Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

01/10/2019

Lý giải tại sao Việt Nam không dám nêu tên kẻ gây hấn ?

Nhiều tác giả

Tại sao Việt Nam không nêu đích danh Trung Quốc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ?

VOA, 01/10/2019

Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là cơ hội tốt cho Việt Nam "quốc tế hóa việc tranh chấp" trên Biển Đông với Trung Quốc và việc ông Phạm Bình Minh không chỉ đích danh Trung Quốc thể hiện sự chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam về đối sách với Bắc Kinh, theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales.

neu1

Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) - trong một cuộc họp báo với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ở Hà Nội hồi tháng 4/2018 - đã gây thất vọng cho nhiều người khi không nhắc tới Trung Quốc ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9.

Đồng thời, nhiều người Việt bày tỏ thất vọng khi ông Minh không nêu tên Trung Quốc trong bài phát biểu trước Đại hội đồng dù Hà Nội trong những tháng qua nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền của mình cũng như tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong tranh chấp Biển Đông.

Trong bài phát biểu hôm 28/9 tại New York, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam "kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".

Ông Minh nói "Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển Việt Nam" và rằng "các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển".

Bài phát biểu dài khoảng 16 phút của ông Minh không nêu tên Trung Quốc cũng như không đề cập đến vụ 'đối đầu' đang diễn ra tại Bãi Tư Chính.

"Thận trọng" và "chia rẽ"

Theo nhận định của Giáo sư Thayer, chuyên gia phân tích các vấn đề Việt Nam, giới lãnh đạo Hà Nội đã "rất thận trọng" trong việc ứng xử với vụ việc này.

neu2

Quang cảnh buổi họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khi Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu.

Vị giáo sư của Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc của Đại học NSW cho rằng, mặc dù Việt Nam đang tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế trong vụ tranh chấp với Trung Quốc, việc không chỉ đích danh Trung Quốc tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là vì các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, "chia rẽ về việc Việt Nam nên theo đuổi chính sách nào" để ứng phó với Trung Quốc trên Biển Đông trong khi Bắc Kinh "không muốn danh thế hay vị thế của họ bị chỉ trích" trên trường quốc tế.

"Nguyên nhân của việc thiếu sự thống nhất là do Việt Nam không có những lựa chọn tốt", theo Giáo sư Thayer và ông cho rằng "Trung Quốc hoàn toàn rõ ràng cho thấy họ muốn Rosneft Việt Nam ngừng khai thác dầu và Việt Nam không may là đã phải ngừng lại với Repsol trước sự đe dọa ở Bãi Tư Chính".

Vào tháng 7/2017 và tháng 3/2018, Việt Nam được cho là đã ngừng hai dự án khai thác dầu khí với tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha. Hiện Việt Nam đang hợp tác với tập đoàn Rosneft của Nga ở Bãi Tư Chính nơi tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đến thăm dò.

Luật sư Vũ Đức Khanh, người thường xuyên theo dõi chính trường Việt Nam, cũng cho rằng một trong những lý do Việt Nam vẫn ‘chưa’ nêu đích danh Trung Quốc là vì "vẫn cảm thấy cô đơn nếu có một cuộc xung đột vũ trang xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đảng cộng sản Việt Nam không tin bất cứ ai có thể đứng ra giúp họ và càng không tin Hoa Kỳ sẽ sát cánh chiến đấu bên cạnh họ vì giữa họ và Hoa Kỳ cũng như thế giới vẫn chưa có sự chia sẻ vào những giá trị nền tảng chung".

Mỹ cho tới nay là quốc gia duy nhất nêu đích danh Trung Quốc khi cáo buộc nước này "bắt nạn" Việt Nam và các nước láng giềng trong hoạt động khai thác dầu khí Biển Đông.

"Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc bắt nạt nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn giữa Mỹ và Việt Nam cũng như lòng tin trong vấn đề này", Giáo sư Thayer nói và cho rằng Việt Nam và Mỹ có những quan điểm khác nhau về mối quan hệ chiến lược, và Mỹ sẽ không bảo vệ Việt Nam trên Biển Đông chừng nào Việt Nam không phải là một đồng minh của họ.

Thất vọng

Từ Việt Nam, luật sư Lê Công Định viết trên Facebook : "Những ai quan tâm đến tình hình quốc gia hiện nay đều trông đợi (ông) Phạm Bình Minh lên án (Trung Quốc) thực hiện chính sách gây hấn trên Biển Đông và xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên (ông) Phạm Bình Minh đã nói gì ? Ông cũng nêu vấn đề mà mọi người quan tâm, nhưng tuyệt nhiên không dám nhắc đến (Trung Quốc) như kẻ xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam".

Nhiều người Việt, trong và ngoài nước, dùng từ "thất vọng" về bài phát biểu của ông Minh, cũng là bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.

