Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/01/2020

Tội ác hành quyết cụ Lê Đình Kình không bao giờ bị xóa trong ký ức

Nhiều tác giả

Ngày 9 tháng 1, một ngày tội ác cộng sản

Phạm Đình Trọng, 13/01/2020

Tiếng súng tội ác giết người Anh hùng nông dân giữ đất Lê Đình Kình 85 tuổi ở làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội rạng sáng ngày 9 tháng một, năm 2020 là sự tiếp nối tiếng súng tội ác giết người đàn bà yêu nước Nguyễn Thị Năm 47 tuổi ở Thái Nguyên sáng ngày 9 tháng bảy năm 1953.

anhhung01

Người Anh hùng nông dân giữ đất Lê Đình Kình xác định ranh giới 59 ha đất sản xuất nông nghiệp của dân Đồng Tâm ở phía Tây cánh đồng Sênh ngày 27/11/2019 - Ảnh Phạm Đình Trọng

Tiếng súng tội ác của những người cộng sản bắn vào người dân Việt Nam yêu nước thương nòi đã nổ rền suốt chín mươi năm tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam, 1930 - 2020.

Tiếng súng, tiếng trái phá, tiếng đại bác, tiếng tên lửa tội ác cộng sản bắn vào giống nòi Việt Nam khi nhỏ bé, rời rạc như tiếng súng bắn bà Nguyễn Thị Năm, bắn cụ Lê Đình Kình. Khi là sấm sét rung cả mặt đất của những khối thuốc nổ lớn đánh sập nhà hàng, khách sạn, tòa nhà dân sự giữa đô thành Sài Gòn. Khi tội ác mở cả chiến dịch dài ngày bắn vào cuộc sống bình yên của người dân, bắn vào hương khói trên bàn thờ tổ tiên những gia đình người Việt ở miền Nam như chiến dịch khởi đầu từ đêm giao thừa tết Mậu Thân 1968.

Cùng với những tên tuổi được nhân dân, được lịch sử biết đến như bà Nguyễn Thị Năm, như cụ Lê Đình Kình bị tội ác cộng sản giết chết còn có hàng triệu, hàng triệu dân lành chết thê thảm, chết tức tưởi, chết đau đớn, chết oan khuất, chết âm thầm bởi tội ác cộng sản.

anhhung1

Người Anh hùng nông dân giữ đất Lê Đình Kình

Vì vậy từ nay lịch sử sẽ ghi nhận và cuộc sống đất nước xin lấy ngày chín tháng một hàng năm, ngày tội ác cộng sản giết người Anh hùng nông dân giữ đất Lê Đình Kình là ngày khắc ghi tội ác cộng sản với người dân Việt Nam.

Phạm Đình Trọng

(13/01/2020)

*******************

Đồng Tâm đau thương

Nguyễn Tường Thụy, RFA, 13/01/2020

Chiến dịch tìm diệt

dù là phong phú đến mấy. Không ai có thể ngờ rằng, nhà cầm quyền dám làm một chuyện tày đình như vậy. Độ ngang ngược, trắng trợn và ngang nhiên vi phạm pháp luật là chưa từng có.

anhhung2

Lực lượng được gọi là "cưỡng chế" tấn công vào thẳng thôn Hoành lùng sục mà mục tiêu trước hết là nhà Cụ Lê Đình Kình và chết chóc đã xảy ra ở đây.

Thông điệp của họ là dùng sức mạnh của quân số và vụ khí đè bẹp mọi sự phản kháng, bất chấp sự phản kháng ấy có phù hợp với pháp luật hay không.

Họ gọi những người dân tự vệ là những kẻ chống người thi hành công vụ. Vậy công vụ nào ở đây ?

Là cưỡng chế khu 59 héc ta Đồng Sênh ư ?

Cưỡng chế là phải có người thi công, có người chống lại và nhiệm vụ của lực lượng cưỡng chế là vô hiệu hóa sự chống lại từ phía người bị cưỡng chế. Sự việc phải xảy ra ở khu đất bị cưỡng chế. Nhưng trên thực tế thì không có chuyện người dân Đồng Tâm có mặt ở khu vực ấy vào lúc 3, 4 giờ sáng mà là họ đang trong giấc ngủ say. Vì không phải là cuộc cưỡng chế nên điều luật "Không thực hiện cưỡng chế đất đai từ 22 giờ đến 6 giờ" là chưa cần thiết phải nêu ra ở đây. Cưỡng chế mà dùng tới một lực lượng hùng hậu như đi đánh chiếm một quốc gia. Lực lượng này là bao nhiêu ? Có thông tin 1 nghìn, 3 nghìn và có cả thông tin tới 9 nghìn quân. Không ai xác minh được con số đúng ngoài chính những người tổ chức. Mà nếu họ công bố đi chăng nữa thì mấy ai cho rằng con số ấy là chính xác.

Nó là cuộc tấn công vào nhân dân Đồng Tâm.

Cái gọi là "cưỡng chế" không xảy ra ở hiện trường thi công mà ở thôn Hoành. Lực lượng được gọi là "cưỡng chế" tấn công vào thẳng thôn Hoành lùng sục mà mục tiêu trước hết là nhà Cụ Lê Đình Kình và chết chóc đã xảy ra ở đây. Đạn nổ, lửa cháy náo loạn cả một làng quê khi trời còn đang chìm vào bóng đêm. Chúng đến tận từng nhà gọi hàng. Nhà Cụ Lê Đình Kình bị phá, Cụ bị giết, con cháu Cụ bị trọng thương và bị bắt đi cùng nhiều người khác, hiện giờ chưa biết sống chết ra sao.

Cuộc hành quân khổng lồ tới Đồng Tâm với hàng nghìn quân và phương tiện, vũ khí, khí tài đêm ấy là nhằm tấn công người dân Đồng Tâm chứ không phải phục vụ cho cưỡng chế đất đai. Đó là chiến dịch tìm diệt.

Bưng bít sự thật

Tôi dám chắc tất cả những người tổ chức cuộc tấn công nhằm vào nhân dân Đồng Tâm đều biết sự phi lý và phi pháp của nó. Nếu đàng hoàng, chính đáng thì tại sao công an phải canh chặn những người mà họ cho rằng có thể sẽ đi Đồng Tâm từ nhiều ngày trước và cho đến tận bây giờ ? Sao không để cho ai muốn thì cứ đến tận nơi, tìm hiểu và phản ánh sự thật. Nếu lẽ phải, chính nghĩa thuộc về phía nhà cầm quyền thì việc gì phải ngăn cản ?

Trịnh Bá Phương bị bắt khi đang live stream phỏng vấn người dân Đồng Tâm lúc sự việc đang diễn ra. Bùi Thị Minh Hằng ở tận Vũng Tàu cũng phỏng vấn người dân Đồng Tâm khi Đồng Tâm đang bị tấn công và bị công an xông vào tận nhà bắt đi ngay sau đó

Cho đến bây giờ, hơn 3 ngày sau vụ tấn công vào Đồng Tâm, tất cả những người bị canh vẫn đang trong vòng vây của an ninh và có dấu hiệu ráo riết hơn.

Việc làm đó nhằm mục đích gì, nếu không phải là để bưng bít sự thật ?

Một chiến dịch tuyên truyền khổng lồ nhằm lấp liếm tội ác của họ ở Đồng Tâm, cố làm như vụ tấn công này là cưỡng chế đất, là công việc bình thường theo đúng luật pháp, là người dân tấn công họ chứ không phải họ tấn công người dân. Nó thống nhất từ tuyên giáo đến báo chí, từ dư luận viên đến lãnh đạo cao nhất.

Báo chí, truyền hình chỉ thông tin theo nguồn duy nhất là từ Bộ Công an.

Ba cảnh sát cơ động thiệt mạng, chỉ 1 ngày sau đó được Chủ tịch nước huân chương chiến công hạng nhất. Đây là việc làm sốt sắng chưa từng có, vượt qua mọi thủ tục đề nghị, trình duyệt và xem xét. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho 3 cảnh sát mà họ cho rằng "đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trấn áp tội phạm tại xã Đồng Tâm". 2 ngày sau, Bộ trưởng công an đã thăng thêm một cấp quân hàm cho họ.

Cũng ngày 11/1, khi đi kiểm tra công tác của ngành công an, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho họ là là "tấm gương về xả thân bảo vệ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia". Ông ta "yêu cầu xử lý nghiêm những kẻ chống đối, vi phạm pháp luật".

