Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

08/02/2020

Vụ Đồng Tâm : không thể làm tới và cũng không dễ cho chìm xuồng

Nhiều nguồn tin

Đồng Tâm sau tròn một tháng : Vì sao đã, đang và sẽ còn nóng ?

Quốc Phương, 08/02/2020

Sự kiện vụ bố ráp và tập kích do chính quyền và Công an thành phố Hà Nội của Việt Nam thực hiện tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đêm 08/01 rạng sáng 09/01/2020 tính tới thời điểm này đã là đúng một tháng.

dongtam1

Ông Lê Đình Kình, lãnh đạo phong trào khiếu nại đất đai ở xã Đồng Tâm, đã thiệt mạng trong vụ tập kích, bố ráp đêm 08 rạng sáng 09/01/2020

Sự việc đã gây ra nhiều tranh cãi, chia rẽ trong cộng đồng, cũng như tiếp tục đặt ra nhiều câu hỏi trong công luận, người dân và các giới quan sát, quan tâm đến vụ việc được cho là có tính chất bạo lực nghiêm trọng và gây ra cái chết của bốn người, trong đó có ba sỹ quan cảnh sát Hà Nội và một công dân cao tuổi, ông Lê Đình Kình, cựu đảng viên với 58 tuổi đảng, 84 tuổi đời và là cựu lãnh đạo nhiều năm trong chính hệ thống chính trị của chính quyền và Đảng cộng sản ở địa phương.

Nhân tròn một tháng của sự kiện này, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, đồng chủ biên Tạp chí Văn nghệ mạng Văn Việt, thuộc Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam, đã dành cho BBC News tiếng Việt một cuộc trả lời phỏng vấn qua bút đàm, mà sau đây là ý kiến riêng của người trả lời.

Nhà thơ Hoàng Hưng : Có thể nói, ở nước Việt Nam thời cộng sản, chưa từng có vụ việc về nhân quyền, dân quyền nào có sự lên tiếng mạnh mẽ, thẳng thắn, kiên trì, và đông đảo, bao gồm nhiều thành phần xã hội, như vụ cảnh sát cơ động tập kích làng Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội sáng sớm 9/1/2020.

Ngay trong đêm 9/1, tức chưa đầy một ngày sau sự biến, đã có bản Tuyên bố do một số tổ chức xã hội dân sự và cá nhân khởi xướng, cực lực phản đối việc làm phi pháp của nhà cầm quyền và nhận định về hậu quả khó lường của vụ này : "Điều cực nguy hiểm là người dân đã bị đẩy thành thù địch, đối đầu với chính quyền, lòng tin của người dân với chính quyền không còn một chút nào !

Vụ Đồng Tâm sẽ đi vào lịch sử như một vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lần đầu tiên, dưới chế độ luôn tự xưng là "của dân", người nông dân công khai trương ra và thực hiện khẩu hiệu : "Phải giữ đất dù phải hy sinh xương máu !".

Tuyên bố này đã được trên 1.000 người trong và ngoài nước ký tên.

Sau đó, với sự lộ diện ngày càng rõ những chi tiết vi phạm pháp luật trắng trợn của lực lượng tập kích, đặc biệt là việc sát hại dã man không thể biện minh cụ Lê Đình Kình 84 tuổi, đảng viên cộng sản lão thành chưa hề bị kỷ luật, khai trừ đảng hay khởi tố, người được đông đảo dân địa phương kính mến như một "Già Làng", thì sự căm phẫn (dành cho nhà cầm quyền) và đau đớn (dành cho Cụ cũng như những người dân bị nạn) đã bùng lên như đám cháy rừng mà không một sự đe dọa hay bịp bợm xuyên tạc nào từ các lực lượng đàn áp và tâm lý chiến của nhà cầm quyền dập nổi !

Đại diện cho công luận là những trí thức, nhân sĩ Hà Nội (nhóm của TS Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình…), Sài Gòn (nhóm GS Tương Lai, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm…), đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, mới nhất là lá thư "Tôi tố cáo" của nhà văn Nguyên Ngọc (gợi nhớ sự kiện "J'accuse" của văn hào Emile Zola hơn 100 năm trước ở Pháp), đã chính thức đòi hỏi nhà cầm quyền công khai mọi khuất tất trong vụ Đồng Tâm, làm rõ trách nhiệm, khởi tố và xét xử những người chủ trương, chỉ đạo, chỉ huy và trực tiếp gây ra vụ tấn công và thảm sát ở làng Hoành.

Tôi đặc biệt quan tâm đến những ý kiến khách quan, công bằng của những vị lâu nay vẫn gần gụi, thiện chí với nhà cầm quyền như cựu đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan, đương kim Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển Hoàng Ngọc Giao… Tôi cũng đọc được trên FB, nhận được nhiều ý kiến qua tin nhắn hay qua điện thoại của những nhà văn, trí thức lâu nay vẫn hợp tác với nhà cầm quyền, trong vụ này cũng phẫn nộ với cách xử lý chà đạp luật pháp của họ.

