Chứ còn sao nữa chị Lan ơi !
(Chú thích : chị Lan đây không phải là người tình anh Điệp, mà là chị Đào Hồng Lan, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế).
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân nhiễm Covid-19 vào xe cứu thương tại bệnh viện dã chiến số 6 ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 8/8/2021 (hình minh họa) - AFP
Anh Chính đã nói vậy rồi, chúng mình cứ làm theo thôi. Mẹ nó, sợ gì !
Ví dụ cái chuyện ngành y tế đang lâm vào giai đoạn (có lẽ là) lao đao nhất từ trước đến giờ. Đến nỗi người ta bảo năm nay hội nghị tổng kết ngành thì cứ vào tù làm cho nhanh : hầu hết lãnh đạo y tế địa phương lẫn lãnh đạo bộ đều có hết trong ấy rồi. Còn nhân viên y tế thì đang tháo chạy sang các bệnh viện tư cả nên không cần họp nữa.
Câu hỏi đúng mà lẽ ra quyền bộ trưởng nên hỏi đầu tiên là : Tại sao có cảnh này ?
Cháu của bạn tôi, bác sĩ nội trú, học xong thì cầm một lúc ba bằng : thạc sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I. Học hành tổng cộng ngót 10 năm, ra trường đi làm bệnh viện lớn. Được quy hoạch làm trưởng khoa. Chuyên môn tốt, ân cần với bệnh nhân. Không tơ hào, vòi vĩnh, dọa dẫm.
Nhưng lương thì 5,5 triệu đồng/tháng.
Hỏi nó sống bằng gì ?
Thưa Quyền bộ trưởng, nó và vô số bác sĩ như nó sống bằng cách ban ngày thì làm việc trong bệnh viện, trực đủ 24 tiếng, hết ca trực thì chạy xé gió đi khám ngoài. Một ngày quần quật từ 7h sáng đến 8, 9 giờ tối, gần như ngày nào cũng vậy. Cả tuần lắm khi chẳng tối nào được ở nhà ăn bữa cơm với chồng con, cha mẹ. Làm như thế, tổng thu nhập được khoảng 20 triệu đồng, xem như đủ sống.
Quyền Bộ trưởng có biết từ lóng "câu cá", "bắt gà" của nhân viên dưới quyền bà không ? Đó là các bác sĩ, sau khi mệt phờ với việc ở bệnh viện công thì về phòng khám tư ngồi chờ bệnh nhân đến. Công việc phụ nhưng đem lại thu nhập chính, tuy vậy nó bấp bênh như người ta đi câu cá vậy, con cá cắn mồi hay không hoàn toàn là quyền của nó. Nên có hôm câu được u cá đủ lo bữa cơm có thịt cho con. Bữa nào mưa bão, hoặc xui xui thì ngồi chóc mỏ đến nửa đêm cũng xếp cần về không.
Quyền Bộ trưởng có biết các bác sĩ dưới quyền bà hiện tại gần như không ai được ngủ đủ giấc bao giờ ? Nhiều người phải thức "câu cá" đến 10 h, 11 h đêm, rồi 6 giờ sáng hôm sau lại thức dậy đi đến bệnh viện công làm việc.
Quyền Bộ trưởng đọc báo Việt Nam có biết các bác sĩ, điều dưỡng tại Trung tâm cấp cứu 115 của Thành phố Hồ Chí Minh vừa trực cấp cứu vừa nhận trực thay cho bác sĩ chính để kiếm thêm chút tiền, hoặc tranh thủ đóng gói tăm bông thuê, 100 gói thì được trả công 4.000 đ ? Làm suốt một tháng, họ nhận được tổng cộng thêm một triệu đồng nữa, bù cho khoản lương hơn năm triệu đồng cho 10 năm làm việc vất vả.
Có những điều dưỡng đi dọn nhà, làm ôsin ngoài giờ, bán đủ thứ hàng online. Người nào may mắn lắm, hoặc sống ở thành phố lớn mới kiếm được việc làm thêm đúng ngành ở phòng khám tư, ngoài giờ.
Quyền Bộ trưởng có biết do không cạnh tranh nổi với bệnh viện công, nguồn bệnh nhân giảm mạnh nên có những khoa phòng phải cắt giảm chi phí đến nỗi cắt luôn cả tiền mua bút bi (tháng ba chiếc) cho nhân viên ?
Quyền Bộ trưởng có biết trong đại dịch, nhiều nhân viên y tế đã phải hấp đi hấp lại khẩu trang để dùng, vì không được cấp đủ theo yêu cầu ?
Những bác sĩ gợi ý người bệnh sử dụng các dịch vụ đắt tiền (dù không thật cần thiết) bằng nhiều cách như vừa hứa hẹn kết quả điều trị, vừa dọa ngầm về hậu quả xấu nếu không dùng. Chuyện bác sĩ kê đơn thực phẩm chức năng thật đắt tiền cho người bệnh ung thư, người bệnh chỉ cần gọi điện theo số cho sẵn thì vừa ra đến cổng bệnh viện đã có người chờ giao hàng. Chuyện những nhãn hàng, hãng dược chi hoa hồng thật đậm cho bác sĩ điều trị đổi lấy việc kê đơn thuốc của họ cho người bệnh, bất cần biết tình trạng sức khỏe và tài chính của bệnh nhân ra sao. Chuyện những thiết bị y tế kém chất lượng hoặc phải khử trùng dùng đi dùng lại, mặc kệ yêu cầu chỉ được dùng một lần để đảm bảo chống nhiễm khuẩn.
Nếu trước kia chưa biết, thì bây giờ bà đã biết rồi đấy.
Và những chuyện ai cũng biết như khoảng 50-60 cán bộ lãnh đạo các cục, vụ và CDC các tỉnh bị bắt vì nhận hoa hồng của Việt Á để mua KIT test xét nghiệm Covid hay tiếp tay bán thuốc giả ra thị trường. Lãnh đạo BV mắt nhiều địa phương kê khống số lượng các ca mổ đục thủy tinh thể (thường được tài trợ) để lấy tiền đút túi.
Như ngạn ngữ đã nói, tiền không tự nhiên sinh ra hay mất đi. Trong những trường hợp nói trên, nó chỉ chuyển từ quỹ tiết kiệm còm cõi cả đời, từ số tiền bán nhà, thậm chí bán máu. Từ số học phí lẽ ra con cái họ được dùng để theo đuổi học vấn. Từ những đêm thức trắng để cày thêm kiếm tiền chữa bệnh cho chính mình hoặc người thân. Hoặc từ sự lao khổ, cực nhọc của đồng nghiệp cấp dưới trong ngành. Chui thẳng và làm ắp lên những cái bụng phưỡn của các vị lãnh đạo được có quyền duyệt chi, duyệt cấp.
Cơ hội của các sếp có ở khắp nơi : mở bệnh viện riêng, lôi kéo nguồn bệnh nhân từ bệnh viện công nơi chính mình đang làm quản lý. Hưởng hoa hồng cực cao khi mua thiết bị hay hợp tác đặt máy. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mua máy mổ mắt Phaco cũ rích mà nơi khác thải ra, mang về không thể vận hành, phải đắp chiếu nhưng ngân sách đã chi ra, hoa hồng đã vào túi giám đốc. Hay như vụ việc của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, nơi đã có tám người chết oan khi chạy thận nhân tạo khiến cả xã hội rúng động và bàng hoàng về cách công ty hợp tác, vận hành, chi trả hoa hồng cho lãnh đạo.
Cũng những con người ấy, khi làm việc ở bệnh viện tư thì khác hẳn. Nở nụ cười từ khi đón bệnh nhân đến khi tiễn bệnh nhân ra về. Phòng bệnh luôn sạch sẽ. Thái độ luôn tận tụy nhẹ nhàng. Giải thích tư vấn bệnh cặn kẽ đầy trách nhiệm. Dúi phong bì đố dám cầm.