Thật là những việc làm phối hợp hết sức nhịp nhàng để tạo dư luận rằng vụ tấn công vào Đồng Tâm là hợp pháp và chính nghĩa, còn nhân dâm Đồng Tâm là những kẻ chống đối cần phải trừng trị.

Còn dư luận viên (mà giới facebooker thường gọi là bò đỏ) thì sao ? Cũng chưa bao giờ có chuyện chúng ra quân đồng loạt và đông đến thế. Hàng loạt nick cả cũ và mới lập ào vào các trang đang cố đưa sự thật về Đồng Tâm chửi bới văng tục, viết những lời khả ố, đểu cáng ầm ỹ cả lên. Thầy Đào Tiến Thi than với tôi : "Em không thể xóa kịp còm của chúng".

Chúng còn lập những nick giả mạo những facebooker nhiều người biết đến rồi đi khắp nới comment bậy bạ, gây nghi kỵ lẫn nhau. Nếu bị report thì chúng nhanh chóng lập ra cái khác. Bản thân tôi đã bị giả mạo đến lần thứ 4 gây nên nhiều thắc mắc cho người quen biết. Tôi đã phải nhận những tin nhắn hoặc điện thoại gọi đến quở trách.

Để chứng minh thêm cho nhận định của mình ở trên ("tôi dám chắc tất cả những người tổ chức cuộc tấn công nhằm vào nhân dân Đồng Tâm đều biết sự phi lý và phi pháp của nó"), tôi nhắc lại một chi tiết : Khi họ đưa xác Cụ Kình về ủy ban xã và báo cho người nhà lên nhận, họ bắt người nhà Cụ ký vào biên bản là Cụ chết ở Đồng Sênh và bắt người dân khác cũng xác nhân điều đó. Tất nhiên không ai ký vì thực tế cụ bị bắn tại nhà. Hiểu điều này thật đơn giản : họ muốn cụ Kình chết ở Đồng Sênh để cho rằng, cụ ra đấy chống đối người "thi hành công vụ" rồi công an "lỡ tay làm chết", chứ không phải quân cướp xông vào nhà bắn.

Họ đang run sợ. Có câu tục ngữ rằng "chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, đánh được người rồi thì mặt vàng như nghệ".

Khi xem đoạn Video khâm liệm Cụ Lê Đình Kình, tôi bật khóc. Rất nhiều người cho biết họ cũng có trạng thái cảm xúc như vậy. Chị Nguyễn Thị Tâm và nhóm cộng sự ở Dương Nội khi live stream phỏng vấn người dân Đồng Tâm nước mắt ròng ròng. Người xem cũng khóc theo chị.

Chúng tôi, hầu như ai cũng đã đến Đồng Tâm và trực tiếp nói chuyện với Cụ, hiểu về Cụ. Ai cũng cảm phục Cụ tuổi 85 tuổi mà trí tuệ mẫn tiệp, khảng khái, can đảm, tận tụy và trung thành với quyền lợi của dân làng. Nay nhìn thi thể Cụ có nhiều vết đạn, bụng bị mổ phanh không đau đớn sao được. Lý giải thế nào về vết mổ chạy dọc từ cổ xuống đến bụng vì cái chết của Cụ đã rõ bởi những vết đạn, chứ không có điều gì bí ẩn mà phải mổ bụng tìm nguyên nhân.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nhớ đến một câu trong quốc ca của nhà nước cộng sản Việt Nam : "Thề phanh thây, uống máu quân thù" rồi đặt câu hỏi : "Phải chăng khi nhà cầm quyền coi cụ nông dân Lê Đình Kình là kẻ thù thì họ cũng dùng phương pháp trả thù của giai cấp phong kiến Trung Hoa : Mổ bụng, moi gan, quật mồ, đánh thây, đốt xác, san bằng mồ mả… mà họ giữ lại trong bài quốc ca của nhà nước cộng sản ????

Trưa 12/1, trong một video Trịnh Bá Tư phỏng vấn dẫn lời kể của cụ Dư Thị Thành là vợ Cụ Kình, cho biết Cụ bị bắn 2 phát đạn vào đầu, 1 phát vào tim, 1 phát xé toang chân trái gần đứt lìa. Còn chân phải Cụ đánh gãy từ lần bị bắt trước đây. Cụ Dư Thị Thành là người chứng kiến khi chúng xông vào nhà giết cụ Kình. Lúc ấy là 6 giờ 30 phút.

Anh Lê Đình Chức con trai và cháu nội cụ Kình là Lê Đình Quang bị bắt. Cháu Quang bỏ chạy, bị chó và công an đuổi bắt. Anh Chức hiện nằm cấp cứu tại bệnh viện. Thông tin về anh Lê Đình Công (con trai Cụ Kình và là bố cháu Quang) rất ít nhưng có người chắc chắn anh đã bị bắt. Anh Lê Đình Uy (là bố cháu bé bị ngạt hơi cay 3 tháng tuổi) có thể cũng đã bị bắt. Theo người dân thì hôm ấy, chúng khiêng tờ nhà cụ Kình ra 3 người nhưng không rõ là những ai.

Cầu mong trong số những người bị bắt đi không có thêm cái chết nào nữa. Có thông tin cho biết gia đình Cụ Lê Đình Kình mất cả két tiền và ô-tô riêng. Theo fb Lã Việt Dũng thì chúng không chỉ lục lấy đồ nhà cụ Kình mà của cả những nhà khác, từ nồi cơm điện.

Trong đám tang cụ Kình hôm nay, một người lọt được vào làng cho biết an ninh chìm nổi dày đặc. Chúng không cho một ai quay phim, chụp ảnh. Người này tiếp cận được với cụ Dư Thị Thành, cụ cho biết máu chảy cả vũng ở nền nhà.

Trong vụ tấn công vào Đồng Tâm, thông tin ban đầu từ báo chí thì có khoảng 30 người đã bị bắt.

Tuy nhiên, tình hình Đồng Tâm vẫn rất căng thẳng. Cũng theo Trịnh Bá Tư được người dân cung cấp thông tin thì Đồng Tâm vẫn tràn ngập không khí khủng bố. Sáng 12/1, chúng bao vây 2 nhà, có thể đã bắt thêm người đi. "Tang thương lắm cháu ạ" – người dân nói với Trịnh Bá Tư. Chúng tiếp tục bao vây dân làng nhưng lại bảo vệ bọn chỉ điểm và bọn tham nhũng ở địa phương, chắc là chúng sợ bị dân làng hỏi tội.

Trước những thông tin đang xuyên tạc về Cụ Lê Đình Kình trên báo chí, Người dân này cũng nói, tổ Đồng Thuận có mấy chục người là những người đầu sóng ngọn gió, còn dân cả làng theo, 10 người thì đến 9 người rưỡi theo, chứ không phải là chỉ một vài người theo Cụ Kình như họ tuyên truyền.

Theo fb Trịnh Bá Tư thì trong đám tang cụ Lê Đình Kình sáng nay, một người dân kể : "Đau thương lắm bác ơi, trong đám tang mọi người chỉ biết khóc nghẹn ngào…, đám tang cụ Kình đông lắm dài lắm, cả đời chưa thấy đám tang nào đông như thế. Dân xã Đồng Tâm, và các các xã bên cạnh Thượng Lâm, Phúc Lâm, cả bà con bên Chương Mỹ giáp Mỹ Đức cũng sang… Bà con đưa tang đều đội khăn trắng, chỉ những người đến sau hết khăn mới không có thôi…".

*

Sau hôm xảy ra biến cố Đồng Tâm, ngày 10/1, Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án với các tội danh giết người, tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ. Còn sai phạm về phía nhà cầm quyền, phá nhà bắn chết dân thì họ lại lờ đi.

Điều khó hiểu là không biết hành động tấn công vào Đồng Tâm vào lúc 3,4 giờ sáng hôm ấy là thi hành công vụ gì ? Tấn công vào dân đâu phải là công vụ. Còn nếu dân họ chống lại gây ra chết người thì chỉ là tự vệ quá mức cần thiết, chứ sao gọi là giết người ?

Vì vậy, tổn thất của nhân dân Đồng Tâm không chỉ là cái chết của cụ Lê Đình Kình và nhiều người bị trọng thương. Người dân dự đoán rằng, có lẽ còn nhiều người chết nữa nhưng họ sẽ trả xác từ từ để tránh bớt sự phẫn nộ của dân làng. Còn trong vụ án này sẽ có những án rất nặng, thậm chí có thể có án tử hình.

