Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

18/01/2020

Hội chứng Đồng Tâm : chính quyền cộng sản phản ứng lung tung

Nhiều tác giả

Vụ phong tỏa tài khoản của bà Nguyễn Thúy Hạnh

Trương Nhân Tuấn, 18/01/2020

Bộ Công an, sau ba lần thay đổi "kịch bản" để biện hộ cho việc can thiệp bằng vũ lực vào tranh chấp đất đai Đồng Sênh, (mà kịch bản nào cũng lố bịch, dấu đầu hở đuôi), cuối cùng thì bộ núp dưới hai lý do "khủng bố" và "an ninh quốc gia".

hoichung1

Bộ Công an đã ba lần thay đổi "kịch bản" để biện hộ cho việc can thiệp bằng vũ lực vào tranh chấp đất đai Đồng Sênh

Chỉ có lý do "khủng bố" mới có thể biện hộ cho hành vi bất cập của lãnh đạo trong việc truy tặng huy chương cùng với bằng cấp "tổ quốc ghi công" và truy phong liệt sĩ cho 3 ông công an tử nạn trong biến cố.

Nhưng việc này lại để lộ sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu luyện tập của tập thể công an K20 (?).

Điều quan trọng của biến cố Đồng tâm là cho lãnh đạo đảng, quan chức nhà nước thấy rõ sự bất tài, thiếu chuyên môn, làm việc tùy hứng của các cấp chỉ huy.

Dẫn một trung đoàn công an vũ trang tận răng, tấn công vô nhà công dân đảng viên Lê Đình Kình vào lúc 3 giờ sáng. Công an nắm đủ các yếu tố "không thể thất bại". Vậy mà kết quả tang thương với ba chiến sĩ công an tử nạn (lảng nhách).

Nếu không phải Đồng Tâm mà là một vụ "khủng bố" đúng nghĩa. Với một lãnh đạo tầm thường như vậy có lẽ cả trung đoàn công an không còn mấy ai thoát thân.

Trách nhiệm cái chết của ba chiến sĩ công an vì vậy thuộc về lãnh đạo công an K20 (?).

Nếu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam có đầu óc sáng suốt và có tinh thần trách nhiệm đối với người dân, họ phải đặt câu hỏi : tại sao phải sử dụng vũ lực để giải quyết một tranh chấp đất đai ?

Việc giải quyết bằng vụ lực đã không chỉ đem lại hệ quả tồi tệ cho tâm lý xã hội, mà còn gậy thiệt hại nhân mạng cho cả hai bên, lực lượng công an và cá nhân ông Lê Đình Kình, một đảng viên trung kiên, một công dân gương mẫu.

Ở một quốc gia bình thường, các vị lãnh đạo công an chỉ huy vụ thảm sát Đồng Tâm, chắc chắn phải ra đứng trước vành móng ngựa.

Nhưng việc giàn dựng kịch bản "khủng bố" coi bộ không thuận lý. Nếu hiểu rõ ý nghĩa từ "khủng bố" thì người ta không thể ghép tội này cho ông Kình, một ông già 84 tuổi, có 58 tuổi đảng, tàn phế phải ngồi xe lăn ?

Ngay cả con ông Kình, Lê Đình Công, hay những công dân ở Đồng Tâm. Hôm trước công an Hà nội truy tố họ về tội "giết người". Vụ này khó có thể chứng minh vì ba ông công an chết vì té giếng. Thì làm gì có đủ yếu tố để buộc tội "khủng bố" cho những người này.

Từ tội "giết người" đi đến vấn đề "khủng bố" là xa thăm thẳm. Vũ khí mà công an nói là "tịch thu" ở nhà ông Kình (?), rõ ràng không phải là thứ để "khủng bố". Nhiều xác suất cho thấy các thứ vũ khí này lấy từ "kho" của công an Hà nội, tịch thu của "giang hồ Bắc hà", thuận tay đưa vào mà thôi. (Chỉ thiếu vài ký bạch phiến).

Vụ phong tỏa tài khoản của bà Nguyễn Thúy Hạnh, nói là để kiểm soát dòng tiên giúp khủng bố, lại càng để lộ sự lố bịch kệch cởm của Bộ Công an. Thực tế họ phóng lao thì phải theo lao.

Nghĩa tử là nghĩa tân. Tiền bà con, đồng bào khắp nơi gởi về phúng điếu cho ông Kình là một nghĩa cử, một nét đẹp về văn hóa "bầu ơi thương lấy bí cùng" của người Việt. Phong tỏa số tiền này không bao giờ làm rõ được yếu tố khủng bố trong vụ Đồng Tâm. Bởi vì nó không có. Nó chỉ cho thấy sự vô nhân đạo và đê tiện của lãnh đạo công an mà thôi.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 18/01/2020

**********************

Vụ Đồng Tâm : Từ bàng hoàng, phẫn nộ đến tỉnh thức

Trọng Thành, RFI, 18/01/2020

Vụ tập kích của an ninh Việt Nam vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, khiến một cụ già 84 tuổi và 3 sĩ quan công an thiệt mạng, gây chấn động các mạng xã hội. Trong lúc chính quyền bưng bít thông tin, nhiều người tiếp tục tìm hiểu lý do dẫn đến cuộc can thiệp thảm khốc này. Tổng thống Mỹ rút đe dọa hủy diệt nhiều công trình văn hóa của Iran, sau khi bị UNESCO lên án. Đài Loan đứng đầu Châu Á về tỉ lệ nữ dân biểu trong Quốc Hội. Trên đây là chủ đề chính tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.

hoichung2

Vụ Đồng Tâm : Đảng và Nhà nước vừa chém "cắt đứt sợi dây liên kết cuối cùng giữa Dân và Đảng" - Ảnh minh họa (Cầu Vàng, Núi Bà Nà, Đà Nẵng)

Hơn một tuần sau vụ can thiệp của an ninh Việt Nam tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngày 09/01/2020, công luận vẫn chưa thôi bàng hoàng về một biến cố chưa từng có tại Việt Nam.

Truyền hình Nhà nước phổ biến đoạn phim, vào giữa trời đêm, cảnh sát cơ động xả súng dữ dội vào một ngôi nhà dân bình thường ở Đồng Tâm, như thể tấn công vào một hang ổ mafia. Một ngày sau, công an trả lại xác của người thủ lĩnh tinh thần cuộc đấu tranh giữ đất Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, với nhiều vết đạn. Thi thể bị mổ phanh. Hàng chục người dân bị bắt giữ, bị khởi tố về tội chống lại người thi hành công vụ, chống lại một quyết định giải tỏa đất của chính quyền. Sau cuộc tập kích trong đêm, Đồng Tâm tiếp tục bị phong tỏa. Ba viên sĩ quan công an thiệt mạng, sau khi bị rớt xuống "giếng trời" trong nhà dân, ngay lập tức được chủ tịch Nước truy tặng huân chương. Lực lượng công an phát động phong trào học tập "gương hy sinh" của ba chiến sĩ.

Đối với rất nhiều người, rất khó tin được biến cố thảm khốc này lại xảy ra trong một thời kỳ mà Việt Nam đang cố gắng hội nhập với thế giới dân chủ, phát triển, đúng vào thời điểm Việt Nam đảm nhận chức chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Cũng đúng vào ngày 09/01 này, Liên Hiệp Quốc thảo luận về dự thảo tuyên bố "Tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế", do Việt Nam chủ trì. Tuyên bố nhận được sự ủng hộ kỉ lục của các thành viên Liên Hiệp Quốc.