Chị Lan lo cho người bệnh nghèo không có tiền vào bệnh viện, thật quý quá. Nhưng nếu vào bệnh viện công để chịu cảnh chi phí cơ bản thì rẻ nhưng phong bì đi kèm đắt gấp ba mà vẫn bị gằn hắt, lườm nguýt, bỏ bê, dọa dẫm và chăm chăm moi tiền… thì hãy để thị trường tự cạnh tranh, để bệnh nhân tự chọn thứ hạng điều trị họ có thể chi trả và dùng quyền lực nhà nước để điều chỉnh, giảm chi phí cho những ai thật sự cần. Việc của cơ quan quản lý Nhà nước là theo dõi thực tế, kịp thời ban hành luật, thực thi luật để đảm bảo giảm thiểu những kẽ hở cho sự lợi dụng, lạm dụng nhằm đút của công và của người bệnh vào túi riêng.
Ở dưới những bề mặt ca tụng và tôn vinh "thiên thần áo trắng", kêu gọi và phớt lờ sự hy sinh của họ, một phần xã hội đang thật sự vận hành như vậy.
Và những cuộn sóng ngầm đó đã trào lên rồi, chị Lan ạ ! Sẽ không có biện pháp hành chính nhà nước nào cản được việc nhân viên y tế chuyển dịch qua y tế tư nhân, nơi có những giám đốc dám bán nhà để đầu tư bệnh viện, dám chấp nhận căng bạt, che dù trong sân để nhận bệnh nhân Covid vào điều trị khi những cơ sở y tế khác sợ hãi, thiếu thốn và bị ràng buộc đủ thứ bởi cơ chế.
Đồng tiền liền khúc ruột, mà khúc ruột được nuôi đủ đầy thì mới yêu cầu người ta giữ vững lương tâm nghề nghiệp được.
Nhà nước có tiền để làm điều đó không ?
Có quá đi chứ. Có rất nhiều những bệnh viện công lưu chiếm đất vàng nhưng quanh năm chỉ được vài chục bệnh nhân lai vãng, nhân viên y tế phải căng băng rôn quanh năm đòi tiền lương. Những cơ chế cho phê duyệt mua sắm máy móc thiết bị rác thải nhưng trong điều trình vẫn là "trong sạch". Những kẽ hở của pháp luật khiến người ta dễ dàng ăn hối lộ và tham nhũng đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ vẫn công nhiên tồn tại hàng vài chục năm, khiến bất cứ ai cũng phải đặt ra câu hỏi "người làm luật có chủ ý không ?". Hãy nhìn con số người bệnh đến các bệnh viện để người dân chỉ cho chị những nơi họ thực sự tin tưởng, và những cơ sở y tế nên xếp xó, giành lại quỹ đất và ngân sách cho những đơn vị hoạt động hiệu quả.
Rõ ràng, sòng phẳng, đấy chính là thần chú cho mọi việc, mọi lĩnh vực của nhà nước hiện tại. Sếp mình đã dõng dạc phán như thế, chúng mình chỉ việc làm theo thôi, chị Lan nhỉ ?
Lý Thần Dân
Nguồn : RFA, 29/08/2022
Tham khảo :
https://tuoitre.vn/hau-qua-lon-tu-viec-mua-dao-mo-gia-re-20220824083355336.htm
Tiến ơi ! Đừng sợ !
Đồng Phụng Việt, RFA, 21/09/2018
Kim Tiến yêu quý,
Lóng rày bạn thế nào ? Hỏi thế cho phải phép chứ mình tin bạn vẫn ổn, thậm chí rất ổn. Cho dù ở xứ mình, "tiện dân" thường xuyên cảm thấy bất an vì đối diện với đủ loại bất ổn nhưng làm gì có… "thầy thuốc nhân dân" nào không ổn !
Theo dõi scandal đổi tên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành Đại học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh, thấy bạn vẫn còn hết sức vững vàng, mình mừng ! Chẳng có bao nhiêu người đủ cả khả năng lẫn cơ hội khiến đám đông hoang mang, bất bình như bạn đâu. Cố lên Tiến nhé !
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - AFP
Kim Tiến yêu quý,
Đám "tiện dân" vốn đã rối vì "y dược" không bằng… "sức khỏe", giờ lại tiếp tục vật vã do nhận ra "đại học" không phải là "trường đại học" nhưng mình tin bộ phim này chưa ngưng chiếu. Có phải bạn đang chờ chúng thấm đòn mới bồi thêm, rằng… Bộ Giáo dục – Đào tạo mới là nơi cung cấp "hẹ" cho "nồi canh hẹ" mà chúng đang phân vân có nên nuốt hay không, sau đó Quốc hội chế biến - bày ra bàn, thiếu Quốc hội, làm sao có luật như thế về đại học ? Nếu đúng thì đó quả là… tuyệt chiêu !
Vài người biết bạn từ thưở hàn vi tâm sự, chưa bao giờ họ nghĩ, sẽ có ngày, tư duy của Kim Tiến – sinh viên Đại học Y Hà Nội - lại phát triển theo hướng như vậy ! Theo họ, dẫu bạn là cháu ngoại cụ Hà Huy Tập – một thứ "hồng phúc dân tộc" nên dứt khoát là có chỗ khác… người - song dù sao bạn cũng từng học trường y. Họ thắc mắc, ai đã dạy… thêm khiến bạn "tỉnh" tới mức bảo với "tiện dân" : Lỗi vaccine thì xử vaccine ! Tặng quà sau điều trị là… cách thể hiện… tấm lòng người bệnh và… văn hóa Việt Nam ! ?.
Họ còn bảo rằng, họ đã thử tìm để xem trên thế giới này, từ cổ chí kim, có trường y nào dạy dỗ sinh viên theo tinh thần Hippocrates và ở Việt Nam có trường y nào dạy dỗ thêm y đức Hải Thượng Lãn Ông, lại khuyến khích sinh viên giả mù, giả câm, giả điếc trước tình cảnh bệnh nhân vật vã vì thiếu giường nằm, quằn quại vì thiếu thuốc, uổng tử do thuốc giả, chẩn đoán sai, điều trị không đúng cách,… nhưng tìm không ra ! Nơi nào dạy bạn, một người vốn được đào tạo thành lương y, lại trở thành như đã thấy ?..
Kệ họ Tiến ạ ! Cho dù họ là những người… quen cũ nhưng xét cho đến cùng, họ cũng chỉ là… "tiện dân". "Tiện dân" làm sao hiểu được sự tài tình, sáng suốt của đảng ta ! "Tiện dân" làm sao có thể nhận ra những tư chất giúp bạn được đảng ta quy hoạch – sắp xếp làm "rường cột quốc gia". Đâu phải tự nhiên mà cổ nhân bảo "dân ngu, khu đen", đúng không ? Đâu phải tự nhiên mà các "rường cột quốc gia" giống hệt nhau về tư duy, mỗi khi mở miệng là từ Tổng Bí thư trở xuống đều cho thấy dư khả năng khuấy động dư luận !
"Khu đen" tất nhiên là không có suất vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, không có học vị cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành chính trị, hay được công nhận tốt nghiệp… Cao cấp Lý luận chính trị. Cho nên chẳng bao giờ "khu đen" có thể đủ "tinh thần lạc quan cách mạng" và… dũng khí để đưa ra những nhận định kiểu như : Nhìn một cách tổng quát, đất nước chưa bao giờ "được" như thế này ! Chẳng phải chỉ có Tổng Bí thư, "khu… đỏ" nào, bất kể được qui hoạch làm gì, ở đâu mà không hệt như thế !