Rồi trong quá trình điều tra, sẽ có chuyện ép cung, tra tấn như đã xảy ra trong nhiều vụ án khác ? Về khả năng này, thông tin ban đầu cho biết từ một cuộc phỏng vấn cụ Dư Thị Thành. Theo đó, chúng bắt cụ khai nhận cầm lựu đạn, bom xăng, không nhận là đánh.

Nỗi đau của nhân dân Đồng Tâm chưa dừng lại.

Liệu có điều tra vụ tấn công vào Đồng Tâm 9/1 ?

So với các vụ việc khác, tính chất của vụ Đồng Tâm khác rất nhiều về qui mô và sự thống nhất từ trung ương trở xuống. Nếu các vụ việc khác, sai phạm có thể ở một địa phương, một đơn vị, còn trông vào bên trên theo kiểu dưới làm sai chứ trên vẫn sáng suốt, bản chất của chế độ vẫn tốt đẹp thì vụ này trông chờ vào đâu ? Trông chờ vào đâu khi ông Bộ trưởng công an, Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Thủ tướng đều đã có những động thái khẳng định tính đúng đắn, hợp pháp trong vụ tấn công vào Đồng Tâm như thưởng huân chương, cấp bằng tổ quốc ghi công và qua những lời phát biểu ? Trong tứ trụ chỉ còn lại bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội nhưng thử hỏi, nếu trong tâm bà ta hướng về lẽ phải thì liệu bà ta có dám nói gì, làm gì, ví dụ mở một cuộc điều tra ?

Tuy vậy, vụ tấn công vào Đồng Tâm không dễ gì bưng bít vì tính chất vô lý, ngang ngược và độ tàn bạo của nó. Ngay ngày 9/11, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về sự việc này. Người dân, nếu ai còn tin họ rồi dần dần họ sẽ nhận ra.

Mục đích của vụ tấn công này không chỉ nhằm chiếm đoạt 59 héc ta đất Đồng Sênh mà còn là để tiêu diệt ý chí phản kháng của nhân dân Đồng Tâm, không để tinh thần Đồng Tâm lan sang các địa phương khác trong cả nước.

Vụ việc ở Đồng Tâm chưa bao giờ có bóng dáng của luật pháp. Không có viện kiểm sát, tòa án, cơ quan điều tra. Không hề có lệnh bắt, lệnh khám nhà. Chỉ có công an tấn công vào Đồng Tâm xử Cụ Lê Đình Kình và những người dân Đồng Tâm theo kiểu mạnh được yếu thua theo luật rừng. Có ý kiến cho rằng, cụ Kình bị xử tử không có bản án là vậy.

Đây là sự việc vô cùng nghiêm trọng nhưng lại được sự thống nhất từ Bộ chính trị, Chính phủ, Bộ công an, Chính quyền Hà Nội. Vì vậy, những người đứng đầu những cơ quan trên đều phải chịu trách nhiệm về sự kiện lịch sử bi đát này.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 13/01/2020 (nguyentuongthuy's blog)

*****************

Khi tội ác được vinh danh

Hiền Vương, VNTB, 12/01/2020

Toán lính người Việt đã dùng vũ khí quân dụng để giết hại thường dân Việt, và có đến ba tấm Huân chương Chiến công hạng nhất được truy tặng tức thì khi có 3 sắc phục tử vong, điều đó cho thấy cái ác được vinh danh.

anhhung3

Ghi nhận ở đây ý kiến từ hai đảng viên : cựu tổng biên tập báo Tuổi Trẻ – bà Vũ Kim Hạnh, và cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị – ông Đặng Tâm Chánh về sự kiện Đồng Tâm ngày 9/1/2020.

Họ coi dư luận như cỏ rác

Nhà báo Vũ Kim Hạnh đặt vấn đề : "Tôi chỉ xin nêu mấy câu hỏi ngắn : Sau nhiều tháng ngày dò xét, theo dõi, rồi lên kế hoach bố ráp, hủy diệt rất qui mô và chi li, sao họ để cho lính chết nhiều thế ?

Những mạng người ấy chết, ai chịu trách nhiệm từ căn gốc ? Nói điều binh kém, chắc chắn các vị chỉ huy không chịu, chỉ có thể nói họ muốn làm như thế ? Để đổ tội cho dân Đồng Tâm và cho cả một gia tộc dám "cầm đầu" dân Đồng Tâm chống họ ?

Nếu cụ Kình tham lam thủ đoạn như họ công khai trên báo, thì bao nhiêu năm tháng sống cạnh gia đình cụ, dân làng Đồng Tâm mê muội gì, khó khăn gì mà không trói gô cụ già 84 tuổi đem nộp công an ?

Cắt luôn internet, đòi bắt luôn luật sư, rào kẽm gai phong tỏa nguyên một làng. Tấn công vũ trang 4 giờ khuya, nửa đêm, qui mô dường ấy, thiệt hai bấy nhiêu nhân mạng mà giờ tivi báo chí nói "chống người thi hành công vụ ở cánh đồng Sênh sáng 9/1 cách đó 3 km". Thiệt là coi dư luận như cỏ rác.

Rồi đăng báo nói giao xác cụ Kình, thì lại là… đòi đổi xác cụ Kình để ép ký cho được lời thú tội (rất hoang đường) của gia đình cụ là "cụ mất ở cánh đồng Sênh", ép một tang gia mà chỉ một đêm, một loạt đàn ông của gia đình ấy đều chết và mất tích.

Cuối cùng tôi đành hiểu là : có một ai đó, phải tiến hành vụ này theo cách quyết liệt, chấn động nhất để thấy bọn nông dân làng Đồng Tâm rất "phản động" và lực lượng chuyên chính rất kiên định, không nương tay.

Có lẽ chẳng có cái chính phủ nào trên thế giới dám làm theo cách ấy cả : cho cả thế gian biết tay tao. Tấn công hủy diệt thì chắc chắn là kế hoạch đã có lâu rồi, nhưng điểm rơi thời gian, cách tiến hành phải tốc chiến tốc thắng và cùng hung cực ác như thế thì chỉ có một người cần phải làm như vậy.

Vì cái lò lớn đã bùng cháy ngay bên hông, còn rất ít thời gian để lập công lớn chuộc tội : chủ tịch thành phố, thiếu tướng Công An Nguyễn Đức Chung. Suy đoán này có thể sai, nhưng không lâu đâu, bộ mặt tội ác tham lam, dối trá bất chấp thực sự của hắn sẽ phơi bày.

Một câu hỏi rợn người : phiên tòa sắp tới xử ai, khi những "tội phạm" nguy hiểm nhất bị giết hết rồi, thi hành án chớp nhoáng rồi, họ đâu cần tòa ? Chiếm đất của dân bằng quyền lực thì được, nhưng nếu kẻ thù phương Bắc đánh chiếm đất nước này thì một mình họ có chống lại giữ đất không và chống được chăng ?".

Đó khác gì xã hội của loài thú

Nhà báo Đặng Tâm Chánh nhận định : "Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể đã mắc một sai lầm chính trị nghiêm trọng, trao huân chương chiến công cho các chiến sĩ tử vong trong một trận đánh có thể gây chia rẽ xã hội thành tầng lớp thống trị và bị trị.

Đành rằng mất mát sinh mạng là một tổn thất đau xót. Nhưng người lính đụng độ với đối tượng thấp và yếu hơn mình về trình độ tác chiến và trang bị vì sao phải hi sinh mạng sống ? Huống nữa, đây là lực lượng vũ trang cách mạng vốn chung nguồn gốc Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Nếu nói bài bản lí luận thì tính đảng của lực lượng vũ trang của chúng ta là ở cái gốc gác chức năng ấy.

Tôi không có ý làm tổn thương đến những người đã mất, cũng như thân nhân, đặc biệt là con cái của các cán bộ, chiến sĩ ấy. Tôi chỉ muốn đề cập thẳng thắn tới cách nhận thức đem cái chết của họ xác định cho tính chính đáng của một cuộc tấn công vào dân thường. Nhất là nó biện minh cho sự trừng phạt bằng bạo lực lấy đi sinh mạng của người dân theo kiểu công lí báo thù.