Tâm sự của tiến sĩ kinh tế học Nguyễn Ngọc Chu có lẽ nói thay cho rất nhiều người : "Mấy lần ngồi xuống để viết về Đồng Tâm mà không thể. Nghẹn ngào trào lên. Đau xót. Phải để lắng đi một tuần mới lấy lại được chút tĩnh tâm. Tranh chấp 59 héc ta đất Đồng Sênh ở Đồng Tâm là tranh chấp kinh tế, dân sự. Nhưng nó lại được giải quyết bằng súng đạn. Vào đầu thế kỷ 21 rồi mà một tranh chấp kinh tế dân sự lại phải mở cuộc hành quân cả ngàn cảnh sát cơ động với vũ khí làm phương tiện giải quyết, dẫn đến 4 người thiệt mạng, thì thật là đau xót. Trong khi cuộc tấn công 22 quả tên lửa của Iran không làm cho một người lính Mỹ nào bị thiệt mạng… nghĩ đến cách chết của 4 người ở thôn Hoành trong đêm mồng 09/01/2020 mà nước mắt trào ra. Lẽ ra họ đã không phải chết". (Bài "Đồng Tâm : Đừng để ‘Oan oan tương báo’ !").

"Cố tạo ra cái vực thẳm ngăn cách giữa chính quyền và nhân dân ư ? Tôi thực sự không hiểu họ nghĩ gì ?" (họa sĩ Lê Quảng Hà). "Đốt lò để lấy lại niềm tin của dân, rồi lấy nước mắt hờn căm của dân dội cho tắt ngấm cái lò đáng nể ấy. Lú hay minh ?" (nhà văn Nguyễn Quang Lập) ("Đốt lò" là cụm từ ông Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Nước và lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam dùng để chiến dịch thanh trừng tham nhũng trong nội bộ Đảng. "Lú" là một biệt danh mang tính khinh thị mà nhiều người dùng để chỉ lãnh đạo đảng).

Nhát chém "cắt đứt sợi dây liên kết cuối cùng giữa Dân và Đảng" ?

Nhận xét trên đây của một Facebooker có lẽ tóm lược rõ ý nghĩa chấn động của cuộc can thiệp thảm khốc, có thể đã xóa bỏ đi nốt chút ảo tưởng cuối cùng của nhiều người trong xã hội Việt Nam, vẫn còn giữ một chút niềm tin tưởng mơ hồ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ("Nhân dân Đồng Tâm tuyệt đối tin tưởng vào chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước" là một trong các khẩu hiệu tranh đấu của dân làng Đồng Tâm).

"Suốt hơn hai năm qua, có cả một ngàn cách để tháo gỡ ngòi nổ Đồng Tâm trong hòa bình, trong tình đồng bào. Nhưng chính quyền đã lựa chọn giải pháp dùng sức mạnh của công cụ chuyên chính. Họ chỉ không tính được rằng, sau cú hạ sát kẻ cầm đầu, thì chính kẻ đó từ nay sẽ bất tử trong kí ức hàng triệu, hàng triệu người…. người nông dân Lê Đình Kình vụt trở thành một biểu tượng của chống lại áp bức, một nhân vật bi kịch, một nhân vật lịch sử, một nhân vật văn học đẹp lộng lẫy và vô cùng hấp dẫn… " (Bài "Phát súng lịch sử" của nhà văn Tạ Duy Anh).

"Ngọn lửa Lê Đình Kình đang sáng chói ! Cái chết của cụ đã vạch mặt sự dã man tàn bạo của chế độ cộng sản Việt Nam. Cái chết của cụ không vô ích. Cụ chết đi để cho nhiều người dám vượt qua nỗi sợ hãi để sống cho ra người ! " (Bài "Cụ sẽ mãi là biểu tượng của tự do" của nghệ sĩ Kim Chi).

Đi tìm nguyên nhân cuộc can thiệp thảm khốc

Về các nguyên nhân đã dẫn đến can thiệp thảm khốc tại Đồng Tâm, nhiều người cho rằng sẽ phải hàng chục năm nữa, vụ thảm án này mới có thể được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, không có gì cản trở nhiều giả thiết được nêu ra. Nhà báo Võ Văn Tạo đặc biệt lưu ý đến hai nguyên nhân chính, một nguyên nhân xa và một nguyên nhân trực tiếp.

"Để dẫn đến sự kiện này, cái quan trọng nhất theo tôi là sự kiện ngày 15/04/2017. Để chống lại việc Nhà nước đem lực lượng vũ trang vào đàn áp người dân thôn Hoành (xã Đồng Tâm). Như người ta nói con giun xéo mãi cũng quằn, họ nổi khùng lên, đã bắt 38 cán bộ, chiến sĩ, cảnh sát cơ động, trong đó có cả cán bộ huyện nữa làm con tin. Họ đòi ông chủ tịch Hà Nội, hoặc cấp trên nữa phải về để đối thoại với dân, để giải quyết dứt điểm chuyện Đồng Sênh. Từ lúc nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, và từ sau 1975, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng do Đảng cộng sản Việt Nam cai trị, thì chưa có một vụ nào mà người dân táo gan làm như thế. Nếu để ý kỹ đến vụ này mới thấy người dân Đồng Tâm đã đối xử rất tốt với các cảnh sát cơ động trong thời gian bị bắt làm con tin. Nhưng với thế lực diều hâu, bảo thủ, trong Đảng và Nhà nước Việt Nam, sự biến đó là không thể chấp nhận được. Họ sẽ tìm cách trả thù khi có dịp.

Về mặt thời điểm, trên mạng có một số người đưa ra giải thích thế này, tôi cũng thấy có lý. Khi lữ đoàn được giao quản lý dự án sân bay Miếu Môn ngày xưa, người ta quyết định xây bức tường, người ta chỉ bảo vệ 47 hecta trước đây đã được quy hoạch vào sân bay, còn phần còn lại 59 hecta bên ngoài, họ không xây tường. Việc này sẽ làm lộ ra chuyện chính quyền Hà Nội nhập nhèm chuyện 59 hecta. Cụ Kình cũng không che giấu gì cụ có đầy đủ tài liệu để chứng minh số đất này là đất nông nghiệp của xã, chứ không phải của bên quốc phòng (trong một phát biểu hồi tháng 5/2019, đại biểu Quốc Hội Việt Nam, ông Dương Trung Quốc, cũng ghi nhận : "Gót chân Asin của Chính phủ trong vụ Đồng Tâm là không đưa ra được bản đồ"). Cụ Kình là một người thông thái, mẫn tiệp, cụ là một nhân chứng sống, tuổi thọ cao, lại có uy tín nữa, lại có tài liệu để chứng minh, cho nên người ta cố tình, càng sớm càng tốt giết người bịt khẩu. Tôi nghĩ rằng chuyện bắt sống đâu có gì khó. Chỉ cần một quả đạn hóa học bắn vào nhà cụ Kình thôi. Hơi cay làm cho mọi người mê man hết. Tại sao họ không làm như thế ? Rõ ràng là họ cố bắn cho chết ! Đây là cố sát ! ".

