Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

30/12/2019

Quyền phản đối điện than, than thổ phỉ, Hội Năng lượng Việt Nam

Nhiều tác giả

Các tỉnh được quyền phản đối nhiệt điện than

Nguyễn Nam, VNTB, 30/12/2019

(Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề nghị Thủ tướng chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối một số dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình. Song, Thủ tướng Chính phủ cho rằng "nếu nói tiếp tục phát triển điện than thì dư luận chưa chắc chấp nhận" (1).

than1

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề nghị Thủ tướng chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối một số dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình.

Ông Trần Viết Ngãi đã có ý phát biểu như trên tại hội nghị tổng kết ngành công thương ngày 27/12/2019, và đã được rất nhiều tờ báo tường thuật với nội dung trích dẫn tương tự báo Lao Động.

Theo ghi nhận ý kiến của nhiều bài báo, trên diễn đàn mạng xã hội, và cả trên trang Việt Nam Thời Báo (2) tất cả đều phản đối ý kiến của người đứng đầu tổ chức có tên Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

Ông Trần Viết Ngãi – nguyên là phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Phó ban Chỉ huy công trình đường dây 500 kV Bắc – Nam. Như vậy có thể nói rằng ông là người hiểu biết về thị trường điện lực ở Việt Nam. Tuy nhiên xét về mặt am tường hệ thống pháp luật tương ứng, có lẽ ông Trần Viết Ngãi cần cẩn trọng hơn, hoặc ông cần biết lắng nghe vào đội ngũ chuyên trách pháp lý ở Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

Yêu cầu mà ông Trần Viết Ngãi đưa ra với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trên thực tế là một đề nghị mà dù có đồng tình thì thủ tướng vẫn không thể ban hành được chỉ đạo đó. Lý do : Luật số 77/2015/QH13, tức Luật tổ chức chính quyền địa phương, trao cho chính quyền các địa phương quyền được phản đối về những chính sách gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và môi trường xã hội ở địa phương mình (3).

Có ý kiến cho rằng ông Trần Viết Ngãi dường như đã phát biểu với thói quen ‘cách nào cũng chạy được’ đối với những dự án nhiệt điện than mà Trung Quốc đang đầu tư ở Việt Nam.

Ông Lê Anh Tuấn, phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ và là một chuyên gia về môi trường, cho biết theo quy định, đối với các dự án nhiệt điện than khi triển khai làm báo cáo đánh giá tác động môi trường, đều có phần bắt buộc là phải tham vấn ý kiến cộng đồng, tức hỏi ý kiến của người dân sống trong khu vực dự án và ý kiến của địa phương.

"Tham vấn có nghĩa là đi hỏi ý kiến của địa phương, của người dân xem họ có đồng ý hay không mới triển khai, nhưng ở đây lại đề nghị các tỉnh không được từ chối, như vậy còn tham vấn làm gì nữa ?", ông nêu vấn đề và cho rằng ông Trần Viết Ngãi thấy có nhiều địa phương đã từ chối điện than nên mới yêu cầu thủ tướng ban hành chỉ đạo như vậy.

Nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, Bạc Liệu ; thậm chí mới đây Thừa Thiên-Huế cũng tuyên bố từ chối đầu tư dự án nhiệt điện than do lo ngại vấn đề ô nhiễm môi trường từ loại năng lượng hóa thạch đó.

Một nhà báo ở tờ Long An kể rằng khi chính quyền tỉnh này kiên quyết yêu cầu Bộ Công thương xóa quy hoạch các dự án nhiệt điện than đối với Long An, vì, "mặc dù công nghệ sản xuất điện năng của nhiệt điện than là công nghệ hiện đại, ngang tầm thế giới, hiệu suất vào loại cao của thế giới, đảm bảo tính hiện đại, an toàn, đồng bộ… đến đâu đi nữa, thì nhiệt điện than sử dụng nhiều than nên khối lượng các chất thải rắn, khí, nước đều lớn… Trong bối cảnh đang xảy ra những vấn đề về môi trường của nhiệt điện than Vĩnh Tân, nhiệt điện than Duyên Hải… thì chuyện gây tác hại lớn đến môi trường đã quá hiển nhiên".

