Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

27/12/2019

Trung Quốc xây phi đạo trong rừng, Việt Nam-Campuchia hợp tác quân sự để làm gì ?

Nhiều nguồn tin

Lo ngại nào khi Trung Quốc mua và thuê nhiều đất khu vực biên giới Tây Nam ? (RFA, 27/12/2019)

Mua và thuê nhiều đất để làm gì ?

Tại Hội nghị Quân chính Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra vào ngày 26/12, Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7 được Báo Thanh Niên Online trong cùng ngày dẫn lời cho biết có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc mua và thuê diện tích lớn đất trên tuyến biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia ; tuy nhiên lý do vì sao doanh nghiệp Trung Quốc chọn mua hoặc thuê đất trên tuyến biên giới Tây Nam lại không được báo giới đề cập tới.

mua1

Sân bay quốc tế Dara Sakor dài nhất ở Campuchia do Trung Quốc xây dựng ở giữa rừng. Courtesy : Ảnh chụp màn hình nytimes.com

Đài RFA ghi nhận trước thông tin vừa nêu, không ít người dân trong nước bày tỏ sự lo ngại rằng chiến lược "tằm ăn dâu" của Trung Quốc ngày càng lấn sâu vào Việt Nam không chỉ ở khu vực Biển Đông mà còn trong cả đất liền từ Bắc đến Nam.

Cựu Đại úy Võ Minh Đức, thuộc Quân đội Nhân dân đã giải ngũ, lên tiếng với RFA về quan điểm của ông :

"Nói về so sánh trên biển, về mặt quân sự, thì Việt Nam vẫn có những điều kiện thuận lợi hơn. Tôi nói về Trường Sa, quần đảo nằm ở phía dưới. Ví dụ tôi so sánh một cách đơn giản cho dễ hiểu là từ đất liền của Trung Quốc ra đến đảo Trường Sa của Việt Nam rất xa hoặc từ Đà Nẵng hay từ Bà Rịa-Vũng Tàu hoặc một số tỉnh dọc biển đi ra Trường Sa lại rất gần. Thế còn trên đất liền thì thật sự họ nắm giữ được các dải đất mà giáp ranh với Việt Nam thì họ quá thuận lợi và trong điều kiện mà Chính phủ hay những người cầm quyền ở Campuchia ủng hộ họ hay đồng ý cho họ làm như thế thì đúng là Việt Nam mình bất lợi rất nhiều thứ".

Để tìm câu trả lời liên quan thắc mắc của dư luận trong nước rằng các doanh nghiệp Trung Quốc mua và thuê đất với diện tích lớn trên tuyến biên giới Tây Nam để làm gì, Đài RFA, vào tối ngày 27/12 nêu vấn đề với Tiến sĩ Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu độc lập làm việc tại Singapore, và được ông cho biết thông tin Thiếu tướng Đặng Văn Hùng cho biết tại Hội nghị Quân chính Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh không có gì mới mẻ và việc doanh nghiệp hay người Trung Quốc thuê đất dài hạn lên đến 50 năm dọc theo biên giới Tây Nam của Việt Nam đã diễn ra cách nay xấp xỉ dưới 1 thập niên và vẫn đang tiếp diễn. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp tiếp lời về ghi nhận của ông :

"Một là thuê đất rộng nhất để làm những trại điện mặt trời, bình thường rộng đến khỏang 100 hay 150 héc-ta. Phổ biến là những người quốc tịch Trung Quốc, các doanh nghiệp Trung Quốc vào mua các trại điện của người Việt Nam đã làm rồi dọc theo biên giới, đặc biệt ở vùng Tây Ninh và An Giang. Thế còn mua nhỏ hơn, một vài héc-ta thì để làm nhà xưởng, nhà máy chế biến thực phẩm hoặc là chế biến thức ăn gia súc và sản xuất… chứ không làm kinh doanh ở đấy".

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp còn lưu ý, tình trạng tương tự diễn ra ở phía bên biên giới Campuchia mà ông gọi là "nhộn nhịp và sầm uất" nhiều lần hơn do giá đất ở Việt Nam đắt hơn so với ở Campuchia. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói rằng nhìn từ bên này biên giới của Việt Nam là có thể nhìn thấy các doanh nghiệp Trung Quốc mua và thuê hết tất cả đất của Campuchia dọc theo biên giới với Việt Nam để làm các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện mặt trời, trồng cây, trồng chuối…

Nhà nghiên cứu độc lập-Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhấn mạnh :