"Hành động vì Đồng Tâm" : Tìm công lý cho các nạn nhân ở cả phía người dân, cả phía công an

Tại Việt Nam, trong lúc chính quyền tìm mọi cách bưng bít thông tin, có nhiều nỗ lực từ phía xã hội để làm sáng tỏ sự thực. Nhóm "Hành động vì Đồng Tâm", được thành lập ít ngày sau vụ này, đã hoàn thành một bản báo cáo sơ bộbằng tiếng Anh, mang tựa đề "Fighting over Senh Field. A report on the Dong Tam Village Attack ", gửi đến cộng đồng quốc tế, 7 ngày sau vụ án. Báo cáo dài 28 trang thuật lại ngọn ngành cuộc chiến pháp lý của người Đồng Tâm và vụ can thiệp ngày 09/01/2020. Nhóm "Hành Động vì Đồng Tâm" cũng kêu gọi mọi người tham gia đóng góp, phổ biến thông tin, bảo vệ các nhân chứng, đấu tranh nhằm phục hồi công lý.

Nhóm Hành động vì Đồng Tâm cho biết những khó khăn của việc thu thập bằng chứng, trong đó có việc"suốt từ vụ tấn công vào đêm mồng 8, rạng ngày 09/01/2020, đến nay, nhà cầm quyền vẫn đang bao vây làng Đồng Tâm, cắt điện, cắt internet…". Theo một thông tin trên mạng Facebook, thì chính quyền đã thành công trong việc gây sức ép buộc Facebook phải xoá bỏ nhiều video và bài đăng về sự kiện Đồng Tâm, còn đội ngũ dư luận viên đã khiến cho nhiều tài khoản Facebook bị ngưng hoạt động thông qua các chiến dịch tấn công phối hợp.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 18/01/2020

*******************

Đồng Tâm : Công an Việt Nam ngăn chặn "tài trợ khủng bố"

Thanh Phương, RFI, 18/01/2020

Sau vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, Hà Nội ngày 09/01/2020, hàng trăm người trong và ngoài nước đã gởi tiền phúng điếu đến gia đình Lê Đình Kình, người đã bị công an bắn chết và vừa được mai táng hôm 13/01/2020. Công an Việt Nam đã phong tỏa tài khoản ngân hàng được mở để nhận tiền phúng điếu này. Đối với công an, đây là tiền "tài trợ khủng bố".

hoichung3

Ảnh tư liệu : Dân Đồng Tâm dựng chướng ngại vật trên đường vào làng chống chính quyền cưỡng chế giải tỏa đất đai hôm 20/04/2017. STR / AFP

Theo thông báo của Bộ Công an Việt Nam hôm 17/01/2020 khi điều tra vụ án "giết người, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và chống người thi hành công vụ" tại xã Đồng Tâm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội phát hiện một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước "tài trợ tiền cho các đối tượng có liên quan trong vụ án". Vì xem đây là hành vi "tài trợ khủng bố", cơ quan điều tra đã yêu cầu các ngân hàng phong tỏa một số tài khoản có liên quan.

Trong thông báo, Bộ Công an còn đề nghị các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước "nâng cao cảnh giác, không gửi tiền vào tài khoản của những người có hành vi kêu gọi tài trợ và thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng xác minh, xử lý".

Trước mắt, tài khoản mở tại Ngân hàng Vietcombank, mang tên Nguyễn Thúy Hạnh, đã bị phong tỏa. Theo lời bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động, chỉ trong 2 ngày số tiền quyên góp chuyển tới tài khoản này đã lên tới gần 530 triệu đồng. Trên mạng xã hội Facebook, bà Nguyễn Thúy Hạnh kể lại là hôm 17/01/2020 khi bà ra một chi nhánh của ngân hàng Vietcombank để rút số tiền nói trên thì được nhân viên ngân hàng thông báo rằng tài khoản của bà "đã bị phong toả", mà không nói rõ lý do. Bà Hạnh cho biết thêm : "Tôi sẽ mời luật sư, tiếp tục làm việc với VCB để có được sự giải quyết thoả đáng".

Việc ngân hàng Vietcombank phong tỏa tài khoản nhận tiền phúng điếu cho gia đình ông Lê Đình Kình đã gây bất bình cho những người gởi tiền đến tài khoản này. Nhiều người đã công khai tuyên bố tẩy chay Vietcombank.

Trước đó, hôm 15/01/2020, công an Việt Nam cáo buộc nhóm người dân khiếu kiện đất đai ở Đồng Tâm, đứng đầu là ông Lê Đình Kinh, đã nhận tiền từ các tổ chức "khủng bố", như Việt Tân, để "gây rối".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 18/01/2020

********************

Đồng Tâm : "Tiếp tục bị bao vây, cô lập và lùng sục"

Quốc Phương, BBC, 18/01/2020

Người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội tiếp tục đang sống trong không khí 'căng thẳng bao trùm', 'hoang mang', với việc tiếp tục diễn ra 'bao vây, cô lập' địa bàn này, bên cạnh các vụ 'lùng sục', 'triệu tập' người dân 'có đe dọa' diễn ra, một số nhà hoạt động và quan sát từ Việt Nam dẫn lời người dân nói với BBC hôm thứ Bảy.

hoichung4

Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, là cựu lãnh đạo đảng và chính quyền xã, đã thiệt mạng trong cuộc 'tập kích, bố ráp' hôm 09/01/2020 của chính quyền và cảnh sát vào thôn Hoành và xã Đồng Tâm

"Chưa rõ có bắt thêm không, nhưng triệu tập và lùng sục chắc chắn là có... Có triệu tập và đe doa, người dân nói vậy", nhà hoạt động Trịnh Bá Tư nói với BBC News Tiếng Việt hôm 18/01/2020.

"Tin này nhận được sáng nay, người dân không nói gì về Tết nhất cả, không khí khủng bố bao trùm, người dân bị triệu tập, đe dọa.

"An ninh bố trí khắp xã, ngồi kín các ngã tư, các quán xá, không rõ họ thuộc bộ phận nào, họ mặc thường phục.

"Người dân không dám nói công khai họ đã bị đe dọa cụ thể ra sao vì sợ bị truy ra danh tính, sợ bị lộ.

"Điện thoại và mạng internet đã được cấp lại", nhà hoạt động này cho biết thêm.

Trước đó, hôm 17/01, từ Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, ông Trịnh Bá Phương, một nhà hoạt động xã hội khác trong phong trào 'dân oan và khiếu kiện đất đai', nói với BBC :

"Công an vẫn đang truy bức rất là gắt gao, nhiều người lại bị bắt tiếp nữa, chứ không phải chỉ là giới hạn số người bắt như hôm đầu (09/01) đâu. Họ vẫn truy bức đến mức hầu như không thể liên lạc với ai ở Đồng Tâm.

"Người dân nói là cảnh sát cơ động vẫn phong tỏa các chốt ở ngoài làng và cho đi tìm, lùng sục từng nhà để tìm những người được cho là lãnh đạo người dân Đồng Tâm để bắt, chủ yếu là bắt những người trong tổ Đồng Thuận.

"Chiến dịch bổ sung diễn ra ngay sau khi trả xác cho cụ Kình xong thì bắt đầu là họ đưa quân vào làng để bắt, mấy hôm nay họ đi truy bức, hiện tại không thể thống kê là có bao nhiêu người bị bắt, chính người dân làng ở đấy cũng không thể thống kê là những ai bị bắt.

"Một số người đã phải rời bỏ địa phương, nên họ cũng không biết có những ai đi rời khỏi địa phương, hay là có những ai đã bị bắt rồi. Tình hình hiện tại thì người dân Đồng Tâm đang rất là hoang mang.

