra những nhận định kiểu như : Nhìn một cách tổng quát, đất nước chưa bao giờ "được" như thế này ! Chẳng phải chỉ có Tổng Bí thư, "khu… đỏ" nào, bất kể được qui hoạch làm gì, ở đâu mà không hệt như thế !
***
Kim Tiến yêu quý,
"Bọn xấu" đang mỉa mai Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – nơi mở ra cánh cửa đưa bạn vào qui hoạch "rường cột quốc gia" là Học viện… Kiến bu Ruồi đậu. Nhìn một cách tổng quát, dường như tất cả những cá nhân tốt nghiệp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đều chỉ có thể đưa ra những tuyên bố, nhận định thuộc loại… "kiến bu", thực hiện những hành vi thuộc loại… "ruồi đậu", góp phần phát triển cả… kiến lẫn ruồi nhưng… kệ chúng Tiến ạ !
Hôm qua, "tiện dân" mỉa mai bạn vì dự tính đổi tên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành Đại học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh, hôm nay "tiện dân" xoay qua xỉa xói bạn Hùng vì bạn ấy tin : Việt Nam có thể làm những thứ thế giới chưa từng làm !... Tuy những lời mỉa mai, xỉa xói ấy có vẻ hữu lý thì cũng đừng sợ Tiến nhé ! Chẳng đáng gì đâu ! Có "rường cột quốc gia" nào của đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ chưa bị mỉa mai, xỉa xói. Mỉa mai, xỉa xói đến cỡ nào thì "rường cột quốc gia" vẫn cứ là "rường cột quốc gia" ! Đúng không ?
Với bối cảnh như hiện nay, mỉa mai, xỉa xói là một thứ van để đám "tiện dân" xả ẩn ức, thậm chí còn khiến một số sung sướng do được nhấm nháp cảm giác can đảm hơn cha anh vì dám… chỉ trích đấy Tiến ạ !
Cũng vì vậy, đừng để "hiện tượng" làm bạn chao đảo nhé ! Hãy nhìn vào "bản chất" để giữ sự "kiên định" với "sự nghiệp cách mạng". Sau mỉa mai, xỉa xói, chẳng phải "tiện dân" lại tiếp tục giao sức khỏe, tính mạng của mình và thân nhân cho bạn… chăm sóc, giao con cháu cho bạn Nhạ… giáo dục, ra khỏi nhà thì giao tiện nghi, an toàn cho bạn Thể… sắp đặt, giao trật tự, trị an cho bạn… Lâm giữ gìn, giao độc lập quốc gia, tự chủ của dân tộc cho bạn Lịch… bảo vệ - đó sao ?
Có gì để phải lo, mỉa mai, xỉa xói dẫu dữ dội, thường xuyên thì sau đó, "tiện dân" vẫn ngoan ngoãn giao cả hiện tại lẫn tương lai cho đảng ta toàn quyền định đoạt ! Rường mục, cột ruỗng thì những "hồng phúc dân tộc" mới sẽ thế chỗ làm… "rường cột quốc gia" !
Thật ra mình không tin bạn và những bạn khác lo, cũng không nghĩ bạn và những bạn khác cảm thấy buồn trước các phản ứng của đám "tiện dân", bởi nếu có thì các bạn đã không tiếp tục nói và không tiếp tục làm như thế.
Tiếp tục vui sống và nhắc các bạn cứ như thế mãi vì "tiện dân" chỉ đến thế thôi Tiến nhé !
Đồng Phụng Việt
Nguồn : RFA, 21/09/2019
*******************
Hết bà Tiến lại đến ông Hùng
Thiên Hạ Luận, VOA, 20/09/2019
Tuần này, các viên chức cao cấp của cả chính phủ lẫn quốc hội tiếp tục khuấy động dư luận vì những ý kiến "vô tiền khoáng hậu".
