Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

07/11/2019

Việt Nam cân nhắc giải pháp kiện Trung Quốc trước Tòa trọng tài thường trực

Nhiều tác giả

Tranh chấp Biển Đông : Việt Nam cân nhắc giải pháp đưa Trung Quốc ra tòa

Hoài Hương, VOA, 07/11/2019

Việt Nam có th cân nhc hành đng pháp lý để gii quyết v tranh chp bin đo vi Trung Quc trong Bin Đông, mt quan chc cp cao Vit Nam cho biết hôm th Tư. Lên tiếng ti mt hi ngh Hà Ni, Th trưởng Ngoi giao Lê Hoài Trung nói Vit Nam s ưu tiên chn đàm phán, nhưng nếu đàm phán không mang lại kết qu, thì Vit Nam bt buc phi cân nhc "nhng s la chn khác". Mt s nhà quan sát t lâu đã hi thúc Vit Nam hãy đưa v tranh chp vi Trung Quc ra trước tòa án trng tài quc tế. Giáo sư T Văn Tài, tng ging dy môn lut ti Đại hc Harvard, cho VOA-Vit ng biết ý kiến v gii pháp kin Trung Quc liên quan ti nhng đng thái ti bãi Tư Chính.

kien1

Tàu hải cnh Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 hồi năm 2014

Căng thẳng gia Vit Nam và Trung Quc Bin Đông âm t lâu đã đt ngt leo thang t tháng 7 năm 2019, sau khi Trung Quc điu tàu kho sát đa cht Hi Dương 8 cùng đoàn tàu h tng vào hot đng trong vùng bin chung quanh bãi Tư Chính.

Những đng thái của Trung Quc, ra vào bãi Tư Chính như chn không người, trong khi nơi này là khu vc mà lut quc tế công nhn là thuc khu dc quyn kinh tế và thm lc đa Vit Nam, đã gây phn n trong và ngoài nước, dn đến nhng phát biu hiếm hoi ca B Ngoi giao Việt Nam và các quan chc cp cao Vit Nam, công khai phn đi các hành đng có tính khiêu khích ca Bc Kinh đ khng đnh ch quyn Bin Đông.

kien2

Tọa đàm v Bãi Tư Chính Hà Ni ngày 6/10/2019

Tuyên bố ca Th trưởng Ngoi giao Lê Hoài Trung rng Vit Nam có th phi nghĩ ti "các la chn khác" ngoài đàm phán, là phản ng mi nht th hin s bt bình ca Hà ni trước toan tính ca Trung Quc mun thâu tóm gn hết Bin Đông, biến vùng bin này thành ‘ao nhà’ ca h, đ tiếp tc theo đui "gic mng Trung Quốc" mà Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đã hồi sinh và quyết tâm thc hin.

Từ Hà ni, Th trưởng Lê Hoài Trung lit kê các gii pháp chn la ca Vit Nam :

"Chúng tôi hiểu rng các bin pháp đó gm tìm hiu các tài liu chng minh, nh hòa gii, hàn gn, thương thuyết, trng tài và c kin tng".

Giáo sư lut T Văn Tài ca Đi hc Harvard lưu ý rng mun có cơ may thng kin, trước hết cn thu đáo các khía cnh pháp lý ca vn đ. Ông nói trong các cuc bàn lun trong nước cũng như trên internet, ít ai phân bit rõ rt được kin v vùng nước vi kiện v đo đá nó khác nhau như thế nào, mt mt là kin v đt đai, ch quyn lãnh th, mt khác là kin v vùng bin, và tùy trường hp nào, lut được áp dng và Tòa có thm quyn x cũng khác đi. Giáo sư T Văn Tài gii thích rõ hơn khía cnh pháp lý của điểm khác bit này.

"Nếu mà nói kin v Hoàng Sa vi đo Gác Ma thì nó thuc v ch quyn lãnh th thì nó theo mt quy chế khác hn, không phi là lut bin quc tế na mà là lut quc tế c truyn t 400 năm nay v chiếm hu, qun lý đt đai đ mà xác lp ch quyn ca mình. Lut quc tế c truyn thì do tòa án International Court of Justice La Haye- tc Tòa án Công lý quc tế The Hague, có thm quyn, ch không phi tòa án lut bin".

