Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

29/11/2019

Trình độ những người phủ nhận công lao sáng tạo chữ Quốc ngữ

Nhiều tác giả

Chữ quốc ngữ và 12 ‘tông đồ’ của phi nhân, phản khoa học

Trân Văn, VOA, 29/11/2019

Bão lại ni lên trên mng xã hi sau khi thành ph Đà Nng thông báo, chưa ly tên hai linh mc Công giáo là Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đt cho hai con đường thành ph này.

rhodes1

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes

Đà Nẵng d tính dùng tên hai linh mc va k đt cho mt vài con đường vì trước nay, hai ông vn được xem như nhng người tiêu biu trong vic giúp người Vit chuyn đi ch viết t h thng ký t tượng hình sang h thng ký t La tinh (ch quc ng).

Tuy nhiên dự tính đó đã b 12 cá nhân mang nhng hc hàm như Phó Giáo sư, nhng hc v như Tiến sĩ hoc vn được gi là "nhà nghiên cu" v lch s, văn hóa phn đi kch lit, tt c lp lun bài bác đu có màu sc chính tr. Ví d : Alexandre de Rhodes là ti phm. Ch quc ng là công c xâm lăng. Ch quc ng là cách thc dân khiến người Vit phi ghi ơn mu quc vì có công khai phá. Phi xem Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes có xng tm đ hu thế noi theo hay không ?...

Đó cũng là lý do chính quyền thành ph Đà Nng phi tm dng ý đnh dùng Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes làm tên cho hai con đường thành ph này. C như t s ca ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đc S Văn hóa – Th thao Đà Nng thì quyết đnh tm dng không phi do lp lun ca nhng người bài bác hu lý. Ông Hùng nhc nh, không phi t nhiên mà tiền nhân, gii sĩ phu yêu nước thúc gic truyn bá ch quc ng, xem đó là yêu nước (1)...

Dẫu nhn thc như thế song các viên chc hu trách Đà Nng vn không vượt qua được s ngán ngi v nhng rc ri chính tr theo sau kiu mà h gi là "b bóng đá người" – đem "quan đim, lp trường" ct vào c Pina và de Rhodes !

***

Dù muốn hay không cũng phi tha nhn, Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đã giúp Vit Nam tr thành mt trong s rt ít quc gia Châu Á có h thng ký t La tinh, nh vy người Việt d hc đc, viết, tiếp cn các ngôn ng khác phương Tây hơn.

Tuy thù hận Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes và được xem như nhng nhân vt có th hng trong nghiên cu văn hóa và lch s nhưng 12 người tiên phong trong vic chng ghi công Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes lại ch rành… ch quc ng. Vn liếng ca h v Hán Nôm – mt trong nhng công c hu dng đ nghiên cu văn hóa, lch s Vit Nam, nâng cao tri thc và hiu biết c v tin nhân ln t hào dân tc, có l ch gói gn trong phạm vi phân bit "tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã,… tt" !

Đó cũng là lý do có những facebooker như Hoàng Linh gi 12 nhân vt này là "12 tông đ". Dùng kiu tư duy đó, Hoàng Linh đ ngh nghiên cu xem "Kênh Nước Đen" - tên mt con đường Thành phố Hồ Chí Minh có… làm gì cho chế đ cũ hay không ? Gia đình có ai… đnh cư nước ngoài không ? V có phi là… "Kênh Tàu Hũ" không ? "Kênh Nhiêu Lc" có phi con không, ti sao không khai trong lý lch ?.. Chưa làm rõ thì không nên dùng đ đt tên đường và cn làm rõ ý đ chính trị, tôn giáo ca người đã chn tên ông… "Kênh Nước Đen" (2) !

Cũng dùng kiểu tư duy đó – xem ch quc ng như mt công c xâm lăng, Nguyn Thin đ ngh đp b Ph Ch tch Hà Ni vì nơi này vn là Ph Toàn quyn Đông Dương, tr s Tòa án nhân dân ti cao vì đó từng là nơi thc dân xét x nhân dân ta, chính quyn các tnh, thành ph cn đp b tt c nhng công trình kiến trúc mà thc dân Pháp xây dng vì tt c các công trình này đu đã tng được s dng đ thng tr nước ta, đàn áp nhân dân ta (3) !

Hoàng Mạnh Hà thì đ ngh xem li tư cách "nghiên cu" ca 12 cá nhân phn đi dùng Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đt cho hai con đường thành ph này. Chuyn Alexandre de Rhodes không phi là "ông t" ca "ch quc ng" đã được xác đnh cách nay năm, sáu thập niên. S dĩ gii nghiên cu văn hóa, lch s đ cao vai trò ca Alexandre de Rhodes vì ông có công xut bn hai cun sách đu tiên bng ch quc ng (T đin Vit - B - La và Phép ging tám ngày), như "giy khai sinh" cho ch quc ng.

Hà cho rằng, ti gi mà còn vin dn "Alexandre de Rhodes không phi người to ra ch quc ng" như mt "kết qu nghiên cu" thì phi nghi ng v tư cách, kh năng "nghiên cu". Tương t, Alexandre de Rhodes ti Đà Nng t tháng 12 năm 1624 và 234 năm sau (tháng 9 năm 1858), thực dân Pháp mi n súng xâm lược. Qui kết Alexandre de Rhodes "âm mưu dn quân vin chinh Pháp xâm lược nước ta" là mt suy din hàm h, phn khoa hc. Không ai làm công vic "nghiên cu" li h đ như thế (4)…

***

Ai cũng biết khoa hc bao gồm nhiu lĩnh vc : t nhiên, k thut, xã hi và nhân văn. Ti Vit Nam, nhiu ngành trong lĩnh vc khoa hc xã hi và nhân văn tut t t xung đáy và dù liên tc được cnh báo nhưng vn đi xung, không có đim dng.

Vì sao học – nghiên cu v tương quan giữa con người vi xã hi (triết hc, tôn giáo, văn chương, ngôn ng, tâm lý, chính tr, xã hi, truyn thông, giáo dc, kinh tế, ngh thut, lch s, đa lý, lưu tr…) ti Vit Nam li tr thành lch lc và thm hi đến như vy ?

Vì sao chỉ có ngôn ngữ, kinh tế, truyn thông thu hút được nhân lc ? Vì sao gii nghiên cu khoa hc xã hi và nhân văn không đ tm đ nhn din các hin tượng, lý gii, d báo, khuyến cáo đ bo đm Vit Nam có th phát trin lành mnh, tăng trưởng trong n đnh ?

Lập lun ca 12 nhân vật ký tên vào thư ng gi chính quyn thành ph Đà Nng, kiến ngh không dùng Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đt tên cho hai con đường thành ph này chính là phác ha chân dung ca rt nhiu cá nhân đã cũng như đang hot đng trong gii nghiên cu khoa hc xã hi và nhân văn Vit Nam.

Những "tông đ" ca u mê, thin cn y không ch làm tn thương nhng người tht s dành thi gian, trí lc, sc lc cho vic nghiên cu khoa hc xã hi và nhân văn, 12 "tông đ" còn cho thy, kinh tế - văn hóa – xã hội Vit Nam s tiếp tc đi din vi vô s vn nn khó lường c v tính cht ln mc đ và khó mà tìm ra li thoát vì các "tông đ" vn là nhng nhân vt có… "thế giá", vn chi phi toàn b hot đng nghiên cu khoa hc xã hi và nhân văn tại Việt Nam.