"Người Trung Quốc rõ ràng là họ nhìn rất xa, có thể bây giờ họ đã làm các căn cứ quân sự của họ ở Campuchia, nhưng phía Campuchia chối là không có. Vừa rồi họ có làm một đường băng rất rộng và dài gần 4000 mét ở trong rừng. Phía Campuchia nói là làm sân bay quốc tế cho Campuchia nhưng không rõ dùng vào việc gì bởi do tại sao lại làm ở giữa rừng mà không ở gần PhnomPenh hay gần các cảng biển. Tiếp theo nữa là hai cảng lớn gồm Shihanouk Ville và Koh Kong của Campuchia thì bây giờ giao cho người Trung Quốc, mà cảng ấy cách Việt Nam khoảng gần 300 cây số đường bộ, còn đường chim bay thì gần hơn rất nhiều, có nghĩa là chạy xe khoảng 3 tiếng đồng hồ là tới Tây Ninh và tầm 4 tiếng là vào tới Sài Gòn. Đương nhiên là Quân khu 7, Quân khu 9 đã để ý lâu rồi và người ta nói ra như thế để gây sự chú ý cho chính quyền, chứ người dân cũng đã biết về việc này".

mua2

Quang cảnh Hội nghị Quân chính Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra vào ngày 26/12/19. Courtesy : Ảnh chụp màn hình vn.sputniknews.com

Quan ngại về an ninh quốc phòng

Vào ngày 22/12, tờ The New York Times đăng tải một bài xã luận của tác giả Hannah Beech có nhan đề tạm dịch là "Một phi đạo giữa rừng gây nghi ngờ về các kế hoạch của Trung Quốc ở Campuchia".

Sân bay quốc tế Dara Sakor dài nhất ở Campuchia do Trung Quốc xây dựng ở giữa rừng, mà Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp vừa nói đến, được tác giả Hannah Beech dẫn lời của chuyên gia Sophal Ear, một nhà khoa học chính trị thuộc Đại học Occidental ở Los Angeles nhận định rằng "Phi đạo này sẽ là bàn đạp cho Không quân Trung Quốc triển khai sức mạnh ra toàn khu vực và thay đổi toàn bộ cuộc chơi".

Trong một cuộc hội luận với RFA vào hạ tuần tháng 12, nhà báo Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải cũng nêu lên ghi nhận của ông rằng :

"Việc triển khai những căn cứ quân sự và những dự án lớn thuê của Campuchia ở ngã ba biên giới Thái Lan-Campuchia hay sử dụng một phần quân cảng Ream cho thấy việc quân sự hóa ở khu vực Vịnh Thái Lan cũng như phía bên kia Ấn Độ Dương, hai bên của bờ kênh đào Kra chứng tỏ là Trung Quốc sẽ có xu hướng mở một đường đi qua kênh Kra. Và nếu như Trung Quốc mở ra con đường đi qua kênh Kra thì sẽ gây ra những xung đột ngay trong khối ASEAN".

Qua trao đổi với một số người dân trong nước, Đài RFA được nghe họ nhắc lại vấn đề rất đang lo ngại bên trong lãnh thổ của Việt Nam, là các doanh nghiệp Trung Quốc luôn nhắm vào những dự án kinh tế, hay đặt nhà máy ở hầu hết các địa phương của Việt Nam, nhất là tập trung tại các khu kinh tế trọng điểm, các tỉnh ven biển, biên giới…Bên cạnh đó, sự kiện xung đột căng thẳng ở Bãi Tư Chính tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2019 được giới chuyên gia đánh giá có thể tiếp tục kéo dài trong thời gian tới và trong bối cảnh như thế tình hình an ninh, quốc phòng của Việt Nam rất bị rủi ro.

Cựu Đại úy quân đội Võ Minh Đức đưa ra tình huống giả định :

"Trong trường hợp mà gọi là chiến tranh quân sự, ở góc độ hiểu biết của tôi, thì rõ ràng đây là bất lợi rất lớn về mặt quân sự, chống đỡ rất khó khăn. Dọc biên giới mà gọi là bắt đầu từ ngã 3 Đông Dương (giáp ranh giữa Việt Nam-Lào-Campuchia) ở tỉnh Kon Tum và chạy dài về biên giới phía Tây của Việt Nam xuống tới Kiên Giang, Hà Tiên gần cả ngàn cây số. Ví dụ như người Trung Quốc làm doanh nghiệp, kinh tế ở đó mà cho công nhân của họ đến ở mỗi tỉnh, mỗi vùng từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn thì tôi cho rằng nguy cơ về mặt quân sự là những công nhân đó sẽ trở thành lính và rất bất lợi cho Việt Nam".

Trong khi đó, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp có cái nhìn lạc quan hơn qua lập luận :

"Chiến lược quốc phòng của Việt Nam, theo cách nhìn từ bên ngoài vào và nhìn từ bên trong ra, là ‘chống thâm nhập’, nghĩa là phòng thủ. Họ bằng mọi cách bao gồm bằng vũ khí, bằng chính trị, bằng truyền thông, bằng chiến tranh tâm lý…trước hết là không thể để xảy ra chiến tranh ; thứ hai nếu xảy ra chiến tranh hay đụng độ nhỏ do các bên không kiềm chế được thì không để lan tỏa ra và thứ ba trong trường hợp lan tỏa ra thì phía đối thủ là kẻ thù của Việt Nam không thể thâm nhập vào được tất cả các vùng của Việt Nam, không vào được biển, không lên được bờ, mà có vào được bờ thì cũng không vào được các điểm quan trọng như là thành phố hay khu vực nhà máy hoặc khu vực quân sự. Việt Nam phòng thủ chắc chắn lắm".