"Cá nhân tôi cũng như hàng triệu người Việt Nam khác trong lẫn ngoài nước cùng nhiều bạn bè của Việt Nam trên thế giới đều rất thất vọng" về bài phát biểu của ông Minh trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9, Luật sư Vũ Đức Khanh nói với VOA từ Canada.
Tiến sỹ Mạc Văn Trang, hiện đang sống ở Hà Nội, cũng chia sẻ chung quan điểm này. Ông nói với VOA rằng ông "quá thất vọng" vì cho rằng Việt Nam là "chính nghĩa, bị hại, mà không dám nêu tên kẻ cướp và lên án (Trung Quốc)".

Trong số những người bày tỏ sự thất vọng qua các đăng tải trên Facebook cá nhân, một người dùng có tên Nguyen Ngoc Chu viết rằng "Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam, đem tàu đến thăm dò địa chất trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không cho Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam, mà Việt Nam không dám chỉ mặt gọi tên lên án Trung Quốc tại ĐHĐLiên Hiệp Quốc thì ai sẽ lên án Trung Quốc giúp Việt Nam?"

Theo dữ liệu hành trình mới nhất mà chuyên gia hàng hải của Đại học Hải chiến Hoa Kỳ, Ryan Martinson, cập nhật hôm 30/9, hai ngày sau khi ông Minh phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã quay trở lại vùng biển của Việt Nam lần thứ 4. Cho tới lúc này Việt Nam chưa có phản ứng gì về lần trở lại mới nhất của tàu Trung Quốc.

Theo các chuyên gia quốc tế, Việt Nam nên có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc như Philippines đã làm để có được sự ủng hộ chính thức của cộng đồng quốc tế và giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông về lâu dài.

Nguồn : VOA, 01/10/2019

*****************

Vì sao Việt Nam chưa thể tố cáo Trung Quốc xâm lược trước Liên Hiệp Quốc ?

Mai Vân, RFI, 30/09/2019

Ngày 28/09/2019, trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ngoại trưởng Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo về tình hình căng thẳng tại Biển Đông. Mặc dù Việt Nam đã bị Trung Quốc xâm lược với hành động cho tàu công vụ của họ vào hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Bãi Tư Chính (Biển Đông), diễn văn của ngoại trưởng Việt Nam không hề nói đến Trung Quốc, cũng không nhắc một cách cụ thể đến Bãi Tư Chính và các hành vi phi pháp cụ thể của Trung Quốc.

pbm1

Ngoại trưởng kiêm phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 28/09/2019. Reuters/Brendan McDermid

Những hành động xâm lấn của Trung Quốc ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông trong ba tháng đã được gợi lên trong nhóm từ "những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, trong đó có những vụ vi phạm chủ quyền và quyền tài phán tại vùng biển của Việt Nam", còn thủ phạm thì được gọi là "các bên liên quan".

Lời lẽ tại Liên Hiệp Quốc của Việt Nam khác xa với tuyên bố ngày 12/09 vừa qua của phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, đã nêu đích danh Trung Quốc để "kiên quyết phản đối việc nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình,được xác định phù hợp với các quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)".

Tuyên bố "rất ngoại giao" của ngoại trưởng Việt Nam đã không đáp ứng mong đợi của nhiều chuyên gia ở trong nước cũng như ngoài nước, cho rằng Việt Nam cần phải mạnh dạn nêu bật các hành vi xâm lược của Trung Quốc ra trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc, nhất là khi Bắc Kinh đã công khai tố cáo ngược lại rằng chính Việt Nam mới là bên đã vi phạm vùng biển của Trung Quốc và đòi phía Việt Nam phải đình chỉ toàn bộ các hoạt động dầu khí tại khu vực Bãi Tư Chính.

Tuy nhiên, trong một bài phân tích đăng ngày 24/09/2019 trên trang mạng của cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải AMTI thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington, bà Phạm Ngọc Minh Trang, giảng viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, hiện thỉnh giảng tại Trường Luật Đại học New York, đã nêu bật một số yếu tố khiến cho việc vạch mặt chỉ tên Trung Quốc trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc không có lợi cho Việt Nam.

Khóa họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là thời cơ lý tưởng, nhưng…

Mở đầu bài phân tích, tác giả xác nhận rằng hiện có ý kiến cho rằng Việt Nam nên mạnh dạn phơi bày các "hành vi bắt nạt" của Trung Quốc ở Biển Đông ra trước mắt cộng đồng quốc tế. Khóa họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là thời cơ lý tưởng.

Trên nguyên tắc Đại hội đồng và Hội Đồng Bảo An là các định chế quan trọng nhất Liên Hiệp Quốc. Các quốc gia thành viên thường đưa ra các vấn đề về hòa bình và an ninh quốc tế ra trước Đại hội đồng thay vì Hội Đồng Bảo An, vì lẽ ở đó các quyết định không bị vướng phải quyền phủ quyết của một trong năm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An là Anh, Mỹ, Pháp, Nga và Trung Quốc.

Một nghị quyết được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua có thể mang lại những hậu quả chính trị và pháp lý nhất định mà nhiều quốc gia hy vọng có thể giúp giải quyết xung đột.