***
Kim Tiến yêu quý,
"Bọn xấu" đang mỉa mai Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – nơi mở ra cánh cửa đưa bạn vào qui hoạch "rường cột quốc gia" là Học viện… Kiến bu Ruồi đậu. Nhìn một cách tổng quát, dường như tất cả những cá nhân tốt nghiệp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đều chỉ có thể đưa ra những tuyên bố, nhận định thuộc loại… "kiến bu", thực hiện những hành vi thuộc loại… "ruồi đậu", góp phần phát triển cả… kiến lẫn ruồi nhưng… kệ chúng Tiến ạ !
Hôm qua, "tiện dân" mỉa mai bạn vì dự tính đổi tên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành Đại học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh, hôm nay "tiện dân" xoay qua xỉa xói bạn Hùng vì bạn ấy tin : Việt Nam có thể làm những thứ thế giới chưa từng làm !... Tuy những lời mỉa mai, xỉa xói ấy có vẻ hữu lý thì cũng đừng sợ Tiến nhé ! Chẳng đáng gì đâu ! Có "rường cột quốc gia" nào của đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ chưa bị mỉa mai, xỉa xói. Mỉa mai, xỉa xói đến cỡ nào thì "rường cột quốc gia" vẫn cứ là "rường cột quốc gia" ! Đúng không ?
Với bối cảnh như hiện nay, mỉa mai, xỉa xói là một thứ van để đám "tiện dân" xả ẩn ức, thậm chí còn khiến một số sung sướng do được nhấm nháp cảm giác can đảm hơn cha anh vì dám… chỉ trích đấy Tiến ạ !
Cũng vì vậy, đừng để "hiện tượng" làm bạn chao đảo nhé ! Hãy nhìn vào "bản chất" để giữ sự "kiên định" với "sự nghiệp cách mạng". Sau mỉa mai, xỉa xói, chẳng phải "tiện dân" lại tiếp tục giao sức khỏe, tính mạng của mình và thân nhân cho bạn… chăm sóc, giao con cháu cho bạn Nhạ… giáo dục, ra khỏi nhà thì giao tiện nghi, an toàn cho bạn Thể… sắp đặt, giao trật tự, trị an cho bạn… Lâm giữ gìn, giao độc lập quốc gia, tự chủ của dân tộc cho bạn Lịch… bảo vệ - đó sao ?
Có gì để phải lo, mỉa mai, xỉa xói dẫu dữ dội, thường xuyên thì sau đó, "tiện dân" vẫn ngoan ngoãn giao cả hiện tại lẫn tương lai cho đảng ta toàn quyền định đoạt ! Rường mục, cột ruỗng thì những "hồng phúc dân tộc" mới sẽ thế chỗ làm… "rường cột quốc gia" !
Thật ra mình không tin bạn và những bạn khác lo, cũng không nghĩ bạn và những bạn khác cảm thấy buồn trước các phản ứng của đám "tiện dân", bởi nếu có thì các bạn đã không tiếp tục nói và không tiếp tục làm như thế.
Tiếp tục vui sống và nhắc các bạn cứ như thế mãi vì "tiện dân" chỉ đến thế thôi Tiến nhé !
Đồng Phụng Việt
Nguồn : RFA, 21/09/2019
*******************
Hết bà Tiến lại đến ông Hùng
Thiên Hạ Luận, VOA, 20/09/2019
Tuần này, các viên chức cao cấp của cả chính phủ lẫn quốc hội tiếp tục khuấy động dư luận vì những ý kiến "vô tiền khoáng hậu".
444444444444444444
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, mở hàng bằng đề nghị Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Đại học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tuần, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, mở hàng bằng đề nghị Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Đại học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh. Kế đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông, khẳng định, ông tin rằng : Việt Nam có thể làm những thứ thế giới chưa từng làm. Có thể vì muốn chứng tỏ rằng không hề thua kém chính phủ, quốc hội đề nghị dùng luật xác định, tại Việt Nam, 40 tuổi vẫn còn là… thanh niên !
Giữa làn sóng chỉ trích đề nghị của bà Tiến, có những facebooker giải thích, thật ra Đại học Sức khỏe không phải là ý tưởng ngớ ngẩn. Thiên hạ từng xây dựng những Đại học Sức khỏe để gom vào, đào tạo tất cả các lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ - chăm sóc sức khỏe, từ bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ đến y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế, chuyên viên dịch tễ (nghiên cứu – phòng ngừa dịch bệnh),… Tuy nhiên xét cho đến cùng, tên gọi các cơ sở đào tạo, cung cấp nhân lực cho lĩnh vực y tế chỉ là vấn đề thứ yếu.
Chẳng hạn, Truong Huy San cho rằng, ý tưởng phát triển trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành một đại học đa ngành về sức khỏe là đúng nhưng tự thân tên gọi không phải là yếu tố xác lập quy mô bất di bất dịch. Hãy để các trường chủ động phát triển thêm những ngành mà dân chúng cần và giữ được những cái tên vừa là thương hiệu lâu đời, vừa là sự tự hào của nhiều thế hệ. San dẫn chứng, MIT (Học viện Kỹ thuật Massachusets) dạy cả nghệ thuật còn Apple đâu có trồng… táo (1) !
Đó cũng là lý do Hoàng Mạnh Hà than : Hơn 40 năm rồi vẫn không lo làm, chỉ lo đổi tên. Chẳng phải chỉ có Đại học Y Dược. Đại học Văn khoa ngắn gọn, súc tích đổi thành Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn dài thượt, đọc méo cả mỏ. Rồi Bộ Canh nông đổi thành Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn. Bộ Giáo dục đổi thành Bộ Giáo dục – Đào tạo dù trong giáo dục đã có đào tạo. Chưa kể tên một số bộ như Thông tin – Truyền thông giống như bị "ngọng" tiếng Việt, bởi trong thông tin đã có truyền thông và ngược lại (2).
Đó cũng là lý do người ta thấy trên trang facebook có tên là Sự kiện thắc mắc : Đổi tên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vì sợ tụt hậu sao không so với các quốc gia phát triển mà lại so với Lào và Campuchia ? Liệu "tên" có quan trọng bằng việc để cho bệnh nhân nằm la liệt khắp các hành lang và chi phí giường bệnh cao cỡ khách sạn năm sao không (3) ? Cũng với suy nghĩ như thế, Dien Le bảo rằng, nếu công việc của các Bộ trưởng chỉ là đổi tên thì con tôi cũng có thể làm… Bộ trưởng (4).
Đề nghị đổi tên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh của bà Tiến làm nhiều người ta nhắc lại nỗ lực đổi tên các trạm thu phí BOT của ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải (đổi trạm thu phí thành trạm thu giá, do không ổn nên tính gọi là trạm thu tiền và sau khi xoay đủ một vòng thì quay lại cách gọi cũ là trạm thu phí), Tanhy Ngo cho rằng, muốn dân thực sự tự do, hạnh phúc, xứng tầm với các quốc gia văn minh thì phải đổi sao cho mọi thứ thay đổi thật lẹ. Chỉ đổi tên thôi thì "thằng" nào cũng tụt hậu (5)…
***
Giữa lúc bà Tiến đang là bia cho công chúng bắn, chưa rõ vì muốn giải cứu cho đồng liêu hay ghen tị vì bà Tiến tiếp tục "nổi tiếng", ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông đăng đàn tuyên bố : Tôi có niềm tin, Việt Nam có thể làm những thứ thế giới chưa từng làm ! Thế là nội các Việt Nam lập tức có thêm một thành viên nữa nổi… lềnh bềnh trong mắt công chúng. Rất nhiều người "khen" ông Hùng như Vo Tran vì những phát biểu hết sức… phi thường, mới lạ và sau những tính từ ấy phải đặt vô số dấu hỏi (6) !