Tòa Luật Bin năm 2016 phán rng các đo đá qun đo Trường Sa mà Trung Quốc nhn là ca mình, không phi là đo, và do đó không có EEZ và thm lc đa, mà đó là lp lun ca Trung Quc đ đưa ra yêu sách ch quyn trùng lp vi EEZ và thm lc đa ca Vit Nam.

Giáo sư T Văn Tài nói trước khi khi kin, Vit Nam phi khng đnh rõ ràng mc đích v kin, phi minh đnh rõ ch quyn mà Vit Nam mun bo lưu là "quyn v du khí nm trong thm lc đa ni rng 350 hi lý khu vc phía Nam Bin Đông"- mà Vit Nam đã lp h sơ và đăng ký hp l" t nhiu năm trước.

Việt Nam và Malaysia đã gửi hồ sơ đăng ký riêng và chung hồi đầu tháng Năm 2009, trước thời hạn mà Liên Hiệp Quốc đặt ra.

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc v Lut Bin (UNCLOS), mi nước ven bin được hưởng mt vùng đc quyn kinh tế rng ti đa là 200 hi lý tính t đường cơ s ca nước đó. UNCLOS quy đnh thêm rng nếu thềm lc đa ca nước ven bin kéo dài ra xa hơn 200 hi lý thì nước đó có đc quyn khai thác tài nguyên dưới đáy bin trong mt vùng bên ngoài 200 hi lý gi là thm lc đa m rng.

Giáo sư T Văn Tài khng đnh rng trong tư cách là mt nước cn duyên, Việt Nam có quyn chuyên đc (exclusive rights), chng mi s xâm phm ca các nước khác. Ông khuyên Vit Nam nên áp dng lut ni dung v quyn ch quyn cho đúng.

Theo ông thì lần này, nếu kin đúng lúc theo lut t tng quc tế thì bên cnh ch quyn về thm lc đa, Vit Nam nên kin luôn c các quyn vùng dc quyn kinh tế (EEZ), gm quyn gi môi sinh bin như bo tn san hô, quyn ca dân chài được mưu sinh bng ngh đánh cá, tàu bè không b tn công, đâm chìm, và không phi tuân lnh cm đánh cá mà Trung Quốc đơn phương ban hành hàng năm. Giáo sư Tài nói đây là mt v t tng hết sc phc tp, không có gì bo đm s đi đến thng li d dàng, tuy vy điu phi làm ngay bây gi, theo ông, là cp tc chun b đ khi thi cơ đến, thì đã có h sơ sn sàng.

Ông hối thúc :

"Cứ np đơn kin đi, như là treo mt cái bn án hay là bn tin án trước ca tòa án, nói rng ‘Tôi có bng này nhng điu tôi khiếu ni vi tòa đây này, nhưng Tòa Công lý quc tế không x vì quy chế ca tòa không x, nhưng tôi có s phàn nàn lớn lao đây này, thì đy là mt bin pháp v chính tr, ngoi giao v tuyên truyn quc tế có th làm được".

Giáo sư T Văn Tài nói điu thun li là đã có bn án năm 2016 ca Tòa án trng tài quc tế trao phn thng cho Philippines làm tin l, thì không có lý do gì Việt Nam không có cơ may ít ra là ngang hàng v Philippines đ có th thng kin.

Hoài Hương

Nguồn : VOA, 07/11/2019

*****************

Biển Đông : Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế

Thụy My, RFI, 06/11/2019

Một quan chức cao cấp Việt Nam hôm 06/11/2019 tuyên bố có thể tiến hành thủ tục pháp lý, trong số nhiều giải pháp khác nhau, để khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông trước người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

kien3

Một tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu cảnh sát biển Việt Nam đối đầu trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, tại vùng biển cách Việt Nam 130 hải lý. Ảnh tư liệu chụp ngày 14/05/2019. Reuters/Nguyen Minh/File Photo

Reuters dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung trong một hội nghị ở Hà Nội, nói rằng Việt Nam tuy chủ yếu muốn thương lượng, nhưng cũng có những chọn lựa khác. Những biện pháp này gồm cả đàm phán, hòa giải, trọng tài và kiện tụng. Ông Trung nhấn mạnh :

"Trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 đã dự trù đầy đủ các cơ chế cho chúng tôi để áp dụng các biện pháp này".