Mặc dù vậy, nhà nghiên cứu độc lập từ Singapore, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng Chính phủ Việt Nam phải hết sức cẩn trọng trước "sức mạnh mềm" của Trung Quốc để thực hiện giấc mộng bá quyền Trung Hoa qua văn hóa, tiền bạc, kinh doanh…

Trở lại thông tin Thiếu tướng Đặng Văn Hùng cho biết doanh nghiệp Trung Quốc mua và thuê đất số lượng lớn trên tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam, được đăng tải trên Báo Thanh Niên Online hôm 26/12, Đài Á Châu Tự Do, vào ngày 27/12 ghi nhận thông tin này không còn xuất hiện trên Báo Thanh Niên Online nữa.

Nguồn : RFA, 27/12/2019

****************

Phải chăng Trung Quốc đang lập tiền đồn quân sự tại Cam Bốt ? (RFI, 26/12/2019)

Một phi đạo dài đến 3400 mét, tức là có thể dễ dàng dùng cho mọi loại phi cơ quân sự, ngay trong rừng già Cam Bốt, trên một vùng đất mà một tập đoàn Trung Quốc thuê được với thời hạn 99 năm ; cách đấy không đầy 50 dặm là một căn cứ Hải Quân mà báo chí cho rằng Quân Đội Trung Quốc đã được chính quyền Cam Bốt bí mật cho quyền đồng sử dụng trong vòng 30 năm : Hai yếu tố trên đây đã làm dấy lên lo ngại về một tính toán của Bắc Kinh đang muốn biến quốc gia Đông Nam Á này thành một tiền đồn giúp Trung Quốc khống chế toàn khu vực.

cam1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Hun Sen tại Phnom Penh, năm 2016. Reuters/Samrang Pring/File Photo

Trong một bài phân tích mang tựa đề "Một phi đạo khuấy động mối nghi ngờ về kế hoạch của Trung Quốc đối với Cam Bốt", nhật báo Mỹ The New York Times ngày 23/12/2019 đã ghi nhận mối quan ngại đó khi cho rằng : "Chiến lược quân sự chuỗi ngọc trai của Trung Quốc phụ thuộc vào các tiền đồn khu vực ở nơi xa. Một số người nghĩ rằng Cam Bốt đang trở thành một trong những tiền đồn đó".

Theo ghi nhận của đặc phái viên tờ báo Mỹ, được cử đến tận vùng Dara Sakor, nơi có sân bay và phi đạo đang được xây dựng, thì khi hoàn thành vào năm tới bên một bãi biển hẻo lánh, Phi Trường Quốc Tế Dara Sakor sẽ tự hào là có một phi đạo dài nhất Cam Bốt, được hoàn thành với loại khúc cua hẹp rất được phi công máy bay chiến đấu ưa thích. Gần đấy, các công nhân đang đốn cây của một công viên quốc gia để mở đường đến một hải cảng đủ sâu để tàu hải quân có thể cập bến.

Tập đoàn Trung Quốc có quan hệ chặt với chính giới, đảm trách xây dựng phi đạo và hải cảng khẳng định đó là các cơ sở dân sự. Thế nhưng, quy mô của thỏa thuận thuê đất tại Dara Sakor, với thời hạn 99 năm, chiếm 20% bờ biển Cam Bốt, đã làm tăng mối nghi ngờ về tính chất dân sự thuần túy của các cơ sở này, nhất là khi một phần của dự án đã được xây dựng cho đến nay đã bị bỏ hoang trong rừng rậm.

Cam Bốt : Bàn đạp cho Không Quân Trung Quốc ở Đông Nam Á ?

Theo tờ báo Mỹ, hoạt động tại Dara Sakor và các dự án khác của Trung Quốc gần đó đang làm dấy lên nỗi lo ngại theo đó Bắc Kinh đang âm mưu biến quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé này thành một tiền đồn quân sự trong thực tế.

Đối với New York Times, cho đến nay, các công trình xây dựng vô số của Trung Quốc trên các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông, trên khắp Ấn Độ Dương, rồi đến căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở hải ngoại, tại Djibouti ở vùng Sừng Châu Phi, đã gióng lên hồi chuông báo động về tham vọng quân sự của Trung Quốc, vào lúc mà sự hiện diện của Mỹ trong khu vực trên đà suy yếu.

Được biết đến dưới tên gọi "chuỗi ngọc trai", chiến lược quốc phòng của Bắc Kinh, như vậy sẽ có thêm một viên ngọc quý ở Cam Bốt.

Trả lời nhật báo Mỹ, ông Sophal Ear, chuyên gia khoa học chính trị tại Đại Học Occidental ở Los Angeles đã giải thích lý do vì sao Trung Quốc lại cho xây phi đạo ngay giữa rừng : Đó là vì nơi đó sẽ là bàn đạp cho Không Quân Trung Quốc "triển khai sức mạnh ra toàn khu vực và thay đổi toàn bộ cuộc chơi".