Thông tin khác không mới, nhưng góp thêm ý cho nguyên do yêu cầu như trên của vị chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam : Trung Quốc đã và đang đóng cửa khoảng 600 nhà máy nhiệt điện chạy than gây ô nhiễm môi trường.

Việc Trung Quốc đang cho dừng hàng loạt nhà máy nhiệt điện than, thậm chí là cấm cửa nhiệt điện than có thể khiến các dây chuyền nhà máy điện than chuyển sang Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam đang có hàng loạt các dự án xây dựng trung tâm, nhà máy nhiệt điện than nở rộ theo quy hoạch của Bộ Công thương từ thời chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng.

Nói thêm : Hiệp hội Năng lượng Việt Nam – tổ chức trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Công thương.

Nguyễn Nam

Nguồn : RFA, 30/12/2019

(1) https: //laodong.vn/thi-truong/thu-tuong-tra-loi-ve-viec-phat-trien-nhiet-dien-than-775008.ldo

(2) https: //vietnamthoibao.org/vntb-nhiet-dien-than-va-khuyen-nghi-kho-hieu-cua-hoi-nang-luong-vn/

(3) https: //moha.gov.vn/tin-noi-bat/quoc-hoi-thong-qua-luat-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-to-chuc-chinh-phu-va-luat-to-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-41288.html

http://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=43090

******************

Than thổ phỉ

Vi Đức Hồi, VNTB, 30/12/2019

Quảng Ninh có trữ lượng than đá lớn nhất cả nước, theo số liệu của tập đoàn công nghiệp than- khoáng sản Việt nam (VKT), chỉ tinh các mỏ lớn như : Cẩm Phả ; Hòn Gai ; Uông Bí và Mạo Khê có trữ lượng khoảng 6,5 tỷ tấn. Thế nhưng tài nguyên than đá bị đào bới khai thác rút ruột với thời gian đến hàng trăm năm nay mà không có cách nào quản lý nổi.

than2

Các loại khoáng sản đặc biệt như Boxit Tây Nguyên, những mỏ thiếc, đồng, kẽm… ở các nơi khác đã có nhiều báo chí phản ánh, dư luận lên tiếng. Người viết bài này do không có nhiều tư liệu và cũng chưa có thực tế nên không thể viết về lĩnh vực đó mà chỉ đề cập đến mảng khai thác than đá do dân tự phát và bọn băng nhóm tổ chức khai thác chui, gọi là than thổ phỉ tại tỉnh Quảng Ninh, tiếp giáp với Trung Quốc.

Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt nam có trong tay các phương tiện khai thác, phương tiện vận chuyển đầy đủ ; có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, khai thác lâu năm ; có các điều kiện cơ sở vật chất hiện đại ; có quyền sở hữu mặt bằng rộng lớn…nhưng những năm qua vẫn kêu thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.

Dư luận mỉa mai chua chát :"chỉ việc đào lên đem bán mà vẫn kêu lỗ là sao ?" và Việt Nam vẫn phải nhập khẩu than Trung Quốc với giá cao hơn nhiều so với giá than Việt nam, bởi nhu cầu của của các nhà máy nhiệt điện lớn, nguồn than nội địa cung cấp không đáp ứng kịp.

Trong khi đó than thổ phỉ có giá chỉ dao động trên, dưới ¾ giá của tập đoàn than Việt nam bán ra. Tiếp xúc với dân bản địa vùng than họ cho biết than thổ phỉ được hính thành từ rất lâu, từ thời kỳ pháp thuộc đã có, tuy mức độ nhỏ lẻ so với hiện nay. Than thổ phỉ cung cấp cho nhiều địa chỉ khác nhau, các cá nhân, tập thể, đơn vị trong và ngoài nước đều có.

Trung Quốc là địa chỉ thu hút than thổ phỉ Qủang ninh một cách ổn định về thị trường và giá cả, bởi nhu cầu về chất đốt của dân Trung Quốc vùng biên rất lớn. Từ ngày xưa đời các cụ, người Trung Quốc đã đặt mua than của Việt nam, bởi chất lượng tốt, giá rẻ hơn nhiều so với than nội địa Trung Quốc và Quảng Ninh là tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc, qua lại dễ dàng, cước vận chuyển thấp. Đất nước Trung Quốc rộng lớn, các mỏ than Trung Quốc ở xa khu dân cư giáp biên giới Việt nam, giá than bên đó đã cao, cộng thêm cước vận chuyển xa tít tắp nên đội giá thành lên ngất ngưỡng.