Tôi tin là có sự bất đồng không nhỏ ngay trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam về cách xử lý tàn bạo và chung cuộc là thất bại thảm hại của đảng trong vụ Đồng Tâm.

'Chưa có động thái tìm lối thoát'

dongtam2

Tác giả, nhà thơ Hoàng Hưng (hàng ngồi, bìa phải) và cựu Đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang (hàng ngồi, bìa trái), thăm gia đình ông Lê Đình Kình vào tháng 1/2019 (hình do tác giả cung câp)

BBC : Ông có bình luận gì về động thái từ các khối lập pháp, tư pháp và chính quyền sau gần một tháng diễn ra vụ tập kích, bố ráp ?

Hoàng Hưng : Đến nay là một tháng sau sự cố Đồng Tâm, nhà cầm quyền chưa có một động thái gì cho thấy họ đã tìm ra lối thoát cho vụ việc chấn động lòng người này !

Cho đến nay, những phản ứng của họ đều sai lầm, chỉ làm mất thêm tính chính danh của một nhà nước đúng nghĩa.

Đầu tiên là việc thông tin nhiều lần bất nhất của công an về vụ tấn công, về cái chết của 3 sĩ quan, của cụ Lê Đình Kình ; việc này đã đi đến chỗ hoàn toàn bất lợi cho họ : từ nay về sau, công luận sẽ không tin bất cứ thông tin nào từ họ nữa !

Rồi đến việc khen thưởng hấp tấp đến vô lý của các cấp cao nhất, cũng như ngăn chặn tiền người dân phúng viếng cụ Kình để rồi lại vội vã chạy theo đối phó bằng cách bắt toàn bộ cảnh sát cơ động góp 1 ngày lương hỗ trợ cho gia đình 3 chiến sĩ bị chết, chỉ làm cho tấn bi kịch được kèm thêm những màn hài… cười ra nước mắt !

Tuy nhiên tôi vẫn mong rằng tới đây họ sẽ có thái độ cầu thị, dám nhìn vào sự thật trần trụi của vụ Đồng Tâm để có cách giải quyết ít nhiều thoả đáng, cứu gỡ phần nào bộ mặt của mình.

BBC : Mới đây đại diện phái đoàn Liên minh Châu Âu EU tại Hà Nội đã có tiếp xúc với phía đại diện chính quyền Việt Nam và các viên chức đại diện từ Đại sứ quán Hoa Kỳ đã gặp gỡ nhà hoạt động ở Việt Nam để tìm hiểu, dân biểu một số quốc gia phương Tây cũng đã lên tiếng về vụ việc, ông đánh giá như thế nào về các động thái này ?

Việc quan tâm của các tổ chức quốc tế đến vụ Đồng Tâm, đặc biệt là của các dân biểu các nước khối E.U sắp họp thông qua hiệp định thương mại với Việt Nam, và cuộc gặp của Sứ quán Hoa Kỳ với anh Trịnh Bá Phương, một "dân oan" được sự ủy nhiệm của bà quả phụ Lê Đình Kình và các gia đình nạn nhân Đồng Tâm, cũng như những sự quan tâm tới đây của quốc tế, chắc chắn sẽ là sức ép mà nhà cầm quyền Việt Nam không dễ gì đối phó.

Cần xử lý, giải quyết ra sao ?

dongtam3

Tác giả, nhà thơ Hoàng Hưng (phải), và tiến sĩ Nguyễn Quang A đứng bên con hào do binh chủng Không quân vừa mới đào để phân ranh giữa đất quốc phòng với 59ha đất Đồng Sênh của dân thôn Hoành, Đồng Tâm, tháng 4/2018, theo tác giả.

BBC : Sau tròn một tháng diễn ra sự việc, nhìn nhận lại một cách bao trùm, quan điểm của ông là thế nào và theo ông cần giải quyết, xử lý ra sao ?

Hoàng Hưng : Vụ Đồng Tâm đã có một lịch sử kéo dài, trong cả quá trình đó nhà cầm quyền không trưng ra được bản đồ qui hoạch gốc (tương tự vụ Thủ Thiêm) để thuyết phục dân thôn Hoành cũng như công luận rằng 59ha đất đồng Sênh thuộc đất quốc phòng, đối lại với những chứng cứ có lý có tình của dân cho thấy họ mới là chủ nhân đích thực. Chính việc đó dẫn người dân đến tâm trạng uất ức, tuyệt vọng, dẫn đến tuyên bố lấy máu để giữ đất, từ đó tạo cái cớ cho nhà cầm quyền đàn áp.