444444444444444444
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, mở hàng bằng đề nghị Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Đại học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tuần, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, mở hàng bằng đề nghị Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Đại học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh. Kế đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông, khẳng định, ông tin rằng : Việt Nam có thể làm những thứ thế giới chưa từng làm. Có thể vì muốn chứng tỏ rằng không hề thua kém chính phủ, quốc hội đề nghị dùng luật xác định, tại Việt Nam, 40 tuổi vẫn còn là… thanh niên !
Giữa làn sóng chỉ trích đề nghị của bà Tiến, có những facebooker giải thích, thật ra Đại học Sức khỏe không phải là ý tưởng ngớ ngẩn. Thiên hạ từng xây dựng những Đại học Sức khỏe để gom vào, đào tạo tất cả các lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ - chăm sóc sức khỏe, từ bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ đến y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế, chuyên viên dịch tễ (nghiên cứu – phòng ngừa dịch bệnh),… Tuy nhiên xét cho đến cùng, tên gọi các cơ sở đào tạo, cung cấp nhân lực cho lĩnh vực y tế chỉ là vấn đề thứ yếu.
Chẳng hạn, Truong Huy San cho rằng, ý tưởng phát triển trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành một đại học đa ngành về sức khỏe là đúng nhưng tự thân tên gọi không phải là yếu tố xác lập quy mô bất di bất dịch. Hãy để các trường chủ động phát triển thêm những ngành mà dân chúng cần và giữ được những cái tên vừa là thương hiệu lâu đời, vừa là sự tự hào của nhiều thế hệ. San dẫn chứng, MIT (Học viện Kỹ thuật Massachusets) dạy cả nghệ thuật còn Apple đâu có trồng… táo (1) !
Đó cũng là lý do Hoàng Mạnh Hà than : Hơn 40 năm rồi vẫn không lo làm, chỉ lo đổi tên. Chẳng phải chỉ có Đại học Y Dược. Đại học Văn khoa ngắn gọn, súc tích đổi thành Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn dài thượt, đọc méo cả mỏ. Rồi Bộ Canh nông đổi thành Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn. Bộ Giáo dục đổi thành Bộ Giáo dục – Đào tạo dù trong giáo dục đã có đào tạo. Chưa kể tên một số bộ như Thông tin – Truyền thông giống như bị "ngọng" tiếng Việt, bởi trong thông tin đã có truyền thông và ngược lại (2).
Đó cũng là lý do người ta thấy trên trang facebook có tên là Sự kiện thắc mắc : Đổi tên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vì sợ tụt hậu sao không so với các quốc gia phát triển mà lại so với Lào và Campuchia ? Liệu "tên" có quan trọng bằng việc để cho bệnh nhân nằm la liệt khắp các hành lang và chi phí giường bệnh cao cỡ khách sạn năm sao không (3) ? Cũng với suy nghĩ như thế, Dien Le bảo rằng, nếu công việc của các Bộ trưởng chỉ là đổi tên thì con tôi cũng có thể làm… Bộ trưởng (4).
Đề nghị đổi tên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh của bà Tiến làm nhiều người ta nhắc lại nỗ lực đổi tên các trạm thu phí BOT của ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải (đổi trạm thu phí thành trạm thu giá, do không ổn nên tính gọi là trạm thu tiền và sau khi xoay đủ một vòng thì quay lại cách gọi cũ là trạm thu phí), Tanhy Ngo cho rằng, muốn dân thực sự tự do, hạnh phúc, xứng tầm với các quốc gia văn minh thì phải đổi sao cho mọi thứ thay đổi thật lẹ. Chỉ đổi tên thôi thì "thằng" nào cũng tụt hậu (5)…
***
Giữa lúc bà Tiến đang là bia cho công chúng bắn, chưa rõ vì muốn giải cứu cho đồng liêu hay ghen tị vì bà Tiến tiếp tục "nổi tiếng", ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông đăng đàn tuyên bố : Tôi có niềm tin, Việt Nam có thể làm những thứ thế giới chưa từng làm ! Thế là nội các Việt Nam lập tức có thêm một thành viên nữa nổi… lềnh bềnh trong mắt công chúng. Rất nhiều người "khen" ông Hùng như Vo Tran vì những phát biểu hết sức… phi thường, mới lạ và sau những tính từ ấy phải đặt vô số dấu hỏi (6) !