Thư ng gi chính quyn thành ph Đà Nng ca 12 cá nhân là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà nghiên cu văn hóa – lch s, kiến ngh không dùng Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đt tên cho hai con đường thành ph này, chính là bia tưởng nim cho khoa học chân chính vn đã b khai t t lâu !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 29/11/2019

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/vi-sao-phan-doi-dat-ten-duong-2-giao-si-co-cong-voi-chu-quoc-ngu-20191126151416452.htm

(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2474631789324003&set=a.582503771870157&type=3&theater

(3) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10216017028838624&set=a.2167503667223&type=3&theater

(4) https://www.facebook.com/hmh2904/posts/2884950981523311

*******************

Chữ Quốc ngữ, món nợ lớn với những ân nhân của nền văn hóa Việt

JB Nguyễn Hữu Vinh, 27/11/2019

Gần đây, câu chuyện một số người nhân danh "Nhà khoa học" đã gửi đơn phản đối Đà Nẵng đặt tên đường cho hai nhân vật được xác nhận là những người có công lớn đối với chữ quốc ngữ ở Việt Nam là linh mục Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina.

Câu chuyện này đã một lần nữa nói lên nhiều điều.

quocngu3

Alexandre de Rhodes và bìa cuốn Từ điển Annam, Bồ-đào-nha, La-tinh (Dictionarium annamiticum, lusitanium et latinum). Ảnh: TL

Ở đây, không chỉ là thói vô ơn của người Việt, mà còn là những hậu quả của việc chính trị hóa một số vấn đề trong quá khứ, xuyên tạc và bóp méo lịch sử theo cách nhìn của những công cụ đảng mang danh là "Nhà khoa học".

Chữ quốc ngữ đối với nền văn hóa Việt Nam

Có thể khẳng định rằng, trong lịch sử đất nước Việt Nam, sự khác biệt về văn hóa, sự văn minh, hội nhập quốc tế hết sức đơn giản và dễ dàng, không thể không kể đến sự đóng góp của Chữ Quốc ngữ.

Cũng từ chữ quốc ngữ, những tiếp cận, những giao lưu với các nền văn hóa khác đã đưa vào Việt Nam những khái niệm văn minh của phương Tây cũng như các dân tộc khác trên thế giới.

Ngày 3/10/2015, tại "Hội thảo khoa học : Chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và những đóng góp vào văn hóa Việt Nam" ở Núi Thơn - An Phú - Tp. Tuy Hòa - Phú Yên, nhiều bản tham luận đã nói lên những đóng góp to lớn của chữ Quốc ngữ đối với nền văn hóa Việt Nam.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Giáp đã nêu lên vai trò của chữ quốc ngữ như sau :

- Chữ quốc ngữ là cơ sở để mở rộng chức năng của tiếng Việt, nó vươn lên thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Nó được dùng trong hành chính, ngoại giao, giáo dục. Nó là công cụ bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam.

- Chữ quốc ngữ là cơ sở để tiếng Việt phát triển. Về mặt từ vựng, chữ quốc ngữ đã giúp tạo ra những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đạt tư duy trong chiều sâu và đỉnh cao của nó. Về ngữ pháp, dấu chấm câu mà chữ quốc ngữ du nhập vào Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc sáng tạo các câu văn viết một cách sáng sủa, mạch lạc…, điều mà chữ Nôm trước đây không có. Chữ quốc ngữ đã giúp diễn đạt tư duy logic, thể hiện những tư tưởng khoa học cách trọn vẹn hoàn hảo. Về mặt âm, chữ quốc ngữ giúp xác định chính âm cho tiếng Việt, tạo sự thống nhất chữ viết trong toàn lãnh thổ Việt Nam, cho dẫu Việt Nam có nhiều phương ngữ và nhiều dân tộc thiểu số.

- Chữ quốc ngữ là cơ sở để phát triển nền quốc học lên một tầm cao mới. Căn cứ vào di sản Hán Nôm Việt Nam, chúng ta chỉ có vỏn vẹn 5038 quyển, trong đó có những quyển trùng nhau, nhiều quyển không mấy giá trị… Nếu làm một cuộc so sánh với nền quốc học được ghi bằng chữ quốc ngữ hiện nay, thì dù chỉ trong một thời gian ngắn, chữ quốc ngữ đã vượt hẳn và làm cho nền quốc học phong phú biết chừng nào.

Mặc dù chữ quốc ngữ đã tạo nền cho tiếng Việt phát triển đến đỉnh cao, nhưng tiếng Việt vẫn không được gọi là "ngôn ngữ quốc gia", mà các văn bản của nhà nước chỉ gọi tiếng Việt và chữ quốc ngữ là tiếng và chữ phổ thông. Mãi cho đến Hiến pháp năm 2013, trong điều 5 mới xác định :

"Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt", và điều này khiến chúng ta hiểu ngầm rằng "chữ quốc ngữ là chữ biểu thị ngôn ngữ tiếng Việt sẽ là chữ quốc ngữ với nghĩa đầy đủ và trọn vẹn của nó".

Nói về sự hình thành chữ Quốc ngữ, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trí Dõi, khoa ngôn ngữ học, Đại học Tổng hợp Hà Nội đã cho rằng : 

"Sự hình thành chữ quốc ngữ là công của nhiều người : Francesco de Pina, Cristoforo Borri, Alexandre de Rhodes, Pigneau de Béhaine, Taberd…, và đặc biệt là của cộng đồng giáo dân Công giáo Việt Nam thời bấy giờ. Chính cộng đồng này là lực lượng duy nhất trong một thời gian khá dài sử dụng thành quả của các nhà xây dựng và hoàn thiện chữ quốc ngữ, do đó chính họ là những người "thẩm định" và bổ túc cho sự hoàn thiện như chúng ta có ngày nay. Mặc dù tên tuổi cụ thể của những giáo dân Việt Nam không được ghi chép một cách rõ ràng, nhưng họ đã có vai trò quan trọng trong sự kiện ngôn ngữ quan trọng này của dân tộc Việt Nam.

(Trần Trí Dõi, Giáo trình lịch sử tiếng Việt, Nhà xuất bản GDVN, 2011. Trang 254 – 255)

Ông nói : "Xét trên phương diện khoa học, việc vinh danh công lao của những con người này như dân tộc ta đã làm đối với các nhà khoa học vì sự phát triển của dân tộc Việt Nam, theo chúng tôi là một việc làm mang tính đạo lý và phù hợp với truyền thống nhân văn của người Việt"

Phán xét và cắt xén, xuyên tạc lịch sử theo quan điểm của đảng

Theo định nghĩa được ghi trên wikipedia : "Lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này".

Một trong những yêu cầu khắt khe của bộ môn Lịch sử là "điều tra khách quan" những sự kiện đã xảy ra và phản ánh đúng đắn, khách quan các sự kiện đó.

Thế nhưng, điều mà bộ môn này yêu cầu là sự "khách quan" dường như đã không được chú ý tại những gì mà chính quyền Việt Nam hiện đang sử dụng và ở những người hoạt động trong lĩnh vực gọi là "lịch sử" ở Việt Nam.

Những đánh giá, sử dụng, trích dẫn hoặc vận dụng các tư liệu, hình ảnh… của những thời kỳ đã qua trong quá trình hình thành, phát triển của Việt Nam, nhiều khi chỉ được sử dụng một phần, hoặc bị cắt xén, xuyên tạc… Điều này, chỉ nhằm mục đích uốn nắn cho phù hợp với quan điểm của Đảng cộng sản, của Chủ nghĩa Mác – Lenin mà đảng đang lấy làm nền tảng tư tưởng, hành động.