Trong số những lời "khen" ấy, đáng chú ý có Nguyễn Thiện. Ông Thiện nhận xét : Chỉ với hai từ "có thể", tôi... có thể đánh giá Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là một người rất khiêm tốn. Người Việt đã làm ra nhiều thứ mà thế giới chưa từng làm chứ không phải là "có thể" làm ! Phải kiêu hãnh mà nói điều đó ! Chẳng hạn cách chức... nguyên Bí thư tỉnh ủy, xóa tư cách… nguyên Bộ trưởng,… Đó là sản phẩm... thuần Việt làm gì có quốc gia nào trên thế giới từng làm (7) !
Cạnh tranh về mức độ "nổi tiếng" giữa các viên chức cao cấp tại Việt Nam trong tuần này không chỉ ngừng ở đó. Dường như không muốn thua chính phủ, các đại biểu quốc hội cũng nhảy vào khuấy động dư luận khi giới thiệu ý tưởng, muốn dùng các qui định pháp luật để xác định, tại Việt Nam, tất cả mọi người từ 40 tuổi trở xuống vẫn còn là… thanh niên !
Chẳng phải chỉ có dân chúng náo động, ngay cả các cơ quan truyền thông chính thức do chính quyền thành lập cũng ngứa ngáy, không nhịn được mà phải lên tiếng bài xích ý tưởng này. Tuổi Trẻ Cười – một trong những sản phẩm của tờ Tuổi Trẻ - nhận định, đề nghị sửa các qui định pháp luật hiện hành, nâng độ tuổi được xem là thanh niên từ 30 lên 35 hay 40 tuổi, rất có thể sẽ tạo ra một tình huống… thú vị là hai cha con cùng lên phường tham gia sinh hoạt Đoàn Thanh niên (8).
***
Chuyện lãnh đạo đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ, lãnh đạo các ngành, các địa phương chọc cho đồng bào giận và… chửi đã trở thành chuyện bình thường. Có một điểm trùng hợp cần lưu ý là tất cả những tuyên bố, nhận định, đề nghị ngô nghê, kỳ quái khuấy động dư luận trong thời gian vừa qua đều xuất phát từ những cá nhân đã được đào tạo từ chung một lò : Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Thiên Hạ Luận
Nguồn : VOA, 20/09/2019
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/2322551241113377
(2) https://www.facebook.com/hmh2904/posts/2728158250535919
(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1174844222702668&id=765999660253795
(4) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10157845887249701&set=a.98722039700&type=3&theater
(5) https://www.facebook.com/minhphuong.nguyen.587606/posts/2836793623016505
(6) https://www.facebook.com/groups/nhabaocongdan/permalink/1143193329403770/
(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10215449987422943&set=a.2167503667223&type=3&theater
(8) https://www.facebook.com/tuoitrecuoi/photos/a.796272043784135/2505953812815941/?type=3&theater
****************
Bộ trưởng Y tế xác nhận phát biểu về việc phải đổi tên trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh là đúng (RFA, 20/09/2019)
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, vào ngày 20 tháng 9 khẳng định với báo giới quốc nội rằng lời phát biểu của bà về việc đổi tên trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành đại học khoa học sức khỏe là hoàn toàn đúng đắn và đúng với nhiệm vụ đưa ra cách đây 15 năm.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu trong buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 của trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Courtesy : Dân Trí
Trước đó, tại buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh hôm 16/9, bà Nguyễn Thị Kim Tiến có phát biểu, đề nghị trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh sớm thực hiện đề án đổi tên thành Đại học Khoa học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh. Lời tuyên bố này gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận. Đặc biệt, không ít chuyên gia trong ngành giáo dục cho rằng cái tên mới "Đại học Khoa học sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh" không hợp lý cũng như không đúng với tinh thần danh xưng về học thuật.
Ngay sau khi phát biểu gây nhiều hiểu lầm và tranh cãi tại lễ khai giảng Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh của Bộ trưởng y tế, ngày 17/9 ông Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế đã giải thích lý do vì sao Bộ y tế cho ý tưởng xây dựng đề án sắp xếp, phát triển một số cơ sở đào tạo thành đại học khoa học sức khỏe. Ông Lợi cho rằng về bản chất, đây là mô hình đại học trong đó có các trường thành viên chuyên ngành là trường đại học y, trường đại học dược, trường đại học điều dưỡng, trường đại học y tế công cộng....Do đó Bộ Y tế đang nghiên cứu xây dựng đề án để có mô hình phù hợp nhất, trên nguyên tắc đảm bảo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn giữ được truyền thống và thương hiệu của cơ sở đào tạo.
Với giải thích trên, bà Bộ trưởng Bộ Y tế trong ngày 20/9 cũng nhấn mạnh thêm rằng mặc dù tên trường "Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh" tồn tại từ cả trăm năm qua, tuy nhiên việc đổi tên là thực hiện theo kết luận thanh tra của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Với tên cũ thì chỉ có 2 chuyên ngành mà không thể bao quát được hết các ngành khác như y học cổ truyền, điều dưỡng, nha khoa…
*******************
Đổi tên trường Y thành Đại học Sức khỏe : Bộ trưởng khẳng định ‘hoàn toàn chính xác’ (VOA, 20/09/2019)
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hôm 20/9 khẳng định phát biểu của bà 4 ngày trước về việc đổi tên trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh thành "Đại học Sức khỏe" là "hoàn toàn chính xác".
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh minh họa
Phát biểu của người đứng đầu ngành Y tế đã gây ‘sốt’ mạng xã hội trong vài ngày qua khi bà cho rằng ngôi trường gần 100 năm tuổi "mà bé thế này là không được", cần phải nhanh chóng làm đề án thành lập "Đại học Sức khỏe" để không tụt hậu so với Lào và Campuchia.
Việc đổi mới ngôi trường để trở thành "Đại học Sức khỏe", cụ thể theo bà Tiến, là "chỉ việc đổi tên và lắp người vào thôi chứ vị trí đều quá chuẩn".
Trước nhiều ý kiến trái chiều, mà phần lớn là phản đối việc đổi tên ngôi trường đã trở thành "thương hiệu", Bộ trưởng Y tế Việt Nam giải thích đây là đề án đã có từ 10 năm trước nhưng chưa được phê duyệt vì phải chờ Đại học Y dược Hà Nội và vì vướng Luật giáo dục cũ, theo Tuổi Trẻ.
Bên lề một hội nghị trực tuyến của ngành y tế vào sáng 20/9, Bà Tiến giải thích thêm rằng khái niệm "Đại học" khác với "Trường Đại học". Theo bà, Đại học giống như là tỉnh, còn Trường Đại học giống như huyện...
"Đại học gì mà dưới toàn các khoa, đã thành trường đâu. Cho nên tôi phát biểu như thế là hoàn toàn chính xác. Còn những người hiểu sai. Thứ nhất là chưa hiểu hết bản chất của đại học và trường đại học, thứ hai là chưa hiểu rõ chủ trương của ngành", Vietnamnet dẫn lời bà Tiến nói.
Theo Bộ Y tế, đề án thành lập Đại học Sức khỏe đã nằm trong Nghị quyết 20 và quy hoạch của Thủ tướng từ nhiều năm trước, trong đó hai trường Đại học Y dược tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được quy hoạch trở thành "Đại học Sức khỏe", với các trường thành viên chuyên ngành là Trường Đại học Y, Trường Đại học Dược, Trường Đại học Điều dưỡng, Trường Đại học Y tế công cộng…
*******************
Hết bà Tiến lại đến ông Hùng
Thiên Hạ Luận, VOA, 20/09/2019
Tuần này, các viên chức cao cấp của cả chính phủ lẫn quốc hội tiếp tục khuấy động dư luận vì những ý kiến "vô tiền khoáng hậu".
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, mở hàng bằng đề nghị Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Đại học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tuần, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, mở hàng bằng đề nghị Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Đại học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh. Kế đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông, khẳng định, ông tin rằng : Việt Nam có thể làm những thứ thế giới chưa từng làm. Có thể vì muốn chứng tỏ rằng không hề thua kém chính phủ, quốc hội đề nghị dùng luật xác định, tại Việt Nam, 40 tuổi vẫn còn là… thanh niên !