Khi mở rộng uy lực ra nước ngoài, Trung Quốc đã va vào chiếc ô an ninh khu vực được Mỹ định hình từ nhiều thập kỷ trước. Cam Bốt là nước từng được hưởng những chi viện rất hào phóng của phương Tây, nhưng để bám víu vào quyền hành, thủ tướng Hun Sen đã đi theo xu hướng độc đoán, quay lưng lại với các cuộc bầu cử tự do và nhà nước pháp quyền. Về đối ngoại, ông đã đả kích Mỹ để nồng nhiệt bám lấy Trung Quốc, nước hiện trở thành nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất của Cam Bốt.

Một cơ sở lưỡng dụng, nhẹ phần dân sự nhưng nặng phần quân sự

Theo giới chức quân sự Mỹ, mà New York Times trích dẫn, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận độc quyền mở rộng một căn cứ hải quân Cam Bốt hiện hữu nằm ngay phía dưới Dara Sakor. Bắc Kinh dĩ nhiên đã phủ nhận ý đồ quân sự của họ ở Cam Bốt.

Trung tá Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, lưu ý là Hoa Kỳ "lo ngại rằng phi đạo và các cơ sở cảng tại Dara Sakor đang được xây dựng trên quy mô lớn để được sử dụng cho mục đích quân sự, vượt xa nhu cầu cơ sở hạ tầng hiện tại được dự trù cho hoạt động thương mại"

Viên chức này nói thêm : "Bất kỳ bước nào của chính quyền Cam Bốt nhằm mời quân đội nước ngoài hiện diện sẽ làm xáo trộn hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á".

Về phần mình, thủ tướng Hun Sen đã phủ nhận việc để cho quân đội Trung Quốc xây dựng căn cứ tại Cam Bốt. Chính quyền Phnom Penh thì tuyên bố rằng đường băng và cảng Dara Sakor sẽ biến khu rừng nhiệt đới hẻo lánh này thành trung tâm hậu cần toàn cầu, nơi sẽ tạo nên "kỳ tích".

Theo Pay Siphan, một phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt, thì "sẽ không có quân đội Trung Quốc ở Cam Bốt, hoàn toàn không, và nói như vậy là bịa đặt. Có thể là người da trắng muốn kìm hãm Cam Bốt bằng cách ngăn không cho chúng tôi phát triển kinh tế".

Thỏa thuận đất đai bất thường

Cho dù chính quyền Cam Bốt nhất mực cải chính về các "thỏa thuận" quân sự với Trung Quốc, báo New York Times đã chỉ ra nhiều điểm bất thường trong hợp đồng đất đai giữa hai bên trên vấn đề Dara Sakor

Trước hết là lời chứng của một số cư dân. Vào tháng 7, một số người mặc quân phục có vũ trang trong đã đến ngôi nhà gỗ của Thim Lim, một ngư dân sống ở công viên quốc gia lớn nhất Cam Bốt để ra lệnh buộc ông rời đi.

Ông Thim Lim cho biết rằng các quan chức của bộ Quản Lý Đất Đai đã thông báo nhà của ông sẽ bị phá hủy vào năm tới để nhường chỗ cho một "cảng quân sự do người Trung Quốc xây dựng". Thông tin này đã được những dân làng khác tham dự cuộc họp xác nhận.

Đất của ông Thim Lim nằm trong thỏa thuận cho thuê Dara Sakor hơn một thập kỷ trước với Union Development Group, một tập đoàn Trung Quốc chưa từng hoạt động tại nước ngoài, ngoại trừ việc mua lại 110.000 mẫu đất của Cam Bốt.

Thỏa thuận này đã khả nghi ngay từ khi được lập ra : Không có đấu thầu công khai ; tập đoàn Trung Quốc Union Development được trao hợp đồng thuê 99 năm, thời hạn dài gấp ba lần so với những gì luật đất đai Cam Bốt quy định, tập đoàn cũng được miễn thanh toán tiền thuê trong một thập kỷ.

Chủ trì việc ký kết thỏa thuận Dara Sakor năm 2008 là Trương Cao Lệ, từng là một trong những lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc.

Ngày 9/12, tướng Kun Kim, cựu tham mưu trưởng quân đội Cam Bốt , và gia đình ông, trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ vì trục lợi từ các mối quan hệ với một "thực thể nhà nước Trung Quốc" và sử dụng binh sĩ để "dọa nạt, phá hủy và giải phóng mặt bằng". Tập đoàn Trung Quốc không được nêu tên, nhưng cư dân địa phương nói rằng đó là Union Development.