"Thực sự là họ đang phải đối mặt với một sự đàn áp bạo lực đến từ phía nhà cầm quyền Hà Nội, cho nên sự hoang mang và sự lo lắng cao độ đang khiến cho người dân Đồng Tâm đang rất là mệt mỏi và thiếu niềm tin vào công lý...

"Công an liên tục triệu tập người dân lên đồn, người dân cho biết là công an đang sử dụng những biện pháp đó là đe dọa, và mục tiêu trong việc đe dọa đó là không được nhận tiền, rồi không được liên lạc với bên ngoài.

"Điện thoại thì bị phá sóng, những nhà có sử dụng mạng wifi sau hôm 09/01 thì vẫn có thể vào mạng được, cho đến tận bây giờ vẫn có thể vào mạng và nghe điện thoại bình thường, thế nhưng mà sự theo dõi và giám sát của an ninh, mật vụ ở mức độ rất là gắt gao.."..

BBC News Tiếng Việt chưa có điều kiện kiểm chứng được hết các thông tin và phản ánh trên và đang tiếp tục cố gắng tìm hiểu thêm các thông tin, diễn biến có liên quan.

Mất đất sẽ vô vọng ?

Hôm thứ Sáu, 17/01, một nhà hoạt động xã hội khác, kỹ sư Lã Việt Dũng đưa ra đánh giá với BBC về tình hình tương lai gần và tới đây với người dân Đồng Tâm và xã này :

"Thứ nhất, khi họ đàn áp như vậy, thì đất của người Đồng Tâm họ đã cưỡng chế được hết rồi.

"Và tôi cho rằng sắp tới có thể rất nhanh thôi, họ sẽ xây kín lại vùng đất đó, kể cả vùng 59 ha mà người dân Đồng Tâm đang đấu tranh để đòi.

"Thứ hai là chính quyền sẽ tiếp tục khởi tố vụ án và họ sẽ gây sức ép rất lớn đến gia đình nhà ông Lê Đình Kình, để tìm mọi cách khuất phục từ vợ cụ Kình, tới những người con, người cháu, để họ dập tắt được hoàn toàn ngọn lửa đấu tranh của Đồng Tâm...

"Về người Đồng Tâm, thực sự là sẽ rất khó nói, khi mà đã mất đất họ sẽ trở nên rất là đáng thương. Chúng tôi đã có nhiều hoạt động hỗ trợ người dân oan thời gian gần đây.

"Khi mà họ còn có đất đai, họ còn có tài sản, thì họ còn làm ra được hoa màu, còn có thu nhập để họ tiếp tục đấu tranh.

"Còn khi mà họ đã mất tất cả rồi, thì cuộc khiếu kiện của họ sẽ gần như là vô vọng, bởi vì là họ không còn tài sản nữa, họ phải lang thang, phải trông đợi vào sự giúp đỡ của cộng đồng để họ đấu tranh.

"Và thực sự mà nói là khi đã mất đất rồi, thì khiếu kiện ở Việt Nam gần như chưa có một vụ nào thành công.

"Tôi nghĩ rằng, về mặt người Đồng Tâm, không biết rằng họ có tiếp tục cuộc đấu tranh theo kiểu gọi là pháp lý với chính quyền nữa hay không, cái đó cũng phụ thuộc vào họ thôi".

'Tội phạm' hay 'anh hùng' ?

Truyền thông Việt Nam các tuần đầu tiên của năm 2020 được cho là đã bị phủ bóng đen bởi tác động và hệ quả được cảm nhận trên dư luận của xã hội và cộng đồng Việt Nam trong và ngoài nước sau vụ bố ráp, tập kích bất ngờ trong đêm tối, rạng sáng ngày 09/1 vào xã Đồng Tâm.

Báo chí và truyền thông nhà nước dẫn các nguồn của giới chức chính quyền và Bộ Công an đưa tin cho hay một trong những người bị thiệt mạng trong vụ tập kích, ông Lê Đình Kình, cựu lãnh đạo đảng và chính quyền xã Đồng Tâm, đã bị 'tiêu diệt' trong lúc trên tay có 'cầm lựu đạn' và vẫn 'nắm lựu đạn trong tay' khi đã bị hạ sát.

Truyền thông nhà nước cũng dẫn nguồn từ Bộ Công an cho rằng những người chống đối chính quyền ở Đồng Tâm trong vụ việc đã 'nhận tiền và chịu sự chỉ đạo' của một số tổ chức bị nhà nước và chính quyền cáo buộc là 'phản động, khủng bố'.

Cá nhân ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, khi thiệt mạng, với nhiều dấu vết trên cơ thể dường như gợi ý rằng ông đã bị hạ sát bằng một mức độ và lực lượng sử dụng vũ lực rất cao, được cho là người lãnh đạo nhóm 'chống đối' này mà nhiều người sau vụ bố ráp đã bị bắt và khởi tố bị can như những tội phạm vi phạm luật hình sự của nhà nước.

Bình luận về ông Lê Đình Kình, một số nhà hoạt động trong dịp này, sau cái chết của ông, nêu quan điểm :

"Phía nhà nước coi ông Lê Đình Kình là một tội phạm, truyền thông của nhà nước thay mặt Tòa Án kết tội ông Lê Đình Kình", nhà hoạt động Trịnh Bá Tư nói với BBC từ Hà Nội.

"Tuy nhiên trong lòng nhân dân, thì người dân lại coi ông Lê Đình Kình là một tấm gương sáng.

"Ông Lê Đình Kình là một người nông dân anh hùng đã dám đứng lên để chống lại lực lượng quan chức tham nhũng".

Từ Hà Nội, hôm 17/01, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động và quan sát xã hội dân sự nêu quan điểm với BBC :

"Về quan điểm cá nhân của tôi, ông Lê Đình Kình có thể được coi là một anh hùng dân tộc, dĩ nhiên trong giai đoạn hiện nay, những công việc mà ông Kình đã làm để bảo vệ nhân dân, nhưng mà nó lại đối nghịch với lợi ích của nhà nước.

"Cho nên chính vì sự đối nghịch của ông Lê Đình Kình đối với quan điểm của nhà nước như vậy, nên sẽ không có một hệ thống truyền thông chính thống nào dám vinh danh hay là dám công nhận khí tiết anh hùng, cũng như là những việc làm của ông Kình.

"Tuy vậy thì hơn 90 triệu dân, thì cũng có rất nhiều người, tôi nói không phải là tất cả, nhưng rất nhiều người, khi sự việc chấn động xảy ra, thì họ đã có một sự chú tâm theo dõi.

"Và họ đánh giá rất là cao việc mà ông Kình đã xả thân để vì việc chung của làng, của xóm, của thôn và cũng là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của những người dân Việt Nam nói chung.

"Sau này lịch sử sẽ soi xét lại sự việc này và tôi tin là hình ảnh của ông Lê Đình Kình sẽ là một điểm sáng chói trong việc hy sinh thân mình để bảo vệ lợi ích của người dân".

'Điều tra tư pháp độc lập ?'

Hôm 15/01, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị, nghiên cứu viên cao cấp khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas-Singapore), chia sẻ góc nhìn với BBC về hậu vụ việc 09/1 ở Đồng Tâm :

"Hiến pháp Việt Nam và các bộ luật nói riêng ở Việt Nam quy định rất rõ là khi xử lý các sự việc, các sự khác biệt, hoặc các tranh chấp, kể cả xung đột về lợi ích, thì nhất nhất phải đi theo nguyên tắc ôn hòa, phi bạo lực.