Mục đích là để phụ họa cho bộ máy tuyên truyền của nhà nước là chính, còn những yếu tố khách quan, sự thật… đều chỉ là thứ yếu.

Có thể dẫn ra nhiều ví dụ để chứng minh điều này, không chỉ trong các sự kiện đã xảy ra khó kiểm chứng, mà ngay cả trong các tác phẩm văn học, hội họa, lịch sử cũng như nhiều danh nhân khác nhau trong quá trình hình thành, khai phá và xây dựng đất nước.

Bản văn Bình Ngô Đại Cáo (1428) là bài cáo của Nguyễn Trãi viết thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt. Một bản văn ra đời cách chế độ cộng sản Việt Nam hơn 500 năm, được lưu truyền trong sử sách, dân gian như một áng văn về tinh thần quật cường chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt. Trong quá trình lưu truyền, bản văn được giữ nguyên từng câu, từng chữ.

Trong đó có đoạn :

Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Càn khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại minh

Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu

Muôn thuở nền thái bình vững chắc

Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ.

Thế nhưng, hơn 500 năm sau, xét trên quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam với Chủ nghĩa Mác – Lenin, bản văn đã bị cắt xén, lược bỏ khi đưa vào sách giáo khoa hoặc phổ biến trên các phương tiện truyền thông, sử học, văn học. Câu văn : "Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ" đã bị cắt xén loại bỏ ra khỏi tác phẩm này một thời gian dài. Chỉ vì nó không cùng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, phủ nhận vấn đề tâm linh, linh thiêng, trời đất tổ tông phù hộ.

Câu bị kiểm duyệt, cắt bỏ ấy nằm trong cuốn Lịch sử Việt Nam tập 1 (năm 1971), và cuốn "Khởi nghĩa Lam Sơn" (năm 1977), cùng một nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành.

Chỉ bởi Đảng cộng sản cho rằng Nguyễn Trãi mấy trăm năm trước đã "mất lập trường nghiêm trọng".

Điều này đã được phản ánh rõ ràng trên tờ Tiền Phong Chủ nhật ngày 23/03/2003 và các bài viết sau đó về chủ đề này.

Cách đây khoảng 25-26 năm, (1993-1994, tôi không nhớ rõ), trên báo Lao Động có loạt bài viết về Alexandre de Rhodes, người bạn lớn của văn hóa Việt Nam.

Ở đó, tác giả đã công phu tìm hiểu và nghiên cứu về những nguyên nhân mà nhà nước Việt Nam đã vô ơn, đối đãi bạc bẽo với người có công lớn đối với nền văn hóa Việt Nam, là giáo sĩ Alexandre de Rhodes.

Nguyên nhân chính, là ở sự xuyên tạc lịch sử của tác giả cuốn Lịch sử Việt Nam tập 1 do nhà nước ban hành. Tác giả đã trình bày khá rõ ràng về một chi tiết như sau :

Trong cuốn sách Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo) của linh mục Alexandre de Rhodes do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653 ở đoạn cuối chương 19 của phần thứ ba có một đoạn nguyên văn :

"J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis soirti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape".

Câu này dịch ra là : "Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Ðông phương đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Giáo hoàng".

Ở đây, linh mục Alexandre de Rhodes nói rõ : "mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Ðông phương đưa về qui phục Chúa Kitô…" – nghĩa là chinh phục những người từ ngoài công giáo về với Đức Tin Kitô trong công việc truyền giáo của ngài, hoàn toàn không có nghĩa là việc đưa binh lính Pháp đi xâm lược thuộc địa. Từ "chiến sĩ" ở đây, chính là những "Chiến sĩ Đức Tin" – những người tiên phong bỏ gia đình, quê hương, đất nước cho việc chinh phục và truyền bá Đức tin và Đức Kitô của mình.

Cần phải nói rõ ràng rằng : Việc các nhà truyền giáo đến các miền đất mới để truyền bá Đức Tin của mình, là việc hoàn toàn khách quan do nhu cầu của Giáo hội Công giáo, không thể cho rằng đó là "công cụ" để thực dân Pháp xâm lược Việt Nam hoặc bất cứ nước nào.

Ngày nay, hàng loạt các linh mục Việt Nam trong các hội dòng như dòng Saledieng được phái đi truyền giáo cho những vùng đất mới như Châu Phi, như Mông Cổ và các nước khác… liệu có bị các nước đó đưa vào lịch sử như những "công cụ" cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam "truyền bá chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh" để mở đầu cho cuộc xâm lược các nước đó hay không ?

Hoàn cảnh, ngữ cảnh và lời nói đó của linh mục Alexandre de Rhodes đã thể hiện hết sức rõ ràng, nhất là thời gian cuộc đời của ngài đi truyền giáo tại Việt Nam, trước cuộc chiến Pháp – Đại Nam có… 250 năm.

Thế nhưng, khi đưa vào cuốn Lịch sử Việt Nam tập 1, tác giả đã dịch câu nói này như một lời kêu gọi Thực dân Pháp đến xâm lược Việt Nam. Đó là sự lừa đảo, bóp méo và xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc và vô ơn với ân nhân.

Thậm chí, trong cuốn sách đó còn bịa đặt thêm câu nói và gắn vào miệng của Alexandre de Rhodes như sau : 

"Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu Châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú".

(trang 304, Lịch sử Việt Nam, tập 1, do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản tại Hà nội năm 1971)

Đặc biệt cuốn sách này ghi chú là trích từ quyển Divers voyages et missions en Chine et autres royaumes de l’Orient (Những cuộc hành trình và truyền giáo ở Trung Quốc và các vương quốc khác ở phương Đông) của Alexandre de Rhodes, Paris, 1653, tr. 109-110.

Câu trích dẫn và nhất là thông tin trong ghi chú trên đây đã khiến nhiều nhà nghiên cứu sử học cho rằng Alexandre de Rhodes có ý đồ thực dân.

Để làm sáng tỏ vấn đề, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã tìm đọc hai trang 109-110 của tài liệu trên và cả bản tiếng Việt Hành trình và truyền đạo do Hồng Nhuệ dịch, và đi đến kết luận là "không hề thấy câu nói sặc mùi đế quốc thực dân ấy, ngoại trừ những lời lẽ và thái độ quý mến dân tộc và trọng kính chính quyền cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài của xứ ta đương thời".

Từ đó đến nay chưa thấy bài viết nào làm sáng tỏ nguồn gốc câu trích dẫn trên đây. Gần đây, khi có được các bản tiếng Pháp in lần đầu năm 1653, lần thứ hai năm 1666 và cả bản in năm 1854 của quyển sách nói trên, chúng tôi cũng đã bỏ công tìm tòi đối chiếu, nhưng tuyệt nhiên không tìm ra một dòng nào có ý tương tự như câu trích dẫn bên trên. (Theo bài viết : "Alexandre de Rhodes có nói như thế không ?" - Tiến sĩ Trần Thanh Ái).

Thế nhưng, vẫn cố thủ với quan điểm và những "chứng cứ" đó, các nhà "khoa học công cụ" đã tiếp nối vấn đề là phủ nhận công lao, đóng góp của ông cho nền văn hóa Việt Nam.

Câu chuyện tưởng đến đó đã rõ ràng, những người gọi là "Nhà khoa học lịch sử" sẽ tỉnh ngộ và hiểu được cái gì là "sự thật khách quan" mà không thể phủ nhận hoặc cố tình gán ghép, bóp méo và xuyên tạc lịch sử chỉ vì quan điểm của cha ông, của tiền nhân đã không cùng với quan điểm của Đảng cộng sản sau này.