Trong số những lời "khen" ấy, đáng chú ý có Nguyễn Thiện. Ông Thiện nhận xét : Chỉ với hai từ "có thể", tôi... có thể đánh giá Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là một người rất khiêm tốn. Người Việt đã làm ra nhiều thứ mà thế giới chưa từng làm chứ không phải là "có thể" làm ! Phải kiêu hãnh mà nói điều đó ! Chẳng hạn cách chức... nguyên Bí thư tỉnh ủy, xóa tư cách… nguyên Bộ trưởng,… Đó là sản phẩm... thuần Việt làm gì có quốc gia nào trên thế giới từng làm (7) !
Cạnh tranh về mức độ "nổi tiếng" giữa các viên chức cao cấp tại Việt Nam trong tuần này không chỉ ngừng ở đó. Dường như không muốn thua chính phủ, các đại biểu quốc hội cũng nhảy vào khuấy động dư luận khi giới thiệu ý tưởng, muốn dùng các qui định pháp luật để xác định, tại Việt Nam, tất cả mọi người từ 40 tuổi trở xuống vẫn còn là… thanh niên !
Chẳng phải chỉ có dân chúng náo động, ngay cả các cơ quan truyền thông chính thức do chính quyền thành lập cũng ngứa ngáy, không nhịn được mà phải lên tiếng bài xích ý tưởng này. Tuổi Trẻ Cười – một trong những sản phẩm của tờ Tuổi Trẻ - nhận định, đề nghị sửa các qui định pháp luật hiện hành, nâng độ tuổi được xem là thanh niên từ 30 lên 35 hay 40 tuổi, rất có thể sẽ tạo ra một tình huống… thú vị là hai cha con cùng lên phường tham gia sinh hoạt Đoàn Thanh niên (8).
***
Chuyện lãnh đạo đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ, lãnh đạo các ngành, các địa phương chọc cho đồng bào giận và… chửi đã trở thành chuyện bình thường. Có một điểm trùng hợp cần lưu ý là tất cả những tuyên bố, nhận định, đề nghị ngô nghê, kỳ quái khuấy động dư luận trong thời gian vừa qua đều xuất phát từ những cá nhân đã được đào tạo từ chung một lò : Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Thiên Hạ Luận
Nguồn : VOA, 20/09/2019
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/2322551241113377
(2) https://www.facebook.com/hmh2904/posts/2728158250535919
(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1174844222702668&id=765999660253795
(4) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10157845887249701&set=a.98722039700&type=3&theater
(5) https://www.facebook.com/minhphuong.nguyen.587606/posts/2836793623016505
(6) https://www.facebook.com/groups/nhabaocongdan/permalink/1143193329403770/
(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10215449987422943&set=a.2167503667223&type=3&theater
(8) https://www.facebook.com/tuoitrecuoi/photos/a.796272043784135/2505953812815941/?type=3&theater
****************
Bộ trưởng Y tế xác nhận phát biểu về việc phải đổi tên trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh là đúng (RFA, 20/09/2019)
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, vào ngày 20 tháng 9 khẳng định với báo giới quốc nội rằng lời phát biểu của bà về việc đổi tên trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành đại học khoa học sức khỏe là hoàn toàn đúng đắn và đúng với nhiệm vụ đưa ra cách đây 15 năm.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu trong buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 của trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Courtesy : Dân Trí
Trước đó, tại buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh hôm 16/9, bà Nguyễn Thị Kim Tiến có phát biểu, đề nghị trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh sớm thực hiện đề án đổi tên thành Đại học Khoa học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh. Lời tuyên bố này gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận. Đặc biệt, không ít chuyên gia trong ngành giáo dục cho rằng cái tên mới "Đại học Khoa học sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh" không hợp lý cũng như không đúng với tinh thần danh xưng về học thuật.