Giữa làn sóng chỉ trích đề nghị của bà Tiến, có những facebooker giải thích, thật ra Đại học Sức khỏe không phải là ý tưởng ngớ ngẩn. Thiên hạ từng xây dựng những Đại học Sức khỏe để gom vào, đào tạo tất cả các lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ - chăm sóc sức khỏe, từ bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ đến y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế, chuyên viên dịch tễ (nghiên cứu – phòng ngừa dịch bệnh),… Tuy nhiên xét cho đến cùng, tên gọi các cơ sở đào tạo, cung cấp nhân lực cho lĩnh vực y tế chỉ là vấn đề thứ yếu.
Chẳng hạn, Truong Huy San cho rằng, ý tưởng phát triển trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành một đại học đa ngành về sức khỏe là đúng nhưng tự thân tên gọi không phải là yếu tố xác lập quy mô bất di bất dịch. Hãy để các trường chủ động phát triển thêm những ngành mà dân chúng cần và giữ được những cái tên vừa là thương hiệu lâu đời, vừa là sự tự hào của nhiều thế hệ. San dẫn chứng, MIT (Học viện Kỹ thuật Massachusets) dạy cả nghệ thuật còn Apple đâu có trồng… táo (1) !
Đó cũng là lý do Hoàng Mạnh Hà than : Hơn 40 năm rồi vẫn không lo làm, chỉ lo đổi tên. Chẳng phải chỉ có Đại học Y Dược. Đại học Văn khoa ngắn gọn, súc tích đổi thành Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn dài thượt, đọc méo cả mỏ. Rồi Bộ Canh nông đổi thành Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn. Bộ Giáo dục đổi thành Bộ Giáo dục – Đào tạo dù trong giáo dục đã có đào tạo. Chưa kể tên một số bộ như Thông tin – Truyền thông giống như bị "ngọng" tiếng Việt, bởi trong thông tin đã có truyền thông và ngược lại (2).
Đó cũng là lý do người ta thấy trên trang facebook có tên là Sự kiện thắc mắc : Đổi tên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vì sợ tụt hậu sao không so với các quốc gia phát triển mà lại so với Lào và Campuchia ? Liệu "tên" có quan trọng bằng việc để cho bệnh nhân nằm la liệt khắp các hành lang và chi phí giường bệnh cao cỡ khách sạn năm sao không (3) ? Cũng với suy nghĩ như thế, Dien Le bảo rằng, nếu công việc của các Bộ trưởng chỉ là đổi tên thì con tôi cũng có thể làm… Bộ trưởng (4).
Đề nghị đổi tên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh của bà Tiến làm nhiều người ta nhắc lại nỗ lực đổi tên các trạm thu phí BOT của ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải (đổi trạm thu phí thành trạm thu giá, do không ổn nên tính gọi là trạm thu tiền và sau khi xoay đủ một vòng thì quay lại cách gọi cũ là trạm thu phí), Tanhy Ngo cho rằng, muốn dân thực sự tự do, hạnh phúc, xứng tầm với các quốc gia văn minh thì phải đổi sao cho mọi thứ thay đổi thật lẹ. Chỉ đổi tên thôi thì "thằng" nào cũng tụt hậu (5)…
***
Giữa lúc bà Tiến đang là bia cho công chúng bắn, chưa rõ vì muốn giải cứu cho đồng liêu hay ghen tị vì bà Tiến tiếp tục "nổi tiếng", ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông đăng đàn tuyên bố : Tôi có niềm tin, Việt Nam có thể làm những thứ thế giới chưa từng làm ! Thế là nội các Việt Nam lập tức có thêm một thành viên nữa nổi… lềnh bềnh trong mắt công chúng. Rất nhiều người "khen" ông Hùng như Vo Tran vì những phát biểu hết sức… phi thường, mới lạ và sau những tính từ ấy phải đặt vô số dấu hỏi (6) !
Trong số những lời "khen" ấy, đáng chú ý có Nguyễn Thiện. Ông Thiện nhận xét : Chỉ với hai từ "có thể", tôi... có thể đánh giá Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là một người rất khiêm tốn. Người Việt đã làm ra nhiều thứ mà thế giới chưa từng làm chứ không phải là "có thể" làm ! Phải kiêu hãnh mà nói điều đó ! Chẳng hạn cách chức... nguyên Bí thư tỉnh ủy, xóa tư cách… nguyên Bộ trưởng,… Đó là sản phẩm... thuần Việt làm gì có quốc gia nào trên thế giới từng làm (7) !
Cạnh tranh về mức độ "nổi tiếng" giữa các viên chức cao cấp tại Việt Nam trong tuần này không chỉ ngừng ở đó. Dường như không muốn thua chính phủ, các đại biểu quốc hội cũng nhảy vào khuấy động dư luận khi giới thiệu ý tưởng, muốn dùng các qui định pháp luật để xác định, tại Việt Nam, tất cả mọi người từ 40 tuổi trở xuống vẫn còn là… thanh niên !
Chẳng phải chỉ có dân chúng náo động, ngay cả các cơ quan truyền thông chính thức do chính quyền thành lập cũng ngứa ngáy, không nhịn được mà phải lên tiếng bài xích ý tưởng này. Tuổi Trẻ Cười – một trong những sản phẩm của tờ Tuổi Trẻ - nhận định, đề nghị sửa các qui định pháp luật hiện hành, nâng độ tuổi được xem là thanh niên từ 30 lên 35 hay 40 tuổi, rất có thể sẽ tạo ra một tình huống… thú vị là hai cha con cùng lên phường tham gia sinh hoạt Đoàn Thanh niên (8).
***
Chuyện lãnh đạo đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ, lãnh đạo các ngành, các địa phương chọc cho đồng bào giận và… chửi đã trở thành chuyện bình thường. Có một điểm trùng hợp cần lưu ý là tất cả những tuyên bố, nhận định, đề nghị ngô nghê, kỳ quái khuấy động dư luận trong thời gian vừa qua đều xuất phát từ những cá nhân đã được đào tạo từ chung một lò : Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Thiên Hạ Luận
Nguồn : VOA, 20/09/2019
Chú thích :
(1) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/2322551241113377
(2) https://www.facebook.com/hmh2904/posts/2728158250535919
(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1174844222702668&id=765999660253795
(4) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10157845887249701&set=a.98722039700&type=3&theater
(5) https://www.facebook.com/minhphuong.nguyen.587606/posts/2836793623016505
(6) https://www.facebook.com/groups/nhabaocongdan/permalink/1143193329403770/
(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10215449987422943&set=a.2167503667223&type=3&theater
(8) https://www.facebook.com/tuoitrecuoi/photos/a.796272043784135/2505953812815941/?type=3&theater
Sau quy định của Ban bí thư về chế độ "khám sức khỏe định kỳ", có vẻ Tổng bí thư Trọng sắp tung ra một đòn không mới nhưng đủ hiểm về công tác nhân sự, cùng vào tháng Ba năm 2018.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - Ảnh : YouTube
Tháng Ba năm 2018 lại diễn ra đến hai phiên họp của Ủy ban Thường vụ quốc hội – bất thường so với chế độ chỉ một phiên họp/tháng trước đây.
Trong phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ quốc hội, đã bất ngờ xuất hiện ý kiến đề xuất đẩy sớm việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn lên kỳ họp thứ 5 (diễn ra vào tháng Năm tới), thay vì kỳ họp thứ 6 vào cuối năm, như quy định.
Không thấy Ủy ban Thường vụ quốc hội hay báo chí nhà nước thông tin về ý kiến trên là của quan chức nào, chỉ biết rằng Ủy ban Thường vụ quốc hội đã mau mắn đưa vấn đề lấy phiếu tín nhiệm sớm hơn dự kiến ra bàn – một động thái cho thấy "ý kiến" đó phải có sức nặng lớn, một sức nặng rất đáng kể, thậm chí còn nặng hơn cả vị thế chính trị của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ai ?