Tưởng nhớ, tri ân tiền nhân

Từ xa xưa, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, tiền nhân nước Việt đã ghi công những người có công lớn với đất nước Việt Nam. Nhiều đường phố, tượng đài đã được dựng lên để tưởng nhớ đến công ơn của họ đối với đất nước, dân tộc này.

Nhiều danh nhân nước Việt thuộc các triều đình phong kiến xa xưa cũng đã được đặt tên đường, tên phố. Các thế hệ trước đây, đã đặt tên những đường phố để vinh danh, tưởng nhớ và tri ân những người đã làm nên, làm rạng danh dân tộc, đất nước này.

Với những người có công lao với nền văn hóa nước Việt như Alexandre de Rhodes cũng vậy.

Ở Hà Nội đã từng có một nơi để vinh danh, tưởng nhớ công ơn của Alexandre de Rhodes. Do ông Nguyễn Văn Tố (1889-1947) khởi xướng và tiến hành xây dựng. Năm 1938, ông cùng một số trí thức cụ lập ra Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ tạo nên một phong trào học chữ quốc ngữ rộng khắp trong cả nước. Năm 1945 ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Nhà bia Alexandre de Rhodes khánh thành vào 5h chiều ngày 29/5/1941.

Thế rồi khi "Cách mạng thành công" bằng cuộc cướp chính quyền nhân dân vào tay những người Cộng sản mùa thu năm 1945, mọi thứ đều đã thay đổi.

Riêng trong lĩnh vực đạo đức xã hội, cả xã hội đã bị thay đổi mọi quan niệm, cách hành xử… hầu hết ngược lại những giá trị, nền nếp truyền thống của cha ông đã đúc kết qua hàng ngàn năm để lại.

Ngay cả với những ân nhân của chính quyền cộng sản, những người đã nuôi giấu, che chở, đóng góp cho sự thành công của họ trước đó rất ngắn, cũng đã nhận được sự phản bội vô ơn đến trắng trợn, nói gì đến các tiền nhân xa xưa.

Các đền đài, miếu mạo, tượng đài từ hàng ngàn năm để lại đã bị đập phá không thương tiếc trong cuộc "Cách mạng văn hóa và tư tưởng" của chính quyền Cộng sản.

Nhà bia tưởng niệm Alexandre de Rhodes cũng không thoát khỏi chính sách đó của người Cộng sản.

Đêm ngày 9/10/1984, xe cẩu, công nhân kéo đến bia Alexandre de Rhodes rồi người ta dùng cần cẩu loại nhỏ cẩu tấm bia mang quẳng ra mép hồ xí nghiệp Cơ khí 204. Để rồi sau đó, cái nhóm hổ lốn gọi là Tượng đài Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, với mấy người đàn bà ôm bom ba càng được đặt vào đó.

Rồi năm tháng qua đi, cái gọi là "Cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng" cũng như các cuộc cách mạng khác của người cộng sản đã thất bại thảm hại.

Từ kinh tế xã hội đến đạo đức, lối sống của người Việt cứ đi xuống như cỗ xe không phanh bởi một chính quyền ngày càng thể hiện sự thối nát và tham nhũng.

Cuộc chiến chống mê tín, dị đoan, xóa bỏ tàn tích phong kiến thực dân. Đặc biệt là việc xóa bỏ tôn giáo đã đem đến kết quả là những người dân Việt mất phương hướng sống và xã hội trở nên bạo tàn và con người trở nên bạo lực, hung hãn. Nhưng nhà cầm quyền không thể tiêu diệt được niềm tin trong dân chúng.

Và họ hướng cho người dân đến một trong những thứ tôn giáo do họ dẫn dắt và khuynh loát.

Với những danh nhân, với tiền nhân, khi xã hội có những phản ứng, chỉ rõ sự rồ dại của nhà cầm quyền trong việc đối xử tàn tệ với quá khứ, đã buộc nhà cầm quyền chấp nhận đặt lại tên, khôi phục lại những địa danh gắn liền với những người có công với đất nước này.

Việc nhà cầm quyền một số nơi như Sài Gòn đã chấp nhận đặt lại tên đường Alexandre de Rhodes là một thí dụ.

Điều đó chứng tỏ một thực tế là dù nhà cầm quyền có muốn, thì cũng không thể khuất phục người dân ghi công những ân nhân của đất nước, dân tộc này.

Những nhà khoa học công cụ

Khi Thành phố Đà Nẵng có chủ trương đặt tên đường phố cho hai nhà truyền giáo là Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina, đã có một nhóm những người nhân danh "Nhà khoa học" phản đối rầm rĩ.

Đặc biệt, Thích Nhật Từ - một người mang danh Thượng Tọa, là người tu hành của Phật Giáo Nhà nước, nhưng hầu như sự từ bỏ những sân si, hàm hồ của cá nhân, sự hằn học đối với tôn giáo khác, nhất là Công giáo đã là chuyện lạ trong ông ta. Ông ta phát ngôn và tuyên truyền như một công cụ của Ban Tuyên giáo không chính thức – đã tỏ ra vui mừng hết sức trơ tráo.

Luận điểm của những "nhà khoa học" này vẫn dựa vào việc xuyên tạc lịch sử và quy kết cho tiền nhân những tội lỗi mà họ nghĩ ra.

PGS, Ts Lê Cung, Đại học Huế cho rằng : "thời điểm Alexandre de Rhodes ở Việt Nam, vì thấy những ý định không tốt của ông nên cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong lẫn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều đã trục xuất, không cho ông ta cư trú và hoạt động ở Việt Nam".

Thế nhưng, ông ta đã không nhớ rằng năm 1917, vua Khải Định ra lệnh bãi bỏ tất cả các trường học chữ Hán. Năm 1932, vua Bảo Đại ra quyết định dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán.

Chẳng lẽ ông ta muốn cổ vũ cho người Việt Nam từ thời vua chúa phong kiến đến nay vẫn giữ thói "Người thì ghét, nhưng của thì ưa" ?

Trần Đắc Xuân, một người khá "nổi tiếng" với tội ác Mậu Thân (1968) ở Huế còn cho rằng : "quá trình ban đầu của việc tạo ra chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta".

Nếu theo quan điểm của ông ta, thế giới ngày nay sẽ chẳng bao giờ có giải Nobel cho bất cứ người nào trên thế giới. Chỉ bởi vì Alfred Nobel, "người đã trở nên giàu có sau khi phát minh ra cách thức giết con người nhanh chóng hơn bao giờ hết".

Ông ta cho rằng : "việc xác định đặt tên đường là vinh danh những người có công với đất nước, với dân tộc".

Thế nhưng, như thế nào là "có công với đất nước, với dân tộc" thì lại là vấn đề hoàn toàn chủ quan của ông ta theo quan điểm của đảng cộng sản. Những người gọi là có công với đất nước, với dân tộc hôm nay, rất có thể sẽ là tội đồ của dân tộc trong ngày mai, khi lịch sử đất nước phán xét lại cách khách quan nhất.

Ai cũng biết rằng, ngày nay cái tên Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng được đặt cho các thành phố, các địa danh khác nhau. Nhưng rất có thể sau này, những địa danh phải phải đổi tên thành Hoàng Sa – Trường Sa, để ghi nhớ tội ác của những kẻ này với Công hàm năm 1958 dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho giặc.

