Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

20/10/2019

Từ Ukraine đến Syria, phải chăng ‘ngọn hải đăng’ Hoa Kỳ đã tắt ?

Lê Phan

Phản ứng trước chỉ trích gay gắt và lưỡng đảng trước quyết định bộp chộp của ông rút 1,000 binh sĩ Hoa Kỳ, vốn đóng vai bản lề để giữ cho vùng Bắc Syria ổn định và để cho các chiến sĩ Kurd mà Hoa Kỳ đã là chiến hữu trong cuộc chiến chống lại Islamic States tự lo cho mình, Tổng thống Donald Trump chọn không phải dịu giọng mà gân cổ lên cãi.

turk1

Thổ Nhĩ Kỳ cho pháo kích vào khu vực người Kurd ở phía Nam biên giới Thổ và phía Bắc của Syria. (Hình : Getty Images)

Một cách thách thức, tổng thống tweet "Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Âu, Syria, Iran, Nga và người Kurd nay sẽ phải lo toan tính" không có Hoa Kỳ.

Theo tờ Christian Science Monitor, một ngày hôm trước, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã thông báo cho ông Trump trong một cuộc điện đàm là quốc gia của ông sẽ sớm tiến hành một cuộc tấn công từ biên giới phía Nam của họ vào miền bắc Syria để đẩy người Kurd ra khỏi vùng lãnh thổ trước kia do Islamic State (IS) kiểm soát.

Đối với một số người, tweet của tổng thống là một cú shock nếu nó phản ảnh một sự gia tốc rút lui về của Hoa Kỳ dưới triều đại của ông, một công nhận không che đậy là "cảnh sát đáng kính nể của thế giới" nay đã từ bỏ những cuộc khủng hoảng mà ngoại giao Hoa Kỳ đã có thời rất tài giỏi trong việc giải quyết cho những người khác, đồng minh cũng như đối thủ.

Nhưng đối với một số người khác nó còn hơn nữa. Trong việc bỏ rơi một lực lượng đồng minh đang chiến đấu và tách rời ra khỏi những đồng minh trong vùng vốn đã từ nhiều thập niên nay trông cậy vào sự ủng hô và hướng dẫn của Hoa Kỳ, họ thấy ẩn hiện một hình thức thoái lưu khác nữa.

Trong diễn biến ở Syria, qua những liên lạc ngoại giao với Ukraine nay đang lộ diện qua cuộc điều tra đàn hạch của Hạ Viện, một số các nhà phân tích nay thấy một sự rút lui khỏi những giá trị và nguyên tắc vốn trong nhiều thập niên đã giúp Hoa Kỳ trở thành lãnh đạo của thế giới.

Tiến sĩ Charles Kupchan của Cơ quan Nghiên cứu Độc lập Council on Foreign Relations (CFR) ở Washington giải thích "Đại chiến lược của ông Trump không phải là một chuyện đột ngột, nó đã nhắc nhở đến nhiều khía cạnh của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ trong gian đoạn tiền Pearl Harbor, và nó có được ủng hộ vì nó quả đã nhắm vào những chiều hướng cổ hơn của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, cô lập, đơn phương và bảo hộ mậu dịch".

"Nhưng ở chỗ chúng ta thấy điều mới là trong việc Tổng thống Trump tách rời khỏi những giá trị dân chủ và chia sẻ phồn vinh kinh tế, và trên tất cả tách rời khỏi lý tưởng Hoa Kỳ là một ngọn hải đăng cho phần còn lại của thế giới, và điều đó bắt đầu từ những ngày đầu của nền cộng hòa Hoa Kỳ", ông thêm.

Chiều hướng này của những hành động của ông Trump mới là "chưa từng xảy ra", và là vì "nó không những đặt câu hỏi về sự đáng tin tưởng của Hoa Kỳ và về mục tiêu của chính sách ngoại giao của chúng ta là gì, nhưng nó cũng lấy đi từ chúng ta như là một tấm gương cho những người khác trên toàn thế giới hy vọng noi theo".

Đối với một số nhà phân tích, chỉ quyết định của ông Trump rút lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi vùng Bắc Syria cũng đã là một sự rút lui khỏi những nguyên tắc mà họ nói đã hướng dẫn chính sách ngoại giao Hoa Kỳ ít nhất từ Đệ Nhị Thế Chiến.

Giáo sư Robert Lieber của Viện đại học Georgetown thì phân tích "Quyết định của ông Trump ở Syria là tai hại không những cho cuộc tranh đấu ngay bây giờ và triển vọng cho người Kurd và chỗ đứng của Hoa Kỳ ở Trung Đông, nhưng nó còn tai hại hơn nữa trong các điều kiện hợp tác với các liên minh của chúng ta và câu hỏi được đặt ra về nguyên tắc đáng tin cậy và niềm tin vốn là tâm điểm của những liên minh này trong nhiều thập niên với Hoa Kỳ. Chúng ta được biết Tổng thống Trump là người của bản năng hơn là một chiến lược gia khi nói đến chính sách ngoại giao. Nhưng khi kết quả là một thông điệp cho các đồng minh rằng sẽ bị bỏ rơi và mặc cho số phận, đây không những là một thiệt hại lớn cho quyền lợi của Hoa Kỳ, mà còn là sự đánh mất niềm tin với các liên minh, và thẳng thắn mà nói đối với những giá trị nhân bản".

