Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

10/10/2019

Gia đình Nguyễn Tấn Dũng rút vốn để chạy ?

Nhiều nguồn tin

Cả nhà ông Nguyễn Tấn Dũng rút hết vốn ở chứng khoán Bản Việt

Tư Ngộ, Người Việt, 08/10/2019

Cả nhà ông Nguyễn Tấn Dũng bỏ tiền vào Công ty chứng khoán Bản Việt, do con gái ông làm chủ xị, không biết từ lúc nào nhưng lại có tin đều rút hết tiền ra.

banviet1

Bà Nguyễn Thanh Phượng. (Hình : VCSC/Zing)

Đây là cái tin khá lạ thấy trên báo Sputnik của Nga phiên bản Việt Ngữ. Từ nhiều năm qua, người ta chỉ biết bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm chủ tịch Hội đồng quản trị bốn công ty trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và đầu tư tài chính – tất cả đều mang thương hiệu Bản Việt (Viet Capital).

"Đầu tháng 10, chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Nguyễn Thanh Phượng đón nhận những thông tin không mấy tích cực như tụt hạng về thị phần môi giới trên sàn HSX và rớt hạng trong danh sách 10 công ty chứng khoán môi giới hàng đầu trên HNX. Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại, không còn người thân nào của bà Nguyễn Thanh Phượng tham gia nắm giữ cổ phần của VCSC", Sputnik Việt ngữ viết.

Vì thị trường chứng khoán Việt Nam tuột dốc mạnh những tháng gần đây do ảnh hưởng của cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu còn giữ, tiền đổ vào đầu tư có thể còn bị mất thêm nên phải rút hết ra ?

Trong mấy người con của ông Dũng, bà Phượng là người duy nhất đi vào con đường kinh doánh. Nguyễn Thanh Nghị đi dạy học một thời gian rồi cũng đi theo cha và em trai là Nguyễn Minh Triết lao vào chính trị có sự đỡ đầu của cha nên thiên hạ gọi là "thái tử đảng". Còn ông Nguyễn Tấn Dũng suốt nhiều chục năm qua, người ta cũng chỉ thấy ông leo lên từ từ trong nấc thang quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam từ thấp lên tới ghế thủ tướng.

Người ta không hề được biết trước đây, ông Nguyễn Tấn Dũng và cả vợ ông hoạt động đầu tư tài chính bao giờ, nhất là đầu tư chứng khoán.

Nhưng trong một bản "báo cáo quản trị" của công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (mã số VCSC) mà trang mạng Sputnik trưng ra, người ta thấy đứng đầu danh sách cổ đông là bà Nguyễn Thanh Phượng. Kế đến là ông Nguyễn Tấn Dũng, vợ ông là Trần Thanh Kiệm, con rể là Nguyễn Hoáng Bảo (hay Nguyễn Bảo Hoáng hoặc Henry Nguyễn, chồng bà Phượng), hai con trai là Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết, cháu ngoại là Nguyễn Bảo Hoáng Mi và Nguyễn Bảo Hoáng Mai (con bà Phượng).

Trừ bà Nguyễn Thanh Phượng còn giữ 6.750.000 cổ phần, tất cả những người còn lại trong đại gia đình ông Dũng đều rút hết tiền ra khỏi công ty chứng khoán Bản Việt. Đồng thời, các công ty khác của bà Phượng cũng đổ tiền vào làm cổ đông của chứng khoán Bản Việt cũng đều rút hết tiền ra là Công ty cổ phần quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Bản Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt, và Công ty cổ phần Bất Động Sản Bản Việt.

banviet2

Cả gia đình Nguyễn Tấn Dũng rút hết vốn khỏi công ty môi giới chứng khoán Bản Việt. (Hình : Báo cáo quản trị của VCSC/Sputnik)

Lương cán bộ công chức từ trung cấp như các con đến cấp cao như ông Nguyễn Tấn Dũng đều chẳng nhiều gì thì họ lấy tiền ở đâu ra để mua cổ phần của một công ty đầu tư tài chính ? Người ta không biết ông cựu thủ tướng đổ tiền vào chứng khoán Bản Việt khi nào, bao nhiêu. Các con ông cũng vậy. Tất cả số cổ phần họ bán ra quy thành tiền là bao nhiêu, không ai biết.