Ngay cả với các điều khoản cho thuê hào phóng, một phần đã được xây dựng của Dara Sakor, khu phức hợp nghỉ dưỡng, có rất ít người qua lại. Vào thời diểm nhà báo New York Times có mặt tại đấy, sân golf thì vắng hoe, sòng bài casino cũng không có khách. Nhà hàng đồ biển thì có duy nhất một gia đình Trung Quốc, mà họ lại mang theo đồ ăn trong túi nylon để khỏi phải trả tiền ăn cho nhà hàng.

Thay vì rút ra khỏi liên doanh trì trệ, Union Development lại tiếp tục đầu tư mạnh hơn. Công trình mới tại Dara Sakor bao gồm đường băng dài 3.000 m và một cảng nước sâu có thể tiếp nhận các tàu 10.000 tấn.

Ngoài ra, theo New York Times, việc ai là người kiểm soát liên doanh vẫn chưa rõ ràng với những tuyên bố trái ngược nhau. Trong nhiều năm, Union Development tuyên bố Dara Sakor hoàn toàn thuộc tư nhân. Tuy nhiên, tướng Chhum Socheat, thứ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt thì lại nói với báo Mỹ rằng cơ quan hàng không dân dụng của nước ông đang điều hành dự án sân bay, tức là không thể có liên kết với quân đội Trung Quốc.

Thế nhưng Sin Chansereyvutha, phát ngôn viên của bộ trưởng Hàng Không Dân Dụng lại nói rằng : "Chúng tôi không có thỏa thuận" nào về sân bay Dara Sakor.

Báo New York Times còn cho biết thêm : Vào tháng Năm, Union Development đã trao cho thủ tướng Hun Sen một tấm séc trị giá 1 triệu đô la cho Hội Chữ thập đỏ Cam Bốt do phu nhân của ông điều hành. Còn trụ sở chính của tập đoàn tại Phnom Penh thì được trang trí bằng ảnh của tướng Tea Banh, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt, sải bước trên sân golf Dara Sakor. Văn phòng chính của tập đoàn nằm ngay cạnh nhà bộ trưởng Quốc Phòng.

Mai Vân

*******************

Doanh nghiệp Trung Quốc thuê và mua đất dọc biên giới Tây Nam (RFA, 26/12/2019)

Hiện nay, trên tuyến biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia, có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc mua và thuê đất với diện tích lớn.

vncampu1

Biên giới Campuchia và Việt Nam nhìn từ thành phố Bavet ở tỉnh Svay Rieng hôm 16/5/2014. AFP photo

Đó là thông tin được Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7, nêu ra tại Hội nghị Quân chính Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hôm 26/12.

Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày, cho biết ông Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7 cũng khẳng định việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam trong năm 2019 là một trong những vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm dư luận.

Tuy nhiên, lý do doanh nghiệp Trung Quốc thuê hoặc mua đất ở biên giới để làm gì thì báo trong nước không nói.

Tại hội nghị, vấn đề hạ tầng khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia được đánh giá đã rất khác so với những năm trước nhờ tuyến đường tuần tra biên giới được hoàn chỉnh.

Người đại diện Quân khu 7 cho hay hiện có 63 chốt dân quân và đồn biên phòng với cơ sở vật chất đầy đủ dọc biên giới Tây Nam. Các địa phương bị đánh giá còn khó khăn giáp biên giới với Campuchia là Long An, Tây Ninh và Bình Phước. Tuy nhiên ba tỉnh này lo việc ủng hộ quỹ đất. Các đỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ ngân sách xây dựng.

Người đại diện Quân khu 7 cũng nói đang xây dựng 7 điểm dân cư với 35 căn nhà liền kề cạnh các chốt dân quân tại các địa phương với tổng đầu tư 16 tỷ đồng của nhà hảo tâm tài trợ.

Ông Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội nghị cho biết số lượng Việt kiều từ Campuchia quay trở về Việt Nam khá đông, lên tới hàng chục ngàn người. Do đó, ông này đề nghị các địa phương cần tính toán phương án xử lý tình huống này.

****************

Việt Nam tặng Campuchia chợ biên giới kiểu mẫu (VOA, 25/12/2019)

Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 24/12 đã tiếp nhận và khánh thành chợ biên giới kiểu mẫu trị giá 2 triệu đôla (45 tỷ đồng) do Việt Nam tặng, theo trang Khmer Times.

vncampu2

Chợ biên giới ở tỉnh Tbong Khmum.

Dự án Chợ Đa được khởi công xây dựng từ ngày 16/1/2018 tại khu kinh tế đặc biệt Thary Tboung Khmum, làng Đa Kandorl, xã Đa, huyện Memot, tỉnh Tboung Khmum, Campuchia, với diện tích 19.628 m2 . Chợ Đa được xây dựng với tổng mức đầu tư gần 45 tỷ đồng, từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Campuchia, theo TTXVN.

Tại lễ khánh thành, trang Khmer Times trích lời ông Hun Sen nói Campuchia sẽ thành lập thêm nhiều chợ như thế trên khu vực biên giới với Việt Nam.