Chúng ta có lẽ còn nhớ hình ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan của chế độ Việt Nam Cộng Hòa chĩa súng bắn một người mặc thường phục. Vì sao nó đã làm công luận thế giới và nhân dân ta căm phẫn ? Trong những lí lẽ mà về sau này khi có nhiều thông tin hơn người ta đánh giá lại, người mặc thường phục trước họng súng tướng Loan là một Việt cộng chính cống, thậm chí là Việt cộng dính líu tới một vụ sát hại gia đình một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa. Đó là thông tin mà bức ảnh với tư cách là một bức ảnh báo chí đã không đề cập tới. Nhà báo, tác giả bức ảnh đã có lần hối tiếc vì phần sự thật còn chưa được mình tìm hiểu đầy đủ đó.

Nhưng sự tiếp nhận của công chúng với bức ảnh là ở chỗ nó trưng ra một sự thật đi ngược lại các giá trị tiến bộ của xã hội loài người, đó là kịch tính của bức ảnh, vũ lực được chính lực lượng chức năng sử dụng để tổn hại dân thường là bạo quyền.

Mặt bằng Người của loài người không chấp nhận bạo quyền. Chính vì vậy các thể chế phải xác lập qui tắc nhận dạng trong sắc đồng phục của lực lượng vũ trang. Hình ảnh bộ đội Cụ Hồ của lực lượng vũ trang cách mạng bị chi phối bởi nhận dạng thương hiệu này. Bản chất tiến bộ của văn minh này là sự nhất loạt nhận thức lực lượng vũ trang "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ", sức mạnh vũ trang là sức mạnh được nhân dân kiểm soát.

Những cái chết đau lòng ở Đồng Tâm có thể xuất phát từ một tình huống mất kiểm soát về mặt tâm lí của cả hai phía. Nhưng khi đã bùng phát thành bạo lực, không có cách gì khác, ý thức thượng tôn pháp luật phải thể hiện bằng kỉ cương thuộc về "giá trị thương hiệu" của sắc lính.

Không thể chấp nhận luận lí vì bên kia có súng mà chúng ta nổ súng. Càng không thế vì chúng ta có người bị tử vong thì biến những kẻ đối diện với nòng súng của mình thành kẻ địch mà chúng ta dễ dàng ấn cò.

Lực lượng vũ trang "do dân vì dân" hẳn nhiên không được giết dân. Trong bất kì tình huống nào, kể cả trên truyền thông sau này, sự thật có thể cần được bổ khuyết để chúng ta có thể nhìn thấy liệu còn có cơ hội nào để không thể tránh xảy ra ngộ nhận.

Không mình bạch, kịp thời và cầu thị trong thông tin thì xã hội còn trong mức độ mông muội, chỉ là xã hội của kẻ có quyền.

Đó khác gì xã hội của loài thú".

Thay lời kết

Giết một người không khó, phạt tù một người càng không khó. Quan trọng sau tất cả thì ta còn lại gì ? Niềm tin nát bét, xã hội phân hóa.

Đạn bắn vào Dân là viên đạn bắn vào niềm tin, bắn vào mặt nạ của những kẻ phản bội.

Câu văn sau chót của Hemingway khi viết Chuông Nguyện Hồn Ai : "Đừng hỏi chuông nguyện hồn ai, chuông nguyện hồn anh đó".

Hiền Vương

Nguồn : VNTB, 12/01/2020

******************

Chính phủ có đang lắng nghe dân Làng Hoành ?

Thế Sự, VNTB, 12/01/2020

Thế nhưng, điều động quân về Làng Hoành trong dịp cận kề Tết có phải là "giải quyết thấu tình đạt lý" ? Và cách hành xử "lắng nghe" đã bị loại trừ trước mục tiêu "xử lý nghiêm khắc các phần tử chống lại Đảng, Nhà nước" ?

anhhung4

Sáng ngày 9/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố "lăn lộn, lắng nghe, chia sẻ, giải quyết thấu tình đạt lý của mình đối với người dân rất quan trọng, là bài học kinh nghiệm của các cấp chính quyền, chứ không phải dùng quyền lực áp đặt" khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân vận và đánh giá kết quả thực hiện "Năm dân vận chính quyền" 2019, triển khai nhiệm vụ 2020, tại Hà Nội.

Ông cũng nhấn mạnh, "Không được coi thường những đốm lửa nhỏ, nhiều đốm lửa nhỏ sẽ bùng lên thành đống lửa lớn mà chúng ta phải thông qua công tác dân vận để người dân hiểu, ủng hộ".

Thế nhưng trước đó, vào rạng sáng ngày 9/1, một đoàn quân di chuyển về phía Làng Hoành (Đồng Tâm, Hà Nội) và thực hiện "đánh úp" vào lúc 4h00 sáng khiến cho "4 người tử vong", theo Thông cáo của Bộ Công an.

Tiếp đó, ngày 11/1/2020, trong buổi kiểm tra công tác của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân, ông Thủ tướng tuyên bố, "Chúng ta phải xử lý nghiêm khắc các phần tử chống lại Đảng, Nhà nước và lực lượng của chúng ta. Ba đồng chí hy sinh là một tấm gương rất lớn".

Thế nhưng, điều động quân về Làng Hoành trong dịp cận kề Tết có phải là "giải quyết thấu tình đạt lý" ? Và cách hành xử "lắng nghe" đã bị loại trừ trước mục tiêu "xử lý nghiêm khắc các phần tử chống lại Đảng, Nhà nước" ?

Quan điểm "chuyên chính" của ông Thủ tướng là xuất phát từ nội tâm của chính ông, hay là nhiệm vụ chính trị buộc ông phát ngôn như thế ? Phải chăng, trong mắt ông và những người "đồng chí" nhìn về "Đồng Tâm" như một nỗi bất lực khi thực hiện lấy lại đất, và buộc phải thực hiện "quyền lực áp đặt", đến mức phải gắn cho những người nông dân Làng Hoành là "các phần tử chống lại Đảng, Nhà nước" ?

Nếu Bộ Công an tiến hành nhiệm vụ này (Bộ Công an là cơ quan thuộc Chính phủ), và quan điểm của ông Thủ tướng là như vậy, thì có phải chăng ông Thủ tướng là người "chấp thuận", thậm chí là "chỉ đạo" chủ trương đưa quân về dẹp "ổ phản loạn Đồng Tâm" ?

Hệ quả, "áp đặt quyền lực" đã phải trả giá quá đắt, không chỉ dừng ở mạng người, mà là niềm tin của người dân đã vỡ nát hoàn toàn. Bởi sự kiện ngày 9/1 xảy ra Đồng Tâm đã khiến bản chất câu chuyện lần này không còn là "đốm lửa nhỏ", mà có khả năng bùng lên thành một "đống lửa lớn", hun đúc ý chí căm hờn trong mỗi người dân trong và ngoài Đồng Tâm.

Quan trọng hơn, cách xử lý vội vã và có phần cẩu thả dựa vào "quyền lực áp đặt" lần này nhằm mục đích chủ quan là "tái lập trật tự xã hội trước thềm ĐH XIII" đã khiến niềm tin vào bộ máy chính trị đối với Chính phủ Kiến tạo tiêu tan, và hình thành một minh họa mẫu mực cho cái gọi là nhà nước Pháp quyền XHCN trong mắt một bộ phận không nhỏ người dân.

Việc bà Nguyễn Thị Tâm, dân oan Dương Nội trong một video đăng tải trên Facebook cá nhân đã "chửi thẳng mặt" vào những viên an ninh đang canh giữ khu vực ở của bà, thu hút hàng ngàn lượt xem và tán đồng. Tiếng "chửi" của bà và sự đồng thuận quan điểm của hàng ngàn người đối với tiếng chửi của bà đã thể hiện hết nỗi lòng, tâm tư của người dân đau xót trước thực trạng cái chết của Cụ ông Lê Đình Kình, và cho thấy niềm tin của người dân đối với thể chế này như thế nào.

Nhưng thay vì có một động thái dung hòa để xoa dịu vụ việc, thì Nhà nước lại tiếp tục dùng "quyền lực áp đặt" để tiến hành nhục mạ và bôi nhọ nhân phẩm của những người dân đã chết và bị bắt. Gọi họ là "đối tượng", tuyên bố họ là "kẻ gây rối" (báo Lao Động ngày 10/1), coi họ không còn là "dân lành" (báo Vietnamnet ngày 10/1) ; gọi họ là "kẻ giết người" (VOV ngày 10/1) ; khẳng định họ là "thành phần bất hảo, nghiện ngập tụ tập" (báo Công an nhân dân ngày 10/1).