Không hề thấy trước đây có bản "báo cáo tài chính" nào của chứng khoán Bản Việt và các công ty kia của bà Nguyễn Thanh Phượng công bố danh sách cổ đông và số cổ phiếu của họ nắm giữ để người ta biết cha mẹ và anh em của bà có bao nhiêu phần trăm cổ phần trong đó.

Bà Nguyễn Thanh Phượng tốt nghiệp cao học quản trị ở Thụy Sĩ rồi về nước đi vào đường kinh doánh. Bà thành lập công ty chứng khoán Bản Việt vào tháng 11/2007, khi mới 27 tuổi, hơn một năm sau khi cha bà leo lên ghế thủ tướng.

Nhờ tên tuổi mọi người biết là con gái ông thủ tướng nên công ty của bà Phượng lên vù vù, từng có thời kỳ là một trong ba công ty môi giới chứng khoán nổi nhất tại Việt Nam. Tháng Tám năm ngoái, thấy có tin của VietnamNet nói chứng khoán Bản Việt được "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) chấp thuận cho công ty thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên mức tối đa 100%".

Năm 2016, ông Dũng tranh cái ghế tổng bí thư với ông Nguyễn Phú Trọng qua nhiều màn đấu đá rất căng thẳng phơi bày trên Internet nhưng thất bại. Bây giờ, cả nhà ông cựu thủ tướng đánh hơi thấy một cái gì đó nguy hiểm vẩn vơ trong không khí nên thu gom tiền bạc, giắt vào lưng để… ?

Và cũng nhờ sự bật mí trên Sputnik mà người ta cũng mới biết có những nhà đầu tư tài chính như Nguyễn Tấn Dũng, Trần Thanh Kiệm, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết. 

Tư Ngộ

Nguồn : Người Việt, 08/10/2019

**************

Biến động bất thường ở công ty con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không còn nắm cổ phần trong doánh nghiệp của con gái. Trong khi người thân rút lui toán bộ, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Nguyễn Thanh Phượng cũng bị đánh bật khỏi top 3 đơn vị dẫn đầu thị trường môi giới.

banviet3

Nguyễn Thanh Phượng và ông Nguyễn Hoáng Bảo (hay Nguyễn Bảo Hoáng hoặc Henry Nguyễn, chồng bà Phượng) © Ảnh : Việt Nam Thời Báo

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Thanh Phượng liên tiếp nhận tín hiệu xấu

Đầu tháng 10, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) của bà Nguyễn Thanh Phượng đón nhận những thông tin không mấy tích cực như tụt hạng về thị phần môi giới trên sàn HSX và rớt hạng trong danh sách 10 công ty chứng khoán môi giới hàng đầu trên HNX. Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại, không còn người thân nào của bà Nguyễn Thanh Phượng tham gia nắm giữ cổ phần của VCSC.

Theo đó, vào thời điểm lúc 7g29 ngày 7/10/2019, cố phiếu của Chứng khoán Bản Việt hiện đang giao dịch ở mức 34.100đ (giảm 500đ, tương đương mức giảm 1,45%). Trong phiên giao dịch ngày cuối tuần qua trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCI của Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã giảm thêm 900 đồng (tương đương 2,54%) còn 34.600 đ/cổ phiếu. Mã VCI này tiếp tục đánh mất 1,39% đồng thời không còn duy trì được nỗ lực như trong hai phiên đầu tháng 10.

Theo thông tin, cổ phiếu VCI chịu tác động từ bối cảnh thị trường chung và đặc biệt, là những tín hiệu không mấy lạc quan từ kết quả xếp hạng thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có đảm bảo (CW) quý III năm 2019 trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HSX).

Đáng chú ý, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố thị phần giá trị giao dịch môi giới Quý III năm 2019 của 10 công ty chứng khoán hàng đầu. Trong lần này, VCSC bị tụt hạng đáng buồn về thị phần, rớt từ top ba đầu bảng (vị trí thứ ba) xuống vị trí thứ 4 với 7,04% thị phần môi giới. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Chứng khoán Bản Việt là Công ty Chứng khoán VNDirect (VNDS) lại vượt lên vị trí thứ ba với 7,16% thị phần. Hai doánh nghiệp dẫn đầu về thị phần môi giới trên HSX quý III này chính là Công ty chứng khoán SSI (16,6%) của ông Nguyễn Duy Hưng và Công ty chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSC (10,59%).

Ngoài ra, VCSC còn tiếp tục đánh mất lợi thế trong bảng xếp hạng môi giới quý III trên sàn giao dịch Hà Nội (HNX). Theo đó, Chứng khoán Bản Việt hoán toán không còn trong top 10 công ty môi giới hàng đầu tại HNX.