Sức mạnh của Đại hội đồng nằm ở chỗ định chế này bao gồm tất cả các quốc gia thành viên, và mọi quốc gia đều có một phiếu bầu bình đẳng với nhau. Một nghị quyết được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua được cho là phản ánh quan điểm của cộng đồng quốc tế, và các quốc gia thường tìm kiếm một nghị quyết như vậy tạo tính chính đáng cho hành động của họ.

Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc có thể ảnh hưởng đến các quốc gia thành viên về mặt chính trị và do đó ảnh hưởng đến các lựa chọn về chính sách đối ngoại. Chẳng hạn như các khuyến nghị do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đưa ra đã được Hoa Kỳ công nhận làm nguyên tắc đàm phán với Trung Quốc trong Chiến Tranh Triều Tiên.

Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng có thể mang lại một số hiệu lực pháp lý…

Một số học giả thậm chí còn coi các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là đại diện cho sự đồng thuận toàn cầu, có thể được coi là một yếu tố của luật tập quán quốc tế (customary international law). Theo hướng này, nhiều nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã được trích dẫn tại các tòa án quốc tế...

Đưa Biển Đông ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc : Có thể lợi bất cập hại

Theo tác giả bài phân tích, chính vì những tác động tiềm tàng trên đây của một nghị quyết Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam phải cân nhắc khi đem vấn đề Biển Đông ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Căn cứ vào Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, rõ ràng là Việt Nam hoàn toàn có quyền đưa vấn đề Trung Quốc xâm lấn vùng biển của Việt Nam ra trước Đại hội đồng. Điều 11 và 14 của Hiến Chương quy định rằng chức năng chủ chốt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bao gồm việc thảo luận và ra khuyến nghị về những vấn đề có tác hại đến an ninh và hòa bình thế giới.

Với thực tế là Biển Đông bao gồm các vùng biển quốc tế và quan trọng đối với hệ thống thương mại hàng hải toàn cầu, Việt Nam có thể dễ dàng lập luận rằng tình hình ở Biển Đông đã vượt quá phạm vi tranh chấp giữa một số quốc gia hay thậm chí xung đột khu vực và nên được coi là một vấn đề của hòa bình và an ninh quốc tế.

Tuy nhiên, hiện có những trở ngại nghiêm trọng khiến Việt Nam khó có thể đạt được một chiến thắng đáng kể nếu bạo dạn đưa vấn đề Biển Đông ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Khó khăn chủ yếu là làm sao vận động được đại đa số các thành viên Liên Hiệp Quốc ủng hộ mình. Đã đành là các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Đức đều đã bày tỏ thái độ quan ngại trước các hành động của Trung Quốc, nhưng hậu thuẫn này có thể không đủ để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Nhiều nước còn ủng hộ Trung Quốc…

Về phía Trung Quốc, số lượng các quốc gia trước đây từng ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông không phải là ít. Ảnh hưởng của Trung Quốc trên các nước châu Phi phải được đặc biệt tính đến. Hơn nữa, Bắc Kinh dường như đang trong quá trình đàm phán với Malaysia và Philippines, và hai nước này có thể sẽ không muốn phá hỏng quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Kịch bản này khiến Việt Nam khó thuyết phục các nước khác trong Liên Hiệp Quốc, kể cả các nước láng giềng Biển Đông, nhiệt tình ủng hộ mình tại Đại hội đồng.

Vào năm 2014, khi Trung Quốc triển khai giàn khoan HD-981 sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, sự kiện này đã chiếm lĩnh tựa lớn trên báo chí quốc tế, và thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Lần này, tình thế đã khác đi, hành động của Trung Quốc đã không làm dấy lên những phản ứng quốc tế tương tự.

Trong tình hình đó, theo chuyên gia Phạm Ngọc Minh Trang, khả năng Việt Nam thắng lớn tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào thời điểm này khá xa vời.

Do việc một nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về Biển Đông sẽ có một tác động chính trị và pháp lý sâu sắc, Việt Nam nên giữ khả năng này trong danh sách các chiến lược khả thi, nhưng cần thực hiện một số bước sơ bộ để huy động hậu thuẫn quốc tế và tăng cơ hội thành công.

Theo tác giả bài viết, một tuyên bố của các nước ASEAN hoặc của toàn khối ASEAN chẳng hạn, bày tỏ quan ngại về tình hình ở Biển Đông, có thể khiến vấn đề được thông suốt hơn tại các cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Một tuyên bố chung được Việt Nam và các quốc gia có quan tâm đến Biển Đông như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ và Nhật Bản cùng soạn thảo và ký kết cũng có thể giúp ích cho Việt Nam.

Trong cả hai trường hợp trên, Hà Nội phải đóng vai trò tích cực và áp dụng một chiến thuật ngoại giao khéo léo.

Tóm lại, đưa vấn đề về Biển Đông ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ không chỉ đòi hỏi một chiến lược tỉ mỉ, mà còn cần đến rất nhiều nỗ lực và thời gian. Hiện tại, khả năng thành công có lẽ không đủ cao để Việt Nam chấp nhận rủi ro. Nhưng với một công cuộc vận động thích hợp, một nghị quyết Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vẫn là một lựa chọn có giá trị cho các nước nhỏ như Việt Nam, đang tìm cách kháng cự lại Trung Quốc ở Biển Đông.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 30/09/2019

*********************

Vì sao Phạm Bình Minh không dám nêu tên Trung Quốc ?