"Đây là ý tưởng lập các chợ kiểu mẫu để gia tăng lượng hàng hóa Campuchia vào Việt Nam", ông nói.

vncampu3

Ông Hun Sen và ông Trịnh Đình Dũng.

Cũng trong buổi lễ khánh thành chợ Đa, nơi giáp với tỉnh Tây Ninh, ông Hun Sen "đáp trả gay gắt" khi bị nói là "con rối của Việt Nam" trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Việt Nam Trịnh Đình Dũng.

Báo Tuổi trẻ dẫn trang Fresh News khi tường thuật bài phát biểu của Thủ tướng Hun Sen nói rằng từng có những ý kiến cáo buộc ông là "con rối của Việt Nam", vì mối quan hệ thân thiết giữa ông với Việt Nam, đặc biệt khi ông còn nói được cả tiếng Việt.

Thủ tướng Campuchia chế nhạo những cáo buộc trên, ông đặt dấu hỏi rằng tại sao không ai nói mình là con rối của Pháp hay Anh khi ông cũng có thể nói được chút ít tiếng Pháp và tiếng Anh bên cạnh tiếng Việt.

"Các anh gọi tôi là con rối của Việt Nam khi tôi nói tiếng Việt. Vậy khi tôi nói tiếng Anh và Pháp, tại sao các anh không nói tôi là con rối của Mỹ, Anh và Pháp?"ông Hun Sen nói.

********************

Trung Quốc xây sân bay trong rừng ở Campuchia nhằm mục đích gì ? (VOA, 24/12/2019)

Một đường băng gia rng đang khơi dy nhiu nghi ng v ý đ ca Trung Quc đi vi Campuchia và tham vng quân s ca nước này trong khu vc. Theo một bài báo đăng trên báo New York Times thì phi đo chy dài ‘như mt vết so’ qua nơi tng là mt khu rng già hoang sơ vùng tây nam Campuchia.

vncampu4

Trung Quốc đang xây Phi trường quc tế Dara Sakor tnh Koh Kong.

Một khi hoàn tt vào năm ti trên mt di b bin ho lánh, Sân bay Quc tế Dara Sakor s có đường băng dài nhất nước. Cách đó không xa, các công nhân đang đn cây trong mt công viên quc gia đ m đường cho mt cng nước sâu có th tiếp nhn tàu chiến.

Công ty Trung Quốc xây cng và phi đo nói các cơ s này ch được s dng vào các mc đích dân s. Nhưng quy mô của tha thun chuyn nhượng quyn s dng đt đai ti Dara Sakor –bao gm 20% b bin Campuchia trong thi gian 99 năm, đã làm nhiu người nghi ng.

Các hoạt đng ti Dara Sakor và các d án khác ca Trung Quc gn đó đang làm dy lên lo ngi là Bắc Kinh có kế hoch biến quc gia Đông Nam Á nh bé này thành mt tin đn quân s.

Những công trình xây dng trước đó ca Trung Quc trên các đo đang tranh chp Bin Đông, trên khp n Đ Dương và xa hơn, ti căn c quân s đu tiên ca Bc Kinh nước ngoài ti Djibouti, quc gia vùng Sng Châu Phi - đã gióng lên hi chuông báo đng v tham vng quân s ca Trung Quc vào mt thi đim khi mà s hin din ca Hoa Kỳ trong khu vc đang suy yếu.

Được biết đến như ‘chui ngc trai, chiến lược quc phòng ca Trung Quc có th được nhiu li thế t ‘viên ngc quý’ Campuchia.

Tờ New York Times trích li Tiến sĩ Sophal Ear, mt nhà khoa hc chính tr ti Đi hc Occidental Los Angeles, đt nghi vn : Tại sao người Trung Quc xut hin gia mt khu rng đ xây mt đường băng ? Tiến sĩ Ear t tr li : "Điu này s cho phép Trung Quc phóng sc mnh không quân ca mình trên trên khp khu vc và thay đi toàn b lut chơi".

Campuchia, nước tng nhn được sự giúp đ hào phóng ca phương Tây sau khi vùng nông thôn nước này b tàn phá trong Chiến tranh Vit Nam, trước đây được coi như mt nước nm sâu trong qu đo chính tr dân ch phương Tây.

"Tại sao người Trung Quốc xuất hiện giữa một khu rừng ở Campuchia để xây một đường băng ? Vì nó cho phép Trung Quốc phóng sức mạnh không quân trên trên khắp khu vực, và thay đổi toàn bộ luật chơi".

Tiến sĩ Sophal Ear, nhà khoa hc chính tr ti Đi hc Occidental Los Angeles,.

Nhưng vi tham vng tr thành lãnh đo nắm quyn lâu nht Châu Á, Th tướng Hun Sen đã quay lưng vi các cuc bu c t do và nn pháp tr. Ông ta mnh m đ kích Hoa Kỳ và quay sang sưởi m quan h Trung Quc, hin là nhà đu tư và đi tác thương mi ln nht ca Campuchia.