Trung Quốc yêu sách hầu hết toàn bộ Biển Đông, và những năm gần đây đã tự ý xây dựng các đảo nhân tạo, quân sự hóa Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 2016, Philippines đã giành được chiến thắng tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, với phán quyết đường lưỡi bò tự vẽ của Bắc Kinh là bất hợp pháp. Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết của tòa.

Về phía chính phủ Việt Nam tỏ ra thận trọng với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất, chỉ mới đề cập đến khả năng đi kiện gần đây. Năm 2014 khi Trung Quốc cho kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du (Haiyang Shiyou) 981 đến vùng biển Hoàng Sa, gây đối đầu trên biển và những cuộc biểu tình phản đối trên cả nước, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam cân nhắc về hành động pháp lý.

Trong cuộc xung đột mới nhất khi Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng các tàu hải cảnh xâm nhập bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Hà Nội nhiều lần ra thông cáo khẳng định chủ quyền và đòi hỏi Bắc Kinh phải rút nhóm tàu này ngay lập tức. Tuy nhiên chỉ đến hôm nay, 06/11/2019, Việt Nam mới nêu ra khả năng đi kiện.

"Đây là chuyển biến lớn về chính trị trong quan hệ Việt-Trung, nhưng có lẽ đó cũng là khả năng duy nhất còn lại đối với Việt Nam" - chuyên gia về Biển Đông Bill Hayton của think tank Chatham House nhận định. Ông nói thêm, nội dung hội nghị do chính phủ Việt Nam tổ chức dường như tập trung cho sự kiện này. Reuters ghi nhận sự hiện diện của một số chuyên gia pháp lý, trong đó có cựu thẩm phán Rudiger Wolfrum của Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS).

Thụy My

Nguồn : RFI, 06/11/2019

******************

Biển Đông : Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam nói không loại trừ khả năng kiện Trung Quốc

BBC, 07/11/2019

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hoài Trung nói rằng trong nhiều biện pháp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam không loại trừ khả năng tiến hành các hành động pháp lýtheo Reuters.

kien4

Hội thảo khoa học quốc tế Biển Đông lần thứ 11

Nhận định này được ông Trung đưa ra trong phát biểu tại phiên khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11, diễn ra hôm 6/11 tại Hà Nội.

Ông Trung cũng nói rằng, hợp tác trên biển, trong đó có Biển Đông "cần có lòng tin vào môi trường luật pháp quốc tế, vào các cơ chế và thể chế chung".

"Việc đơn phương diễn giải luật quốc tế trái với chuẩn mực chung và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, làm giảm lòng tin vào luật pháp quốc tế, làm xói mòn thượng tôn pháp luật. Việc này có thể trở thành tiền lệ nguy hiểm đe doạ hòa bình, ổn định hòa bình, an ninh ở khu vực và quốc tế", ông Trung nói, theo tờ VnExpress.

Theo Reuters, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung nói rằng, Việt Nam thích đàm phán nhưng không còn sự lựa chọn nào khác cho tranh chấp trên biển Đông.

"Chúng tôi biết rằng, các biện pháp này bao gồm tìm kiếm sự thật, trung gian hòa giải, đàm phán, trọng tài và kiện.

"Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc 1982 (UNCLOS 1982) có đủ các cơ chế cho chúng tôi áp dụng những biện pháp này", ông Trung nói.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn. Nước này đã thiết lập các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo.

Tuy nhiên, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền ở các khu vực thuộc vùng biển này.

Năm 2013, Philippines từng kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague.

Phán quyết của tòa vào năm 2016 đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc.

Hồi năm 2014, cựu Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng từng cho biết là, Chính phủ Việt Nam đang xem xét những phương án phòng vệ đối với Trung Quốc, trong đó có cả việc kiện ra tòa, sau vụ Trung Quốc dịch chuyển trái phép dàn khoan vào vùng lãnh hải của Việt Nam trên Biển Đông.