Trúc Giang, VNTB, 30/09/2019

"Người Việt Nam nghĩ gì về bài phát biểu bằng Anh ngữ của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ?" là chủ đề ghi nhận của một kênh truyền thông nước ngoài đã ‘đặt hàng’ với nhóm thông tín viên tại Việt Nam.

pbm2

Ông Phạm Bình Minh không dám nêu tên Trung Quốc trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Sau đây là một số ghi nhận được nhóm thông tín viên truyền hình nói trên gửi cộng tác trang Việt Nam Thời Báo.

Trúc Giang trích băng, và ghi lại phù hợp với văn phong chuyển tải của bài viết trên trang báo.

+ Ông Nguyễn Cẩm Tú, cộng tác viên mảng quốc tế, báo Đồng Tháp : Ngoại trưởng Phạm Bình Minh bị chê là hèn khi ông không hài tên Trung Quốc là kẻ xâm lược biển đảo Việt Nam ra trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Dĩ nhiên chê khen ở đây là người ta chủ yếu đọc lại bài phát biểu này của ông Minh qua tường thuật bằng Việt ngữ của báo chí.

Có lẽ ở đây người dân xứ mình vẫn còn ngây ngất trước phát biểu thẳng độp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 24/09, khi tổng thống Trump nói : "Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản không phải vì công lý, bình đẳng, không phải nâng đỡ người nghèo, và dĩ nhiên không phải vì những điều tốt đẹp cho đất nước. Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản chỉ vì một điều duy nhất: quyền lực của giai cấp thống trị".

Trung Quốc và Việt Nam đều là nước cộng sản. Trên cương vị là người đứng đầu ngành ngoại giao và phó thủ tướng chính phủ, có lẽ ông Phạm Bình Minh không thể khẩu khí như ông Trump được.

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh về chính sách ‘đa phương’ trong mối quan hệ quốc tế của Việt Nam. Đa phương là điều mà ai cũng biết rõ rằng phía đảng cộng sản Trung Quốc không hề muốn. Lâu nay Bắc Kinh đã cố trói Hà Nội vào những văn bản thỏa thuận khẳng định về ‘song phương’, về mối quan hệ của chính sách hữu nghị 16 vàng – 4 bạc.

Nếu tôi nhớ không lầm, ông Minh dành phần lớn thời gian trong bài phát biểu để nói về ‘đa phương’, và hình như còn là vấn đề ‘đa nguyên’ vốn tối kỵ của đảng cộng sản Việt Nam.

Trung Quốc là nước chống lại việc giải quyết Biển Đông theo nguyên tắc đa phương. Bó đũa và chiếc đũa. Trung Quốc thích tách chiếc đũa ra khỏi bó đũa. Và lần này thì Ngoại trưởng Phạm Bình Minh khẳng định là Việt Nam đa phương trong vấn đề Biển Đông.

Dĩ nhiên trong thời gian có hạn của bài phát biểu, dù đến hơn 15 phút, ông Minh chủ yếu đề cập các vấn đề mang tính nguyên tắc, trong đó hình như là Hà Nội muốn tỏ rõ việc đang tiến tới đoạn tuyệt chính sách đu dây trong đối ngoại.

Ngoài ra tôi nghĩ rằng cho công bằng, thì cũng nên lưu tâm đến ý kiến xâm lược biển đảo của Việt Nam không chỉ mỗi mình Trung Quốc, dẫu họ là kẻ hung hãn, tham lam nhất. Xâm lược, chiếm giữ trái phép biển đảo của Việt Nam, cụ thể là ở khu vực Trường Sa còn có Philipines, Malaysia, Brunei và Taiwan.

Bởi vậy, nếu ông Phạm Bình Minh mà lên án Trung Quốc có hành động phi pháp xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, trong khi không nhắc đến mấy nước còn lại kia thì sẽ bị Trung Quốc bất bình, cho là Việt Nam không công bằng.

Trong bối cảnh cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trước một Trung Quốc hung hăng nhất, thì Việt Nam không dại dột mở rộng số lượng các nước cần tranh chấp là điều dễ hiểu.

+ Ông Nguyễn Minh Hùng, giáo viên tiếng Anh, giảng dạy tại một số Trung tâm Ngoại ngữ ở Sài Gòn : Đúng là hầu như mạng xã hội hiện đủ kiểu chê bai về bài phát biểu dáng dấp "Hèn đại nhân" của bộ trưởng Phạm Bình Minh hôm rồi ở Liên Hợp Quốc.

Cá nhân tôi nghĩ rằng Trung Quốc là một trong năm quốc gia thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và Việt Nam cũng là nước cộng sản đúng như lời của tổng thống Mỹ hôm 24/09, do đó khó thể đòi hỏi ông Phạm Bình Minh mạnh miệng tố cáo đích danh Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc.