Một tờ báo nhà nước đã bình luận một cách ẩn ý : "Đây là một việc khá bất thường, vì theo Nghị quyết 85/2014/QH13, Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ 3 của nhiệm kỳ, tức là phải vào kỳ họp thứ 6 diễn ra vào cuối năm nay. Do vậy đề xuất đẩy việc lấy phiếu tín nhiệm lên kỳ họp thứ 5 sẽ trái với Nghị quyết 85, đồng nghĩa với việc Quốc hội sẽ phải sửa Nghị quyết này trước khi tiến hành việc lấy phiếu".
Vậy vì sao lại xuất hiện "ý kiến" đề xuất đẩy sớm việc lấy phiếu tín nhiệm vào thời điểm này, bất chấp hành động đó sẽ trái với Nghị quyết 85 ?
Những quan chức nào có khả năng "lên thớt" nếu cuộc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành sớm hơn dự kiến ?
Theo quy định tại điều 10, Nghị quyết 85/2014/QH13), Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ : Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước ; Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội ; Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể "xin từ chức". Còn người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.
Kỳ họp vào tháng Năm năm 2018 của Quốc hội lại trùng với thời gian có thể diễn ra Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, nhưng không hẳn theo truyền thống "đảng họp trước, quốc hội họp sau", mà có thể sẽ ngược lại, nghĩa là nếu Quốc hội họp trước để "lấy phiếu tín nhiệm", thì sau đó hội nghị trung ương họp để căn cứ vào kết quả phiếu tín nhiệm đối với các quan chức mà "xử".
Một trong những "ứng cử viên" cho kết quả "tín nhiệm thấp" là Bộ trưởng y tế, còn được dân gian gọi là "bộ trưởng kim tiêm" – Nguyễn Thị Kim Tiến. Mới đây, bà Tiến đã bị loại khỏi danh sách "giáo sư đạt chuẩn" sau quá nhiều phản ứng của dư luận xã hội đối với bà ta.
Vào năm 2013 giữa lúc "thư hùng Trọng – Dũng", đã từng diễn ra một cuộc lấy phiếu tín nhiệm đầy sóng gió.
Khi đó, chính Tổng bí thư Trọng là người nêu ra chủ trương lấy phiếu tín nhiệm.
Tại lần bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên vào tháng 6 năm 2013 với 47 chức danh chủ chốt, kết quả mang tính thảm họa đã dành cho khá nhiều gương mặt bên chính phủ. Nhân vật đội sổ với xấp xỉ 42% số phiếu tín nhiệm thấp là Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình – người bị tạp chí quốc tế Global Finance bình chọn "một trong 20 thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất trên thế giới".
Bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận giành ngôi á quân với trên 35% phiếu tín nhiệm thấp. Các bộ trưởng y tế và lao động – không tai tiếng về chuyện này cũng mang tiếng về chuyện khác – đều trong vòng nguy hiểm.
Nhân vật có thành tích khả quan hơn Thống Đốc Bình đôi chút trong lần bỏ phiếu trên là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng nhận được hơn 32% số phiếu tín nhiệm thấp.
Giờ đây, có lẽ nhiều quan chức đang run rẩy. Sóng trước chưa qua sóng sau đã xô tới. Run không chỉ bởi "lò" của ông Trọng lại nóng dần sau tết nguyên đán 2018, mà đang phải đối mặt với cơ chế "lấy phiếu tín nhiệm", chỉ cần một chút sơ sẩy là toàn bộ sự nghiệp chính trị và "cống hiến cho đất nước" sẽ đi tong.
Liệu kết quả bỏ phiếu tín nhiệm và tín nhiệm thấp của kỳ họp Quốc hội sẽ được "nâng lên một tầm cao mới" để những hội nghị trung ương trong năm 2018 sẽ "thanh lọc" nhân sự, thậm chí là những nhân sự thuộc loại "then chốt", thậm chí là nhân sự ngay trong Bộ Chính trị ?
Phạm Chí Dũng
Nguồn : CaliToday, 08/03/2018
Phạt 5 triệu vì ‘nói xấu’ Bộ trưởng Y tế sai về pháp lý ? (VOA, 20/10/2017)
Một luật sư ở Hà Nội cho rằng việc một bác sĩ ở Thừa Thiên-Huế bị phạt 5 triệu đồng vì "nói xấu" Bộ trưởng Y tế là "không đúng" và "không thỏa đáng" về mặt pháp lý vì mọi công dân có quyền hiến định về việc đóng góp ý kiến cho cán bộ nhà nước. Ngoài ra, "người bị hại" cũng chưa hề có văn bản khiếu nại gửi lên cơ quan chức năng.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Ngày 20/10, dư luận Việt Nam xôn xao về việc Bác sĩ Hoàng Công Truyện, Phó trưởng Khoa Hồi sức Cấp cứu thuộc Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, bị xử phạt 5 triệu đồng vì "Bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người đứng đầu ngành Y tế" là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
Trước đó vào ngày 14/7, bác sĩ Hoàng Công Truyện có bài viết đăng trên trang Facebook cá nhân "khuyên" Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nên nghỉ. Ông Truyện còn chê bà Bộ trưởng đã không về cơ sở, không hiểu được nỗi khổ của bác sĩ tuyến cơ sở, và yếu kém trong công tác tham mưu vấn đề an ninh ở bệnh viện…
Theo công văn do Chánh văn phòng Bộ Y tế Nguyễn Xuân Trường gửi Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày 19/7, ngay sau khi nhận thông tin nhanh từ Văn phòng Bộ, Sở này đã "lập đoàn kiểm tra, xác minh tài khoản Facebook ‘hoang cong truyen’ theo yêu cầu và đã "làm việc" với bác sĩ Truyện.
Công văn nói ông Truyện đã "thành khẩn khai báo và thừa nhận tài khoản là của mình" và "rất ăn năn, hối hận về hành vi thiếu ý thức" trên nên đã gỡ bỏ nội dung đã đăng.
Theo đó, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế đã yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Phong Điền phải "thành lập Hội đồng kỷ luật, tổ chức họp kiểm điểm, xử lý" bác sĩ Hoàng Công Truyện.
Ngoài quyết định kỷ luật trên, Sở Thông tin truyền thông tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng ra quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng đối với ông Truyện, theo Nghị định 174/2013 của Chính phủ nghiêm cấm "đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân".
Tuy nhiên, Luật sư Trần Thu Nam từ Hà Nội nói với VOA rằng việc áp dụng Nghị định trên để xử phạt là "không đúng" và "không thỏa đáng" vì hai lý do.
Thứ nhất, "người bị hại" chưa hề có văn bản nào gửi lên cơ quan chức năng khiếu nại về việc bị facebook hoang cong truyen "bôi nhọ" hay "xúc phạm danh dự".
Luật sư Nam nói : "Nó chưa đúng bởi vì người cho rằng bị xâm hại là bà Bộ trưởng Y tế không có văn bản cụ thể mà chính bản thân bà yêu cầu như là một người bị hại trong vụ xử".
Thứ hai, theo Luật sư Nam, mọi công dân đều có quyền hiến định trong việc có ý kiến, góp ý về tất cả các vấn đề của đất nước. Ông khẳng định : "Người dân có quyền nói chứ. Ví dụ, người ta thấy không hài lòng về một vị bộ trưởng nào đó và kêu gọi hãy từ chức thì đó là quyền của họ, chứ làm sao mà nói là ‘xúc phạm danh dự, nhân phẩm’ được. Theo Hiến pháp, người dân có quyền có ý kiến đối với tất cả các vấn đề trên cả nước và ở địa phương".