Ngay sau khi phát biểu gây nhiều hiểu lầm và tranh cãi tại lễ khai giảng Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh của Bộ trưởng y tế, ngày 17/9 ông Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế đã giải thích lý do vì sao Bộ y tế cho ý tưởng xây dựng đề án sắp xếp, phát triển một số cơ sở đào tạo thành đại học khoa học sức khỏe. Ông Lợi cho rằng về bản chất, đây là mô hình đại học trong đó có các trường thành viên chuyên ngành là trường đại học y, trường đại học dược, trường đại học điều dưỡng, trường đại học y tế công cộng....Do đó Bộ Y tế đang nghiên cứu xây dựng đề án để có mô hình phù hợp nhất, trên nguyên tắc đảm bảo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn giữ được truyền thống và thương hiệu của cơ sở đào tạo.
Với giải thích trên, bà Bộ trưởng Bộ Y tế trong ngày 20/9 cũng nhấn mạnh thêm rằng mặc dù tên trường "Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh" tồn tại từ cả trăm năm qua, tuy nhiên việc đổi tên là thực hiện theo kết luận thanh tra của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Với tên cũ thì chỉ có 2 chuyên ngành mà không thể bao quát được hết các ngành khác như y học cổ truyền, điều dưỡng, nha khoa…
*******************
Đổi tên trường Y thành Đại học Sức khỏe : Bộ trưởng khẳng định ‘hoàn toàn chính xác’ (VOA, 20/09/2019)
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hôm 20/9 khẳng định phát biểu của bà 4 ngày trước về việc đổi tên trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh thành "Đại học Sức khỏe" là "hoàn toàn chính xác".
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh minh họa
Phát biểu của người đứng đầu ngành Y tế đã gây ‘sốt’ mạng xã hội trong vài ngày qua khi bà cho rằng ngôi trường gần 100 năm tuổi "mà bé thế này là không được", cần phải nhanh chóng làm đề án thành lập "Đại học Sức khỏe" để không tụt hậu so với Lào và Campuchia.
Việc đổi mới ngôi trường để trở thành "Đại học Sức khỏe", cụ thể theo bà Tiến, là "chỉ việc đổi tên và lắp người vào thôi chứ vị trí đều quá chuẩn".
Trước nhiều ý kiến trái chiều, mà phần lớn là phản đối việc đổi tên ngôi trường đã trở thành "thương hiệu", Bộ trưởng Y tế Việt Nam giải thích đây là đề án đã có từ 10 năm trước nhưng chưa được phê duyệt vì phải chờ Đại học Y dược Hà Nội và vì vướng Luật giáo dục cũ, theo Tuổi Trẻ.
Bên lề một hội nghị trực tuyến của ngành y tế vào sáng 20/9, Bà Tiến giải thích thêm rằng khái niệm "Đại học" khác với "Trường Đại học". Theo bà, Đại học giống như là tỉnh, còn Trường Đại học giống như huyện...
"Đại học gì mà dưới toàn các khoa, đã thành trường đâu. Cho nên tôi phát biểu như thế là hoàn toàn chính xác. Còn những người hiểu sai. Thứ nhất là chưa hiểu hết bản chất của đại học và trường đại học, thứ hai là chưa hiểu rõ chủ trương của ngành", Vietnamnet dẫn lời bà Tiến nói.