Trong tình thế đó, quyết định tấn công vào làng Hoành, gây nên vụ thảm sát Đồng Tâm là một cái mốc quan trọng, đánh dấu sự lúng túng, bất lực, đi đến manh động của nhà cầm quyền trong việc xử lý các mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là vấn đề Đất đai đã tồn tại quá lâu, hậu quả là đẩy người dân đến con đường cùng, không còn sợ hãi, buộc phải đối đầu !

Nhìn một cách tích cực, tôi thật sự hy vọng vụ Đồng Tâm sẽ là giọt nước tràn ly, khiến Đảng cộng sản Việt Nam (Đảng cộng sản Việt Nam) phải sửa luật Đất đai, xác lập chế độ đa sở hữu, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân trong những qui hoạch về đất đai. Cũng từ đây, Đảng cộng sản Việt Nam sẽ phải nhận ra sự thất bại của đường lối lấy bạo lực khủng bố để khống chế xã hội trong sự sợ hãi cộng với bưng bít, độc quyền thông tin để lừa dối dân theo định hướng của mình. Tôi muốn nhắc họ, không thừa : Đừng bao giờ nghĩ đến bắt chước Tàu Cộng theo con đường độc tài sắt máu. Xã hội Việt Nam, dân tộc tính Việt Nam từ ngàn xưa không dung chấp độc tài, trong thời đại ngày nay lại càng không thể ! Và chế độ độc tài Tập đang đi tới đâu, đã nhìn thấy nhãn tiền !

Tôi cũng tin rằng : người dân Việt Nam, giống như dân thôn Hoành mà tôi đã có dịp về thăm không chỉ một lần, không có ý tưởng chống chế độ, mà chỉ đòi hỏi Đảng cộng sản bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình, thi hành đúng hiến pháp do chính Đảng cộng sản soạn ra. Các vị cầm quyền đừng để nỗi ám ảnh "mất chế độ" làm sa lầy tiếp vào con đường biến mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân thành mâu thuẫn "địch-ta", đẩy dân đến chỗ buộc phải đối đầu. Sự chia rẽ chính quyền- dân chỉ có lợi cho các nhóm đặc lợi mượn danh nghĩa chính quyền mà ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn "đốt", xa hơn là lợi cho kẻ thù của cả dân tộc. Sự chía rẽ này do chính các chính sách sai lầm của nhà cầm quyền tạo ra, và thậm chí người dân có quyền có dấu hỏi về khả năng có bàn tay gài độ, phá hoại của ngoại bang thông qua những kẻ hưởng lợi từ những sai lầm đó.

Trước mắt, để giải quyết vụ Đồng Tâm một cách thiết thực, nên tập trung suy nghĩ về vụ án gần 30 bị can là người dân thôn Hoành. Theo tôi, đó sẽ là cơ hội để nhà cầm quyền sửa chữa phần nào những sai lầm quá lớn của vụ Đồng Tâm. Phải đối xử có tình người với những người bị bắt, với gia đình họ. Và thực thi một phiên toà công khai minh bạch, bảo đảm có sự phản biện độc lập của luật sư, xử đúng người đúng tội, ít ra cũng như vụ xử ông Đoàn Văn Vươn. Phía công luận, tôi hy vọng giới luật sư vào cuộc, kể cả có sự tham gia của các luật sư quốc tế, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người bị xét xử.

Việc khởi tố vụ án tấn công thôn Hoành và thảm sát cụ Lê Đình Kình như yêu cầu của công luận sẽ là điểm son cho nhà cầm quyền. Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo cao nhất xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật các viên chức có trách nhiệm trong vụ này, để tránh được điều tồi tệ nhất : Công luận nghi ngờ vai trò chủ đạo của chính họ trong vụ án tai tiếng chưa từng thấy sau vụ giết hại bà Nguyễn Thị Năm, một ân nhân của cách mạng 70 năm trước !

Họ sẽ không thoát sự phán xét của lịch sử !

Nhà thơ Hoàng Hưng, đồng chủ biên Tạp chí Văn nghệ mạng Văn Việt cũng là dịch giả, nhà báo và cựu nhà giáo, ông hiện sinh sống tại Sài Gòn và là một nhà quan sát và hoạt động xã hội dân sự, vận động cho nhân quyền và các quyền tự do trong xã hội cũng như trong văn nghệ, báo chí, ngôn luận...

Trên đây là ý kiến dựa trên quan điểm riêng của người trả lời phỏng vấn. Trong vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm hôm 09/01/2020, cho tới nay, nhà nước và chính quyền Việt Nam, ngành Công an, thông qua truyền thông, báo chí của nhà nước, chính quyền vẫn giữ quan điểm cho rằng có một nhóm chống đối chính quyền và các chính sách của đảng và nhà nước hoạt động tại Đồng Tâm.