Ai đi qua con đường Lê Đức Thọ, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh… hôm nay, chắc sẽ không nghĩ rằng rất có thể chỉ thời gian ngắn sau này, những con đường, những địa danh đó sẽ phải đổi tên bởi người ta không muốn nhớ đến những "thành tích" khủng khiếp của những nhân vật này trong một thời gian dài gây họa cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam.

Trên thế giới đã chẳng từng có những thành phố bị đổi tên thành tên của những người không chỉ "có công với dân tộc, với đất nước" mà còn với "cả thế giới" như Lenin, Các Mác, Friedrich Engels đó sao ? Để rồi sau đó, khi cả thế giới nhận chân được những nhân vật này là ai, thì các thành phố, địa danh đó trở lại thành Sankt-Peterburg hay những cái tên nguyên thủy của nó đó sao ?

Có thể nói rằng, là những người mang danh "nhà khoa học", nhưng tư duy của họ vẫn chỉ là tư duy của những người nông dân nhìn không qua lũy tre làng và chân ruộng lúa nhà mình. Cái bờ dậu ngăn cản tầm nhìn của họ, cái tư duy nô lệ và công cụ đã hạn chế chính họ.

Tạm kết

Cần phải nói rằng, dù có phản đối hoặc ủng hộ, thì những công lao đóng góp của các tiền nhân, những người đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ và truyền bá, phát triển nó là công lao to lớn của họ đối với nền văn hóa Việt Nam là không thể phủ nhận.

Năm 1961, nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày qua đời của linh mục Alexandre de Rhodes, nguyệt san MISSI, do các cha Dòng Tên người Pháp thực hiện, đã dành trọn số tháng 5 để tưởng niệm và ca tụng Cha Alexandre de Rhodes, đã nói về công trình khai sinh chữ Quốc ngữ với tựa đề : "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ".

Thật vậy, cho đến nay đã qua 350 năm, Việt Nam là nước duy nhất đi trước vùng Viễn đông có được chữ viết thể hiện đúng giọng nói đa âm mà một số nước khác chưa làm được.

Chính những người phản đối, quy kết, gán ghép tội lỗi cho các tiền nhân, lại là những kẻ đang hưởng thụ nhiều nhất những thành quả của họ.

Còn những người đã làm nên những thành tựu to lớn, làm thay đổi và đóng góp hết sức quan trọng cho nền văn hóa Việt Nam họ đã qua đời từ lâu và có lẽ họ cũng không cần những vinh danh, những trao tặng hoăc đặt tên đường, tên địa danh.

Cuộc đời của những nhà truyền giáo ra đi khỏi gia đình, quê hương và đất nước mình là sự dấn thân cho nhân loại, họ không hề nghĩ đến những gì mình sẽ được, ngay cả khi họ còn sống.

Vậy thì việc vinh danh họ bằng cách này hay cách khác, chỉ có ý nghĩa với những người còn sống, với nền văn hóa Việt Nam, với các thế hệ con cháu người Việt từ xưa đến nay vốn có truyền thống đẹp đẽ "Uống nước, nhớ nguồn".

Đi ngược lại truyền thống đó, chỉ có thể là những kẻ mất gốc, táng tận lương tâm hoặc những kẻ không nghĩ đến hậu quả của việc mình làm có hại như thế nào cho đất nước, dân tộc sau này.

Và đó mới thực sự là những kẻ tàn phá nền văn hóa, nền văn hiến đất Việt được xây đắp từ hàng ngàn năm nay.

Ngày 27/11/2019

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 27/11/2019 (nguyenhuuvinh's blog)

******************

Khoảng trống văn bản học chữ Quốc ngữ

Lại Nguyên Ân, Phan Văn Thắng, Người Đô Thị, 18/12/2017

'Từ khi được phổ cập vào đời sống xã hội, chữ Quốc ngữ đã là bạn đồng hành với công cuộc hiện đại hóa xã hội Việt Nam, đã sát cánh cùng những hoạt động của các nền hành chính quốc gia, nền giáo dục quốc dân, nền kinh tế quốc dân, đã phiêu lưu cùng những phiêu lưu của những nhóm phái chính trị xã hội hoặc ít ỏi hoặc đông đảo người Việt trong những thời đoạn khác nhau, đã trở thành cơ sở cho sự xuất hiện và phát triển nền báo chí chữ Việt, nền xuất bản sách chữ Việt.' - nhà nghiên cứu văn học – văn bản học Lại Nguyên Ân.

Lời tòa soạn : Chữ Quốc ngữ đã có lịch sử hình thành hơn 400 năm và phổ biến rộng rãi, trở thành Quốc ngữ từ hơn 100 năm nay. Chữ Quốc ngữ đã có những đóng góp vô cùng lớn trong tiến trình văn hóa dân tộc. Có thể nói, nếu không có Quốc ngữ, dân tộc ta khó có thể có trình độ phát triển như ngày hôm nay. Di sản chữ Quốc ngữ mà chúng ta đã có là vô cùng lớn. Thế nhưng, công việc bảo quản, bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản này vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn. Nói cách khác, ngành văn bản học chữ Quốc ngữ vẫn đang còn bỏ ngõ… Để bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này, Văn Hóa Nghệ An đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu văn học – văn bản học Lại Nguyên Ân.

----------------

quocngu4

Nhà nghiên cứu văn học – văn bản học Lại Nguyên Ân. Ảnh: cpd.vn

Phan Văn Thắng : Thưa ông, gần đây trong cộng đồng ồn ào với vô số trao đổi, bình luận về đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền. Tôi sẽ không đề nghị ông bình luận về sự kiện này, mà nhân đây, tôi chợt nghĩ đến vấn đề chúng ta phải bảo quản, bảo tồn, khai thác và phát huy kho tàng di sản chữ quốc ngữ như thế nào, hiện tại và trong tương lai, để có kết quả tốt và hiệu quả cao. Ông có thấy quả thực đây là một vấn đề cần thiết phải được quan tâm không ?

Lại Nguyên Ân : Không thể không thấy đây là một trong những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và quan tâm nhiều hơn nữa!

Phan Văn Thắng : Trước tiên, tôi muốn được nghe đánh giá của ông về vai trò của chữ Quốc ngữ trong tiến trình văn hóa Việt Nam?

Lại Nguyên Ân : Theo tôi, chữ Quốc ngữ đã có vai trò cực kỳ cơ bản trong đời sống người Việt ở thời cận đại và hiện đại.

Ta biết một điều có ý nghĩa nguyên tắc trong đời sống con người hiện đại là cùng với tiếng nói thì ở mỗi dân tộc cần hình thành chữ viết (văn tự) ghi tiếng nói ấy. Người Việt có tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ và về căn bản đã giữ được tiếng Việt qua thăng trầm của hàng ngàn năm lịch sử. Hiện cũng còn một vài dấu tích mờ nhạt cho thấy có thể đã có một dạng văn tự nào đó hình thành ở cộng đồng Việt thời sơ sử. Song nếu đã có một văn tự nào đó xuất hiện ở đây thì nó cũng đã bị xóa sổ trong thời gian một ngàn năm bị xâm lược và đô hộ bởi ngoại bang.

Các quan chức cai trị từ phương Bắc đến đã đem chữ Hán cùng đạo Nho của người Hán dạy cho một số người Việt, đào tạo họ thành đội ngũ viên chức giúp việc quản trị; bằng cách này, chữ Hán và Nho giáo đã phổ cập vào nước ta; tất nhiên thứ văn tự này chỉ phổ cập trong một bộ phận nhỏ người Việt, là giới nhà nho và giới quan chức, thư lại bản địa.