"Thế nhưng ngược lại, ở đâu cũng thế thôi, người ta có những nguyên tắc khác và pháp luật quy định rất rõ rằng là một khi đã xảy ra bạo lực từ một phía, thì để chống lại bạo lực ấy, một phía khác có thể sử dụng bạo lực.

"Một khi xảy ra bạo lực rồi thì sau khi chấm dứt chuyện đó, sau khi chuyện ấy đã xảy ra, đã hoàn thành, thì các cơ quan tư pháp phải tìm hiểu rõ rằng là cái đó nó có hợp pháp không ?

"Và nếu mà không hợp pháp, thì nó phạm pháp ở điểm nào ? Và việc điều tra như thế phải là điều tra tư pháp độc lập...

"Còn ở Việt Nam, người ta cũng mong là phải có chuyện này, người ta phải có tư pháp độc lập và nó là nhằm vào việc không phải là để bảo vệ pháp luật, mà nó nhằm vào việc tìm ra sự thật và bảo vệ công lý.

"Ở quốc tế, ở bên ngoài và ở đâu cũng thế thôi, nhìn thấy một chuyện mà xảy ra chết chóc, người ta đều rất là ngại. Ví dụ như ở một nước A, nước B, bỗng nhiên có người xả súng vào trường học, hay là xả súng vào đám đông chẳng hạn, người ta sẽ rất là ngại và người ta phải tìm hiểu đến cùng bản chất.

"Thì cùng một thái độ như thế, đối với trường hợp của vụ Đồng Tâm này, không những là người ở trong nước, mà đặc biệt là người ở trong nước, cũng như là người ở bên ngoài, người ta đều có một nguyện vọng.

"Và thực chất nguyện vọng ấy đối với người trong nước là một yêu cầu chính đáng nhất, là phải điều tra để làm rõ bản chất, sự kiện của vụ việc này, đấy là cái nguyện vọng cao nhất của người Việt Nam ở trong nước.

"Còn ở bên ngoài người ta có nguyện vọng y hệt, ở Việt Nam nguyện vọng ấy là một yêu cầu, chứ không phải là một cái gì khác cả".

'Cái chết rất thương tâm'

Cũng hôm 15/01, cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam, khóa 12, đại diện cho Hà Nội, Tiến sĩ Phạm Thị Loan bày tỏ quan điểm với BBC về vụ Đồng Tâm và cái chết của ông Lê Đình Kình, bà nói :

"Đi sâu vào chi tiết thì tôi không đi vào, nhưng nếu nó ôn hòa hơn thì sẽ tốt cho cả hai bên, còn tất nhiên là người ta (người dân) bị đặt vào tình huống, có thể người ta bức bách, đường cùng, người ta phải đưa cả thân mạng để người ta đánh đổi, thì cách đấy cũng là một cách quá giới hạn".

"Cách đấy là một cách quá giới hạn cho cả hai phía.

"Nếu mà nó ôn hòa hơn, hoặc là cách đối đáp nhẹ nhàng hơn, hoặc là cũng kiên quyết, nhưng mà phải có một cách gì đấy đỡ gây ra chuyện hai bên đối xử với nhau như vậy.

"Cái chết của ông Lê Đình Kình, theo như trên mạng xã hội đưa tin, thì rất là thương tâm, môt cụ già 84 tuổi mà rơi vào thảm cảnh như thế, thực sự tôi thấy rất là thương tâm, tôi cũng đã xem video mà người ta đưa trên mạng, tôi không thể tưởng tượng được nó lại xảy ra như vây.

"Và việc mà bây giờ hai bên nói, thì cái đó thực ra là một người dân, tôi cũng phải lắng nghe, nhưng mà tôi chưa thực sự tin bên nào cả, tôi chưa thực sự tin hoàn toàn, bởi vì những thông tin đưa ra còn rất là mập mờ.

"Còn đối với phía người dân, thì bây giờ người ta đang rơi vào một cảnh ngộ như vậy, kể cả những lời người ta thú nhận hay những lời người ta giải bày, thì cái thực sự là ở chỗ nào, cái mấu chốt, bản chất ở đâu, cái đấy còn phải có rất nhiều điểm cần phải soi sáng.

"Còn nếu cứ theo như truyền thông đưa ra mà để nói rằng hiện nay dân thú nhận như thế này, rồi tất cả đổ hết cho ông Kình thì tôi không tâm phục, khẩu phục.

"Còn những cái mà thông tin đưa ra chính thống, tôi cũng không tâm phục, khẩu phục. Đấy là ý kiến riêng của tôi như vậy".

'Diễn ra suốt nhiều năm'

Sự việc tranh chấp và khiếu kiện đất đai của người dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội diễn ra trong suốt nhiều năm.

Sự việc có những diễn biến thăng trầm qua thời gian, trong đó nóng lên vào tháng Tư năm 2017, với biến cố ở Thôn Hoành khi người dân để đánh đổi lại việc ông Lê Đình Kình và một số người khác bị bắt, ông Kình cáo buộc bị 'đánh gẫy chân', đã bắt giữ làm con tin hàng chục cán bộ, chiến sĩ cảnh sát của chính quyền xâm nhập địa bàn.

Chính quyền sau đó có sự nhượng bộ, với cảm kết của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trước sự chứng kiến của Đại biểu Quốc hội, cũng như luật sư, hai bên trao trả nhau những người bị bắt, bị giữ.

Diễn biến ngày 09/01/2020 xảy ra đột ngột, gây tranh cãi, làm xôn xao dư luận và cho rằng đây có thể là một vụ việc sử dụng bạo lực vượt quá giới hạn từ cả hai phía.

Trong khi nhà nước và chính quyền, thông qua truyền thông, báo chí chính thống, cáo buộc những người chống đối đã vi phạm luật pháp nghiêm trọng, chống người thi hành công vụ, chống đói chính sách của đảng và nhà nước, nhận tiền, hỗ trợ và sự chỉ đạo của các tổ chức, cá nhân phản động, khủng bố hải ngoại, nhiều ý kiến trong công luận cho rằng cần xem xét lại cách thức hành xử của chính quyền, công an, việc ra quyết định từ phía hành pháp trong vụ này.

Trong số các ý kiến, đã có đề nghị Quốc hội Việt Nam mở điều tra độc lập, cũng như Việt Nam cần tiến hành điều tra tư pháp độc lập về vụ việc.

Trên bình diện quốc tế, dân biểu và nhiều tổ chức quốc tế, nước ngoài, kể cả phi chính phủ từ Châu Âu, Úc Châu và một số quốc gia phương Tây đã lên tiếng quan ngại hoặc phản đối, lên án vụ bố ráp và tấn công với hàng ngàn binh sĩ cảnh sát và các lực lượng vũ trang tham gia hôm 09/01.

