Bộ quốc phòng Mỹ đã công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của nước này vào ngày 1/6/2019. Xác định liên minh song phong và cơ chế hợp tác đa phương giữa Washington với các quốc gia khác nhau về kinh tế, an ninh và hàng hải.
Tàu USS Wasp ở Biển Đông. Ảnh minh họa
Bài dịch trong bối cảnh Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, Mark Thomas Esper sẽ đến Việt Nam, trong chuyến công du chính thức đến một số quốc gia châu Á tới đây để thảo luận về quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng.
Bộ quốc phòng Mỹ đã công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của nước này vào ngày 1/6/2019. Xác định liên minh song phong và cơ chế hợp tác đa phương giữa Washington với các quốc gia khác nhau về kinh tế, an ninh và hàng hải.
Mỹ sẽ dùng vấn đề Biển Đông như một chiến lược ‘tán tỉnh’ các quốc gia trong khu vực, hướng tới xây dựng một liên minh quân sự chống Trung Quốc trong khu vực. Về chiến thuật, Mỹ tăng cường sức mạnh đơn phương hoặc chung trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm cân bằng sự trỗi dậy hàng hải của Trung Quốc trong khu vực, duy trì sức mạnh vượt trội của Washington. Chiến lược này gián tiếp tạo ra quá trình ghanh đua dữ dội giữa Trung Quốc với các đối tác và đồng minh của Mỹ.
Có thể hiểu cuộc chạy đua này theo những hướng sau :
Đầu tiên, tự do hàng hải do Mỹ tiến hành tại vùng tranh chấp Biển Đông sẽ đưa lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ (USCG) thành phương tiện mới giúp nước này ngăn chặn sự trỗi dậy của lực lượng phòng vệ hàng hải của Bắc Kinh và các hoạt động quân sự khác.
Từ năm 2017, dưới sự điều hành của Tổng thống Donald Trump, quân đội Mỹ đã gia tăng tần suất, phạm vi và cường độ cho thực thi tự do hàng hải (FONOPS) ở mức 15 lần. Riêng 2019, Washington hai lần điều tàu khu trục, đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bất chấp sự phản ứng gay gắt từ Trung Quốc. Chưa kể, máy bay ném bom chiến lược B-52 luôn quần thảo trên bờ biển Đông, ít nhất 16 lần, tăng 4 lần so với năm 2017.
Mỹ trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương đang thách thức và tạo áp lực cho Bắc Kinh trong lĩnh vực an ninh. Washington vừa có thể tiến hành các “hoạt động chung” với giới đồng minh thân cận như Úc, Anh, Nhật, đồng thời thúc đẩy hoạt động thực thi pháp luật của các lực lượng phòng vệ hàng hải cảu một số nước trọng điểm như Philippines, Việt Nam, hay Malaysia.
Thứ hai, Mỹ tăng tốc xây dựng các căn cứ quân sự, triển khai sức mạnh ở khu vực xung quanh Biển Đông nhằm kiềm hãm ảnh hưởng quân sự của Bắc Kinh.
Theo Chiến lược nêu trên, quân đội Mỹ có 2.000 máy bay, 200 tàu chiến và tàu ngầm các loại, 370.000 nhân viên quân sự tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Mỹ sẽ tăng cường 110 máy bay F4, F5 và 400 tên lửa không đối không tầm trung, 10 tàu khu trục gắn tên lửa đạn đạo, thực hiện chiến lược chiến tranh trên biển và chống ngầm.
Biển Đông và các khu vực lân cận trở thành vùng trung tâm của Chiến lược, và chắc chắn, các hoạt động quân sự cũng như căn cứ sẽ được Mỹ xây dựng tại đây.
Thứ ba, các cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương do Mỹ dẫn đầu sẽ gia tăng, và khả năng quân đội Mỹ tiến vào các khu vực tranh chấp ở Biển Đông là không thể loại trừ.
Thống kê từ Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (USINDOPACOM), đã có hơn 150 cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương hàng năm. Trong năm 2014 và 2015, con số này vượt quá 160 và 175, tương ứng. Một số cuộc tập trận chung điển hình như RIMPAC, CARAT,…
Trong bối cảnh Mỹ tăng cường phạm vi và tần suất của các cuộc tập trận quân sự chung của nước này với các quốc gia khu vực, thì Lầu Năm góc cũng lo ngại các quốc gia ngoài khu vực có thể bị loại trừ bởi Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong các tập trận tương lai. Do đó, Mỹ sẽ giữ các cuộc tập trận chung ở vùng biển tranh chấp (Biển Đông) như một chuyện đã rồi trước khi COC có hiệu lực.