Nhóm này, trong đó có Tổ Đồng thuận, các thành viên và người lãnh đạo là ông Lê Đình Kình, theo quan điểm của chính quyền, đã có các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, chống đối người thi hành công vụ, có các hành vi kích động, sử dụng bạo lực, thậm chí nhận tiền và chịu sự chỉ đạo của một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài bị chính quyền liệt là phản động, khủng bố, để chống đối chính quyền và người thi hành công vụ.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 08/02/2020)

*******************

Đồng Tâm : ‘Hiến pháp, pháp luật’ bị ‘tạm ngưng công tác’ !

Trân Văn, VOA, 08/02/2020

Những thông tin mi v s lượng và gia cnh nhng người dân xã Đng Tâm, huyn M Đc, thành ph Hà Ni b công an bt gi trong cuc đt kích vào thôn Hoành lúc rng sáng ngày 9 tháng 1, khc ha thêm s tht phũ phàng v "pháp chế xã hi ch nghĩa" ti Việt Nam.

dongtam4

Cụ Lê Đình Kình và vợ là bà Dư Thị Thành. (Hình : Facebook).

Bốn tun sau khi Công an thành ph Hà Ni công b quyết đnh khi t v án "giết người, tàng tr - s dng vũ khí trái phép, chng người thi hành công v" xy ra hi thượng tun tháng trước thôn Hoành, qua danh sách do ông Mc Văn Trang – mt nhà giáo nghỉ hưu – lp và công b, người ta mi biết có ti 26 người b bt (1).

Trước đó, lc lượng bo v - thi hành pháp lut ch loan báo đã khi t v án đ điu tra v vic "mt s người chng đi làm ba cnh sát hy sinh" (2).

Thiên hạ đã tho lun rt nhiu v nhng du hiu vi phm Hiến pháp, pháp lut trong vic công an t chc đt kích vào thôn Hoành, bao vây – cô lp khu vc này, phong ta tài khon ca nhng người được nhiu người tín nhim nên nh nhn tin, giúp đ gia đình những người chng may lâm nn.

Những thông tin mi v s lượng và gia cnh nhng người đang b tm giam li bày thêm nhiu vn đ khác cho thy cam kết "sng và làm vic theo Hiến pháp, pháp lut" là trò h. Khi cn, Hiến pháp và pháp lut Vit Nam s được h thng chính tr, h thng công quyn cho tm ngh vô thi hn. Chng hn :

Luật T tng Hình s ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khng đnh, bt gi trong trường hp khn cp phi có biên bn (Điu 115), phi thông báo cho thân nhân người b bt gi (Điu 116), tuy nhiên đến nay, thân nhân ca nhng người b bt gi trong cuc đt kích vào thôn Hoành, không biết người thân ca h b tm gi ri tm giam đ điu tra vì nhng cáo buc nào : Nhng ai b cáo buc "giết người" ? Nhng ai "tàng tr - s dng vũ khí trái phép" ? Những ai "chng người thi hành công v" ? Nhng ai b cáo buc phm hai, thm chí phm c ba ti ? Phi chăng c tình lp l trong xác đnh cáo buc đi vi tng cá nhân là đ không thc hin nhng qui đnh khác ?

Điều 119 ca Lut T tng Hình s cm tạm giam phụ n có thai, đang nuôi con dưới 36 tháng tui, già yếu hoc bnh nng mà có nơi cư trú và lý lch rõ ràng. Không b trn và b bt theo quyết đnh truy nã. Không tiếp tc phm ti. Không mua chuc, cưỡng ép, xúi gic người khác khai báo gian di, cung cấp tài liu sai s tht, tiêu hy, gi mo chng c, tài liu, đ vt ca v án, tu tán tài sn liên quan đến v án. Đe da, khng chế, tr thù người làm chng, b hi, người t giác ti phm hoc người thân thích ca nhng người này. không phm các tội xâm phm an ninh quc gia và không gây nguy hi cho an ninh quc gia.

Trong số 26 người đã b bt và đang b giam, nếu ch b cáo buc "tàng tr - s dng vũ khí trái phép" hoc "chng người thi hành công v" thì ít nht có bà Trn Th Phương, ông Bùi Viết Hiu thuc din không cn tm giam. Bà Phương đang nuôi con mi 18 tháng tui và chng bà – ông Bùi Văn Tiến - cũng b bt. Ông Hiu đã 74 tui ! Tương t, s còn nhiu b can khác hi đ tiêu chun "bo lãnh" – mt hình thc ngăn chn thay thế bin pháp tạm giam – theo điu 121 Lut T tng Hình s và vì con cái ca h không có ai chăm sóc như bà Trn Th La, ông Nguyn Văn Quân, v chng Nguyn Quc Tun – Đào Th Kim,… chính công an, Vin Kim sát phi hướng dn gia đình h