Về phía chính quyền và ngành Công An, đã có các thông báo khởi tố vụ án, khởi tố bị can với những người được cho là thuộc thành phần chống chính quyền, chống đối, hàng chục người đã bị bắt, sau khi bốn người trong đó ngoài ông Lê Đình Kình, ba cán bộ, chiến sĩ cảnh sát đã thiệt mạng, vụ việc đang được nhà chức trách tiếp tục 'điều tra, xử lý nghiêm' theo 'pháp luật Việt Nam', truyền thông, báo chí nhà nước cho hay.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 18/01/2020

******************

Vụ Đồng Tâm phản ánh 'chính quyền không tự tin và lo sợ dân'

Quốc Phương, BBC, 18/01/2020

Vụ đụng độ làm chết ông Lê Đình Kình và ba công an ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội phản ánh tâm lý 'không tự tin' và 'lo sợ người dân' của chính quyền, theo ý kiến của một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) chia sẻ với Bàn Tròn Thứ Năm, hôm 16/01/2020.

hoichung5

Ông Lê Đình Kình, cựu bí thư xã Đồng Tâm, cựu chiến binh, đảng viên Đảng cộng sản với 60 năm tuổi đảng, thiệt mạng trong biến cố hôm 09/01/2020 ở xã này

"Câu chuyện diễn ra dưới góc nhìn của chính quyền thì dường như những phát biểu của ông Lê Đình Kình là ôn hòa, nhưng phát biểu của ông Lê Đình Công dường như là một sự thách thức đối với chính quyền và sự thách thức đó làm cho chính quyền lo sợ, lo sợ rằng bà con nông dân ở Đồng Tâm sẽ thành một nhóm đối lập và chiến đấu lại với chính quyền", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng PLD, trước hết bình luận về một số phát biểu của ông Lê Đình Kình và con trai, trước biến cố ngày 9/1.

"Nhưng nếu có một sự tự tin nhất định về chính trị và đồng thời có một tâm thức xử lý trên tinh thần vì dân, thì tôi nghĩ sự kiện vừa rồi như là ở Đồng Tâm không thể xảy ra được.

"Trong những ngày qua, nếu như để ý chúng ta thấy nhiều bài viết đã lấy lại câu ở Thái Bình để so sánh với câu chuyện ở Đồng Tâm, chúng ta biết là năm 1997, khi xảy ra hiện tượng này, bà con cũng tập trung, cũng kéo lên huyện và thậm chí cũng bao vây trụ sở của huyện, và thậm chí cũng có một số hiện tượng bắt giữ một số cán bộ.

"Thế nhưng khi đó, bằng lời kể của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn và ông Phạm Thế Duyệt lúc đó là Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc, thì chính quyền lúc đó xử lý vấn đề cũng rất nhẹ nhàng.

"Nếu cứ trước những lời quá bức xúc của người dân mà chính quyền sợ tới mức mà phải vượt quá hành vi như là tự vệ hay là phòng ngừa để mà dập tắt... thì là phương pháp sai hoàn toàn từ phía chính quyền.

"Mà có thể nói là nó sẽ lang lại những hậu quả khôn lường và thực sự nó đã mang lại rồi, chỉ có lời nói của người dân, nhưng mà đã biến thành một cuộc gọi là đàn áp và xảy ra án mạng, án mạng cả từ phía chiến sĩ công an, cho đến án mạng của người dân.

"Thì đây là một điều phản ánh tâm thức của chính quyền là không tự tin và lo sợ người dân".

'Cần bình tĩnh trở lại'

Đưa ra lời khuyên với chính quyền tại Bàn Tròn của BBC, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói :

"Lời khuyên của tôi đối với chính quyền là hãy bình tĩnh lại, tìm ra những giải pháp, làm sao cho nó dịu cơn đau Đồng Tâm đi, làm sao để tăng cường thêm nữa lòng tin của người dân và bớt đi những thủ thuật, những cách thức để mà biện minh, biện bạch cho sự kiện ở Đồng Tâm, bưng bít thông tin.

"Ở những mức độ nhất định, cần phải bạch hóa những chuyện này, cũng như xử lý một cách khôn khéo, thì lúc đó mới có lợi cho chính quyền, đó là ý thứ nhất.

"Thứ hai, về lâu về dài, tôi nghĩ rằng câu chuyện gốc gác vấn đề vẫn là câu chuyện về sở hữu toàn dân về đất đai ở trong Hiến pháp Việt Nam, và từ đó nó sang tới luật đất đai và các vị cũng cần phải sửa ngay nội dung này và cần phải có thừa nhận quyền tư hữu đối với đất đai.

"Chứ không thể để tình hình hiện nay gọi là đất sở hữu toàn dân, nhưng thực ra lại trao quyền cho một số cán bộ công chức và đồng thời đứng đằng sau là các doanh nghiệp lợi dụng để mà dùng quyền lực hành chính, nhưng mà tước đoạt quyền sở hữu về đất đai của người dân".

Về các trường thiệt hại về nhân mạng trong vụ bố ráp, tập kích hôm 09/1, nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu về chính sách, pháp luật và phát triển nói tiếp :

"Trước hết bình luận về những cái chết, những thiệt hại về nhân mạng của cả hai phía, từ phía của công an, cũng như về phía người dân và đặc biệt cụ Lê Đình Kình, tôi thấy rằng đây là một sự mất mát rất lớn, mất mát rất lớn không chỉ đối với những người thân trong gia đình, mà đây cũng là sự đau xót đối với cá nhân tôi, cũng như là chia sẻ với bạn bè.

"Với cụ Kình thì chúng ta rõ rồi, là một người dân và thậm chí là một người trung kiên với Đảng, 60 năm tuổi đảng, một người đấu tranh một cách ôn hòa vì đất đai mà cụ bị như vậy, rõ ràng là đau xót vô cùng.

"Cái thứ hai, đối với các chiến sĩ công an nhân dân, tôi cũng có một sự cảm động, một sự xót thương cho các chiến sĩ này, những người làm nhiệm vụ, nhưng nhiệm vụ đó lại không đáng làm.

"Cái nhiệm vụ mà đi để mà đàn áp người dân thì lại là nhiệm vụ không đáng làm. Giá như ba chiến sĩ công an này tham gia vào một lực lượng để mà trấn áp một lũ tội phạm buôn bán ma túy hay là mafia mà hy sinh, thì rõ ràng là giá trị vô cùng,

"Thế nhưng mà đây họ lại phải hy sinh một cách, tôi có thể dùng một cái từ là sự hy sinh của họ dường như là không biết nó vì mục đích gì, nó có ý nghĩa hay không ? Thì đấy chính là cái mà tôi cảm nhận được sự hy sinh về nhân mạng.

'Khủng hoảng chồng khủng hoảng'

Cũng tại Bàn Tròn của BBC, Tiến sĩ Trần Tuấn, chuyên gia tư vấn chính sách và phản biện xã hội thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nêu quan điểm về cách thức giải quyết vụ Đồng Tâm, sau biến cố diễn ra ngày 09/01 :

"Về phương hướng giải quyết là phải trong tâm thế luôn luôn phải nghĩ rằng không để khủng hoảng trùng khủng hoảng và thảm họa chồng thảm họa.

"Bởi vì cách giải quyết hiện nay đang đẩy khủng hoảng tiếp tục sâu sắc hơn nữa và thảm họa nặng nề hơn nữa, trên tất cả mọi mặt.

"Tại sao thế, bởi vì rằng cho đến này về phía chính quyền là nơi đứng ra giải quyết vụ việc này, đặc biệt là truyền thông nhà nước của chúng ta (Việt Nam), chúng tôi thấy rằng đưa đến cho dân vẫn là theo hướng cũ.

"Cho rằng dân Đồng Tâm chống đối chính quyền bằng bạo lực, cho nên là phải có tổ chức vụ 09/1 và trấn áp như tội phạm và đồng thời đưa ra xét xử tội phạm, rồi đưa ra các hình thức nhận tội.

"Tất cả những nhận thức đó và các bài viết cũng như là trên truyền hình chỉ để thuyết phục người dân cả nước rằng là hành động của chính quyền là đúng.

