Trong khi nhiều người Việt ủng hộ đấu tranh cho tự do, quyền tự quyết của người dân Hồng Kông, thì vẫn có không ít người Việt lên án việc biểu tình.
Một nhà báo trong nước viết : "Mình có cảm giác, Hồng Kông như một đứa trẻ mới lớn, luôn tìm cách "phản kháng" lại bố mẹ, người có nhiều năm áp đặt suy nghĩ, ý chí lên mình, họ phản kháng chỉ để phản kháng mà ko biết sau cái phản kháng ấy là gì".
Anh từng là đồng nghiệp, chung tòa soạn. Và đã khuyên hắn, không nên đấu tranh, lên án chế độ và chờ chính quyền thay đổi.
Người dân Hong Kong "không may mắn" như người Việt nên mới đi biểu tình ?
Trở lại câu chuyện với người biểu tình Hồng Kông, theo nhà báo này : "Dự luật dẫn độ đã được rút lại, dân Hồng Kông không còn lý do để biểu tình. Và anh không thấy người biểu tình đưa ra một do nào để tiếp tục việc xuống đường chống lại chính quyền đặc khu và chính quyền Trung Quốc".
Đúng sự việc bạn đầu xuất phát từ việc người dân yêu cầu chính quyền rút lại dự luật dẫn độ. Chính quyền ngoan cố không thực hiện. Nhưng trước sức ép của hàng triệu người trên đường phố, chính quyền dùng từ ngữ đầy tính chiêu bài. Phải đến lần thứ ba chính quyền đặc khu Hồng Kông mới chính thức tuyên bố bằng từ ngữ hành chính rút dự luật này và bãi bỏ nó.
Tuy nhiên, chính quyền đặc khu chỉ mới thực hiện một và bốn yêu cầu của người dân Hồng Kông vẫn đưa được đáp ứng, gồm : Bà trưởng đặc khu Carrie Lam phải từ chức, không khởi tố những người bị cảnh sát bắt trong các cuộc biểu tình, điều tra độc lập về cáo buộc cảnh sát dùng vũ lực quá mức, và người dân Hồng Kông có thể được tự quyết trong việc bầu nghị viên và trưởng đặc khu.
Với một người làm báo, siêng đọc và có khả năng ngoại ngữ, anh dễ dàng nắm bắt được điều này. Tuy nhiên anh cố tình lấp liếm để lên án việc biểu tình, ủng hộ sự cai trị độc đoán của cộng sản.
Các yêu cầu trên là đòi hỏi chính đáng của người dân Hồng Kông theo luật cơ bản (như hiến pháp). Bởi chính quyền Bắc Kinh bỏ qua luật cơ bản để áp đặt con người, chính sách theo ý đồ Bắc Kinh. Không như thỏa thuận trao trả vào năm 1997, người Hồng Kông được hưởng quyền tự trị đến 2047. Những điều mà họ đã được hưởng, thấm nhuần trong hơn 100 năm dưới thời thuộc về Anh quốc.
Thực tế những năm qua chính quyền trung ương Bắc kinh đã rất thô bạo trong việc áp đặt ý đồ của mình tại Hồng Kông từ việc bầu cử đến áp đặt giáo dục của cộng sản Trung Quốc và bắt người tùy tiện...
Nhà báo này mỉa mai : "Tại sao phải cầu nguyện, phải đứng bên người dân Hồng Kông". Và anh cũng không thấy tầm nhìn của người dân Hồng Kông.
Dân Việt ủng hộ người dân Hồng Kông, thực tế ủng hộ việc đấu tranh cho tự do, dân chủ. Điều mà người Việt khát khao mà chưa thể thực hiện được. Ủng hộ Hồng Kông một cách nào đó cũng để nói lên ước muốn của chính mình. Qua đó, lên án sự hung hăng, thô bạo của Trung Quốc và chế độ cộng sản.
Tuy nhiên đâu phải người Việt Nam nào cũng ý thức được về tự do, dân chủ dù họ có học hành, địa vị trong xã hội.
Một người bạn làm cho hãng bảo hiểm Prudential, tại Sài Gòn chia sẻ. Vài phút sau khi anh đổi frame ảnh đại diện để ủng hộ người dân Hồng Kông sếp anh đặt nghi vấn "là Việt Tân à ?".
Trước phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Hồng Kông đang hồi thót tim trong vòng vây cảnh sát tại đại học bách khoa, một người phụ nữ xinh đẹp tại Hà Nội có tên Dương Quỳnh Tâm nhận định : "Việt Nam đang rất hạnh phúc". Vì, "Được sống trong bầu không khí tự do. Ăn sáng với giá vài đô la. Ly cà phê vài chục ngàn, đánh giày chỉ hết 10 ngàn. Được sống trong một đất nước gạo, rau, nông sản bạt ngàn giá rẻ. Được vào Google, Youtube, Facebook chém gió. Có tiền được đi nghỉ dưỡng và hưởng dịch vụ bật nhất chẳng kém cạnh thế giới". Với cô Tâm, Việt Nam là "quốc gia may mắn". Theo tháp nhu cầu Maslow, đây là nhu cầu cơ bản, thấp nhất của một con người.
Điều đáng buồn nhận thức, nhu cầu như anh sếp ở Prudential, cô Tâm không phải ít. Đây là sự thành công của cách giáo dục ngu dân mà cộng sản đã áp đặt lên dân Việt. Thiếu hiểu biết sẽ hạn chế sự phản kháng, dễ dàng cho sự lừa dối cai trị.
Võ Ngọc Ánh
(22/11/2019)