***

Làm sao có thể tin hệ thng bo v - thi hành pháp lut ti Vit Nam nói riêng tôn trng hiến pháp và pháp lut, khi Điu 31 ca Hiến pháp hin hành minh đnh : "Người b buc ti được coi là không có ti cho đến khi được chng minh theo trình t lut đnh và có bn án kết tội của Tòa án đã có hiu lc pháp lut" và Điều 20 khng đnh : Mọi người có quyn bt kh xâm phm v thân th, được pháp lut bo h v sc kho, danh d và nhân phm ; không b tra tn, bo lc, truy bc, nhc hình hay bt kỳ hình thc đi x nào khác xâm phạm thân th, sc khe, xúc phm danh d, nhân phnhưng công an vn thn nhiên ghi hình, giao cho h thng truyn hình quc gia tán phát rng rãi li thú ti ca mt s cá nhân ch mi là b can trong v án "giết người, tàng tr - s dng vũ khí trái phép, chống người thi hành công v" xy ra thôn Hoành ?

Tại sao h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam im lng khi h thng bo v - thi hành pháp lut ti Vit Nam công khai vi hiến và vi phm hàng lot qui đnh pháp lut v hình s như thế ? Nếu thnh thong, thy cn bt ming dư lun, h thng bo v - thi hành pháp lut ti Vit Nam li s "quái chiêu" y thì h thng nào s đng ra thc thi mc tiêu "bảo v công lý, bo v quyn con người, quyn công dân, bo v chế đ xã hi ch nghĩa, bảo vệ li ích ca nhà nước, quyn và li ích hp pháp ca t chc, cá nhân, giáo dc mi người ý thc tuân theo pháp lut, đu tranh phòng nga và chng ti phm" của Lut T tng Hình s ? Chng l ch cn vin dn cái gi là "bảo v chế đ xã hi ch nghĩa, bảo v li ích ca nhà nước" thì có thể cho Hiến pháp và pháp lut… "tm ngưng công tác" ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 08/02/2020

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/permalink.php?id=100013518285955&story_fbid=896986987428569

(2) https://news.zing.vn/khoi-to-vu-an-khien-3-canh-sat-hy-sinh-o-dong-tam-post1032989.html

********************

Đồng Tâm : Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tiếp xúc với nhà hoạt động (BBC, 07/02/2020)

Các viên chức thuộc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam hôm 6/2 đã tiếp xúc với nhà hoạt động xã hội Trịnh Bá Phương, liên quan sự việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 09/01, theo lời kể của ông.

dongtam5

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương gặp bà Michele Roulbet, trưởng bộ phận nội chính, Phòng chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tại Hà Nội, hôm 06/2/2020

Cuộc tiếp xúc diễn ra trong vòng hai giờ đồng hồ ở một địa điểm đối diện tòa Đại sứ ở Hà Nội và hai bên đã trao đổi về cuộc bố ráp, tập kích Đồng Tâm cách đây gần một tháng, làm bốn người thiệt mạng, như công bố của chính quyền, trong đó có ông Lê Đình Kình, 84 tuổi và ba sỹ quan cảnh sát.

Phúc đáp email của BBC News tiếng Việt yêu cầu xác nhận tin trên và trả lời các câu hỏi liên quan đến cuộc gặp gỡ, bà Rachel Chen, phát ngôn viên của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, sáng 7/2 cho biết là sẽ chóng có hồi đáp.

Trước đó, nhà hoạt động trong phong trào 'dân oan và khiếu kiện đất đai' Trịnh Bá Phương nói với BBC News tiếng Việt, từ Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội hôm 6/2 :

"Ngày hôm qua, hôm 05/02/2020, phía Đại sứ quán Mỹ đã liên hệ với tôi và họ mời tôi đến gặp để trao đổi về sự việc xảy ra tại Đồng Tâm".

"Trong buổi làm việc hôm nay (06/02), tiếp tôi có ba viên chức lãnh sự thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ, có một bà đại diện là bà Trưởng phòng Chính trị của Lãnh sự quán Mỹ".

"Chúng tôi trao đổi trong vòng khoảng hai giờ đồng hồ và trao đổi về tất cả các vụ việc từ hôm 09/01 đã diễn ra ở tại Đồng Tâm, trong đó có nêu lên một số vấn đề trao đổi, đó là về việc lực lượng cảnh sát đàn áp đã giết cụ Kình và bắt đi nhiều người dân, trong đó thống kê là 27 người dân ở Đồng Tâm đã bị bắt".

'Rất quan tâm Đồng Tâm'

Nhà hoạt động xã hội dân sự này cho biết các nhà ngoại giao Mỹ ở Tòa Đại sứ tại Việt Nam tỏ ra quan tâm tới tình hình vụ việc ở Đồng Tâm :

"Phía Đại sứ quán Mỹ cũng rất quan tâm đến tình hình ở Đồng Tâm hiện tại, cho biết rằng những người dân ở Đồng Tâm đang phải chịu những áp lực "đàn áp" rất khốc liệt, ngoài sự việc diển ra hôm 09/01 thì còn bị triệu tập thường xuyên, bị đe dọa".