Bước sang thời kỳ độc lập, từ thế kỷ X, các vương triều quân chủ bản địa cũng dùng chữ Hán làm văn tự chính thức. Tuy vậy, chữ Hán tồn tại ở người Việt như một thứ nửa sinh ngữ nửa tử ngữ, − người Việt không nói tiếng Hán, chỉ viết giống người Hán, nhưng lại đọc văn bản viết ấy bằng cách đọc riêng của mình, gọi là cách đọc Hán-Việt. Tuy vậy, bằng chữ Hán, người Việt đã tạo ra hàng ngàn văn bản bao gồm các tác phẩm thơ văn, ghi chép lịch sử, huyền sử, địa lý, văn hóa, v.v. để làm thành một nền văn học chữ Hán của người Việt.

Các nho sĩ người Việt cũng sớm thấy cần có chữ ghi tiếng Việt. Họ đã dựa vào chữ Hán để chế tác ra chữ Nôm (=Nam); dấu tích sớm nhất có thể từ thế kỷ VIII thời còn Bắc thuộc, nhưng trở nên thịnh hành vào thời Lý-Trần, khi xuất hiện các tác phẩm văn học bằng chữ Nôm. Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIX, bên cạnh nền văn học chữ Hán kể trên,người Việt đã có một nền văn học chữ Nôm. Đó chính là văn học bằng tiếng Việt, đạt tới trình độ cổ điển vào thế kỷ XVIII-XIX. Nhưng chữ Nôm rất khó phổ cập (vì người học phải thành thạo chữ Hán mới có thể biết đọc viết chữ Nôm), ít được chuẩn hóa, và chưa hề được vương triều quân chủ nào chính thống hóa.

Về nguồn gốc chữ Quốc ngữ, nó là tiếng Việt được ghi âm bằng hệ chữ chữ cái La-tinh (bảng chữ cái a,b,c…). Khoảng từ thế kỷ XV-XVI, các giáo sĩ đạo Thiên Chúa từ Âu Tây tìm đến các nước phương Đông. Tại đây, họ đã đem bảng chữ cái La-tinh của người châu Âu ghi phiên âm tiếng nói các dân tộc bản địa ; tiếng Hoa, tiếng Nhật còn được ghi la-tinh và làm từ điển trước tiếng Việt. Bộ chữ La-tinh ghi tiếng Việt được các giáo sĩ như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa… chế tác với sự cộng tác của nhiều người Việt, nhiều giáo sĩ khác.

Thành tựu có ý nghĩa nhất là việc in được cuốn "Từ điển Annam, Bồ-đào-nha, La-tinh" (Dictionarium annamiticum, lusitanium et latinum) năm 1651, do Alexandre de Rhodes soạn. Tồn tại trong phạm vi hẹp là đạo Thiên Chúa, bộ chữ Việt dạng la-tinh còn được cải tiến nhiều lần, quan trọng nhất là sửa đổi của Pierre Pigneaux de Béhaine (cố Bá Đa Lộc), người khởi soạn "Tự vị Annam-Latinh" (1772-73), rồi được hoàn chỉnh bởi Tabert, người soạn "Nam Việt dương hiệp tự vựng" (in 1838).

Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (kể từ 1858), họ muốn lấy tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức tại xứ Đông Dương thuộc Pháp, nhưng sớm thấy khó thành công nên đã thực hiện tại Việt Nam một trạng thái đa ngữ: 3 (hoặc 4) thứ chữ Pháp, Việt (la-tinh hóa), Hán-Nôm cùng tồn tại ; bên cạnh trường Pháp có trường Pháp-Việt ; giao dịch chính thức thì dùng cả 3 thứ chữ (hoặc có thể xem là 4, khi dùng cả chữ Nôm). Người Việt, trước hết là giới nho sĩ, ban đầu phản đối việc sử dụng thứ chữ Việt ghi la-tinh mới lạ, nhưng ít lâu sau họ thấy thứ chữ mới này dễ học, dễ phổ biến, có thể thậm chí dùng để tuyên truyền tinh thần yêu nước chống thực dân, vì vậy họ quay sang ủng hộ việc phổ biến thứ chữ la-tinh ghi tiếng nói người Việt này. Từ đây thứ chữ la-tinh ghi tiếng Việt này được người Việt gọi là chữ Quốc ngữ ("ngôn ngữ quốc gia !").

Nhìn lại, có thể thấy, từ khi được phổ cập vào đời sống xã hội, chữ Quốc ngữ đã là bạn đồng hành với công cuộc hiện đại hóa xã hội Việt Nam, đã sát cánh cùng những hoạt động của các nền hành chính quốc gia, nền giáo dục quốc dân, nền kinh tế quốc dân, đã phiêu lưu cùng những phiêu lưu của những nhóm phái chính trị xã hội hoặc ít ỏi hoặc đông đảo người Việt trong những thời đoạn khác nhau, đã trở thành cơ sở cho sự xuất hiện và phát triển nền báo chí chữ Việt, nền xuất bản sách chữ Việt. Sau tháng Tám 1945, một phong trào xóa nạn mù chữ −nội dung là dạy chữ Quốc ngữ − diễn ra rầm rộ, kết quả khả quan.

Về kết cấu ngôn ngữ, tiếng Việt có hai văn tự tương ứng, là chữ Nôm và chữ Quốc ngữ ; chữ Nôm khó học, khó sử dụng ; chữ Quốc ngữ là văn tự ghi âm, dễ phổ cập vào số đông, vì thế chữ Quốc ngữ đã được chọn làm một trong những phương tiện sống của cộng đồng Việt thời hiện đại.

Phan Văn Thắng : Với lịch sử hơn 400 năm, trong đó có hơn 100 năm phổ biến và phổ cập, trở thành chữ viết chính thức của quốc gia-dân tộc, các thế hệ người Việt Nam đã để lại kho tàng di sản chữ Quốc ngữ vô cũng phong phú, đa dạng cả về nội dung cũng như hình thức thể hiện, từ kiểu/mẫu đến chất liệu… Về phương diện văn học sử, văn bản học, ông đánh giá như thế nào về giá trị của kho tàng di này trong sự phát triển của đất nước ?

Lại Nguyên Ân : Về di sản ngôn ngữ nói chung, người Việt Nam có nhiều nguồn di sản, vì trên đất Việt có 54 dân tộc, các dân tộc hầu hết đều có tiếng nói riêng, tuy chỉ một số ít dân tộc có chữ viết riêng.

Chữ Quốc ngữ từ khi được phổ cập, đã dần dần được dùng như ngôn ngữ quốc gia, chung cho tất cả các thành viên thuộc cộng đồng Việt Nam. Gắn với thứ chữ này, chúng ta đã cùng nhau tạo ra cả một kho tàng văn bản viết và in qua các thời kỳ lịch sử, từ 1865 đến nay, gồm kho tàng báo in, sách in, kho tàng sổ sách văn bản hành chính nhà nước, kho tàng sổ sáchvăn bản của các tổ chức chính trị, xã hội ; ngay trong dân gian cũng có những lưu trữ tập thể hoặc tư nhân những nguồn văn bản viết hoặc in như giấy tờ về nhân thân, về ruộng đất, về tài sản, phả ký của các dòng họ, sổ sách tài liệu của các hội đoàn, kinh sách của các tôn giáo, văn bản của các tổ chức dân sự…

Đó là những chứng tích về đời sống xã hội, đời sống tinh thần phong phú của xã hội ta qua thời gian lịch sử, có thể giúp các thế hệ sau này hiểu rõ đời sống xã hội những thời trước. Tôi biết, ví dụ, về sở hữu đất đai trước 1945, trước đây có cả một kho lưu trữ địa bạ, có lẽ hiện vẫn được giữ tại một trong các kho lưu trữ quốc gia…

Phan Văn Thắng : Là một nhà nghiên cứu văn bản học ông đánh giá như thế nào về tình hình lưu trữ, bảo quản kho tàng di sản chữ Quốc ngữ trong thời gian trước đây và hiện nay ?