Tổng hợp lại, trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để xảy ra sự việc Đồng Tâm ngày 9/1, chỉ đạo báo chí cách mạng "lên đồng, đấu tố" vào ngày 10/1, và quan điểm chuyên chính ngày 11/1 gián tiếp khiến cho niềm tin chính trị vào ông bị sút giảm nghiêm trọng. Liệu ông Thủ tướng có hiểu, có thấu, có nhận biết được điều đó ? Hay ông thực thi quan điểm, tuyên bố, chỉ đạo qua "báo cáo" từ cấp dưới để rồi có những chỉ đạo, phát ngôn "phô trương quyền lực" và góp phần "đổ dầu vào lửa" trong hoàn cảnh này mà không hề để tâm đến tiếng nói từ người dân Làng Hoành như thế nào, phản ứng của dư luận ra sao ?

Làm sao người dân có thể tin được một cơ chế mà nơi đó, mạng người dân bị "chết" vô cớ trong một đêm tối trời ? Làm sao người dân có thể "đồng hành cùng Chính phủ" trong kinh tế, chính trị và các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia khi lời nói trước sau bất nhất ? Làm sao người dân có thể tin vào "đối thoại, công bằng" khi các tranh chấp đất đai lại sử dụng đến lực lượng vũ trang tập kích trong đêm, và khi lên truyền thông người dân giữ đất bị biến thành "phần tử chống lại Đảng, Nhà nước" ?

Và đó là lý do khiến không ít quan điểm nhận định rằng, sự kiện ngày 9/1, Chính phủ, Nhà nước Việt Nam đã thua trắng tay về nhân tâm và đoàn kết nhân dân ?

Thế Sự

Nguồn : VNTB, 12/01/2020

********************

Lương tri : điều Đảng không có để tiếp tục sống còn

Cánh Cò, RFA, 12/01/2020

Vậy là cụ Lê Đình Kình đã bị sát hại tại chính ngôi nhà của cụ sống cùng với con cháu trong ngôi làng nổi tiếng mang tên Đồng Tâm. Bất kể mọi nổ lực che giấu hình ảnh của cụ bằng mọi phương tiện hiện đại nhất. Sáng hôm 11 tháng 1, hai ngày sau khi tấn công và tàn phá Đồng Tâm cụ Kình đã xuất hiện trên mạng xã hội bằng một video clip do gia đình cụ phát đi với thi thể gầy gò đầy máu.

anhhung5

Hình ảnh của cụ giờ đây tràn đầy trên mạng xã hội và không một thế lực nào có thể chứng minh khác với sự thật trần trụi : Cụ Lê Đình Kình bị giết bằng một lực lượng hùng hậu và chuyên nghiệp mà phía sau nó là sự chỉ đạo, lên kế hoạch, hành động của Bộ Công an Việt Nam.

Mọi lý do đưa ra về cái chết này của báo chí do Cổng thông tin điện tử của công an cung cấp. Người dân có thể không tin nhưng không còn cách nào khác trước những dòng chữ trên báo chí : "Thông báo cho biết, từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch.

Trong quá trình xây dựng, sáng 9/1/2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương".

Người Cộng sản luôn tin tưởng vào châm ngôn : "Cứ nói láo nhiều lần thì người dân sẽ tin đó là sự thật" và họ hồn nhiên lừa người dối mình. Đây là hành vi đi ngược lại với lương tri nhân loại bởi ai cũng biết rằng "Lương tri : khả năng hiểu biết, nhận thức đúng đắn điều phải trái, đúng sai hình thành ở con người qua thực tiễn cuộc sống".

Qua cách thức mang đại quân bao vây một nhúm dân tại Đồng Tâm, Đảng đã lộ ra cái gốc "bạo lực cách mạng" luôn ngự trị tâm hồn của họ. Đảng không thấy được dù có giết được cụ Kình, người được cho là linh hồn của cuộc cách mạng giữ đất Đồng Tâm thì cũng sẽ có những cụ Kình khác trong tương lai.

Cái gốc lớn nhất của vấn đề là sự thiếu sót lương tri trong những việc Đảng làm.

Nếu có lương tri thì Đảng đã không làm những việc trái lại với cung cách thông thường mà một nhà nước pháp quyền phải tránh. Đó là ngày 15/4/2017, khi chính quyền mời những người đại diện cho người dân Đồng Tâm cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm. Bốn người đại diện này, trong đó có cụ Lê Đình Kình sau đó bị bắt đi mà không có giấy bắt người đưa đến tình trạng xô xát. Một thanh niên xã đã phải vào bệnh viện cấp cứu. Cụ Kình bị đạp gãy chân sau đó tàn phế hẳn phải đi xe lăn. Dân chúng xã Đồng Tâm đã bắt giữ 38 người gồm Cảnh sát cơ động, 1 phó trưởng công an huyện Mỹ Đức, 1 đội trưởng đội cảnh sát điều tra công an huyện Mỹ Đức và 1 Trung đoàn trưởng Cảnh sát cơ động và một số người thuộc ban ngành khác.

Nếu có lương tri thì người cộng sản sẽ không hứa cuội với người dân, nhất là một ông Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Khi ông Nguyễn Đức Chung đến Đồng Tâm ký giấy viết tay sẽ không truy cứu hành động bắt người thi hành công vụ để những người bị bắt được thả ra. Chỉ hai tháng sau thì lời hứa ấy trở thành mây bay gió thoảng.

Nếu có lương tri thì Đảng đã thấy cái ung nhọt từ luật Đất đai : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này", Cái khối ung nhọt này đang làm tan nhà nát cửa biết bao nhiêu người Việt Nam trên mọi miền đất nước. Nhưng cũng chính cái ung nhọt này đang vỗ béo cho những đảng viên cũng thiếu lương tri như Đảng. Bởi thiếu lương tri, họ sẵn sàng chà đạp mọi con người sống trên mảnh đất mà họ muốn chiếm hữu. Thiếu lương tri nên họ dụng tâm nghĩ ra mọi phương cách để gạt bỏ mọi trở ngại trong đó có cả phương cách giết người.

Nếu có lương tri thì Đảng đã ứng phó với cụ Kình cách khác.

Cụ Lê Đình Kình không phải là đứa con ghẻ của Đảng, hai vợ chồng cụ là con ruột theo Đảng gần như suốt cả cuộc đời. Gần sáu mươi tuổi Đảng, với những chức vụ lãnh đạo tại xã Đồng Tâm trong nhiều năm liền, cụ Kình hiểu biết vụ việc sân bay Miếu Môn như trong lòng bàn tay của mình. Cụ chống lại bọn quan tham tại địa phương và chống lại những kẻ bắt tay với nhóm lợi ích, ở đây là Viettel, muốn tịch thu mảnh đất mà cụ và gia đình cũng như bà con trong xã bỏ ra cả đời để canh tác. Vì thiếu lương tri Đảng không nhận ra được cái thành ý của cụ là giúp Đảng trong sạch bớt guồng máy nay đã quá rệu rã và đầy tai tiếng. Đảng không dám đối thoại một cách thành khẩn với cụ và dân làng Đồng Tâm vì Đảng tin rằng giết được cụ thì mọi chống đối sẽ tự động biến mất.

Thiếu lương tri nên Đảng không thấy cái chết của cụ Kình rúng động toàn xã hội. Hình ảnh một ông già 84 tuổi gầy gò nằm chết trên chiếc cáng được mang về từ bệnh viện đã làm thức tình bao con tim nhợt nhạt vì cơm áo.

Và đau đớn cho nhân dân nhất là cái thiếu lương tri của một ông Chủ tịch nước trước cái chết của cụ Kình : Truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhất cho 3 cán bộ thuộc Bộ Công an vì đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Rồi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Công an về việc phong liệt sĩ, truy thăng quân hàm trước thời hạn cho 3 chiến sĩ hy sinh. Ba người này hy sinh trong trận càn diệt dân tại Đồng Tâm vào sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020

Không có lương tri để phán đoán sự căm phẫn của người dân và bịt mắt lại để truy tặng huy chương cho những người bị đẩy vào chỗ cầm súng chống lại nhân dân mình là giọt nước cuối cùng làm tràn chiếc ly giận dữ của quần chúng.