"Và tình hình của 27 người bị bắt hiện nay cũng đang rất lo lắng, bởi vì phía Công an không đưa ra bất cứ một thông tin nào về nơi giam giữ, hay quyết định đưa cho gia đình. Thế nên, các gia đình rất là lo lắng".

"Phía Lãnh sứ quán Mỹ tìm hiểu về các việc, nguyên nhân cái chết của ba vị công an kia, thì trong buổi làm việc ngày hôm nay, tôi cũng trao đổi hết mọi khía cạnh liên quan đến vụ việc đó"…

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cho biết đã trao cho đại diện Đại sứ quán Mỹ một văn kiện là 'Thư kêu cứu' của bà Dư Thị Thành, vợ của ông Lê Đình Kình :

"Trong ngày hôm qua, tôi cũng đã kịp thông báo đến gia đình cụ Dư Thị Thành, thì cụ Dư Thị Thành đã viết một lá thư kêu cứu gồm 4 trang đơn, trong thư có nêu lên 9 điểm mà cụ đã tận mắt chứng kiến, viết ra trong thư kêu cứu đó và đề nghị phía Đại sứ quán Mỹ quan tâm đến vụ việc, cũng như là thực thi đạo luật nhân quyền Magnitsky ở tại (vụ) Đồng Tâm".

Khi được hỏi phía các nhà ngoại giao từ Đại sứ quán Mỹ có trao đổi hoặc "hứa hẹn" gì hay không, ông Trịnh Bá Phương đáp :

"Kết thúc buổi làm việc, họ cho tôi biết rằng phía Đại sứ quán Mỹ sẽ nghiên cứu kỹ tất cả các đề xuất mà gia đình cũng như cá nhân tôi đề xuất, họ nói rằng là chưa thể hứa được chắc, nhưng mà họ sẽ nghiên cứu rất kỹ về đề xuất này.

"Và tôi cũng có nói về việc... 'đe dọa' bắt tôi, thì họ cũng nói rằng họ cũng chưa hứa được rằng họ có thể đưa được tôi ngay, nhưng họ sẽ làm tất cả để đảm bảo rằng cá nhân tôi sẽ được đối xử công bằng".

Mục đích chính của cuộc gặp gỡ là gì ?

dongtam6

Huân huy chương và huy hiệu 55 tuổi đảng của ông Lê Đình Kình, hình chụp tại nhà riêng của ông tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm (FB Nguyễn Quang A)

Khi được hỏi vì sao Tòa Đại sứ Mỹ lại muốn tiếp xúc, gặp gỡ ông, nhà hoạt động xã hội Trịnh Bá Phương nói :

"Ít ngày trước Tết họ đã liên lạc với tôi hai lần, nhưng đến hôm nay thì tôi cũng có một chút bất ngờ khi họ chủ động liên hệ và đề nghị gặp tôi, tại phía đối diện trụ sở Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội".

"Về mục tiêu, họ nói rằng mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ là quan tâm đến nhân quyền Việt Nam, trong tất cả mọi chính sách như là giao thương kinh tế thương mại, rồi các thỏa thuận, hiệp định với Việt Nam, thì mục tiêu quan trọng nhất của phía Hoa Kỳ, kể cả ông Đại sứ mới nhậm chức ở Việt Nam, trong năm 5 mục tiêu, thì có một mục tiêu cao nhất - đó là dân chủ và nhân quyền ở tại Việt Nam".

"Thế nên, buổi làm việc ngày hôm nay, mục đích của họ là muốn tìm hiểu sự thực ở Đồng Tâm, cũng như là để bổ sung vào hồ sơ nhân quyền, cũng như là để có tiếng nói để làm sao hạn chế được những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam".

"Cũng như là để đưa những hành vi 'sai trái' này có thể là trong đối thoại nhân quyền giữa Việt - Mỹ".

Nhà văn lão thành lên tiếng

Trong một động thái riêng rẽ, hôm 05/2, trên một số tạp chí, hay báo mạng độc lập với chính quyền và nhà nước, đã xuất hiện thông điệp của một nhà văn lão thành nổi tiếng ở Việt Nam.