Dĩ nhiên về cảm tính, tôi muốn Việt Nam dõng dạc minh định kẻ xâm lược mình với tên tuổi đầy đủ ngay tại diễn đàn quốc tế, nhất là cận kề ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thế nhưng tôi cũng liên tưởng đến số phận chính trị của ông Nguyễn Cơ Thạch, thân phụ ông Phạm Bình Minh. Hồi đó bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch (tên trong giấy tờ là Phạm Văn Cương) đã rắn ra mặt với Trung Quốc, nên ông ấy nhanh chóng bị cho về vườn.

Tôi cũng nghe trước đây hồi còn làm bộ trưởng, ông Đinh La Thăng cũng rắn với Trung Quốc trong dự án đường sắt trên cao Cát Linh, nên về sau này ông ấy bị đánh tời bời qua mấy vụ án ‘làm trái’ mà báo chí có đăng.

Nói đâu xa, ngay cả ông Lê Thanh Hải với đồn đoán là anh em kết nghĩa với Chu Vĩnh Khang – tay trùm mật vụ bị thất sủng của Trung Quốc, mặc dù được công luận tố cáo là sâu dân mọt nước, nhưng mãi đến nay có ai dám làm gì hắn…

Tôi nghĩ ông Phạm Bình Minh hiểu rất rõ về hệ thống chân rết chằng chịt của Trung Quốc tại Việt Nam. Dẫn chứng rất dễ, mấy chục năm qua, rất nhiều phòng mạch Trung Quốc từ đông y đến tây y tha hồ mở tại Sài Gòn với đầy dẫy tai tiếng, thế nhưng có dẹp được đâu ?

Cốt lõi ở đây là cần có sự tự chủ trong quản trị quốc gia. Bên ngành giáo dục, tôi biết rằng trường đại học khi muốn mở ngành phải xin ý kiến, và chờ sự gật đầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là điều thậm vô lý, vì trường tự biết nên và không nên mở ngành gì. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ lo kiểm soát về mặt quản lý cho đúng chức trách là tốt lắm rồi.

Tương tự, nguyên tắc ở đại học phải được tự chủ về học thuật. Điều này không còn được thực hiện kể từ sau năm 1975. Lâu nay những nghiên cứu bài bản, có cơ sở khoa học đàng hoàng, song vẫn không được quyền nói ngược lại chủ trương cơ chế chính sách của nhà nước; dĩ nhiên tôi cũng hiểu nhà nước vốn chỉ được phép thực hiện quyền lực gói gọn trong các nguyên tắc được ghi trong những nghị quyết Đảng. Các trường không chỉ bị trói buộc trong chương trình đào tạo, mà ngay cả nhân sự của trường cũng phụ thuộc vào lựa chọn từ cấp trên, bao gồm cả cấp gọi là Đảng ủy ngành.

Tôi dám cược một ăn một ngàn rằng bài phát biểu của bộ trưởng Phạm Bình Minh phải được bút phê duyệt của mấy vị trong Bộ Chính trị. Còn vì sao bộ trưởng Phạm Bình Minh lại hèn với Bộ Chính trị thì chắc ai cũng hiểu…

+ Luật gia Lê Đức Du, Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh : Tôi cũng từng kỳ vọng ông Phạm Bình Minh sẽ rửa hận thù nhà, nhất là sẳn đà lên án cộng sản của tổng thống Mỹ, để xướng danh tánh Trung Quốc bá đạo trong vụ Bãi Tư Chính.

Rồi tôi lại ngẩm nghĩ đến những cái chết đầy khó hiểu của một vài quan chức chóp bu trong bộ máy cầm quyền, thậm chí chưa chết như Phùng Quang Thanh, Đinh Thế Huynh. Có lẽ ông Phạm Bình Minh là người trong cuộc, nhất là bản tính cẩn trọng của dân ngành ngoại giao, ông hiểu giờ chưa đến lúc.

Chắc có người sẽ thắc mắc vậy phải chờ đến bao giờ? Hãy thử hỏi vì sao từ trước tới nay chưa có một lãnh đạo quốc gia nào, kể cả các đời tổng thống Mỹ, dám chửi Trung Quốc như tát vào mặt vậy ngay tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kiểu hôm 24/09 rồi ? Thông thường họ dùng những từ ngữ ngoại giao lịch sự để thể hiện các bất đồng.

Tôi có coi trên kênh truyền hình của Liên Hợp Quốc tường thuật về bài phát biểu của ông Phạm Bình Minh [*], thấy khi nhà ngoại giao Việt Nam nói tới "các diễn biến phức tạp" này, theo đoạn video đăng trên trang web của Liên Hợp Quốc, máy quay lia tới khu vực ngồi có bản ghi tên của phái đoàn Trung Quốc, nơi một đại diện đang ngồi nghe, chăm chú nhìn xuống màn hình trước mặt, kéo dài từ phút 10'31 đến 10'47.