Còn năm nay, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lại gia tăng sau khi tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn kéo dài một tháng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) nhưng cũng bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Trong lần xâm phạm mới này của tàu khảo sát Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần cáo buộc tàu khảo sát này và các tàu hộ tống vi phạm chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu các tàu Trung Quốc ngay lập tức rời khỏi khu vực trên.

Tuy nhiên, lần này, Việt Nam chưa từng đề cập công khai đến khả năng tiến hành các hành động pháp lý như biện pháp phòng vệ cho đến phát biểu nói trên của ông Lê Hoài Trung.

Tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam khóa XIV lần thứ 8 đang diễn ra tại Hà Nội, hôm 31/10, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu cũng cho rằng, cần đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan tới việc nước này xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam và nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền khác.

Ông Bill Hayton, chuyên gia về biển Đông tại Viện hoàng gia về Các vấn đề quốc tế Chatham House, cho biết, có thể điều này sẽ dẫn đến có sự chia rẽ lớn về chính trị trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, đây có lẽ là lựa chọn duy nhất còn lại với Việt Nam, theo Reuters.

Ông Hayton cũng nói thêm rằng, toàn bộ Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 này dường như tập trung quanh câu hỏi đó.

Trong 50 diễn giả tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông năm nay, có cả một số chuyên gia pháp lý liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc, gồm cựu thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) Rudiger Wolfrum.

Hội thảo năm nay có chủ đề "Hợp tác vì An ninh và Phát triển tại Khu vực", diễn ra trong hai ngày 6 và 7/11.

Hợp tác ASEAN để giải quyết thách thức biển

Bài phát biểu trên của ông Trung, theo VnExpress, đề cập đến việc Việt Nam vừa đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, ông Trung nói rằng, Việt Nam hy vọng sẽ cùng các đối tác thúc đẩy hiệu quả hợp tác các cơ chế của ASEAN để giải quyết các thách thức biển.

kien5

Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020

"Việt Nam tin tưởng rằng duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông không chỉ là lợi ích mà còn là trách nhiệm của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế", ông Trung được VnExpress dẫn lời nói.

Trả lời câu hỏi của BBC News Tiếng Việt qua thư điện tử, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương, chuyên gia nghiên cứu cộng tác Trung tâm Nghiên cứu quốc tế thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn ở Sài Gòn, cho rằng, việc Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN vào năm sau sẽ giúp thúc đẩy giải quyết một số vấn đề tồn tại ở Biển Đông.

Tuy nhiên hiệu quả tới đâu thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Cụ thể, ông Phương nhìn nhận rằng, Việt Nam sẽ đẩy vấn đề Biển Đông trở thành ưu tiên nghị sự trong các cuộc họp ASEAN, cũng như giữa ASEAN với các nước đối tác.

Đây là lợi thế của việc làm chủ tịch.

Đồng thời, Việt Nam có thể đưa các phát ngôn lên án Trung Quốc vào tuyên bố chung, đẩy mạnh giải quyết các bất đồng trong đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), và chủ động đưa ra những biện pháp giúp kết nối phản ứng của ASEAN cũng như các đối tác trước hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo ông Phương, về mặt đối ngoại đa phương, Việt Nam luôn coi ASEAN tổ chức đa phương quan trọng nhất trong việc đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, và trong việc cân bằng giữa các nước lớn, cụ thể là với Trung Quốc và Mỹ.

Tình hình Biển Đông, nếu thiếu tiếng nói của ASEAN, sẽ không thể giải quyết được một cách căn cơ, vì dù gì các tranh chấp ở Biển Đông cũng có yếu tố đa phương.

"Khả năng của Việt Nam trong việc dẫn dắt ASEAN tốt tới mức nào sẽ được thể hiện qua năm Việt Nam làm chủ tịch.

"Bản thân tôi hy vọng rằng, Việt Nam sẽ nắm lấy các cơ hội để trở thành một trong những nước đầu tàu ASEAN trong một số vấn đề. Điều này Việt Nam có thể làm được, thứ quyết định là quyết tâm chính trị.

"Nói cách khác là, liệu Việt Nam có muốn làm đầu tàu hay không", ông Phương nói.