Các quan chức quân sự M cho biết là tiếp tc đi xung dc theo b bin t Dara Sakor, Trung Quc đã đt được tha thun đc quyn đ m rng mt căn c hi quân Campuchia hin có, dù Bc Kinh mt mc ph nhn là h có ý đ quân s Campuchia.

Trung tá Dave Eastburn, người phát ngôn của Lu Năm Góc nhn đnh qua email vi báo New Yok Times : "Chúng tôi lo ngi đường băng và các cơ s ca bến cng ti Dara Sakor đang được xây dng trên quy mô ln đ đ có th được dùng vào các mc đích quân s, vượt xa nhu cu cơ s h tng hin ti và các hoạt đng thương mi như d kiến".

Trung Tá Eastburn nói : "Bất kỳ bước nào ca chính ph Campuchia, mi chào s hin din quân s ca nước ngoài, cũng s làm xáo trn hòa bình và n đnh Đông Nam Á".

Một báo cáo ca tình báo M công b trong năm nay nêu lên khả năng Campuchia đang rơi vào chế đ chuyên chế gia lúc ông Hun Sen siết cht quyn lc nm trong tay trong sut 34 năm qua, dn đến s hin din ca quân đi Trung Quc ti nước này.

Ông Hun Sen phủ nhn ông đang đ cho quân đi Trung Quc thiết lập s hin din Campuchia. Chính ph ca Hun Sen tuyên b đường băng và cng Dara Sakor s biến khu rng nhit đi ho lánh tr thành mt trung tâm hu cn toàn cu, có th ‘to ra nhng phép l’, như chương trình qung cáo Dara Sakor nói.

Một người phát ngôn của chính ph Campuchia, Pay Siphan, khng đnh :

"Sẽ không có mt quân đi Trung Quc Campuchia, không h có. Ai nói có là ba đt".

Ông nói có lẽ "người da trng mun kim gi Campuchia" bng cách ngăn n lc phát trin kinh tế ca nước này".

********************

Việt Nam - Campuchia diễn tập cứu nạn, ‘không phải xâm lược’ (VOA, 19/12/2019)

Với hơn 1000 binh sĩ, cùng với trực thăng y tế và chiến sĩ dù lượn, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Campuchia đã tổ chức diễn tập cứu hộ - cứu nạn khu vực biên giới, phần lớn ở tỉnh Svay Riêng hôm 18/12. Thủ tướng Campuchia bác bỏ những lời đồn đoán rằng "đây là một cuộc xâm lược".

vncampu5

Lực lượng quân sự của Việt Nam tại cuộc diễn tập cứu hộ - cứu nạn hôm 18/12/2019 với phía Campuchia. Photo VOV.

Báo Quân đội nhân dân cho biết cuộc diễn tập này "nhằm nâng cao ý thức chủ động phòng tránh, làm tốt công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của nhân dân khu vực biên giới đất liền giữa hai nước nhằm mục đích tăng cường, phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống".

Phía Việt Nam có lực lượng hóa học, quân y tăng cường của Bộ Quốc phòng ; lực lượng hóa học, thông tin của Quân khu 7 ; Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy biên phòng và các lực lượng chức năng tỉnh Long An, theo truyền thông trong nước.

Báo Khmer Times cho biết phía Campuchia có lực lượng quân đội của Tiểu khu quân sự tỉnh Svay Riêng; Tiểu đoàn biên phòng và lực lượng Hiến binh tỉnh Svay Riêng; lực lượng quân y, các lực lượng tăng cường của cấp trên và các đơn vị có liên quan.

Theo kịch bản giả định, một cơn bão với diễn biến phức tạp đã gây ra sự cố rò, rỉ hóa chất tại một số khu vực của tỉnh Svay Riêng thuộc Campuchia buộc quân đội nước này đề nghị phía Việt Nam hỗ trợ. Các lực lượng của quân đội Việt Nam ngay sau khi có mặt tại Campuchia đã cùng với lực lượng quân đội Campuchia nhanh chóng thiết lập, vận hành Sở chỉ huy liên hợp điều hành ứng cứu ; tổ chức sơ tán, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn nạn nhân ; tổ chức tiêu tẩy, khắc phục sự cố…

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Samdech Pichey Sena Tea Banh, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia đồng chủ trì cuộc diễn tập.

Trong dịp này, Bộ Quốc phòng Việt Nam hỗ trợ phía Campuchia 10 bộ vượt sông nhẹ, 40 thuyền, 40 máy đẩy công suất 40CV, theo trang Quân đội nhân dân.

Trước đó, hôm 17/12, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cực lực lên án, chỉ trích những cáo buộc nhằm vào Chính phủ Campuchia cho rằng cuộc diễn tập cứu hộ là kế hoạch cho cuộc xâm lược của Quân đội Việt Nam tiến vào lãnh thổ Campuchia, theo Khmer Times.

"Thủ tướng Hun Sen chỉ trích các những phê bình, nhận định sai lầm trên các phương tiện truyền thông xã hội vì hiểu sai về động thái của chính phủ Campuchia trong việc tổ chức cuộc diễn tập cứu hộ thảm họa với binh sĩ Việt Nam", trang Khmer Times viết.