Thông điệp có tựa "Tôi tố cáo"  của nhà văn Nguyên Ngọc, cựu Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, cựu Đảng viên (đã tự từ bỏ Đảng cộng sản), về vụ việc Đồng Tâm, đề ngày 04/02 từ Hội An, tỉnh Quang Nam, có đoạn :

"Một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng đã diễn ra tại nhà cụ Lê Đình Kình ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, giữa thủ đô Hà Nội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

"Nạn nhân là đại lão gia Lê Đình Kình, công thần của Tổ quốc Viêt Nam, đã bị các lực lượng vũ trang của chính quyền Việt Nam xử tử hình với hình thức tàn bạo nhất, không theo bất cứ quy định và trình tự pháp luật nào hết. Cho đến hôm nay, mồng 4/2/2020, nghĩa là gần một tháng sau sự vụ, chưa hay không hề thấy mảy may động thái của toàn bộ hệ thống tư pháp của cái đất nước được coi là có pháp chế này khởi tố một vụ án giết chết công dân Lê Đình Kình".

"Tôi nghiêm khắc đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam lập tức ra lệnh khởi tố vụ án lớn giết cụ Lê Đình Kình một cách minh bạch, công khai, công bằng".

"Những kẻ chủ trương, những kẻ lên kế hoạch, những kẻ tổ chức lực lượng và ra lệnh thực hiện dù ở cấp nào, những tên sát nhân, tên hay những tên đao phủ đã trực tiếp ra tay phải đền tội ác trước vành móng ngựa".

"Là công dân Việt Nam, là nhà văn Việt Nam, tôi tố cáo tội ác trời không dung đất không tha này trước toàn dân Việt Nam và thế giới".

"Tôi thiết tha kêu gọi mọi bậc trí giả trong nước và trên thế giới cùng mọi người có lương tri lên án tội ác man dại này và ngăn chặn nó có thể tái diễn bất cứ ở đâu", nhà văn Nguyên Ngọc viết".

Về phần mình, chính quyền Việt Nam, trong đó có Bộ Công an, hiện vẫn giữ quan điểm cho rằng vụ tập kích, bố ráp vào xã Đồng Tâm hôm 09/01 là hành động cần thiết của chính quyền đối phó với một nhóm 'đối tượng quá khích', có hành vi 'chống đối chính quyền, chống đối đường lối, chủ trương của nhà nước', có các hành động 'bạo lực' hay 'kích động bạo lực', 'chống đối người thi hành công vụ'.

Một số thông báo, tuyên bố của chính quyền và Bộ Công an công bố trên báo chí, truyền thông chính thống của nhà nước cho rằng các đối tượng, đặc biệt là nhóm 'Đồng Thuận' đứng đầu bởi ông Lê Đình Kình, đã 'nhận tiền' và 'chịu sự chỉ đạo' của một số tổ chức, cá nhân 'phản động' hay 'khủng bố' họat động ở hải ngoại.

****************

Đại diện Sứ quán Mỹ nghe tường trình vụ Đồng Tâm (VOA, 08/02/2020)

Đại din ca Đi s quán M ti Hà Ni va có cuc hp vi nhà hot động Trịnh Bá Phương vào ngày 6/2 đ nghe ông tường thut chi tiết v cuc đt kích xy ra ti Đng Tâm vào ngày 9/1 và nhn đơn kêu cu t bà Dư Th Thành, v ông Lê Đình Kình – người được xem "th lĩnh tinh thn" ca người dân Đng Tâm đã b thit mng trong cuộc b ráp.

dongtam7

dongtam8

dongtam9

Thư kêu cu ca bà Dư Th Thành (v ông Lê Đình Kình) gi cho Đi s quán Hoa Kỳ vào ngày 6/2/2020.

Theo lời ông Trnh Bá Phương nói vi VOA, cuc hp ca ông vi ba viên chc Đi s quán Hoa Kỳ, đi din là bà Michele Roulbet – Trưởng B phn Ni chính phòng Chính tr ca Đi s quán – đã din ra trong 2 tiếng đng h.

"Tôi đã chuyển bc thư ca c Dư Th Thành. Và trong hai tiếng đó, tôi đã trao đi vi Đi s quán M rt nhiu tình tiết liên quan đến v vic Đng Tâm. Tt c mi khía cnh, t vic c Kình chết cũng như nhng cái chết khut tt ca 3 viên cnh sát mà phía nhà nước cho rng đã chết giếng tri", ông Phương k li vi VOA.

"Khi kết thúc bui làm vic, các nhân viên S quán M có hi rng nguyn vng ca cá nhân tôi và người dân Đng Tâm hin nay là gì. Tôi đã tr li rõ rng (chúng tôi) mong mun Đo lut nhân quyn Magnitsky (được áp dng) và có mt cuc điu tra đc lp. Phía Đi s quán Hoa Kỳ nói rng chúng tôi chưa ha chc nhưng chúng tôi s nghiên cu rt k v đ xut này".

Ông Trịnh Bá Phương cho VOA biết thêm rng vào ngày 7/2, nhân viên ca Đại sứ quán M tiếp tc liên lc vi ông đ tìm hiu thêm v các chi tiết trong lá thư kêu cu ca bà Dư Th Thành mà ông đã chuyn đến cho Đi s quán trong cuc làm vic ngày hôm trước.