Tôi có cảm giác là ông Phạm Bình Minh bắt đầu ngã bài theo Mỹ và thoát Trung. Chuyện này tới đâu chắc còn chờ chuyến đi Hoa Kỳ sắp tới đây của ông Nguyễn Phú Trọng, mà kỳ vọng gần nhất là nghe nói theo lịch thì tháng 10/2019 có bàn thảo gì đó về các vấn đề thuộc về pháp lý, gọi là Đệ lục Ủy ban của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Nếu ông Trọng đến Mỹ để phát biểu trên cương vị chủ tịch nước Việt Nam, về thông điệp tố cáo Trung Quốc vi phạm luật quốc tế ở Biển Đông, thì tôi sẽ khui rượu champagne ăn mừng ngay…

Dĩ nhiên là ông Nguyễn Phú Trọng cũng giống như Nguyễn Xuân Phúc, ông sẽ đọc bài bằng tiếng Việt trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, và phần tiếng Anh là chuyển ngữ, có nội dung đại khái của phần tiếng Việt xin được gợi ý: "Tôi muốn được chia sẻ với quan điểm của ngài tổng thống Hoa Kỳ lời nhận xét về chủ nghĩa cộng sản ở tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng trước.

Chúng tôi cũng là nước cộng sản, và chúng tôi đã bị một quốc gia cũng cộng sản khác ở sát biên giới đất liền, liên tục đe dọa xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, cũng như việc họ từng xâm chiếm biên giới đất liền của Việt Nam.

Đất nước cộng sản đó cũng đã ngang ngược tự vẽ lại bản đồ địa lý, và cho rằng rất nhiều vùng biển của Việt Nam là thuộc quyền quản lý của họ. Điều này không những là hành vi xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác, mà còn đi ngược lại với luật pháp quốc tế.

Tại diễn đàn này, tôi kêu gọi sự ủng hộ của ngài tổng thống Hoa Kỳ cùng tất cả các thành viên Liên Hợp Quốc, trong một đồng thuận ban hành nghị quyết về việc vi phạm luật pháp quốc tế của quốc gia cộng sản đó!".

Phát biểu như trên hoàn toàn không gọi tên Trung Quốc. Nếu ông Trọng cùng dàn cố vấn ngoại giao của mình đủ sức để đạt được sự đồng thuận của các quốc gia, trong việc yêu cầu Đệ lục Ủy ban thuộc Liên Hợp Quốc ban hành một nghị quyết về việc Trung Quốc vi phạm luật quốc tế, thì có lẽ tôi sẽ mở luôn bàn tiệc khao bè bạn nhậu suốt tuần luôn.

Sống trong chế độ cộng sản cần phải biết luôn hy vọng sẽ thoát cộng trước khi thoát Trung!

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 01/10/2019

Chú thích :

[*] http://webtv.un.org/watch/viet-nam-deputy-prime-minister-addresses-general-debate-74th-session/6090262299001/?term=

******************

Biển Đông : Việt Nam tố cáo Trung Quốc biến nơi không tranh chấp thành tranh chấp

Thanh Phương, RFI, 30/09/2019

Theo nhật báo Ấn Độ Times of India ngày 29/09/2019, trả lời phỏng vấn riêng cho tờ báo này, đại sứ Việt Nam tại New Dehli Phạm Sanh Châu khẳng định là tại Biển Đông, Trung Quốc "đang biến các vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp".

pbm3

Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố. Copie écran

Ông Phạm Sanh Châu tuyên bố là , Việt Nam "sẽ dùng mọi phương tiện hòa bình được quy định trong luật pháp quốc tế để bảo vệ các lợi ích chính đáng của chúng tôi (…) Chúng tôi không loại trừ bất cứ biện pháp nào để bảo vệ những lợi ích chính đáng của chúng tôi".

Theo đại sứ Châu, Việt Nam đang đối đầu với một trong những khủng hoảng nghiêm trọng nhất trên Biển Đông trong vòng 8 năm qua. Ông nhắc lại : "Vào năm 2011, Trung Quốc đã vào vùng biển của chúng tôi để cắt dây cáp ngầm của chúng tôi. Rồi đến năm 2014, Trung Quốc đã điều một giàn khoan khổng lồ đến vùng biển của chúng tôi. Năm 2019, Trung Quốc lại đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vào vùng biển của chúng tôi. Nhưng lần này, tàu Trung Quốc ra vào nhiều lần, làm như đây là vùng biển của họ và họ muốn đến, muốn đi lúc nào tùy thích".

Đại sứ Việt Nam còn lưu ý "điều nguy hiểm nhất đó là họ có một đảo nhân tạo được quân sự hóa ở kế bên. Cho nên, họ không cần trở về Hoa lục hay đảo Hải Nam ( để được tiếp tế )".

Ông Phạm Sanh Châu nhấn mạnh là những hành động của Trung Quốc diễn ra không chỉ vào dịp kỷ niệm 70 năm ( thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ), mà còn trùng hợp với dịp kỷ niệm 3 năm phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về Biển Đông, bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở khu vực này.