Tuy nhiên, ông Phương cũng cho rằng, không nên coi ASEAN là một công cụ toàn năng hay duy nhất, giúp giải quyết các vấn đề ở Biển Đông.

"ASEAN quan trọng, ASEAN cần có tiếng nói, nhưng ASEAN đang bị chia rẻ trầm trọng với sự ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc lên một số nước thành viên.

"Thêm vào đó, "phương cách ASEAN" vốn yêu cầu sự đồng thuận, khiến cho các biện pháp thống nhất, hiệu quả đối phó với Trung Quốc chỉ là một giấc mơ. Bản thân tôi không đặt quá nhiều kỳ vọng đột phá trong năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN 2020 sắp tới", ông Phương khẳng định.

Nguồn : BBC, 07/11/2019

********************

Việt Nam cân nhắc việc kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

RFA, 06/11/2019,

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung hôm 6/11 cho biết Việt Nam cân nhắc các biện pháp giải quyết căng thẳng Biển Đông với Trung Quốc trong đó có cơ chế trọng tài và kiện.

kien6

Ông Nguyễn Vũ Tùng - Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 11 ở Hà Nội hôm 6/11/2019, daibieunhandan.vn

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam phát biểu điều này tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 do Học Viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinhd đã gia tăng trong khoảng 4 tháng qua sau khi Trung Quốc điều các tàu hải cảnh, dân binh, và khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, quấy nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí lâu dài của Việt Nam.

Nói về các biện pháp giải quyết căng thẳng, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nói :

"Chúng tôi biết rằng các biện pháp này bao gồm tìm kiếm sự thật, trung gian hòa giải, đàm phán, trọng tài và kiện".

"Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc 1982 (UNCLOS 1982) có đủ các cơ chế cho chúng tôi áp dụng những biện pháp này", ông Trung nói tiếp.

Biển Đông là khu vực biển được cho là rất giàu nguồn tài nguyên dầu khí. Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích vùng biển này với đường đứt khúc 9 đoạn đòi chủ quyền lịch sử tới khoảng 90% diện tích vùng nước. Các nước khác cũng đòi chủ quyền tại khu vực này bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Năm 2013, Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế, yêu cầu tòa giải thích những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh.

Phán quyết năm 2016 của tòa đã bác bỏ tính hợp lý của đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra. Tuy nhiên Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết này.

Kể từ khoảng giữa tháng 6 và đầu tháng 7, khi Trung Quốc điều các tàu vào vùng biển Việt Nam, nhiều chuyên gia trong và ngoài Việt Nam đã kêu gọi Hà Nội nên cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.

Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc ở New York hôm 28/10, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dù không trực tiếp nêu tên Trung Quốc nhưng cũng đã nhắc tới biện pháp kiện ra tòa.

Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam, hội thảo Biển Đông lần thứ 11 được tổ chức, với sự tham gia của hơn 50 diễn giả và khoảng 250 quan chức, học giả và nhà ngoại giao từ Việt Nam và nước ngoài.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền phát biểu khai mạc hội thảo, nhận định đây là cơ hội cho các luật sư trong và ngoài nước chia sẻ các biện pháp để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực.

Hội Luật gia Việt Nam đang có tiếng nói ngày một quan trọng trong các vấn đề an ninh, bao gồm cả vấn đề Biển Đông, ông Quyền nói.

Giám đốc Học Viện Ngoại giao Nguyễn Vũ Tùng cho biết, kể từ khi hội thảo Biển Đông được bắt đầu 10 năm về trước, đến nay hội thảo đã trở thành một sự kiện quan trọng về Biển Đông, nơi các chuyên gia, học giả quan tâm đến vấn đề an ninh biển và Biển Đông chia sẻ thông tin và ý tưởng.

Hội thảo đã nhận được hơn 350 báo cáo từ các chuyên gia và học giả, chào đón hơn 2000 đại diện, ông Tùng cho biết.

Cũng tại hội thảo lần này, Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho biết, vào tuần tới Việt Nam, Canada và EU sẽ phối hợp tổ chức một hội thảo về việc thực thi UNCLOS và các vấn đề biển mới nổi trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội.

Nguồn : RFA, 06/11/2019

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoài Hương, Thụy My, BBC tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Read 474 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)