Trong khi đó than Quảng Ninh giá rẻ đến một nửa hoặc hơn nửa so với than Trung Quốc, đó là lý do nhiều đời nay dân Trung Quốc vùng giáp biên chỉ trông chờ vào nguồn than Việt nam cung cấp và cũng là lý do vì sao than thổ phỉ ngày càng phát triển. Dân bản địa tự phát khai thác thì không thấm vào đâu so với trữ lượng lớn ở Quảng Ninh, sự ảnh hưởng đến môi trường cũng không đáng kể.

Các băng nhóm tổ chức khai thác chui mà chính quyền không thể kiểm soát nổi mới là vấn đề bức xúc. Một mặt tài nguyên khoáng sản của đất nước bị chảy máu ngầm, mất nguồn thu lớn, phá rối sự bình yên cuộc sống của người dân, hủy hoại môi trường sinh thái… Các băng nhóm phân chia nhau từng vùng lãnh thổ để cai quản, đó là những vỉa than nằm sâu trong lòng đất, trong lòng những ngọn đồi rộng lớn và có độ dốc cao , khó khai thác. Những điểm này, phía nhà nước không quan tâm vì than nằm sâu trong lòng đất, khó khai thác.

Nhưng đó là miếng mồi ngon cho các băng nhóm khai thác than thổ phỉ. Sau khi thỏa thuận phân chia xong, họ lên kế hoạch đầu tư khai thác và nguyên tắc bất khả xâm phạm được các bên triệt để thi hành, tuy nhiên thi thoảng có những vụ xung đột giữa các băng nhóm và có án mạng xảy ra nhưng đó là thế giới của những giang hồ, chính quyền không thể nắm và điều chỉnh được.

Lực lượng khai thác được tuyển dụng là những thanh niên vạm vỡ ở các nơi, ăn, nghỉ tại nơi làm việc, có định mức khoán rõ ràng, sòng phẳng đủ sức hấp dẫn nhằm thu hút, được biết mức lương tháng trung bình hiện nay cho người khai thác đạt vào khoảng trên, dưới 15 triệu đồng.

Các cửa đi vào lò được khoét sâu trong lòng đất, lò hiện đại, quy mô lớn có lối vào riêng, lối ra riêng, các lò nhỏ lối ra vào chung, bên ngoài cửa, lối ra vào được ngụy trang cẩn thận, người lạ nhìn xa không thể phát hiện. Sản phẩm than khi chuyển ra được tập kết và có lực lượng giải phóng nhanh bằng các phương tiện như xe công nông, xe máy chuyển đến địa điểm ô tô có thể vào được để đưa đi tiêu thụ.

Thỉnh thoảng có đợt kiểm tra của lực lượng liên ngành đi qua nghiêng ngó rồi cùng ký văn bản gửi trên, trước đó bao giờ cũng có thông tin báo trước cho các chủ lò, lập tức có phương án đối phó, đó là ngụy trang lại các đường hầm ra, vào, tất cả mọi hoạt động của nhân công trong thời gian đoàn kiểm tra đều phải bất động (không được ra ngoài).

Các chủ lò thường xuyên cống nạp đều đặn cho trên nên việc kiểm tra vẫn diễn ra theo lịch trình, ngày giờ cụ thể được thông tin trước đó một hai ngày. Tuy nhiên có những đợt kiểm tra đột xuất do cấp trên cao hơn quyết định, nhưng vẫn có thông tin báo đột xuất và khâu đối phó có phần nào không kịp nên có việc chủ lò phải nộp phạt, gây thiệt hại đáng kể, nhưng đó chỉ là họa hoằn.

Ngẫm lại nghị quyết đại hội 10 của đảng cách đây 15 năm, năm nay, năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp. Rồi nhìn cảnh quan hủy hại môi trường sau khi tổng công ty than Việt nam khai thác, bằng các phương tiện hiện đại như : bắn mìn, máy ủi, máy xúc, đào bới những khu vực, những mỏm đồi có những vỉa than lớn, lộ thiên, rễ khai thác.