Cái chết của cụ Kình vẫn không thức tỉnh được lương tri của Bộ chính trị và vì vậy Đảng không còn hy vọng tiếp tục an hưởng những mùa gặt kế tiếp của người dân trên cánh đồng niềm tin vốn chỉ còn lèo tèo vài ba người nhận vài triệu bạc hàng tháng để lên mạng chống lại sự thật, chống lại lương tri của con người vốn khác xa cầm thú.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 12/01/2020 (canhco's blog)

*****************

Thảm sát Đồng Tâm và Tượng đài đòi Công lý cho Việt Nam

Võ Thị Hảo, RFA, 12/01/2020

Thảm sát Đồng Tâm :

Nhiều người gọi đây là một vụ thảm sát, do quy mô và mức độ tàn bạo của nó.

VIETNAM-PROTEST/

"Một vụ thảm sát là sự kiện một nhóm người/sinh vật bị giết trong tình trạng không có sức chống đỡ hoặc vô tội trong khi kẻ giết chóc nắm quyền kiểm soát hoàn toàn".

Định nghĩa này thích hợp trong việc miêu tả vụ thảm sát Đồng Tâm 9/1/2020.

Đêm nay đã là đêm thứ ba rồi, nhiều người ở Việt Nam và trên thế giới bồn chồn thức trắng bởi quá bàng hoàng, đau xót và công phẫn về vụ thảm sát Đồng Tâm đêm 9/1/2020 của nhà cầm quyền Việt Nam.

Không thể đếm được có bao nhiêu Facebooker đã thay ảnh đại diện của mình bằng ảnh của cụ Lê Đình Kình với băng tang đen để tỏ lòng thương tiếc, khâm phục, ủng hộ người dân Đồng Tâm. Họ đã là nạn nhân của một trận đánh úp sau nửa đêm..

Theo mô tả của nhiều nhân chứng thì lực lượng đánh úp vào nhà dân Đồng Tâm trong đêm ấy, lại từ vài ngàn quân chính quy được huấn luyện để giết kẻ thù, tay lăm lăm súng và áo khiên chống đạn, với loạt xe phá sóng, vũ khí hơi cay, vũ khí âm thanh gây điếc và choáng óc, xe thiết giáp trang bị súng hạng nặng, chó bec giê...

Rùng rợn nhất là cảnh quân đội nhân dân cùng công an nhân dân được dân nuôi bằng mồ hôi nước mắt lại đằng đằng sát khí chĩa súng vào dân sau nửa đêm, khi người già, phụ nữ, trẻ em đang say giấc ngủ để giết chóc, đánh đập, bắt cóc những người dân, đánh sập nhà họ, biến thôn Hoành Đồng Tâm trở nên tang tóc, tan hoang như sau một trận bom B52.

Trận đánh úp vào vài trăm dân Đồng Tâm với đa phần người già, phụ nữ, trẻ em này, ai mà ngờ nổi, lại được chỉ huy, bài binh bố trận chu đáo kể cả từ khâu điều quân, chuẩn bị vũ khí, chuẩn bị lực lượng truyền thông và vu khống viên khổng lồ để vu cáo người dân. Có quyền lực lớn lắm thì mới có thể cắt điện, cắt sóng điện thoại, Internet của dân, bưng bít thông tin tiện cho việc vụ cáo hãm hại người lành và che giấu hành động thảm sát.

Sự phi lý gần như mất lý trí của trận đánh úp này khiến cho nhiều người hy vọng rằng đó chỉ là manh động của Hà Nội bảo kê cho những kẻ cướp đất. Nhưng ngạc nhiên thay, với sự kiện quá mau mắn của ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước trao Huân chương Chiến công và bằng Tổ quốc ghi công cho ba người đã chết từ phía đánh úp dân ấy, cùng sự "động viên kịp thời ‘ của ông Thủ tướng, sự im lặng của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh..., cùng việc ngay lập tức khởi tố vụ án "Chống người thi hành công vụ với 3 tội danh : giết người, tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ" tại Đồng Tâm khiến cho người ta không thể không nhận định rằng đó là chủ trương đã thống nhất từ "tứ trụ" và Bộ Chính trị.

Đánh úp, thảm sátngười dân vô tội vào lúc nửa đêm mà gọi là "Chiến công" và Tổ quốc ghi công" thì chính quyền này còn lý trí nữa không ?!

Ngạc nhiên thay, họ không đếm xỉa gì đến thể diện quốc gia và thể diện chính khách. Họ đã vi phạm pháp luật, làm trái Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi. Nghị định này quy định "không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 6 h sáng hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật".

Hãy hình dung khi người ta đang say ngủ trong ngôi nhà của mình sau lúc nửa đêm lại có hàng ngàn kẻ vũ trang xông vào nhà, điện bị cắt bất chợt, xung quanh là bóng tối đen đặc không thể phân biệt mọi vật, làm sao người ta không hoảng loạn và, chỉ có thể coi đó là hành vi của bọn cướp của giết người, buộc phải tự vệ một cách tuyệt vọng nếu còn kịp và còn khả năng, bằng bất cứ vũ khí thô sơ nào mình có trong tay để sống sót ? Nếu không tự vệ, đâu phải con người !

Đó phản xạ đương nhiên và quyền bất khả xâm phạm của công dân không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. "Ba nghi phạm đột nhập vào nhà một người đàn ông ở bang Texas (Mỹ) đã bị bắn chết, nhưng theo cảnh sát địa phương, người chủ nhà nổ súng sẽ không bị truy tố vì có quyền tự vệ hợp pháp tại nhà mình" (1). Kẻ đang đêm xông vào nhà người ta mới là kẻ cướp. Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã viết : đang đêm anh cầm vũ khí xông vào nhà người ta thì kể cả trong tay người ta có cầm cả một quả bom nguyên tử chống lại kẻ đột nhập thì cũng đúng.

Hẳn rằng cho đến chết, cụ Kình – người cựu chiến binh ấy cũng không thể biết được kẻ truy sát cụ lại là đội quân chính quy rầm rộ từ lực lượng vũ trang đằng đằng sát khi do đảng và chính phủ phái đến để sát hại gia đình mình !

Cụ và dân Đồng Tâm đầy đủ chứng cứ, chỉ đòi đối thoại, thanh tra khách quan, đòi công lý. Họ hoàn toàn vô tôi, sao lại có thể là đối tượng tàn sát của quân đội và công an được ?

Oan khuất thấu trời ! Trong khi tàu giặc đang xâm lấn chủ quyền Việt Nam tại biển Đông thì nhà cầm quyền không dám lên tiếng, khẳng định không dùng vũ lực để chúng tha hồ tung tác. Người Trung Quốc sang buôn, sản xuất hàng tấn ma túy, sang gây ô nhiễm, trộm cướp lừa đảo, nhà cầm quyền cho quân nhẹ nhàng đưa về Trung Quốc, lễ độ như phục dịch đoàn khách du lịch. Mở toang cửa khẩu đón kẻ xâm lược triệt hạ tứ bề. Vậy mà với dân lành Việt Nam, với các cựu chiến binh đã đổ xương máu ra để xây dựng bảo vệ quyền lợi của nhà cầm quyền này như cụ Kình, cụ Hiếu và dân Đồng Tâm một lòng tin đảng, ngóng đợi công lý từ đảng, chỉ theo lời hô hào của đảng để chống tham nhũng và lợi ích nhóm, chống bẻ cong sự thật, cướp đất của dân, thì lại dồn quân quan vũ khí vật lực, dàn hẳn một trận đánh thảm sát với quy mô khổng lồ !

Khủng khiếp không thể hình dung nổi là đội quân hùng hậu chính quy ấy lại chọn cách đánh úp vào ban đêm ! Xông vào làng, rú rít vũ khí âm thanh, cắt khóa nhà, xịt hơi cay cho trẻ em và người già ngắc ngoải, nổ mìn bắn súng, đương nhiên các nạn nhân phải hiểu rằng đó là những tên cướp và phải tự vệ bằng mọi vũ khí có được. Nhưng họ làm sao kịp trở tay, kịp tự vệ trong tình thế ấy.

Tượng đài đòi Công lý cho Việt Nam

Việt Nam đã có quá nhiều cái chết.

anhhung7

Có những cái chết được làm lễ tang rầm rộ, cướp tiền dân xây lăng mộ thênh thang chiếm cả đất sống của dân, mả lớn mà bị dân xỉ nhục, thậm chí dân ăn mùng vì những kẻ tham nhũng và kẻ ác đã chết đi.