Lại Nguyên Ân : Tôi nhận thấy hiện vẫn có sự thiếu công bằng trong chính sách quốc gia đối với hai nguồn di sản chữ viết của người Việt. Trong khi nguồn di sản Hán-Nôm được nhà nước lập riêng cho một viện nghiên cứu, nhân viên thuộc biên chế nhà nước, các văn bản được soi rọi tương đối kỹ lưỡng, v.v. thì các nguồn di sản chữ Quốc ngữ hiện mới chỉ ở mức được tập hợp bảo quản trong các kho lưu trữ.

Tất nhiên nguồn di sản Hán-Nôm đang có nguy cơ mất mát cao hơn, nên các chính sách cần chú trọng hơn. Song, trong các khâu sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, phát huy (như chữ dùng trong các diễn ngôn về chính sách), thì nguồn di sản Hán-Nôm đã được đầu tư để "nghiên cứu, phát huy", trong khi các nguồn di sản Quốc ngữ mới chỉ được đầu tư ở mức "sưu tầm, bảo quản", mà ở cả hai khâu này đều còn nhiều khiếm khuyết.

Chỉ mấy năm gần đây, ví dụ nhân 100 năm sinh Hàn Mặc Tử, ta mới thấy tập thơ "Gái quê" (in 1936) của tác gia này đã tuyệt bản, tức là khắp trong ngoài nước không còn thấy cuốn nào! Cũng dịp ấy, ta mới biết bản in 1938 tiểu thuyết "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng cũng đã tuyệt bản ! Đấy chỉ là vài ví dụ đơn lẻ, chứ trong thực tế, ta chưa biết trong toàn bộ những gì đã được viết ra in ra bằng chữ Quốc ngữ, ước lệ là từ 1865 đến nay, thì những ấn phẩm nào hiện còn văn bản, những ấn phẩm nào không ?!

Nhìn chung, nguồn sách báo chữ Quốc ngữ tuy đã được lưu trữ trong một số kho quốc gia, đồng thời cũng ít nhiều được sưu tầm lưu giữ trong dân gian, thậm chí vẫn đang tạo thành một thị trường nhỏ trong dân gian, nhưng công việc kiểm đếm, thống kê vẫn còn dở dang, chưa thể chuẩn xác.

Có thể nói, ngay các đơn vị chuyên trách như các Thư viện lớn, các cơ sở nghiên cứu, cũng chưa nắm được tổng số ấn phẩm sách và báo đã xuất hiện từ 1865 đến nay (một số cuốn từ điển thư mục báo chí đã có vẫn tỏ ra còn nhiều thiếu sót), càng chưa biết rõ cụ thể những cái nào còn cái nào mất. Trong khi đó, các thông tin về vốn liếng văn bản Hán-Nôm hiện còn có lẽ đã rõ ràng hơn hẳn, đồng thời một số khá lớn văn bản Hán-Nôm đã được khảo sát tương đối kỹ, làm rõ những thông tin chứa đựng bên trong, khiến chúng phát huy công dụng cho những nghiên cứu bề sâu hoặc liên ngành.

Vấn đề đặt ra đối với nguồn di sản sách báo tài liệu bằng chữ Quốc ngữ không chỉ là sưu tầm hệ thống hóa để ước lượng chính xác được tiềm năng thực tế của nó, mà còn phải tiến hành những nghiên cứu chiều sâu, nhằm làm bộc lộ những tiềm năng cung cấp dữ liệu căn bản. Hiện mới chỉ có rất ít những khảo sát thống kê thư mục các ấn phẩm báo chí (kiểu như "Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong", "Mục lục phân tích tạp chí Tri Tân", v.v.); lại càng ít những nghiên cứu khảo sát lịch sử các tờ báo cụ thể. (Tôi biết có một bản thảo phác họa lịch sử báo Cứu quốc hoàn thành từ 1986 mà nay vẫn chưa in thành sách !).

Vậy mà chỉ những khảo tả cụ thể vốn bài vở cụ thể của các tác giả cụ thể đăng tải trên toàn bộ các ấn phẩm mang một manchette chung, mới là sự mách bảo hữu ích để những nhà nghiên cứu khác nhau tìm đến những sưu tập báo chí khác nhau, tùy theo mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu của mình.

Phan Văn Thắng : Ở nước ta, khó nhất trong công việc lưu trữ, bảo tồn di sản này là gì trong điều kiện hiện nay ?

Lại Nguyên Ân : Thật sự tôi cũng không được rõ, đối với những cơ quan trọng trách lưu trữ bảo tồn di sản văn bản chữ viết thì khó khăn lớn nhất đối với họ là gì ? Là kinh phí được cấp hạn hẹp ? Là năng lực kỹ thuật của cán bộ nhân viên ? v.v.

Riêng tôi thì tôi nghĩ đến khả năng liên kết, kết nối để có thể hình thành một bản đồ chung về các nguồn di sản chữ viết (dù chỉ nói đến chữ Quốc ngữ hay bao gồm tất cả các ngôn ngữ mà người Việt từng sử dụng). Có thể là kết nối giữa các cơ quan hoặc chủ thể trong nước hiện có sở hữu những sưu tập ấn phẩm sách báo tư liệu; có thể là sự kết nối giữa các thư viện trong nươc với các lưu trữ nhà nước hoặc tư nhân hiện có sở hữu những sưu tập ấn phẩm sách báo tư liệu Việt Nam.

Công trình "Di sản Hán-Nôm Việt Nam. Thư mục đề yếu" (3 tập, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1993, công trình hợp tác của Viện Hán-Nôm và Học viện Viễn Đông bác cổ Pháp) là một gợi ý tốt về phương cách hành động.

Phan Văn Thắng : Nhưng hẳn là cũng có nhiều thuận lợi hơn trước? Đó là những thuận gì ?

Thuận lợi lớn nhất là chúng ta đã ở một thời đại kỹ thuật khác so với trình độ kỹ thuật trước đây.

Thời đại mà chữ Quốc ngữ được chế tác, rồi được đưa vào sử dụng, cỗ máy in chữ rời trên các trang giấy là phương tiện tiên tiến. Từ những năm 1990s và nhất là bước vào thế kỷ XXI, dân Việt ta cũng đã đi vào thời đại kỹ thuật số (digital) và internet, chỉ muộn hơn các nước tiên tiến vài ba chục năm.

Từ đây, các tài liệu in giấy có thể được số hóa để truyền lên mạng thông tin điện tử. Vậy là bất cứ tài liệu chữ viết hoặc chữ in trên giấy nào, nếu còn tồn tại dù chỉ một bản duy nhất, cũng có thể số hóa để đưa tới tất cả những ai muốn biết.

Trong số các ấn phẩm từng có chỗ đứng đáng kể trong đời sống văn hóa dân tộc ta, đã bắt đầu có một số bộ sưu tập được số hóa để phục vụ giới nghiên cứu, chẳng hạn, bộ sưu tập tạp chí "Nam phong" (1917-34), bộ sưu tập tạp chí "Tri tân" (1941-45), bộ sưu tập tạp chí "Thanh nghị" (1941-45), bộ sưu tập các tuần báo "Phong hóa, Ngày nay" (1932-40), v.v.