Theo Bộ Y tế, đề án thành lập Đại học Sức khỏe đã nằm trong Nghị quyết 20 và quy hoạch của Thủ tướng từ nhiều năm trước, trong đó hai trường Đại học Y dược tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được quy hoạch trở thành "Đại học Sức khỏe", với các trường thành viên chuyên ngành là Trường Đại học Y, Trường Đại học Dược, Trường Đại học Điều dưỡng, Trường Đại học Y tế công cộng…
*******************
Hết bà Tiến lại đến ông Hùng
Thiên Hạ Luận, VOA, 20/09/2019
Tuần này, các viên chức cao cấp của cả chính phủ lẫn quốc hội tiếp tục khuấy động dư luận vì những ý kiến "vô tiền khoáng hậu".
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, mở hàng bằng đề nghị Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Đại học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tuần, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, mở hàng bằng đề nghị Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Đại học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh. Kế đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông, khẳng định, ông tin rằng : Việt Nam có thể làm những thứ thế giới chưa từng làm. Có thể vì muốn chứng tỏ rằng không hề thua kém chính phủ, quốc hội đề nghị dùng luật xác định, tại Việt Nam, 40 tuổi vẫn còn là… thanh niên !
Giữa làn sóng chỉ trích đề nghị của bà Tiến, có những facebooker giải thích, thật ra Đại học Sức khỏe không phải là ý tưởng ngớ ngẩn. Thiên hạ từng xây dựng những Đại học Sức khỏe để gom vào, đào tạo tất cả các lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ - chăm sóc sức khỏe, từ bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ đến y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế, chuyên viên dịch tễ (nghiên cứu – phòng ngừa dịch bệnh),… Tuy nhiên xét cho đến cùng, tên gọi các cơ sở đào tạo, cung cấp nhân lực cho lĩnh vực y tế chỉ là vấn đề thứ yếu.
Chẳng hạn, Truong Huy San cho rằng, ý tưởng phát triển trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành một đại học đa ngành về sức khỏe là đúng nhưng tự thân tên gọi không phải là yếu tố xác lập quy mô bất di bất dịch. Hãy để các trường chủ động phát triển thêm những ngành mà dân chúng cần và giữ được những cái tên vừa là thương hiệu lâu đời, vừa là sự tự hào của nhiều thế hệ. San dẫn chứng, MIT (Học viện Kỹ thuật Massachusets) dạy cả nghệ thuật còn Apple đâu có trồng… táo (1) !
Đó cũng là lý do Hoàng Mạnh Hà than : Hơn 40 năm rồi vẫn không lo làm, chỉ lo đổi tên. Chẳng phải chỉ có Đại học Y Dược. Đại học Văn khoa ngắn gọn, súc tích đổi thành Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn dài thượt, đọc méo cả mỏ. Rồi Bộ Canh nông đổi thành Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn. Bộ Giáo dục đổi thành Bộ Giáo dục – Đào tạo dù trong giáo dục đã có đào tạo. Chưa kể tên một số bộ như Thông tin – Truyền thông giống như bị "ngọng" tiếng Việt, bởi trong thông tin đã có truyền thông và ngược lại (2).
Đó cũng là lý do người ta thấy trên trang facebook có tên là Sự kiện thắc mắc : Đổi tên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vì sợ tụt hậu sao không so với các quốc gia phát triển mà lại so với Lào và Campuchia ? Liệu "tên" có quan trọng bằng việc để cho bệnh nhân nằm la liệt khắp các hành lang và chi phí giường bệnh cao cỡ khách sạn năm sao không (3) ? Cũng với suy nghĩ như thế, Dien Le bảo rằng, nếu công việc của các Bộ trưởng chỉ là đổi tên thì con tôi cũng có thể làm… Bộ trưởng (4).