Máu nào cũng là máu người Việt Nam, người chết đi để lại đau khổ thiệt thòi cho thân nhân, nhưng phải nói rõ rằng có những người là công cụ mù quáng của nhà cầm quyền hoặc một nhóm lợi ích, đã chết chỉ bởi nhận diện sai lạc kẻ thù và quay súng bắn vào dân vô tội. Họ chết vì phải tuân lệnh, vì sai phạm của người chỉ huy cuộc đánh úp đó. Trận đánh úp dân vào sau nửa đêm ấy đã sai hoàn toàn về cách thức và phương pháp thi hành công vụ theo quy định của pháp luật. Họ đã buộc các công an và bộ đội xông vào nhà dân trong khung giờ trái pháp luật, lại còn đặt quân của họ vào vị trí của những kẻ đánh lén trong đêm tối, khiến cho dân hoảng loạn bật dậy trong cơn ngái ngủ, chỉ còn kịp kinh hãi khua kẻng báo có cướp để tự vệ.

Cũng cần phải nói rõ, trong tình thế công an cắt điện thoại, Internet, cắt điện, không cho các nhân chứng, báo chí khách quan quan sát, quay phim chụp ảnh… điều tra chứng cứ, một sự dàn dựng thiếu minh bạch ngay từ đầu, thì những tuyên bố và thông tin của công an đưa ra chỉ là một chiều từ kẻ mạnh, kẻ đàn áp, chưa thấy đưa ra chứng cứ chứng minh được rằng những công an bị chết chỉ là do dân Đồng Tâm gây ra.

Nhưng cái chết của cụ Lê Đình Kình, và có thể là cả con cháu cụ hoăc những người dân Đồng Tâm khác nếu có, thì lại khác,

Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người dân dùng từ "vô cùng thương tiếc" để tôn vinh cụ, mặc dù cụ bị phỉ báng, xỉ nhục đủ kiểu trên các phương tiện truyềnthông "lề đảng". Cụ bị vu cáo là "chủ mưu, cầm đầu các hoạt động gây rối, chống đối lực lượng chức năng" và "khi chết, trên tay còn cầm một trái lựu đạn".

Vì sao trên mạng Facebook Việt Nam trong và ngoài nước có vô số người thay ảnh đại diện của mình bằng ảnh của "người anh hùng áo vải" Lê Đình Kình. Vô số hình ảnh Đồng Tâm và chiếc nơ đen để bày tỏ sự công phẫn những kẻ đã gây ra tội ác cũng như xác tín lòng thương yêu của họ đối với cụ Kình cùng những người dân Đồng Tâm ? ?

Sau vụ thảm sát, cụ Kình và Đồng Tâm đã trở thành biểu tượng đại diện cho nỗi đau thương công phẫn, cho lương tâm, lòng yêu và bảo vệ đất nước, tinh thần chống tham nhũng bạo quyền của người Việt Nam.

Cụ Kình cũng như nhiều người đấu tranh cho công lý ở Đồng Tâm không phải là những vị thánh, Họ cũng từng bị nô lệ hóa, mỵ dân và cũng từng lầm lạc vì đã tin yêu và làm theo đảng. Họ đã không tiếc máu xương và tuổi trẻ để ra chiến trận bảo vệ cho địa vị của nhà cầm quyền Việt Nam - cái nhà cầm quyền đã thảm sát họ - những người thuộc thế hệ "khai quốc công thần" 50 năm tuổi đảng. Có thể trách họ. Nhưng phận là dân, phận bèo dạt mây trôi bởi những kẻ thống trị, bị "nắm yết hầu" nguồn sống, bị bưng bít thông tin thì rất khó để lựa chọn. Điều khiến cho họ trở thành biểu tượng để nhiều người tin yêu, thương cảm và đồng hành là họ đã nhận ra lẽ phải trong khi rất nhiều người đang u mê và độc ác vì vờ u mê. Họ đã kiên định, dám hy sinh cho công lý.

Theo tố cáo của thân nhân còn sống sót của gia đình cụ Kình và người làm chứng, cụ Kình đang ngủ trên giường ở trên tầng 2 trong nhà thì bị lực lượng đánh lén dùng chất nổ giật sập tường nhà và dùng súng bắn vào ngực, bắn nát cái chân lành còn lại, trước mặt người vợ già yếu của cụ. Máu của cụ chảy ra ướt giường. Và những lỗ đạn vẫn còn đó. Chúng đã xông vào bắt cóc cụ mang đi. Con trai của cụ cũng bị bắn, cháu trai chạy trốn thì bị chúng cho chó bec giê cắn xé và đến bây giờ vẫn mất tích, được cho là đã chết nhưng chưa thấy trả thi thể về cho gia đình. Đồng Tâm bây giờ vẫn trong vòng vây dày đặc, nhiều người bị bắt mang đi mất tích và chưa biết dân đã bị giết mất bao nhiêu người.

Do cuộc thảm sát Đồng Tâm mà từ 9/1/2020, hình tượng Tượng đài đòi Công lý cho Việt Nam đã hiện rõ.

Vâng, đó là hình tượng cụ Lê Đình Kình. Hình tượng này khắc sâu trong tim óc nhiều người Việt Nam và thế giới, khi chứng kiến video quay cận cảnh khi gia đình nhận thi thể cụ từ công an từ báo "lề dân". Một hình ảnh tố cáo sự thật tàn ác tới mức ai có trái tim con người không không thể không căm phẫn và đau xót.

Vâng, Hãy nhìn thi thể cụ Lê Đình Kình để trong thương đau mà ngưỡng vọng và hành động cho công lý.

Sẽ mãi lơ lửng treo cao trên mây, trong sương trong gió và mưa và sóng và đất núi, biển sâu, trên đầu dân Việt Nam, hình ảnh một cụ già 84 tuổi, râu dài bạc phơ, đôi mắt vốn trung hậu hiền hòa đượm vẻ đau khổ dù đã vuốt, đã khâm liệm cũng không thể nhắm lại.

Ký ức sẽ điêu khắc vào lịch sử Việt Nam hình tượng cụ già 84 tuổi ấy, đã bị hành hình còn đau đớn hơn cả Chúa Giê su bị hành hình trên cây thập giá. Chúa bị đóng đinh câu rút bởi những kẻ ác, cụ Kình thì bị đạn bắn thủng tim, bụng, chân, ngực bị rach toang ra rồi khâu lại, sau đầu đầy máu… Chúng bắn giết cụ tại nhà mà khi trao trả thi thể cụ cho gia đình còn cố ép buộc họ ký vào biên bản là chết tại cánh Đồng Sênh để nhằm xóa dấu vết của việc làm trái pháp luật và tội ác tày trời. Chúng còn "đặt vào trong tay cụ trái lựu đạn..".. Dĩ nhiên, con cháu cụ đã không ký biên bản vì không đúng sự thật

Cần phải làm rõ những kẻ giết người man rợ ấy rạch bụng cụ Kinh khi còn đang sống hay khi cụ đã chết ? Liệu chúng có giằng xé nội tạng của cụ để thỏa lòng khát máu ?

Cụ già 84 tuổi, cựu chiến binh, có công với nhà cầm quyền Việt Nam ấy, nhiều ngày trước khi chết phải di chuyển trên chiếc xe lăn bởi chân cụ đã bị những kẻ côn đồ bảo kê cướp đất đập gẫy, và lần này thì chúng lại hằn học bắn gẫy nát chiếc chân lành còn lại của cụ. Đòn tra tấn này diễn ra khi cụ đang sống hay khi đã chết vậy, có ai hình dung nổi mức độ đau đớn tột cùng bởi cực hình mà những kẻ khát máu đã trút lên thân hình già yếu ấy ?

"Vô cùng thương tiếc", "Người anh hùng áo vải", "Cần phải để quốc tang cho cụ Lê Đình Kình"..".Chúng tôi để tang cụ"…Hàng triệu tin nhắn, bài viết bày tỏ sự thương xót, lòng kinh trọng, sự quan tâmđối với cụ Lê Đình Kình và những người dân Đồng Tâm đang bị phá nhà cửa, bị đánh đập, bắt giam… bởi bạo quyền.

Bạo lực và tà quyền có thể giết người nhưng không thể giết được tinh thần bất khuất của một dân tộc, một đất nước. Tinh thần đó có thể bảy nổi ba chìm trong nước sôi lửa bỏng nhưng luôn bền bỉ, luôn tái sinh.

Tượng đài đòi Công lý cho Việt Nam, ai mà ngờ được, lại được treo trên cao kia, sau một vụ thảm sát từ phía nhà cầm quyền, sẽ luôn làm cho người Việt Nam biết khóc, biết đau và biết hành động.