Đây là một cách làm rất đáng khích lệ.

Phan Văn Thắng : Ông đánh giá như thế nào về công việc nghiên cứu của các nhà văn bản học cũng như các ngành khoa học liên quan khác trong thời gian vừa qua ?

Lại Nguyên Ân : Theo tôi, ở Việt Nam chúng ta mới chỉ có các chuyên gia văn bản học ở khu vực nghiên cứu văn bản Hán-Nôm. Các chuyên gia này thường cũng chỉ giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến tác phẩm Hán-Nôm cụ thể chứ ít khi xử lý hoặc đề xuất các vấn đề văn bản học nói chung. Thành thử hầu như chưa giúp gì nhiều cho những vấn đề liên quan đến văn bản nảy sinh trong đời sống.

Tại các đại học có chuyên ngành xã hội-nhân văn ở ta hiện vẫn chưa có ngành văn bản học. Khi gặp những chuyện như thảo luận thế nào là "bản gốc" ? Một tác phẩm mà ngay bản viết tay ở tác giả đã có vài ba dị bản thì xử lý thế nào ? Làm sao xử lý chuyện "in sai" những câu chữ, đoạn văn nhất định của tác phẩm tái bản ? v.v. Chỉ một số nhà báo tìm tới người có kinh nghiệm về văn bản, nhưng lại thấy có khá nhiều điều hình như không có nguyên tắc, không có cơ sở gì để xử lý đúng sai cả! Thành ra ở ta thực ra vẫn chưa có ngành văn bản học chữ Việt (chữ quốc ngữ) !

Phan Văn Thắng : Tôi nghĩ ông là một trong nhưng nhà nghiên cứu văn học có nhiều thành tựu về phương diện văn bản học. Ông có những kinh nghiệm gì về công việc này ?

Lại Nguyên Ân : Chỗ này cho phép tôi nói rõ hơn. Năm 2010, tôi được Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh vinh danh ở giải nghiên cứu "vì những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực Văn bản học". Thật sự thì lời tuyên xưng này khiến tôi hơi ngỡ ngàng. Năm đó tôi mới chỉ có quyển "Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết Giông Tố" (in 2007). Còn lại, số đông công trình của tôi là sưu tầm tái công bố một loạt sáng tác, trứ tác của một số tác giả xuất hiện đầu thế kỷ XX như Phan Khôi, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng, Lê Thanh, v.v. Những công trình này nghiêng về phía khôi phục văn bản những tác phẩm đã từng được viết ra in ra, nhưng bị quên lãng rất nhiều năm; tất nhiên trong công việc tìm lại, biên soạn để tái xuất bản tôi cũng cần đến các hiểu biết cơ bản về văn bản học, các kỹ năng để xử lý văn bản.

Đến năm 2016 tôi mới đưa in được cuốn nghiên cứu văn bản thứ hai, dành cho tiểu thuyết "Số đỏ" (1936-38) của Vũ Trọng Phụng. Tức là số công trình thực sự văn bản học của tôi cũng còn ít.

Nhận xét của tôi là, nói chung, mảng tác phẩm chữ Quốc ngữ, hư cấu và phi hư cấu, hầu hết chưa được tiếp cận khảo sát về mặt văn bản. Tôi vốn là người nghiên cứu văn học, cho nên khi tiếp cận ở khía cạnh văn bản, tôi nhận thấy có một ngành của nghiên cứu văn học (và nghiên cứu xuất bản phẩm nói chung) lẽ ra nên có là tìm hiểu lịch sử tác phẩm. Mỗi tác phẩm ra đời như thế nào ? Trong dự kiến của tác giả nó từng trải qua những hình hài ra sao ? Có thể còn tìm thấy những "dấu tích" các giai đoạn sinh thành tác phẩm ở sổ ghi chép, các bản phác thảo, bản viết lần đầu, bản viết hoàn chỉnh, bản đưa in ; rồi từ bản in lần đầu đến những bản tái bản, − tại đó tác phẩm tiếp tục được/bị tác giả chỉnh sửa thế nào, được/bị nhà xuất bản biên tập lại với những thay đổi thế nào ? Nếu tồn tại dưới thể chế có kiểm duyệt thì bản đưa in bị kiểm duyệt những gì ?

Tất cả những điều này cần được làm rõ, mới thấy được "văn bản" (theo nghĩa nguyên gốc, tức là bản in tác phẩm trên giấy ; chứ không phải khái niệm của phê bình mới, xem "văn bản" như thực thể tinh thần nằm trong và thông qua tổng phổ ký hiệu ngôn ngữ văn tự). Tôi nghĩ một tiếp cận như vậy mới giúp ta thấy tác phẩm như một thực thể động chứ không tĩnh, bởi thật ra nó không thể tĩnh tại. Ý niệm về một sự ổn định, cố định của văn bản một tác phẩm qua chiều dài thời gian, thật ra là một ý niệm không tưởng !

Phan Văn Thắng : Để thúc đẩy hoạt động văn bản học cũng như lưu trữ, bảo quản và khai thác tốt kho tàng di sản chữ quốc ngữ, trong bối cảnh hiện tại, theo ông, cần có những điều kiện gì ? Cần làm những gì ? Như thế nào ?

Lại Nguyên Ân : Theo tôi, vẫn cần đẩy mạnh việc sưu tầm, bảo quản, hệ thống hóa, liên kết với hệ thống thư viện trong ngoài nước, ví dụ thư viện của Pháp, để tạo nên những bộ sưu tập hoàn chỉnh của những ấn phẩm lớn, hoặc những sê-ri sách theo những chuyên mục nào đó.

Song song với việc đó, cũng cần khuyến khích khai thác các nguồn tư liệu sách báo bằng những nghiên cứu về nhiều mặt.

Đối với các bằng cấp Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, các đại học nên ra đề tài luận văn về lịch sử báo chí, lịch sử xuất bản. Cần đề ra yêu cầu nghiên cứu sinh đọc tài liệu báo chí, tác phẩm gốc chứ không nên dừng lại ở việc đọc gián tiếp rồi trích dẫn qua giáo trình của mấy ông thầy. Cần đào tạo được thêm những chuyên gia thông thạo về lịch sử báo chí, lịch sử xuất bản ở Việt Nam trong những giai đoạn phát triển cụ thể của nó.

Các ngành xã hội nhân văn ở các trường đại học nên hình thành các bộ môn văn bản học, lịch sử tác phẩm; nên coi đây là những phân ngành mới trong nghiên cứu xã hội nhân văn, nhất là văn học và sử học. Hy vọng là sau mươi năm nữa, chúng ta sẽ có được một số chuyên gia thạo việc trên các lĩnh vực này.

Phan Văn Thắng : Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân.

Phan Văn Thắng thực hiện

Vinh – Hà Nội, 18/12/2017

Nguồn : Người Đô Thị, 14/01/2018

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, JB Nguyễn Hữu Vinh, Lại Nguyên Ân, Phan Văn Thắng
Read 1005 times

1 comment

  • Comment Link uyenminh dimanche, 01 décembre 2019 02:26 posted by uyenminh

    Chúng nó phản bác về chữ quốc ngữ nhưng vẫn dùng chữ nay bằng cái lỗ miệng, giống như Chung đang dùng chén cơm mà chân chúng lại đá bat. Đúng là bon cẩu tặc.

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)