Trong khi đó, nhật báo The Economic Times, cũng của Ấn Độ, hôm nay đăng một bài viết cho rằng Việt Nam có lý khi phản đối hành động của Trung Quốc ở khu vực Bãi Tư Chính, nơi mà tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đã xâm nhập từ đầu tháng 7 cùng với nhiều tàu hộ vệ. Tờ báo trích lời các chuyên gia hàng hải cho rằng Trung Quốc không được quyền tiến hành bất cứ hành động này làm phức tạp thêm tình hình và vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam ở Bãi Tư Chính.

Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu các tàu của Trung Quốc phải rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và cũng đã kêu gọi quốc tế can thiệp để ngăn chặn các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông để "duy trì hòa bình, ổn định và an ninh khu vực". Nhưng cho tới nay, Việt Nam có vẻ đơn độc trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở vùng biển này, tuy Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Ấn Độ và một số nước khác đã bày tỏ quan ngại về các hành động của Bắc Kinh.

Thanh Phương

******************

Việt Nam nêu ‘diễn biến phức tạp ở Biển Đông’ trước Liên Hợp Quốc

Viễn Đông, VOA, 29/09/2019

Phó Thủ tướng kiêm B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh hôm 28/9 lên tiếng v "din biến phc tp Bin Đông" cũng như vic "vi phm" các vùng bin ca Vit Nam, nhưng không nêu c th Trung Quc.

pbm4

Ông Phạm Bình Minh trong một lần phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

"Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan Bin Đông tuân th luật pháp quc tế, đc bit là Công ước ca Liên Hp Quc v Lut bin 1982 (UNCLOS 1982) – ‘Hiến chương ca Bin và Đi dương’", ông Minh nói.

Quan chức ngoi giao cp cao ca Vit Nam nói thêm rng Bin Đông "có ý nghĩa chiến lược đi vi hòa bình, an ninh và phát triển châu Á – Thái Bình Dương và trên thế gii" và "các quc gia liên quan đã có nhiu n lc, đt được nhng kết qu tích cc v gii quyết bt đng, tranh chp".

"Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã nhiu ln nêu rõ s lo ngi v nhng din biến phức tạp Bin Đông, trong đó có vic vi phm các quyn ch quyn, quyn tài phán ti các vùng bin ca Vit Nam được xác đnh theo UNCLOS 1982", ông Minh nói trước Đại hội đồng Liên Hp Quc.

Dù không trực tiếp nêu tên Trung Quc, nhưng khi nhà ngoi giao Việt Nam nói ti "các din biến phc tp" này, theo đon video đăng trên trang web ca Liên Hp Quc, máy quay lia ti khu vc ngi có bin ghi tên ca phái đoàn Trung Quc, nơi mt đi din đang ngi nghe, chăm chú nhìn xung màn hình trước mt.

"Các bên liên quan cần kim chế và tránh có nhng hành đng đơn phương làm phc tp tình hình và gia tăng căng thng, và gii quyết các tranh chp bng các bin pháp hòa bình phù hp vi lut pháp quc tế, trong đó có UNCLOS 1982", ông Minh nói.

Quan chức cp cao ca Vit Nam lên tiếng trước cuc hp ca t chc ln nht thế gii trong bi cnh căng thng leo thang Bin Đông nhiu tháng qua vì vi đu" ca tàu hi cnh hai nước láng ging phương bc Bãi Tư Chính, cũng như vic tàu thăm dò Hi Dương 8 của Trung Quc đi vào lãnh hi mà Hà Ni nói là Vùng Đc quyn Kinh tế ca mình.

Trong bài phát biểu dài gn 16 phút, ông Minh nói rng "Vit Nam hoan nghênh tt c các n lc đi thoi, gii quyết bt đng bng bin pháp hòa bình các khu vc" và rng "hợp tác đa phương có v trí đc bit trong chính sách đi ngoi ca Vit Nam".

"Việt Nam cho rng tôn trng lut pháp quc tế là cách thc hu hiu nhm ngăn nga xung đt cũng như tìm kiếm nhng gii pháp lâu bn cho tranh chp, xung đt. Vit Nam ng h mọi n lc thc hin các bin pháp hoà bình gii quyết tranh chp theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc và lut pháp quc tế, t thương lượng, hoà gii ti vic s dng các cơ chế pháp lý quc tế", ông Minh nói.

Nhiều hc gi và các nhà hot đng Vit Nam lâu nay đã kêu gọi Hà Nội theo chân Philippines, kin Trung Quc ra Tòa Trng tài Liên Hp Quc, nhưng Hà Ni chưa đưa ra các quan đim c th v kh năng này.