Võ Thị Hảo

Nguồn : RFA, 12/01/2020 (vothihao's blog)

(1)  https: //tuoitre.vn/chu-nha-o-my-ban-chet-3-ten-trom-nhap-nha-van-khong-bi-truy-to-20191224112607273.htm

******************

Trung lập

Nguyễn Anh Tuấn, RFA, 11/01/2020

Hai hôm nay tôi để ý một số ý kiến cào bằng nước đôi, lên án cả chính quyền lẫn người dân trong việc sử dụng bạo lực, coi đôi bên như nhau.

anhhung8

Vụ thảm sát Đồng Tâm : bên nào khởi phát trước ? Chắc chắn không phải từ phía người dân Đồng Tâm

Tôi phản đối quan điểm này vì nó né tránh câu hỏi trung tâm : Bên nào KHỞI PHÁT bạo lực ?

Chắc chắn không phải là dân. Dân không mời cả ngàn lính cơ động về làng, mà lại là lúc nửa đêm về sáng khi mọi người yên giấc ngủ. Lính không về làng thì đã không có đụng độ.

Chưa kể, điều cả ngàn quân vào làng lúc nửa đêm như thế này là theo quy trình nào ? Cưỡng chế hay bắt người ? Hành chính hay hình sự ? Không dựa trên bất kỳ căn cứ pháp lý nào thì phải coi là hành động vô pháp.

Kẻ ra lệnh điều quân đánh úp làng là kẻ khởi phát bạo lực, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho mọi thiệt hại của thảm hoạ này.

Đối mặt với hành động vô pháp đe doạ mình, dân có quyền chống trả trong khuôn khổ quyền tự vệ chính đáng. Mà thế nào là chính đáng ? Chính đáng không phải là không gây ra hậu quả gì, mà là tương xứng với mối đe doạ mà họ đối mặt. Mức độ chống trả của họ có tương xứng với mối đe doạ từ cả ngàn lính cơ động trang bị kỹ càng, đánh úp ban đêm hay không thì mọi người tự đánh giá.

Tổng Giám mục Anh Giáo Nam Phi Desmond Tutu, người đoạt giải Nobel Hòa bình cho những hoạt động chống lại chế độ apartheid (kỳ thị người da đen) từng nói : "Nếu bạn giữ thái độ trung lập trước các bất công, kỳ thực bạn đang đứng về phe áp bức".

Những người lên án sự chống trả của người dân mong đợi người dân hành động như thế nào ? Tự gô mình chịu trói và ở tù rục xương sau đó trong tiếng chép miệng thương xót đãi bôi chưa đầy 5 giây của các bạn hay sao ?

Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh, đây không phải là bài học mà mọi người Việt được học ở trường hay sao ? Chúng ta cầu mong những người bị áp bức sẽ đấu tranh phi bạo lực, nhưng đừng hi vọng rằng tất cả họ sẽ không bao giờ chống trả bằng vũ lực - một điều chưa từng diễn ra trên thực tế.

Muốn không có bạo lực, hãy chấm dứt bất công.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 12/01/2020 (nguyenanhtuan's blog)

******************

Văn tế nghĩa sĩ Đồng Tâm

Viết từ Sài Gòn, RFA, 12/01/2020

anhhung9

Trăm năm cui cút hồng trần

Nồi da xáo thịt một lần binh đao

Hồn hề hồn hề

Trời tháng chạp sương sa áo mỏng

Lúc canh ba gà gáy tuyền đài

Nước non nghe thổn thức dài

Lòng người nhuộm đỏ bi hài quê hương

Có những kẻ đầu đường xó chợ

Tắm sông đời một buổi phù vân

Có những kẻ chí cao phận mỏng

Cất tiếng gào đồng loại thâu canh

Có những bậc anh hùng bất khuất

Một lần đi thiên cổ lưu danh

Cách mạng cách mạng ruộng đất đấu tranh

Nghe lẽ phải bên kia tường chắn

Bất chấp khổ đau ngày dài đêm ngắn

Bao thế hệ nguyền rũ máu xương

Quyết giữ đất mang hương màu tiên tổ

Dù lưu danh thiên cổ hay không

Tháng chạp sương nhuộm máu hồng

Đồng Tâm quyết tử thuận tòng tương lai

Máu đã phai trên màu tổ quốc

Hơi đã ngưng trên chuỗi ngày dài

Hồn trách chi lũ tiểu nhân bạc ác

Coi mạng người như cỏ rác ven sông

Hồn hề hồn hề

Còn nhớ ba mùa đông năm trước

Cả Đồng Tâm chung sức cưu mang

Những cảnh sát cơ động bị bắt

Ngày cơm no đêm ngủ giấc ngon

Nguyễn Đức Chung là tội đồ hay kẻ chợ

Rồi đời sau sử lịch trắng đen

Những đứa con mang dòng máu Việt

Đã cúi đầu lạy tạ Đồng Tâm

Khi được trả tự do hoan hỉ

Những tưởng rằng đã rõ cuộc cờ

Hồn hề hồn hề

Trong buổi tao loạn sáng sớm ngày chín tháng một

Năm hai ngàn không trăm hai mươi

Kẻ bội ước đã quay trở lại

chỉa thẳng súng Đồng Tâm khai hỏa

Những ngôi nhà tan nát khói mây

Những phận đời kêu gào công lý

Những đứa bé miệng còn thơm sữa

Những người già thất thập cổ lai

Những đầu xanh nuôi tình công lý

Những đàn bà chợ búa lo toan

Đã ngã xuống giữa tinh mơ sương sớm

Giữa chớp nhoáng súng ống hiện đại

Giữa hoang tàn tiếng hạc kêu đau

Hồn hề hồn hề

Đừng buồn hồn nhé

Đạn quân ta bắn vào dân ta

Tiền thuế nước mua đạn bắn nước

Cơm dân nuôi trào máu ngực dân

Tình nhân ái đổi bằng bạo lực

Lòng bao dung nổi lửa hung tàn

Cho kinh khiếp những giấc mơ công lý

Cho điếng hồn những lý tưởng tự do

Cho lẽ phải chui vào xó bếp

Cho công bằng đổ sập dưới chân

Đừng buồn hồn nhé

Ôi cái chết sao mà đau đớn

Chân gãy rời còn mổ bụng phanh thây

Thời trung cổ đang quay trở lại

Thì hồn ơi xin chớ đau buồn

Kể từ nay hồn là tử sĩ

Hồn là chí sĩ có đất trời chứng giám

Có nhân quần sùng bái ngợi ca

Sá gì một bận can qua

Thác là nhục thể ở là sử xanh

Sá gì những kẻ dùng nanh vuốt

Lòng lang sói đội lót hiền nhân

Dạ yêu ma khoác áo lương thiện

Ăn thấu xương dân đau cỏ ruộng lành

Hỡi những kẻ bày ra cuộc máu

Hãy liệu hồn trước những oan linh !

Hồn hề hồn hề

Hãy vui vẻ ung dung nơi chín suối

Thanh thản đi và cứ mỉm cười

Vì tự do vẫn còn nơi mai hậu

Cứ thong dong đừng bận bịu điều chi

Rồi lịch sử sẽ nêu tên chí sĩ

Rồi đời sau sẽ biết khóc biết cười

Biết trân quí đời người là máu lệ

Biết lấy yêu thương xua đuổi hung tà

Hồn hề hồn hề

Thanh thản mà đi

Chuyện lịch sử ngàn năm sau sẽ nhắc

Ngày hôm nay máu đổ Đồng Tâm

Người tỉnh ngộ bởi ông xanh có mắt

Rọi đường đi cho những kẻ mê lầm

Hồn hề hồn hề

Tết buồn ly tán

Người đón tết bằng cờ phủ màu tang

Máu nhuộm đỏ cánh đồng ngùi hương cải

Giữa chất ngất tang bồng hồ hải

Hồn ơi đi chớ có ngoái đầu

Đây là chiếc bánh chưng ngày Tết

Dâng tặng hồn thơm thảo cõi người ta

Phù trầm một phút thành ma

Hồn ơi thương cảm sơn hà Việt Nam !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 12/01/2020 (VietTuSaiGon's blog)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Phạm Đình Trọng, Nguyễn Tường Thụy, Hiền Vương, Thế Sự, Cánh Cò, Võ Thị Hảo, Nguyễn Anh Tuấn, Viết từ Sài Gòn
Read 983 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)