"Tuy nhiên như Phó Giáo sư, Luật sư Hoàng Ngọc Giao đã nêu và bản thân tôi cũng nhận thấy, thì những thông tin trên thực tế, ngay từ các thông tin của Bộ Công an đưa ra đã mâu thuẫn.

"Và chúng ta thẩy rằng nó mang tính là pháp luật đã bị bỏ qua một bên và đây đang có hiện tượng là dùng vũ lực đối với người dân khi có bất đồng chính kiến.

"Tôi cho rằng hướng trong tương lai, trước mắt hiện nay là thứ nhất thay đổi tâm thế, không được dùng vũ lực với dân và phải bằng con đường luật pháp, tòa án, tư pháp.

"Và nhanh chóng ổn định, trả lại sự thật về câu chuyện của Đồng Tâm để người dân có thể nhìn đúng ra là sai ở chỗ nào, kể cả về chính quyền hoặc là từ phía người dân.

"Điểm thứ hai, tôi vẫn nghĩ rằng câu chuyện này chắc chắn là thảm họa xảy ra và dẫn đến câu chuyện Đồng Tâm là trên bình diện cá nhân.

"Sẽ có cá nhân phải chịu trách nhiệm về việc tổ chức diễn biến hôm 09/01, đưa lực lượng vào khu vực dân cư như vậy.

"Và như thế, tôi mong muốn rằng phải có một giám sát, đánh giá độc lập đối với vụ việc Đồng Tâm và trong trường hợp này, tôi nghĩ rằng các tầng lớp trí thức ở trong nước hãy cố gắng tham gia một cách cao nhất có thể ở các vị trí của mình.

"Để mà đưa ra sự thật về câu chuyện của Đồng Tâm làm bài học rút kinh nghiệm cho tất cả các bên nếu không thực hiện việc giám sát, đánh giá, điều tra độc lập, thì chúng ta đang tiếp tục đi vào con đường làm trầm trọng thêm khủng hoảng sâu sắc trong xã hội về những mất mát, tổn thất đau lòng suốt thời gian vừa qua".

'Nguy cơ là rất cao'

Theo nhà nghiên cứu phản biện, chính sách, toàn bộ hệ thống vận hành quản trị của nhà nước cần phải được xem xét lại, kể cả cách thức sử dụng bạo lực trước dân, nếu không sẽ có những nguy cơ hết sức nguy hiêm, Tiến sĩ Trần Tuấn nói tiếp :

"Và điểm cuối cùng tôi nghĩ rằng sau khi đưa sự thật về Đồng Tâm ra, thì tiếp theo sẽ phải là một sự thực sự tổ chức lại toàn bộ hệ thống vận hành của nhà nước và việc hệ thống vận hành của nhà nước ra sao, thì chúng ta biết rồi, tất cả các nước trên thế giới đã có kinh nghiệm...

"Nhưng không tổ chức lại, không có một cách thay đổi một cách triệt để thì tôi cho rằng đất nước sẽ đi vào nguy cơ của nội chiến.

"Đấy là một điều mà tôi không hề mong muốn một chút nào và mong rằng mỗi người dân Việt Nam hãy tin tưởng rằng chỉ bằng pháp luật giữa chính quyền với dân, giũa dân với dân và giữa Việt Nam và quốc tế, thì chúng ta lúc đó mới có thể có được giải quyết các mâu thuẫn nếu có trong cuộc sống mà thôi.

"Tôi rất đau lòng về câu chuyện Đồng Tâm và nói rằng là một khủng hoảng không chỉ ở ngoài xã hội mà trong lòng bản thân tôi cũng đang diễn ra đến mức là tôi có thể nói rằng không còn tin tưởng một chút nào nữa, không còn hy vọng một chút nào nữa về vấn đề gọi là tư vấn, phản biện chính sách cho chính quyền hiện tại...

"Nếu không có sự thay đổi thực sự xảy ra vì dân, do dân và bởi dân như mong muốn về một chính quyền mà cả thế giới đang cố gắng xây dựng", Tiến sĩ Trần Tuấn nói với BBC từ nơi ông đang thăm viếng là Austin, Texax, Hoa Kỳ.

Từ Paris, nhà báo tự do, nhà quan sát xã hội dân sự Tường An đưa ra bình luận của mình :

"Tôi chỉ muốn nói rằng để tìm một giải pháp, để lấy lại niềm tin của người dân hay là của người dân Đồng Tâm đối với nhà nước, thì nhà nước cần phải công khai minh bạch tất cả những thông tin liên quan Đồng Tâm :

"Và những nạn nhân đã lên truyền hình cho chúng ta thấy, vừa qua họ có bị ép cung hay không ?

"Tất cả những điều đó phải công khai, minh bạch và sau đó, khi đã công khai, minh bạch rồi thì cần phải có một sự đối thoại giữa nhà nước và dân Đồng Tâm với sự chứng kiến của các luật sư.

"Và những thất thoát của dân Đồng Tâm cần phải được bồi thường thỏa đáng, thì đó là vấn đề Đồng Tâm gần. Nhưng nếu chúng ta (Việt Nam) không giải quyết tận gốc rễ, thì sẽ có một Đồng Tâm khác và sẽ còn một Tiên Lãng khác vân vân", nhà báo Tường An nói với Bàn Tròn Thứ Năm của BBC News Tiếng Việt.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 18/01/2020

**********************

Biến cố Đồng Tâm và tâm tình một số đồng đảng

Trân Văn, VOA, 16/01/2020

Đã tròn một tun t lúc xy ra biến c Đng Tâm nhưng cuc tn công vào làng Hoành, xã Đng Tâm, huyn M Đc, thành ph Hà Ni vn tiếp tc là ch đ tho lun chính ca nhiu triu người Vit c trong ln ngoài Vit Nam.

hoichung6

Lực lượng Cảnh sát cơ động tại Đồng Tâm ngày 9/1/2020 - Ảnh minh họa

Cho dù hệ thng chính tr, h thng công quyn và h thng truyn thông chính thc khăng khăng bo rng, nhng thông tin, hình nh, ý kiến ch trích cuc tn công này nếu không phi là âm mưu, th đon ca các thế lc thù đch, phn đng thì cũng xut phát từ nhng cá nhân nh d, d b kích đng, thành ra công chúng cn cnh giác đng đ k xu lôi kéo, tuy nhiên din biến trên mng xã hi cho thy rt rõ : Càng ngày càng nhiu đng viên, k c lão thành cách mng, t ra bt bình v cách h thng chính tr, hệ thng công quyn s dng vũ lc đ gii quyết đim nóng Đng Tâm, đc bit là "tiêu dit" c Kình, cũng như li hành x sau cuc tn công.

Thiên hạ lun chn – gii thiu suy nghĩ ca hai facebooker cùng là đng viên, cùng là giáo viên (gii vn được xem như biu hin ca chng mc) và ý kiến phn hi t thân hu đi vi tâm tình ca h, mi quí v tham kho...

***

Sau biến c Đng Tâm, facebooker Hà Phi (1) – mt giáo viên cư ng ti Huế, đng thi là mt đng viên – liên tc chia s vi 5.000 thân hu những trăn tr liên quan đến "đng đng Lê Đình Kình".

status "C cho rng tên Kình là ti phm", Hà Phi nhn mnh s ngao ngán khi "tên Kình" chính là "đng chí có 85 tui đi, 55 tui đng", tng là Huyn y viên, Bí thư xã, Ch tch xã. Hà Phi không đồng tình vi lý do tướng Lương Tam Quang, Th trưởng Bộ Công an, ni ra đ biến "đng chí Kình" thành "tên Kình" : Cho dù c Kình "không có quyn li, không có đt , đt canh tác trên cánh đng Sênh, trong sân bay Miếu Môn" nhưng không th xem vic c phản đối là ti. Mt đng viên đúng nghĩa cn gì phi có quyn li mi hành đng ? Ti sao không nhìn c Kình theo cách mà đng vn đòi hi đng viên phi tích cc thc hin "nhim v chính tr cơ s, đơn v" ?