"Tại sao chúng ta phải tổ chức một cuộc diễn tập trận cứu hộ thảm họa chung ? Bởi vì chúng tôi muốn củng cố nỗ lực cứu hộ dọc biên giới", ông Hun Sen nói.

"Đây là sáng kiến của tôi với tư cách là Thủ tướng của Vương quốc Campuchia - Tôi đã yêu cầu tổ chức cuộc diễn tập cứu hộ chung này với Việt Nam, Thái Lan và Lào".

"Đây không phải là một cuộc xâm lược !" trang Khmer Times trích lời ông Hun Sen nhấn mạnh.

Trang này cũng trích dẫn một người dùng Facebook tên là Sun Sarath bình luận : "Ba xã ở tỉnh Svay Rieng, huyện Svay Tiep được chính phủ [Campuchia] chỉ định là "Vùng Trắng", cho phép lực lượng Việt Nam đóng quân ở đó". Tuy nhiên, tuyên bố này đã bị Lực lượng vũ trang Campuchia phủ nhận.

Ông Kin Phea, Tổng Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế tại Học viện Hoàng gia Campuchia, cho biết việc Bộ Quốc phòng Campuchia đưa thông tin không đầy đủ về cuộc tập trận chung với Việt Nam "gây hoang mang cho công chúng".

"Khi mọi người nhìn thấy quân đội Việt Nam huy động binh sĩ trong lãnh thổ của chúng tôi, họ cảm thấy như thể những người lính nước ngoài này đang vi phạm chủ quyền của chúng tôi", ông Phea nói với tờ Khmer Times.

Trước đó, vẫn theo ông Kin Phea, Campuchia-Việt Nam là bạn bè tốt và láng giềng tốt nên các cuộc tập trận quân sự chung trong khuôn khổ hợp tác lân bang sẽ đảm bảo an ninh dọc biên giới.

Ông nói : "Tôi nghĩ rằng các cuộc tập trận quân sự chung sẽ thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực quân sự và tăng cường năng lực của cả hai quân đội".

Báo Khmer Times dẫn lời ông Phea nhận định rằng cuộc diễn tập này cũng nhằm xua tan những lời đồn đoán cho rằng Campuchia đang lạnh nhạt đối với Việt Nam và thân thiết hơn với Trung Quốc.

********************

Việt Nam - Campuchia diễn tập cứu nạn tại biên giới (RFA, 18/12/2019)

Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam và Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn khu vực biên giới trên đất liền giữa hai nước hôm 18/12/2019.

vncampu6

Máy bay trực thăng tham gia cứu nạn trong diễn tập. Photo : bienphong.com

Truyền thông cả hai nước đều loan tin, theo đó tham gia diễn tập, phía Việt Nam có lực lượng hóa học, quân y tăng cường của Bộ Quốc phòng ; lực lượng hóa học, thông tin của Quân khu 7 ; Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy biên phòng và các lực lượng chức năng tỉnh Long An do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, chỉ đạo.

Phía Campuchia tham gia có lực lượng quân đội của tiểu khu quân sự tỉnh Svay Riêng ; tiểu đoàn biên phòng và lực lượng hiến binh tỉnh Svay Riêng ; lực lượng quân y, các lực lượng tăng cường của cấp trên và các đơn vị có liên quan do Đại tướng Tea Banh, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, chỉ đạo.

Tình huống giả định cho cuộc diễn tập là cơn bão số 9 với diễn biến phức tạp đổ bộ vào huyện Chanthrea, tỉnh Svay Rieng gây rò rỉ hóa chất và phía Campuchia đã có công điện khẩn đề nghị phía Việt Nam hỗ trợ lực lượng cứu hộ, cứu nạn. Do đó, có ba nội dung được diễn tập, đó là thiết lập vận hành Sở chỉ huy liên hợp cứu hộ, cứu nạn; thực hành ứng phó sự cố, thảm họa chất độc hóa học; hoạt động hỗ trợ, phục hồi sau thảm họa.

Đây là lần đầu tiên hai nước tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn theo Nghị định thư ký ngày 20/07/2017 giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Campuchia.

Hôm 16/12, Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, lên tiếng chỉ trích những nhận định sai lầm trên mạng xã hội về buổi diễn tập rằng, "Với tư cách thủ tướng Vương quốc Campuchia, tôi đã đề nghị tiến hành cuộc diễn tập quân sự chung này với Việt Nam, Thái Lan và Lào. Đây hoàn toàn không phải là xâm lấn".

Tại Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Campuchia lần thứ 4, diễn ra vào ngày 23/07/2019 ở trụ sở Bộ Quốc phòng Vương quốc Campuchia, hai nước thống nhất tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, duy trì và củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện trong bối cảnh hai nước có cùng nhận thức chung về các vấn đề chiến lược tác động tới chính trị và an ninh.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nhiều nguồn tin
Read 548 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)