Khai thác xong thay vì san lấp trả lại mặt bằng, thì để lại một địa hình nham nhở, những chiếc hồ sâu hoắm, cái thì trữ nước có màu đen nghịt, cái thì khô cạn bởi không thể chứa, đất đá lởm chởm, ngổn ngang. Các băng nhóm khai thác than thổ phỉ nhìn bề ngoài môi trường cảnh quan không tổn hại bởi họ khai thác thủ công, chỉ có lối vào, ra, hoạt động chính của họ là đục, khoét sâu tròng lòng đất. Nhìn những ngọn núi đồi vẫn nguyên vẹn nhưng ở trong đã bị rỗng, nguy cơ đến lúc nào đó sập xuống và hậu quả của nó khôn lường.

Vi Đức Hồi

Người RFA, 30/12/2019

***************

Nhiệt điện than và kiến nghị khó hiểu của Hội Năng lượng Việt Nam

Quang Thành, VNTB, 29/12/2019

Nhiệt điện than tiếp tục ‘nóng’ lên, khi mới đây Hiệp hội năng lượng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối một số dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình.

than3

Nhiệt điện than và kiến nghị khó hiểu của Hội Năng lượng Việt Nam

Quan điểm đề nghị của Hội này là không sai, nhưng nội dung đề nghị theo hướng kêu gọi Thủ tướng ra quyết định hành chính dưới ngôn từ ‘chỉ đạo’ là sai về mặt nguyên tắc.

Là một Hiệp hội, một tổ chức phi lợi nhuận, quyền hạn đâu mà tổ chức này kiến nghị Chính phủ đưa ra một quyết định hành chính ? Thay vì đối thoại để tìm ra giải pháp hoặc lắng nghe địa phương đang muốn gì, thì Hiệp hội này lại tìm cách buộc các địa phương phải cho phép nhiệt điện than được hiện diện. Trong khi đó, hàm lượng không khí thải bẩn, có chứa bụi mịn đã biến cả miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội trở thành ‘tụ điểm xấu’ về mặt không gian sống đối với cộng đồng. Và những minh chứng gần đây cho thấy, quy hoạch nhiệt điện than 2030 đã đi ngược lại với quy luật năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên thế giới.

Điều ngộ nghĩnh là, tạp chí điện tử của Hiệp hội năng lượng Việt Nam lại tỏ ra ‘cầu tiến’ về năng lượng, khi mà dày đặc các nội dung được đăng tải nhằm khuyến khích năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, cũng như phân tích các xu hướng phát triển năng lượng bảo vệ môi trường.

Vì sao và vì đâu Hiệp hội năng lượng Việt Nam lại tỏ ra ‘nhiệt tình’ với nhiệt điện than đến mức phải tìm mọi cách để đưa nhiệt điện than triển khai tại các tỉnh phía Nam ? Phải chăng Hiệp hội này có một ‘lợi ích’ nằm trong nhóm các nhà đầu tư trong dạng năng lượng này ? Hay là vì mục tiêu của Hiệp hội này là phát triển năng lượng bằng mọi giá bất chấp quan điểm của Chính phủ là ‘phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường’ ?

Dù ở bất kỳ lý do nào chăng nữa, thì với quan điểm đề nghị trên, Hiệp hội năng lượng Việt Nam đã đánh mất tầm nhìn bền vững của mình đối với hiện trạng và phát triển năng lượng Việt Nam.

Nhà báo Mai Quốc Ấn trên Facebook cá nhân của mình đã phê phán quan điểm của Hiệp hội năng lượng Việt Nam là ‘sự trâng tráo rực rỡ’.

Trong đó, anh đề cập đến tác hại (mà một số địa phương ở phía Nam nhìn ra để từ chối dự án nhiệt điện than), trong đó bao gồm : môi trường, an sinh xã hội và an ninh trật tự. Thậm chí, là hy sinh cả lòng dân !

Cách đây không lâu, tỉnh Long An nhiều lần cương quyết từ chối điện than. Theo quan điểm tỉnh này, thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là nguyên nhân trọng yếu để Long An quyết tâm ‘không còn quy hoạch đầu tư dự án bằng công nghệ đốt than nữa.’