Theo báo cáo của VCSC, trong quý II, thị phần môi giới sụt giảm cũng khiến doánh thu của doánh nghiệp trong mảng này giảm tới % so với cùng kỳ còn 120,85 tỷ đồng.

Thêm vào đó, thị trường kém thuận lợi khiến nguồn thu từ môi giới, cho vay của Chứng khoán Bản Việt giảm sút. Lãi từ các khoán vay và phải thu giảm 19% xuống còn 77,4 tỷ đồng trong quý II.

Tình hình kinh doánh của Chứng khoán Bản Việt đang giảm sút ?

Doánh thu hoạt động trong quý II của VCSC đạt 406 tỷ đồng, giảm 11% và lãi sau thuế giảm 30% đạt 140 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Chứng khoán Bản Việt lãi sau thuế 342 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 11/2007, Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, con gái của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thanh Phượng được bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCSC từ cuối năm 2017. Ngày 07/07/2017, là ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu là 48.000 đ/CP.

Nhân sự trong Hội đồng quản trị của VCSC hiện đang gây sự chú ý. Ông Tô Hải (cổ đông lớn nhất của doánh nghiệp này với cổ phần 31.519.883 tương đương 19,34% hiện đang là Tổng giám đốc của VCSC). Ngoài ra, các cổ đông lớn của Chứng khoán Bản Việt còn có những cái tên nổi bật như Trương Ngọc Phượng, Nguyễn Quang Bảo, ông Nguyễn Hoáng Bảo, ông Trần Quyết Thắng, ông Huỳnh Richard Lê Minh…

banviet4

Ông Tô Hải và bà Nguyễn Thanh Phượng

Theo báo cáo quản trị công ty vừa được Chứng khoán Bản Việt Công bố, vào thời điểm cuối quý II, bà Nguyễn Thanh Phượng đang sở hữu 6,75 triệu cổ phiếu (tương đương 4,14% vốn điều lệ), không phải cổ đông lớn.

Ông Nguyễn Tấn Dũng (cha), bà Trần Thanh Kiệm (mẹ) và ông Nguyễn Hoáng Bảo (chồng) cùng những người thân khác trong gia đình bà Phượng hiện đã không còn nắm giữ cổ phiếu nào của Chứng khoán Bản Việt.

Sở hữu của bà Nguyễn Thanh Phượng và người có liên quan tại VCSC

Thêm vào đó, các doánh nghiệp có liên quan đến bà Nguyễn Thanh Phượng như Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt, Công ty cổ phần Bất động sản Bản Việt cũng không còn sở hữu cổ phần tại VCSC.

Trong một diễn biến khác, theo báo Dân Trí thông tin, bà Nguyễn Thiên Kim, vợ ông Tô Hải đã mua vào cổ phiếu của VCI để nâng tỷ lệ sở hữu lên 8,78 triệu cổ phiếu tương đương với 5,39% vốn điều lệ và vượt qua chính bà Nguyễn Thanh Phượng trở thành cổ đông lớn của VCSC.

Vai trò của bà Nguyễn Thanh Phượng tại VCSC

Bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doánh Đại học Quốc tế tại Geneva - Thụy Sĩ.

Hiện tại ở VCSC bà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Sáng lập viên Bản Việt (Viet Capital). Nữ doánh nhân này cũng là thành viên sáng lập của Công ty Chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Securities – VCSC) và Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt (Viet Capital Asset Management – VCAM). Bà đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCSC và VCAM kể từ thời điểm thành lập năm 2007. Bà Phượng cũng là thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Bản Việt.

Trong vai trò Chủ tịch, bà Phượng chịu trách nhiệm về định hướng tầm nhìn, quản trị chiến lược, hỗ trợ Ban điều hành với mục tiêu đưa Viet Capital trở thành những đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu trên thị trường.

Bà từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Tài chính Công ty liên doanh Holcim Việt Nam (*) - thuộc Tập đoán đa quốc gia Thụy Sĩ, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Bà cũng từng giữ vai trò Giám đốc đầu tư của Công ty Vietnam Holding Asset Management.

Nguồn : Sputnik, 07/10/2019

(*) Holcim Việt Nam đã chính thức đổi tên thành INSEE sau khi được tập đoán Siam City Cement (SCCC) mua lại năm 2016.

Quay lại trang chủ
Read 740 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)