Viễn Đông

********************

Biển Đông : Ngoại trưởng Việt Nam cảnh báo căng thẳng leo thang

Tú Anh, RFI, 29/09/2019

"Những hành động đơn phương vi phạm chủ quyền tại Biển Đông sẽ làm gia tăng căng thẳng". Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tuyên bố như trên tại diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 28/09/2019, gián tiếp lên án Trung Quốc nhưng tránh nêu đích danh quốc gia muốn chiếm Biển Đông làm ao nhà.

pbm5

Ngoại trưởng kiêm phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ảnh ngày 28/09/2019.Reuters

Theo hãng tin Bloomberg, trong thông điệp đọc tại diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh không giấu mối lo ngại tình hình Biển Đông sẽ diễn biến phức tạp, sẽ căng thẳng thêm vì những hành động đơn phương của một bên tranh chấp. Tuy nhiên, đại diện của Hà Nội tránh nêu đích danh Bắc Kinh.

Trước khi nói về Biển Đông, ngoại trưởng Phạm Bình Minh cho là Việt Nam ủng hộ và tôn trọng luật pháp quốc tế, tìm kiếm giải pháp lâu bền giải quyết các tranh chấp và xung đột.

Nhắc đến tình hình căng thẳng tại Biển Đông, ông Phạm Bình Minh lưu ý là Việt Nam "đã nhiều lần nêu rõ sự lo ngại về những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, trong đó có những vụ vi phạm chủ quyền và quyền tài phán tại vùng biển của Việt Nam".

Không gọi đích danh Trung Quốc, ngoại trưởng Việt Nam kêu gọi "các bên kiềm chế, tránh hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng, (thay vào đó) nên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, dựa theo công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển gọi tắt là UNCLOS 1982".

Tú Anh

***************

Dân mạng bất mãn vì Phạm Bình Minh ‘không dám nhắc tên Trung Quốc’ tại Liên Hiệp Quốc

T.K, Người Việt, 29/09/2019

Hôm 29/09/nhiều blogger bày tỏ sự bất mãn xen lẫn thất vọng đối với bài diễn văn của ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Phó Thủ tướng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

pbm6

Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Phó Thủ tướng Việt Nam. (Hình chụp qua màn hình)

Vào đêm hôm trước, cộng đồng mạng đã chờ xem video phát trực tiếp bài phát biểu bằng tiếng Anh của ông Minh trên kênh YouTube của Liên Hợp Quốc. Hầu hết đều ngạc nhiên khi ông Minh kết thúc phần đăng đàn mà không nhắc gì chữ "Trung Quốc" hay "bãi Tư Chính".

Báo điện tử VnExpress ghi lại phát ngôn của ông Minh : "Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, bao gồm những sự cố nghiêm trọng xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại các khu vực hàng hải của chúng tôi theo định nghĩa của UNCLOS [Công Ước Liên Hợp Quốc Về Luật Biển 1982]. Các quốc gia có liên quan nên kiềm chế các hành vi đơn phương có thể làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng trên biển và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS".

Nhà văn, nhà báo tự do Phạm Thành, chủ trang blog Bà Đầm Xòe ở Hà Nội bình luận trên trang cá nhân : "Trong hơn 15 phút nói chuyện trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Phạm Bình Minh nhắc tới luật quốc tế sáu lần, Biển Đông ba lần, một lần Indo-Pacific, một lần vùng đặc quyền kinh tế. Không nhắc tới Tàu một lần nào. Ông có nói tới một ‘incident’ (sự cố). Tôi nghĩ những người ngồi dưới chẳng hiểu sự cố gì".

Cùng thời điểm, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, từng công tác tại báo Thanh Niên, bình luận trên trang cá nhân về phát ngôn "chung chung", không rõ "quốc gia có liên quan" của ông Minh : "Đã xác định được thủ phạm xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông : Lào ! Hãy tự kiềm chế nghe Lào !".

Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang có những hành động uy hiếp bãi Tư Chính, việc ông Minh cũng như các lãnh đạo chủ chốt của Đảng cộng sản Việt Nam không dám nhắc tên Trung Quốc hay đề cập đến vụ căng thẳng tại bãi Tư Chính là điều dễ hiểu và dễ tiên liệu. Vì đây có thể là sự định hướng và nhất quán về phát ngôn chung chung khi ám chỉ Trung Quốc của Đảng cộng sản Việt Nam.

Gần đây nhất, một người đồng cấp với ông Minh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ được các báo nhà nước trích lời khi dự lễ kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc tại Hà Nội : "Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng và ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai đảng, hai nước trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc. Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng Trung Quốc thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới".

Trước đó, một phó thủ tướng khác, ông Vũ Đức Đam được trang tiếng Việt của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc dẫn lời hôm 21/09 : "Việt Nam nguyện cùng Trung Quốc sâu sắc tin cậy lẫn nhau về chính trị, củng cố tình hữu nghị giữa hai nước, và dốc sức thúc đẩy phát triển quan hệ ASEAN-Trung Quốc".

Trong một diễn biến khác, cộng đồng mạng đang dấy lên lời kêu gọi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước phải có "phản ứng thích hợp" khi được mời tới dự khán buổi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc tại Bắc Kinh. Vì hình ảnh được rò rỉ từ buổi tổng duyệt sự kiện này cho thấy có màn những người tham gia đồng diễn xếp hình Trung Quốc và đường lưỡi bò ở Biển Đông. (T.K.)

Quay lại trang chủ
Read 662 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)