Điều này cho thấy, bài học nhãn tiền về nhiệt điện than Vĩnh Tân 4 (Bình Thuận) hoạt động vào tháng 9/2014 nhưng đã gây tai biến cho tình hình trật tự an ninh địa phương, cũng như sinh kế của cộng đồng. Và hiện tại, tình hình Vĩnh Tân 4 vẫn đang nằm trong diện dễ dàng tái phát bất ổn.

Vào năm 2015, người dân ở Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận) đã bùng phát xung đột với chính quyền địa phương liên quan đến sức khoẻ và sinh kế cù người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ bụi than và khí thải than.

Trong một nghiên cứu của Đại học Harvard, số ca tử vong do ô nhiễm không khí ở Việt Nam có thể tăng 4 lần vào năm 2030 – năm mà theo kế hoạch phát triển nhiệt điện than sẽ lên con số 54 nhà máy. Và số ca tử vong do ô nhiễm không khí từ nhiệt điện than ở Việt Nam dự báo sẽ tăng từ gần 5.000 người năm 2011 lên gần 20.000 người vào năm 2030.

Câu chuyện của nhiệt điện than cũng liên quan đến vấn đề tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Theo đó, chỉ tính riêng các bệnh liên quan đến không khí ô nhiễm khiến Việt Nam thiệt hại 5-7% GDP mỗi năm. Và con số này sẽ tiếp tục gia tăng khi mà nhiệt điện than giá rẻ không được tiếp tục kiểm soát, dẫn đến tình trạng ô nhiễm không chỉ tập trung tại các tỉnh miền Bắc, mà sẽ phá hủy nền du lịch không khói tại các tỉnh thành phố phía Nam, bao gồm Đà Nẵng, Nha Trang.

Việc lựa chọn tiếp tục hay ngừng triển khai kế hoạch nhiệt điện than phải căn cứ vào bối cảnh xã hội và tình hình kinh tế, không nhất thiết phải tiếp tục dồn ép đạt được mục tiêu khi bối cảnh xã hội phản ứng gây gắt cũng như thiệt hại kinh tế sẽ diễn ra trong lúc Chính phủ đang cần ‘kiến tạo’ và cam kết hành động vì môi trường.

Việc Chính phủ trả lời ‘dư luận chưa chắc chấp nhận’ về nhiệt điện than cho thấy sự dè chừng trước các phản ứng của dư luận xã hội đối với loại hình điện năng này. Và đây nên được coi là nền tảng cơ sở để tiếp tục ‘cân đo đong đếm’ về việc ngừng triển khai hoàn toàn nhiệt điện than hay không trong tương lai.

Đối với Hiệp hội năng lượng Việt Nam, ít nhất trước khi kiến nghị và đề xuất một vấn đề gì đó trong phát triển năng lực. Cần phải có một thăm dò dư luận hoặc thăm dò xã hội học để nắm bắt được tình hình, thay vì cứ thực hành một phát ngôn mà chỉ biết đến cái lợi trước mắt như hiện nay. Đi ngược lại quan điểm phát triển bền vững và nền tảng Chính phủ kiến tạo thời kỳ ông Nguyễn Xuân Phúc.

Cần nhớ rằng, phát triển bằng mọi giá sẽ để lại món nợ cho con cháu tương lai gánh chịu. Một hậu quả không hề tốt đẹp về kinh tế lẫn xã hội.

Quan Thành

Nguồn : VNTB, 29/12/2019

*****************

Bộ Công thương, điện than và Nghị quyết 120/NQ-CP

Nguyễn Ngọc Trân, VietTimes, 28/12/2019

Phải chăng báo động "hệ thống điện hầu như không còn dự phòng" được sử dụng như là một thứ áp lực lên Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối một số dự án nhiệt điện than ?

than4

Điện hay môi trường ?

Trin miên trong gic ng đin than

Ngày 27/12/2019, tại hội nghị tổng kết ngành công thương, một vị đại biểu, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo động h thng đin hu như không còn d phòng. Dư luận chờ đợi được biết tại sao và cách giải quyết. Chờ đợi nhiều, thất vọng tương xứng.

Hầu như không còn dự phòng ! Thế tại sao các hệ thống điện gió, điện mặt trời đã được lắp đặt thời gian gần đây ở Ninh Thuận, Bình Thuận, toàn bộ công suất lắp đặt không được đưa vào mạng lưới quốc gia ? nguyên nhân từ đâu ? hệ thống truyền tải điện không đáp ứng, trách nhiệm của EVN và Bộ Công thương như thế nào ?

than5

Vì sao họ vn vin đ lý l đ t chi năng lượng tái to, trước tiên là năng lượng gió và năng lượng mt tri ?