Đề nghị đổi tên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh của bà Tiến làm nhiều người ta nhắc lại nỗ lực đổi tên các trạm thu phí BOT của ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải (đổi trạm thu phí thành trạm thu giá, do không ổn nên tính gọi là trạm thu tiền và sau khi xoay đủ một vòng thì quay lại cách gọi cũ là trạm thu phí), Tanhy Ngo cho rằng, muốn dân thực sự tự do, hạnh phúc, xứng tầm với các quốc gia văn minh thì phải đổi sao cho mọi thứ thay đổi thật lẹ. Chỉ đổi tên thôi thì "thằng" nào cũng tụt hậu (5)…
***
Giữa lúc bà Tiến đang là bia cho công chúng bắn, chưa rõ vì muốn giải cứu cho đồng liêu hay ghen tị vì bà Tiến tiếp tục "nổi tiếng", ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông đăng đàn tuyên bố : Tôi có niềm tin, Việt Nam có thể làm những thứ thế giới chưa từng làm ! Thế là nội các Việt Nam lập tức có thêm một thành viên nữa nổi… lềnh bềnh trong mắt công chúng. Rất nhiều người "khen" ông Hùng như Vo Tran vì những phát biểu hết sức… phi thường, mới lạ và sau những tính từ ấy phải đặt vô số dấu hỏi (6) !
Trong số những lời "khen" ấy, đáng chú ý có Nguyễn Thiện. Ông Thiện nhận xét : Chỉ với hai từ "có thể", tôi... có thể đánh giá Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là một người rất khiêm tốn. Người Việt đã làm ra nhiều thứ mà thế giới chưa từng làm chứ không phải là "có thể" làm ! Phải kiêu hãnh mà nói điều đó ! Chẳng hạn cách chức... nguyên Bí thư tỉnh ủy, xóa tư cách… nguyên Bộ trưởng,… Đó là sản phẩm... thuần Việt làm gì có quốc gia nào trên thế giới từng làm (7) !
Cạnh tranh về mức độ "nổi tiếng" giữa các viên chức cao cấp tại Việt Nam trong tuần này không chỉ ngừng ở đó. Dường như không muốn thua chính phủ, các đại biểu quốc hội cũng nhảy vào khuấy động dư luận khi giới thiệu ý tưởng, muốn dùng các qui định pháp luật để xác định, tại Việt Nam, tất cả mọi người từ 40 tuổi trở xuống vẫn còn là… thanh niên !
Chẳng phải chỉ có dân chúng náo động, ngay cả các cơ quan truyền thông chính thức do chính quyền thành lập cũng ngứa ngáy, không nhịn được mà phải lên tiếng bài xích ý tưởng này. Tuổi Trẻ Cười – một trong những sản phẩm của tờ Tuổi Trẻ - nhận định, đề nghị sửa các qui định pháp luật hiện hành, nâng độ tuổi được xem là thanh niên từ 30 lên 35 hay 40 tuổi, rất có thể sẽ tạo ra một tình huống… thú vị là hai cha con cùng lên phường tham gia sinh hoạt Đoàn Thanh niên (8).
***
Chuyện lãnh đạo đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ, lãnh đạo các ngành, các địa phương chọc cho đồng bào giận và… chửi đã trở thành chuyện bình thường. Có một điểm trùng hợp cần lưu ý là tất cả những tuyên bố, nhận định, đề nghị ngô nghê, kỳ quái khuấy động dư luận trong thời gian vừa qua đều xuất phát từ những cá nhân đã được đào tạo từ chung một lò : Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Thiên Hạ Luận
Nguồn : VOA, 20/09/2019
Chú thích :
(1) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/2322551241113377
(2) https://www.facebook.com/hmh2904/posts/2728158250535919
(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1174844222702668&id=765999660253795
(4) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10157845887249701&set=a.98722039700&type=3&theater
(5) https://www.facebook.com/minhphuong.nguyen.587606/posts/2836793623016505
(6) https://www.facebook.com/groups/nhabaocongdan/permalink/1143193329403770/
(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10215449987422943&set=a.2167503667223&type=3&theater
(8) https://www.facebook.com/tuoitrecuoi/photos/a.796272043784135/2505953812815941/?type=3&theater