Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

07/11/2019

18.000 người Việt nhập lậu vào Châu Âu hàng năm

Benjamin Mueller

18.000 người Việt nhập lậu vào Châu Âu hàng năm qua những con đường đầy chông gai

Hàng ngàn người từ Việt Nam được đưa lậu vào Châu Âu mỗi năm qua những con đường đầy bạo lực và chông gai. Và đó mới chỉ là khởi đầu.

nhaplau1

Tuyến đường "CO2" chuyên chở người Việt sang Anh.

Những tên người Việt đưa lậu người gọi đó là tuyến CO2 : một chuyến đi thiếu oxy và tù túng qua Channel của Anh trong container hoặc bị nhét trong thùng xe cùng với hàng hoá khác trên chặng đường dài 6.000 dặm qua Châu Á để vào Tây Âu.

So với con đường khác- tuyến VIP cao cấp với việc lưu trú ngắn hạn trong khách sạn và được xếp ngồi trong cabin của xe tải, thì chuyến đi trong một chiếc container ngột ngạt có thể rất tàn khốc đối mà người Việt gọi là người hộp, những kẻ hậu sinh của lớp người Việt thuyền nhân rời bỏ đất nước sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.

Người Việt Nam di cư thường đợi hàng tháng trời trong các trại dọc đường ở miền bắc nước Pháp trước khi được đưa vào xe kéo. Những kẻ cầm đầu đường dây (nguyên văn : cá lóc- snakehead) đánh đập đàn ông và tấn công tình dục phụ nữ, như các nhóm viện trợ, luật sư và chính những người di cư nói. Người di cư lậu cuộn mình trong trong túi nhôm và chịu đựng hàng giờ trong các hộp làm lạnh để giảm nguy cơ bị phát hiện.

Hành trình đó đã gây tử vong vào tuần trước cho 39 người, những người được tìm thấy đã chết trong một container xe tải đông lạnh ở Essex, đông nam nước Anh. Cảnh sát Essex cho biết hôm thứ Sáu rằng họ được cho là người Việt Nam.

Nguy hiểm  chặng cuối của hành trình di cư lậu vào Anh thường là, những giờ phút kinh hoàng trong hộp lạnh này đôi khi chỉ là phần nhỏ trong thời gian một tháng nếu không phải là nhiều năm bị đối xử khắc nghiệt - đầu tiên là dưới tay của các băng đảng buôn người có tổ chức, và sau đó là những ông trùm bất trị tiệm nail và trang tại cần sa ở Anh.

Nhưng họ vẫn đến, ước tính khoảng 18.000 người Việt Nam trả tiền cho những kẻ buôn lậu cho hành trình đến Châu Âu hàng năm với mức giá từ 8.000 đến 40.000 bảng, khoảng 10.000 đến 50.000 USD.

Ở Anh, nơi Brexit đã ngăn cản dòng lao động từ Đông Âu, những người di cư lậu nhìn thấy một quốc gia khát công nhân lương thấp, dễ dàng được trả gấp năm lần số tiền họ có thể kiếm được ở nhà và không bị cảnh sát kiểm tra như các quốc gia khác ở Châu Âu.

Phần lớn những kẻ buôn lậu người Việt, đưa khách hàng của họ đến Pháp và Hà Lan, nơi các băng đảng khác, thường là người Kurd và Albania, hoặc, như trong trường hợp gần đây, là Ireland hoặc Bắc Ireland, hoàn thành công việc.

Nhiều người di cư lậu đến từ Hà Tĩnh và Nghệ An, hai tỉnh nghèo ở miền bắc miền trung Việt Nam và rời bỏ nhà đến Anh với nhận thức được những rủi ro, các nhà phân tích nói. Khi chứng kiến hàng xóm của họ đột nhiên tân trang lại nhà cửa bằng những vật liệu đắt tiền hơn, hoặc mua những chiếc xe tốt hơn, họ khao khát cảm giác an toàn tương tự cho gia đình họ, cho dù những bất ổn và nguy hiểm mà họ phải trả giá.

Nhưng khi Anh không thực hiện được lời hứa đó, những người di cư có thể rơi vào tình trạng khập khiễng, không thể tìm kiếm sự giúp đỡ của hệ thống nhập cư khắc nghiệt của đất nước và sống trong sự kìm kẹp của một hệ thống buôn người và chủ nhân dựa vào họ.

"Tôi luôn khuyến khích họ  nhà",linh mục Simon Nguyễn Đức Thăng của giáo xứ tại một nhà thờ Công giáo ở Đông London có nhiều giáo dân di cư, nói trong tuần này. Mặc dù bạn nghèo, bạn có cuộc sống của bạn. Ở đây, bạn có tiền, nhưng bạn mất mạng.

Không phải 20.000 đến 35.000 người di cư Việt Nam không có giấy tờ ước tính đang sống ở Anh đều có những câu chuyện kinh dị để kể. Theo một số chuyên gia, nhiều người đi làm việc ở Anh để có cơ hội thực sự của một ngày trả lương.

Theo giảng viên Tamsin Barber tại Đại học Oxford Brookes thì không phải những người di cư lậu bị bóc lột lao động hay là nạn nhân của buôn người. Những người đến đây thường là đồng ý đối mặt với việc lao động không hợp pháp để được nhận thù lao cao trong buôn bán cần sa.

Nhưng những người Việt Nam dễ bị tổn thương hơn cũng đang bị buôn bán sang Anh, chính quyền ghi nhận con số này năm ngoái cao gấp năm lần so với năm 2012.

Một khi gia đình và bạn bè đã cùng nhau kiếm đủ tiền, cuộc phiêu lưu có thể bắt đầu bằng một chuyến đi đến Trung Quốc để nhận giấy tờ tuỳ thân giả mạo. Đó là cách nhiều người trong số hàng chục người chết trong chiếc xe tải bắt đầu hành trình của họ, theo linh mục Anthony Đặng Hữu Nam ở một nhà thờ thuộc thị trấn Yên Thành, nơi có hàng chục nạn nhân tử vong ở Essex.

Trên đường từ Trung Quốc đến Nga rồi Tây Âu, một trong những đoạn đường bị trừng phạt nặng nề nhất là đi bộ qua các khu rừng Belarus đến biên giới Ba Lan. Trong một cuộc khảo sát năm 2017 của người Pháp về người di cư Việt Nam, một người đàn ông tên Anh, 24 tuổi, nói với các nhà nghiên cứu rằng anh ta và năm người đàn ông khác, dẫn đầu bởi một kẻ buôn lậu, đã nhiều lần bị bắt ở Belarus, được thả ra ở biên giới Nga để thử lại. Khi cuối cùng họ đã thành công, họ đã gặp một chiếc xe tải đang chờ ở phía Ba Lan.

Benjamin Mueller

Nguyên tác : 39 Vietnamese Died in a U.K. Truck. 18.000More Endure This Perilous Trip, The New York Times, 01/11/2019

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 07/11/2019

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Benjamin Mueller, Vũ Quốc Ngữ
Read 455 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)