Bằng cớ gia tăng của Hoa Kỳ bỏ rơi những nguyên tắc đã hướng dẫn chính sách ngoại giao sẽ không bị bỏ qua nhưng sẽ được các đồng minh và đối thủ tìm cách đối phó trong khi họ tìm cách lấp khoảng trống mà ông Kupchan gọi là "the brave new world’ bỏ lại qua sự rút lui của Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Steven Cook của viện nghiên cứu CFR thì nói là việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Syria "sẽ có ảnh hưởng lâu dài" không những chỉ với người Kurd vốn cảm thất bị "đâm sau lưng" bởi cường quốc mà họ giúp để chiến đấu chống lại IS.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Cộng hòa South Carolina, một đồng minh của tổng thống thì nói "Tôi sợ là chúng ta sẽ không có đồng minh trong tương lai chống lại Hồi giáo quá khích, ISIS sẽ tái xuất hiện, và sự thăng tiến của Iran ở Syria sẽ là một cơn ác mộng cho Israel. Tôi sợ việc này là một thảm họa an ninh quốc gia hoàn toàn và tuyệt đối đang hình thành và tôi hy vọng Tổng thống Trump sẽ điều chỉnh sự suy nghĩ của ông".

Nhưng, ông Cook nói Syria chỉ là một chương trong một lô những phản ứng gần đây vốn đã củng cố hình ảnh của việc rút lui khỏi vị thế cường quốc để lại chỗ cho những ai đến chiếm đóng.

Chỉ ra cách Hoa Kỳ phản ứng "trong cách tối thiểu nhất có thể làm" cho điều được coi như là cuộc tấn công hỏa tiễn của Iran vào các cơ sở dầu khí của Saudi hôm tháng 9, ông Cook nói "điều này gửi một thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm mà chúng ta có về an ninh cho họ và… về sự giao thông tự do của các nguồn nhiên liệu ra khỏi vùng, là không tốt.

Ông tiếp : "Thông điệp được gửi ra là Hoa Kỳ đến và yêu cầu giúp đỡ và đưa ra hứa hẹn… nhưng không giữ lời hứa. Khi các quốc gia cảm thấy họ phải tự lo, chúng ta sẽ thấy có thêm những chính sách đầy nguy hiểm được theo đuổi bởi các quốc gia vốn không có khả năng để làm điều mà họ tin là họ có thể".

Trong trường hợp Ukraine, không phải một quốc gia cảm thấy bị bỏ rơi bởi một đồng minh hùng mạnh nhưng là một quốc gia bị gây áp lực để buộc phải có một số hành động vì quyền lợi tư của tổng thống Hoa Kỳ.

Những cuộc điều trần ở ba ủy ban điều tra đàn hạch cho thấy cựu chuyên gia của Hội đồng An ninh Quốc gia chuyên về Nga Fiona Hill nói bà và cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã lo ngại về một chính sách ngoại giao song hành của luật sư riêng của tổng thống, ông Rudy Giuliani, và những viên chức có liên hệ mật thiết với tổng thống điều động mọi sự liên quan đến Ukraine mà mục tiêu là quyền lợi chính trị cá nhân của tổng thống. Phụ tá thứ trưởng ngoại giao phụ trách về Ukraine George Kent nói là ông nhận chỉ thị hãy rút khỏi hồ sơ Ukraine và để mọi sự cho một nhóm thân cận với tổng thống. Rồi cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Ukraine, bà Marie Yovanovitch nói là Bộ ngoại giao đã bị moi rỗng ruột dưới thời tổng thống và bà đã bị cách chức vì đã cản trở việc tổng thống và mục tiêu cá nhân của ông – vốn bao gồm thúc đẩy điều tra về đối thủ chính trị.

Ảnh hưởng quốc tế của những vụ như thế này sẽ rộng rãi và kéo dài, theo ông Kupchan, vốn thêm là chiến dịch Ukraine "làm hoen ố" Hoa Kỳ.

Ông Kupchan nói : "Chuyện dài Ukraine chứng tỏ cho thế giới thấy là nền ngoại giao của chúng ta đang có dịch vụ đi tìm điều xấu về những đối thủ chính trị của tổng thống. Và tối thiểu nó không phải là loại thí dụ làm gương mà theo truyền thống chúng ta cố đặt ra và những người khác trông cậy vào chúng ta". Không một tổng thống Hoa Kỳ nào đã sử dụng guồng máy ngoại giao quốc gia cho lợi ích bản thân.

Các nhà phân tích cho rằng có lẽ còn quá sớm để nói về ảnh hưởng lâu dài của những gì đang xảy ra cho ngành ngoại giao Hoa Kỳ, nhưng không nghi ngờ gì nữa là toàn thế giới đã chú ý. 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 20/10/2019

Quay lại trang chủ
Read 559 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)