Theo Hà Phi, trong trường hp "đng chí Kình" có dấu hiu suy thoái đo đc, t chuyn biến, t chuyn hóa, có du hiu vi phm "Điu l Đng" thì công tác kim tra, giám sát, thi hành k lut đng phi t : Chi b làng Hoành, Đng b xã Đng Tâm, Đng b huyn M Đc, Đng b thành ph Hà Ni, thm chí y ban Kim tra Ban chấp hành trung ương đng… Ông thc mc, nhng nơi này đã ch đo gii quyết du hiu vi phm ca "đng chí Kình" chưa ? Nếu có vi phm thì vic t chc kim đim, k lut "đng chí Kình" đã đến đâu ? Hà Phi nhn mnh : Cho đến khi b giết, "đng chí Lê Đình Kình vẫn đang là đng viên, đang cn s bo tr đng viên ca Đng".

Hà Phi lắc đu khi mt nhóm 30 tên có th là… bt ho, nghin ngp, do các thế lc thù đch nước ngoài kích đng, mua chuc, vi mt b vũ khí thô sơ t to mà dám đi đu Công an Hà Nội thì qu là mt đám kh b điếc không s súng. Nếu h vi phm, chúng ta có h thng chính tr, có chính quyn bn cp... Dưới s lãnh đo ca đng, chúng ta đã đánh 600.000 quân Tàu vượt qua biên gii, buc chúng phi rút thì… sá gì đám gic c này ? Tại sao không dụ h đến đng Sênh, d h phá hàng rào sân bay ? Ch cn dùng tay không, c trung đoàn Cảnh sát cơ động cũng có th trói gô ‘thng gic già và đng bn’,… Đến nhà ca ông ta làm gì cho khó ăn, khó nói vi nhân dân c nước và cng đng quc tế (1) ?

Sau status vừa dn, tâm tình thêm vi thân hu, Hà Phi bo rng : Cái chết ca c Kình làm cho nhiu người, trong đó có tôi, không đoán đnh được điu gì s đến vi bn thân mình, không biết lúc nào thì mình tr thành k phn đng, khng b, không biết lúc nào thì mạng sng ca mình b cướp đi, không biết lúc nào thì danh d ca mình b vùi dp, b bôi nh... cho dù mình ch thành tâm mong mun điu tt đp cho dân, cho nước.

My hôm nay, trên h thng truyn thông, trên mng xã hi, nhiu người có hc vn cao, có đa v xã hi ln nhưng mt dy đã mit th mt con người 55 tui đng, 85 tui đi dù t chc đng chưa kết lun c Kình "có vi phm", chưa có bn án nào có hiu lc.
Facebooker v
n là mt giáo viên ngh hưu này nhn đnh : Vic nhiu cá nhân ch c con cháu cụ Kình, chi c là thng này, thng n, minh ha cho năm nguy cơ mà Lê Quý Đôn – mt hc sĩ uyên bác thi vua Lê, chúa Trnh – tng cnh báo là ha mt nước : Tr không kính già (vì già không đáng kính). Trò không trng thy (vì thy không ra thy). Binh kiêu tướng thoái (vì chng bao gi ra trn). Tham nhũng tràn lan (vì không ăn cũng ung). Sĩ phu ngonh mt (vì nói chng ai nghe) ! Bên cnh nhng facebooker như Dien Hoangchau cám ơn Hà Phi vì "đã nói lên ni lòng ca rt nhiu người", có nhng người như Tùng Xuân than : Vô phương cu cha ri anh ch em ơi, đng chí mình ơi !...

***

Giống như Hà Phi, facebooker Kim Van Chinh (2) cũng đưa ra nhiu suy nghĩ, nhn đnh v biến c Đng Tâm và ngày 16 tháng 1, ông viết mt status đ nhn mnh v lai lch cũng n quan đim ca mình…

Tôi coi facebook là một din đàn rt b ích, thân thin và tin li, ging như môi trường xã hi ca Vit nam và loài người có xu hướng ngày càng tiến b, văn minh và tin dng cho mi người.

Khi về hưu như tôi, ri b nhng hot đng "trần tc", hot đng trên facbook là mng o và mng internet nói chung rt b ích và lý thú đi vi tôi, qua đó tôi có th đóng góp cho xã hi và hc tp thêm nhiu t cuc sng tht.

Tôi luôn công khai danh tính trên facebook (như qun tr facebook đòi hỏi). Tôi cũng phi dùng vài công c bo mt đ gi an toàn nht đnh cho nick name ca mình.

Từ my hôm nay, sau vài bài viết v Vingroup và Đng Tâm, tôi phi thêm mt công c mà tôi cho là t bo v nick name facebook : tôi khai thêm my đim h sơ cá nhân và tự gii thiu thêm :

Tôi là Giảng viên cao cp, Phó Vin trưởng ca Hc vin Chính tr quc gia H Chí Minh (nay đã ngh hưu). Tôi đã tng dy rt nhiu các hc sinh, các lp cán b Bộ Công an, nhiu người nay là tướng, tá, nm các chc v quan trng trong ngành công an.

Tôi được c đi hc cũng trường Liên Xô (cũ) vi Tổng bí thư, Chủ tịch Nguyn Phú Trng. Trong các thế h hc viên được hc trường đó, hin nay ch còn bác Nguyn Phú Trng là còn đương chc, làm vic. Mi người đã ngh hưu hoc ngh qun lý hết ri.

Tại sao tôi phi viết status này ? Đơn gin là vì có mt s cháu tr người non d mà tôi chc chn là làm vic cho lc lượng được gi là dư luận viên nghe lnh trên thế nào đó hiu sai ý đ hoc nhn thc non kém, văn hóa thp, không ý thc được hành đng và hậu qu vic mình làm, hay vào facebook ca tôi quy phá bng nhng công c, th đon b i mà tôi không dám nói ra đây, s trong status này tôi có nêu c bác Trng ra làm vy bn danh ca bác y. Bác y mà đc được có khi tăng xông ln n(4).

***

Bên dưới status va dn t facebook ca ông Kim Van Chinh có hàng trăm bình lun và có mt đon đi thoi ngn gia ông vi mt thân hu có nickname là Tuan Bazota mà ni dung thế này :

- Tuan Bazota : Cháu rất mong bác Trng đc được nhng dòng này

- Kim Van Chinh : Tôi không kết bn và link vi bác y, mong ai, nht là các bn hc cùng trường có link, sao đ bác y đc thì tt.

- Tuan Bazota : Bác Trọng chc không dám dùng facebook đâu .

Trân Văn

Nguồn : VOA, 16/01/2020

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/hoangtrongphien

(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1493729754116563&set=a.198356270320591&type=3&theater

(3) https://www.facebook.com/kim.vanchinh

(4) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2199082656861537&set=a.290385214397967&type=3&theater

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trương Nhân Tuấn, Trọng Thành, Thanh Phương, Quốc Phương, Trân Văn
Read 732 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)