Thứ tư, các quốc gia thành viên khác sẽ theo Mỹ tham gia cuộc chạy đua địa chính trị ở Biển Đông để tối đa hóa lợi ích của các nước trong quá trình hình thành các quy tắc và thiết lập trật tự ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Và sự can thiệp vào Biển Đông từ Nhật, Úc, Ấn, Anh, Pháp sẽ tiếp tục làm leo thang cạnh tranh địa chính trị phức tạp trong khu vực.
Với Nhật, nước này sẽ duy trì sự hiện diện quân sự và bán quân sự ở Biển Đông, không loại trừ triển khai lực lượng Cảnh sát biển của nước này và thiết lập căn cứ quân sự ở các nước xung quanh.
Với Úc, nước đang thụ hưởng cảm hứng từ chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường ‘kề vai sát cánh’ với Washington trong tương lai.
Với Ấn Độ, New Delhi tin rằng, Chiến lược mà Mỹ đề ra phù hợp với Chính sách Hướng Đông của nước này. Do đó, Ấn kỳ vọng sẽ tham gia đầy đủ trong mảng chiến lược này, từ kinh tế, ngoại giao, đến quân sự. Và nhân danh hợp tác an ninh hàng hải, New Delhi cũng sẽ tham gia các cuộc tập trận quân sự có do Mỹ, Nhật Bản và Úc tiến hành ở các vùng biên Biển Đông.
Thứ năm, các cuộc tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phải đối mặt với sự can thiệp do mô hình địa chính trị thay đổi và ý định của các quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tối đa hóa lợi ích an ninh của mỗi nước. Không nên đánh giá quá cao vai trò của một COC hiệu quả trong việc đảm bảo trật tự an ninh ở Biển Đông.
Một trong những mục tiêu chính của Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đó là thiết lập một trật tự khu vực dựa trên luật lệ mà Mỹ sẽ giữ ảnh hưởng thống trị. Mục tiêu này mâu thuẫn trực tiếp với Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN, những quốc gia dự định lấy COC như một hướng dẫn để thiết lập một trật tự khu vực dựa trên sự cởi mở và bao quát. Lý do, COC kỳ vọng điều chỉnh các hoạt động quân sự, tài nguyên và thực thi pháp luật hàng hải trong các khu vực tranh chấp. Và trong trường hợp nào đó, Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về các quy định liên quan tập trận quân sự chung và khai thác dầu khí do các nước bên ngoài khu vực Biển Đông thực hiện. Mặt khác, do những nỗ lực và ảnh hưởng của Mỹ, một số quốc gia thành viên ASEAN như Việt Nam và Philippines có thể lên tiếng trong các cuộc tham vấn COC nhằm bảo vệ lợi quyền ở Biển Đông hoặc phải thực hiện một lựa chọn sau khi xem xét chiến lược về sự cân bằng của các nước lớn.
Do đó, Washington muốn xây dựng các quy tắc mới ở Biển Đông dựa trên tư duy của họ, không chỉ làm xáo trộn quá trình tham vấn COC mà còn có thể tạo ra sự khác biệt và mâu thuẫn mới giữa các quốc gia liên quan đến Bộ quy tắc này. Vì thế, nên hướng đến COC như cơ hội để xây dựng một cơ chế hợp tác an ninh hàng hải dựa trên luật lệ và cởi mở ở Biển Đông, cũng như thiết lập các quy tắc và trật tự hiệu quả dựa trên sự cân nhắc đầy đủ về lợi ích và yêu sách của tất cả các bên trong và ngoài khu vực.
Mặc dù hiện tại có các cuộc đối thoại và cơ chế hợp tác về an ninh như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM +) và Cuộc tập trận quân sự đa phương ASEAN ở khu vực Biển Đông, nhưng các cơ chế này nói chung lỏng lẻo. Không chỉ thiếu cơ chế nghiêm ngặt, mà còn không được sử dụng để loại bỏ những nghi ngờ an ninh lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực. Do đó, sự phối hợp an ninh trong khu vực này vẫn còn ở mức tương đối thấp.
Wu Shicun
Nguyên tác : US-China Competition Will Heat up the South China Sea, The Diplomat, 08/11/2019
Nguyễn Hiền dịch
Nguồn: VNTB, 10/11/2019