 
 

Việc hệ thống điện quốc gia hu như không còn d phòng có nhiều lý do nhưng cơ bản, theo tác giả, là vì EVN và Bộ Công thương cho tới nay vẫn kiên quyết ôm chặt điện than, viện đủ lý lẽ để từ chối năng lượng tái tạo (năng lượng tái tạo), trước tiên là năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Có không ít người ở hai thiết chế này nhắm mắt với xu hướng chung trên thế giới, kể cả Trung Quốc, là loi tr dn nhưng nhanh chóng đin than. Họ cũng không quan tâm đến hậu quả đã được chứng minh của bụi mịn 2,5 µm (micro mét) đối với sức khỏe của con người. Dường như họ vẫn triền miên trong giấc ngủ điện than của mình từ nhiều thập kỷ trước.

Bộ Công thương có chấp hành Nghị quyết 120/NQ-CP ?

Trong các năm ti nếu không điu hành quyết lit s xy ra thiếu đin trm trng, vị đại biểu khẳng định. Nhưng điều hành quyết liệt là gì ? Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam đề nghị Thủ tướng ch đo mt s tnh phía Nam không được phn đi mt s d án nhit đin than b trí ti đa phương mình.

Đành rằng mỗi công dân có quyền bày tỏ ý kiến của mình, nhưng chức vụ càng cao, thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm phải đi cùng. Vượt trên vị đại biểu khả kính, tác giả muốn nói đến trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc chấp hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 18/11/2017, V phát trin bn vng đng bng sông Cu Long thích ng vi biến đi khí hu.

Bộ Công thương là bộ phận, Bộ trưởng là thành viên của Chính phủ, chắc hẵn phải nhớ rằng Nghị quyết 120 đã quyết nghị :

(1) Đim 5. Mt s nhim v c thkhon (e) B Công thương :

- Rà soát công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch địa điểm ; giám sát chặt chẽ việc triển khai đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện than tại vùng đồng bằng sông Cửu Long trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) bảo đảm công nghệ mới, hiện đại, bảo đảm tuyệt đối không gây ô nhiễm môi trường.

- Hạn chế tối đa việc bổ sung các nhà máy nhiệt điện than mới vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trên địa bàn các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long ; từng bước chuyển đổi công nghệ đối với các nhà máy nhiệt điện than hiện có theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường ; tập trung khai thác tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, trước hết là năng lượng gió và năng lượng mặt trời".

(2) Đim 4. Các gii pháp tng th : "Mọi dự án, công trình phải được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trên cả 3 mặt : kinh tế, xã hội và môi trường, được phản biện khách quan, khoa học".

Tìm mãi không thấy điểm nào trong Nghị quyết 120 khả dỉ là cơ sở cho đề nghị "Thủ tướng ch đo mt s tnh phía Nam không được phn đi mt s d án nhit đin than b trí ti đa phương mình". Chỉ nhận ra rằng Bộ Công thương chưa chấp hành nghiêm túc Nghị quyết 120.

than6

"Mọi d án, công trình phi được cân nhc, tính toán k lưỡng trên c 3 mt : kinh tế, xã hi và môi trường, được phn bin khách quan, khoa hc".

Cũng xin nhắc lại một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước : Không đánh đi môi trường vi tăng trưởng kinh tế. Chủ trương này cũng phải được áp dụng cho đồng bằng sông Cửu Long.

Phải chăng báo động "h thng đin hu như không còn d phòng"được sử dụng như là một thứ áp lực lên Thủ tướng Chính phủ, và đề nghị Thủ tướng ch đo mt s tnh phía Nam không được phn đi mt s d án nhit đin than b trí ti đa phương mình là một thứ áp lực thứ hai lên các tỉnh phía Nam phải chấp nhận điện than mà vì bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân các tỉnh đã khước từ ?

Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân

Nguồn : VietTimes, 28/12/2019

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Nam, Vi Đức Hồi, Quang Thành, Nguyễn Ngọc Trân
Read 573 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)