Một đại diện của Bộ Y tế ngày 20/10 nói với báo Người Lao Động rằng Bộ này chỉ gửi công văn yêu cầu Sở Y tế Thừa Thiên-Huế "đề nghị làm công tác giáo dục, đạo đức tư tưởng cán bộ y tế trong ngành" nhưng không đề nghị địa phương xử phạt bác sĩ Truyện.
Vị đại diện này nói thêm rằng Bộ Y tế thường xuyên tiếp nhận các thư, ý kiến góp ý với Bộ trưởng Y tế về chế độ chính sách, trong đó có cả thư khen và chê. Nhưng theo Luật sư Trần Thu Nam, ranh giới giữa việc "đóng góp ý kiến" và "xúc phạm" không được quy định rõ ràng trong luật pháp Việt Nam.
Ông phân tích : "Có rất nhiều người đã bị xử lý hình sự về tội gọi là ‘Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân của Nhà nước’, theo Điều 258. Đã có rất nhiều người bị như thế. Lằn ranh giữa tự do ngôn luận và vi phạm pháp luật rất mong manh và khó phân biệt. Nhiều khi định lượng của sự xúc phạm đó là bao nhiêu người ta cũng không tính toán được, nhưng người ta vẫn xử lý bình thường. Chưa thỏa đáng nằm ở chỗ đó".
Trả lời báo Tiền Phong về vụ xử phạt, Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc cũng cho rằng việc người dân đóng góp ý kiến cho Bộ trưởng là "hết sức bình thường" và việc dùng chế tài để kỷ luật bác sĩ Truyện chẳng khác nào "chặn họng" người dân.
Thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thường xuyên bị dư luận chỉ trích liên quan đến nhiều vụ bê bối trong ngành Y tế, trong đó nổi bật là vụ thuốc chữa ung thư bị cho là giả do công ty Việt Nam Pharma nhập về. Trong khi vụ án này đang được xét xử tại tòa, nhiều người dân, bao gồm cả các trí thức trong ngành, đã sử dụng mạng xã hội để bày tỏ ý kiến và sự phẫn nộ của họ, đồng thời kêu gọi người đứng đầu ngành Y tế hãy từ chức.
Khánh An
*****************
Phạt 5 triệu vì 'bôi nhọ' Bộ trưởng Kim Tiến (BBC, 20/10/2017)
Một nguồn từ Bộ Y tế Việt Nam nói với báo Người Lao Động rằng Bộ này "không đề nghị" tỉnh Thừa Thiên - Huế xử phạt bác sĩ bị cho là "bôi nhọ" Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trên Facebook.
Bác sĩ Hoàng Công Truyện công tác tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền,Thừa Thiên - Huế
Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng đối với bác sĩ Hoàng Công Truyện vì bài đăng trên Facebook tối 14/7.
Trung tâm y tế huyện Phong Điền cũng kỷ luật bác sĩ Truyện với hình thức khiển trách.
Báo Tuổi Trẻ hôm 19/10 tường thuật, hồi tháng Bảy, trang cá nhân có nick Hoàng Công Truyện trên Facebook "đăng nội dung khuyên bà Nguyễn Thị Kim Tiến nên nghỉ việc do yếu kém về công tác tham mưu, vấn đề an ninh ở bệnh viện... Kèm với đó là ảnh chụp cận cảnh mặt bà Tiến".
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến được nhiều bạn đọc Facebook quan tâm
"Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế xác minh và xử lý chủ sở hữu trang Facebook nói trên. Bộ Y tế khẳng định nội dung trên Facebook này là bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người đứng đầu ngành y", theo báo Tuổi Trẻ.
Tuy vậy, ngày 20/10, báo Người Lao Động trích lời một "đại diện" không nêu tên từ Bộ Y tế nói văn bản không đề nghị địa phương xử phạt bác sĩ này.
Nguồn này nói rằng công văn Bộ Y tế "đề nghị làm công tác giáo dục, đạo đức tư tưởng cán bộ y tế trong ngành ; việc xác minh, làm rõ sự việc và xử lý theo quy định".
Tin xử phạt đã gây tranh luận.
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc lên tiếng : "Theo tôi, người dân đóng góp ý kiến cho Bộ trưởng thì đây là chuyện hết sức bình thường. Sắp tới luật về khiếu nại sẽ đặt vấn đề khiếu nại trên mạng có được không chứ không chỉ nói đến việc phát biểu ý kiến của mình".
Tài khoản Facebook liên quan được xác định là của bác sĩ Hoàng Công Truyện, phó khoa Hồi sức cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền,Thừa Thiên - Huế.
Văn bản thi hành kỷ luật ông Truyện do Giám đốc Nguyễn Đức Lợi của Trung tâm Y tế huyện Phong Điền ghi : "Hình thức kỷ luật : Khiển trách. Lý do : "Vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến viên chức".
Báo Lao Động dẫn lời ông Nguyễn Đức Lợi - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phong Điền cho biết sau khi "xin ý kiến của trợ lý Bộ trưởng Bộ Y tế, ý kiến của UBND tỉnh", Sở Y tế thống nhất là phải có hình thức gì đó xử phạt để bác sĩ Truyện rút kinh nghiệm.
Sau đó, Sở Y tế đưa về cho Trung tâm để tự chọn mức xử phạt bác sĩ Truyện.
"Khi Sở đưa về cho Trung tâm chọn mức xử phạt bác sĩ Truyện thì anh em ở đây đã họp và quyết định chọn mức xử nhẹ nhất. Nếu có hình thức xử phạt nào nhẹ hơn nữa thì anh em cũng xét mức nhẹ hơn vì bản thân bác sĩ Truyện có nhân thân tốt, chưa vi phạm lần nào", ông Lợi cho hay.
Nói với Infonet, ông Lê Sỹ Minh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế, cho biết việc xử phạt áp dụng Nghị định 174/2013 của Chính phủ.
Theo Nghị định này, hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
'Chưa thỏa đáng'
Hôm 20/10, trả lời BBC từ Hà Nội, Tiến sĩ Trần Đáng, cựu Cục Trưởng Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y Tế, nói : "Theo tôi, quyết định xử phạt như vậy là chưa thỏa đáng, vì đó là quyền tự do ngôn luận của mỗi người".
"Muốn phạt thì phải xác định có hành vi vi phạm dân sự cụ thể".
"Tôi thấy hành vi của ông Truyện chưa tới mức bị xử phạt, cùng lắm là bị nhắc nhở thôi".
"Ông ấy có thể kiện lại quyết định xử phạt mình".
Cùng ngày, BBC gọi cho ông Hoàng Công Truyện và ông Nguyễn Đức Lợi nhưng không nhận được phản hồi.
Thanh tra trách nhiệm Bộ trưởng Y tế (RFA, 21/09/2017)
Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra trách nhiệm Bộ trưởng Y tế về các vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị định 43 và quản lý đầu tư xây dựng theo đề án 125 của 2 bệnh viện trọng điểm, là bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến dự lễ khai mạc Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 tại Hà Nội ngày 21 tháng 1 năm 2017. AFP
Quyết định do Thanh tra Chính phủ công bố vào sáng 21 tháng 9 tại Bộ Y tế. Thời hạn cho việc thanh tra không quá 70 ngày.
Danh sách các đơn vị khác có tên trong quyết định thanh tra gồm Bệnh viện trung ương Cần Thơ, Đại học Y Hà nội, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y dược Cần Thơ và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi công bố quyết định, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế ghi nhận ý kiến của đoàn thanh tra và cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ, cung cấp đầy đủ những hồ sơ cần thiết theo yêu cầu của đoàn.
Theo tin trong nước cho biết, Bộ Y tế đã thực hiện xây dựng 5 bệnh viện trọng điểm với tổng kinh phí là 20 ngàn tỉ đồng, gồm 3 bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh và 2 bệnh viện ở tỉnh Hà Nam.
Bộ Y Tế Việt Nam trong thời gian qua bị nhiều chỉ trích trong công tác quản lý chuyên ngành. Bản thân bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng bị công luận cho là có những khuất tất trong vấn đề nhân sự ngành y tế, tài sản cá nhân…
******************
Cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương và công ty sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương họp thông báo kết quả khắc phục.
Người dân căng lều trước công ty Pacific Crystal để phản đối việc xả thải không đúng qui trình. RFA photo
Trong khi đó người dân địa phương vẫn chưa bằng lòng với các biện pháp được đưa ra.
Ngày 19/9 vừa qua, truyền thông đưa tin Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương cùng với SởThông tin- Truyền thông, Sở Tài nguyên- Môi trường và Công ty TNHH Dệt may Pacific Crystal, một liên doanh đầu tư nước ngoài, tổ chức buổi họp báo về việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại xã Lai Vu do nhà máy của Pacific Crystal gây ra.
Nội dung chính của buổi họp báo được cho biết là các cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện để công ty này khắc phục ô nhiễm và hoạt động trở lại, đồng thời cảnh báo rằng nếu còn tái phạm sẽ cho đóng cửa.
Chuyện người dân căng lều trước cổng công ty để ngăn cản nhân viên đến làm việc cũng được đề cập đến. Ông Nguyễn Hồng Sơn, trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương nói rằng tỉnh sẽ tiến hành giải tỏa lều bạt của người dân và xử lý những thành phần bị cho là ‘quá khích, vi phạm pháp luật.’
Một người dân địa phương nói với chúng tôi rằng hiện tại người dân vẫn tiếp tục căng lều ngoài cổng, trông cả ngày và đêm, không cho công ty hoạt động. Cơ quan chức năng liên tục vận động người dân tháo gỡ lều để nhân viên đi làm :
Ở huyện và tỉnh vẫn đe là lập lều trái phép, phải tháo gỡ nhưng bọn cô vẫn trông không cho làm. Nhân dân bọn cô bảo quyết tâm giữ không cho nó hoạt động còn không biết một vài ngày nữa nó có cho lực lượng chức năng về ép hay không. Bọn cô cắt cử nhau để trông ngày trông đêm.
Họ đọc loa là nhân dân lập lều trái phép vi phạm pháp luật. Bọn cô kệ họ đọc. Khi họ ra thì bọn cô bảo là hơn hai năm trời xả thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Bây giờ bắt được thì các ông cứ nói thế chứ biết các ông xử lý như thế nào mà cho hoạt động.
Theo người dân này thì chính quyền thuyết phục dân tạm thời cho công ty hoạt động 50% rồi đến khi hoàn tất hệ thống xử lý thải thì hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, người dân không đồng tình với đề nghị như thế :
Nhưng các cô bảo không tin ! Từ trước đến giờ toàn nói dối và đánh lừa dân thôi. Các cô vẫn quyết tâm giữ !
Tại buổi họp báo, đại diện lãnh đạo công ty Pacific Crystal cam kết sẽ không để tái diễn tình trạng ô nhiễm và nói rằng công ty đang xây công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sáng ngày 21/9, RFA liên hệ với tập đoàn Pacific Textiles có trụ sở tại Hồng Kông. Đây là công ty chủ quản của Pacific Crystal. Thư ký Tổng giám đốc là ông Simon Chou xác nhận với chúng tôi về tình trạng công ty gây ra ô nhiễm môi trường khiến người dân căng lều phản đối. Ông nói thêm :
Hiện tại chúng tôi chưa có thêm thông tin gì. Chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với chính quyền địa phương trong một thời gian rất dài để giải quyết vấn đề. Hiện chúng tôi chưa có dự tính cụ thể nào cho tương lai, tuy nhiên tôi nghĩ cách tốt nhất là phối hợp và trông cậy vào sự giúp đỡ của chính quyền.
Sau khi liên lạc với đại diện của Pacific Textiles, chúng tôi tiếp tục gọi cho ông Bùi Đỗ Đạt, Phó Chủ tịch xã Lai Vu và được ông cho biết :
Tại thời điểm này bọn anh đang họp trong một hội nghị để có các giải pháp giải quyết dứt điểm, nên em thông cảm lúc khác điện lại nhé !
Trước đó, ông Đạt từng xác nhận với chúng tôi về việc người dân phát hiện công ty gây ô nhiễm và họ căng lều bạt phản đối. Ông cũng chia sẻ khó khăn mà cơ quan chức năng phải đối mặt liên quan đến vấn đề bồi thường :
Thực ra mà nói thì đền bù phải có cụ thể về ông A, ông B, tài sản nọ kia. Nhưng đây nó lại là môi trường nước chung ở khu vực đó hoặc nó thải ra ngoài sông thôi chứ bây giờ không có chủ thể bị thiệt hại do ô nhiễm nên người ta không thể căn cứ vào đâu để bồi thường được. Người ta chỉ xử lý tội gây ô nhiễm môi trường với các cơ quan chức năng thôi chứ địa phương không có thẩm quyền xử lý đó.
Đường ống xả thải của Công ty Pacific Crystal đang được xử lý khắc phục. Photo courtesy of suckhoedoisong.vn
Chính quyền địa phương xác nhận trong buổi họp báo là công ty này đã bị phạt số tiền 672 triệu đồng vào ngày 25/1/2017. Đến tháng 4/2017, công ty này chậm hoàn thiện hồ sơ nên tiếp tục bị phạt 340 triệu đồng.
Người dân chúng tôi có dịp được tiếp xúc nói rằng kể cả nếu chính quyền tới ép buộc họ phải giải tỏa lều bạt thì họ vẫn quyết tâm giữ lều đến cùng cho tới khi nào công ty này phải "cuốn chiếu" đi khỏi địa phương :
Bọn cô quyết tâm chiến đấu, nhất là đổ máu để giữ lều. Tình hình ra sao thì chưa biết, nhưng khẳng định một điều là nhân dân quyết tâm !
Bà này cho biết thêm người dân địa phương từng cùng nhau lên Bộ Tài nguyên Môi trường để "cầu cứu" và được hứa sẽ giải quyết. Tuy nhiên đến hiện tại vẫn chưa thấy có sự thay đổi gì. Khi được hỏi là người dân mong muốn điều gì vào lúc này, cô cho biết :
Nhân dân mong muốn làm sao nhà nước về giải quyết giúp bọn cô cho xong đi chứ cứ để trông ngày trông đêm thế này cũng mất nhiều thời gian lắm mà để cho nó hoạt động thì không yên tâm chút nào. Nó xả trực tiếp ra môi trường. Hóa chất ra đến khu đó ngửi thấy kinh lắm, không thể chịu được.
Pacific Crystal là công ty vốn nước ngoài có tổng đầu tư 180 triệu đô la, liên doanh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn Pacific Holdings với tập đoàn may mặc Crystal của Hong Kong, khởi sự hoạt động từ 2015 ở Hải Dương, chuyên sản xuất và cung cấp hàng cho một số công ty hàng hiệu trên thế giới, trong đó có tập đoàn bán lẻ UNIQLO của Nhật.
Ngày 21/7 vừa qua, hãng tin Reuters loan báo rằng tình trạng dân căng lều phản đối diễn ra suốt từ tháng 4 năm nay và người dân nói rằng suốt hai năm trời họ phải chịu đựng mùi hôi thối nồng nặc công thêm mùi khét giống như đốt nhựa và thậm chí là tiếng ồn ban đêm khiến họ không ngủ được.
Hãng thời trang Fast Retailing của Nhật Bản, chủ sở hữu nhãn hiệu UNIQLO, cũng là đối tác thương mại với Pacific Crystal nói với Reuters rằng hãng sử dụng vải từ nhà máy này qua trung gian, và hiện đã chuyển sang sử dụng nguồn khác. Hãng này cho biết đã xác minh những bước mà công ty Pacific Crystal đã thực hiện để khắc phục tình trạng ô nhiễm do xả thải.