Trong lá thư viết tay, bà Thành đã k li tt c nhng gì bà chng kiến vào ngày 9/1, khi lực lượng chc năng, được cho là lên ti c ngàn người, kéo đến thôn Hoành vào na đêm, rng sáng bao vây người dân và đt kích vào nhà ông Lê Đình Kình (c Kình), 84 tui, người đi din cho dân làng trong v khiếu kin đt đai kéo dài nhiều năm nay, và bt đi hàng chc người.

Vụ đt kích đã khiến cho ít nht 4 người thit mng, bao gm ông Lê Đình Kình và 3 công an thit mng.

Bộ Công an Vit Nam nói các lc lượng chc năng đã được điu ti Đng Tâm là đ "bo v công trình t xa" (tc công trình xây dựng tường rào quanh sân bay Miếu Môn, mc dù vào thi đim din ra v đng đ, vic xây dng chưa tiến hành đến khu vc này). Lý do đưa ra là vì "biết được nhóm quá khích chun b vũ khí đ đt tr s UBND xã Đng Tâm", theo li tướng Lương Tam Quang – Thứ trưởng B Công an – thông tin cho báo chí ngày 14/1.

Sau khi bị bt và được th v, bà Dư Th Thành, v ông Lê Đình Kình, cho biết bà và hàng chc người dân đã b tra tn, ép cung và đánh đp nếu không tr li theo ý nhng người hi cung.

"Tôi nhìn thấy lc cnh sát tra tn con trai tôi Lê Đình Công rt dã man. Nó không th đi được mà phi lết dưới đt đ di chuyển. Tôi còn nghĩ Công chết ngay sau đó. Tôi nhìn thy h đánh ông Bùi Viết Hiu đến bt tnh ri chuyn nước cho ông y nhưng ông Hiu b sc nước vì chuyn nước quá nhanh. Ông Hiu b lên cáng và bê ra bên ngoài ngay. Tôi thy tt c nhng người dân Đồng Tâm bị bt đu đau đn vi rt nhiu thương tích trên người. Có người còn b gãy xương sườn, xương quai hàm. Bn thân tôi là Dư Th Thành b cnh sát tát vào mt liên tc và ép phi nhìn thy lu đn trên tay. Tôi b đánh vào đu vào tai cho đến nay vn còn choáng và ù hết c 2 bên tai, h đánh vào hai ng chân tôi đau lm...", lá thư tay ca bà Thành viết.

Sau vụ đt kích, Công an Hà Ni ngày 13/1 ra quyết đnh khi t 22 người dân Đng Tâm đã b bt giam, theo sau quyết đnh khi t ca B Công an đi với h v 3 ti danh "giết người ; tàng tr, s dng vũ khí trái phép ; và chng người thi hành công v".

"Tôi cũng đề xut thêm rng mong Đi s quán M giám sát, theo dõi hoc xác minh xem ngoài c Kình đã chết thì trong 27 người b bt có ai thit mng na không, bi vì cho đến hin nay, các gia đình có người thân b bt vn chưa nhn được bt kỳ giy t, quyết đnh khi t b can, khi t v án t phía công an", ông Phương cho biết thêm.

Sau khi chứng kiến v đt kích đm máu, ông Trnh Bá Phương cho biết tâm trng ca người dân Đng Tâm hin nay "rt hoang mang" và "không còn tin tưởng vào chính quyn này nữa".

Trong thời gian qua, nhiu t chc nhân quyn quc tế đã lên tiếng kêu gi Vit Nam cho phép tiến hành mt cuc điu tra đc v v tranh chp đt đai dn đến chết người Đng Tâm. Nhưng cho ti nay, theo li ông Phương, mc dù lnh phong ta Đng Tâm đã được d b, nhưng "an ninh, mt v vn được cài cm thôn Hoành, vi nhiu camera giám sát 24/24" và mt s người dân thnh thong vn b công an triu tp đ "trn áp, khng b tinh thn".

********************

Vụ Đồng Tâm được nêu ra với Đại sứ quán Mỹ (RFA, 07/02/2020)

Anh Trịnh Bá Phương, một người đấu tranh giữ đất ở Dương Nội và cũng là người đưa tin về vụ việc Đồng Tâm, vào ngày 6 tháng 2 có cuộc gặp với một số viên chức Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội. Tại cuộc gặp anh Trịnh Bá Phương cho biết đã trình bày cặn kẽ về vụ việc cũng như chuyển đến những vị này thư kêu cứu của cụ bà Dư Thị Thành, vợ của cụ ông Lê Đình Kình, người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công Đồng Tâm hôm rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua.

dongtam11

Anh Trịnh Bá Phương và bà Michele Roulbet trưởng bộ phận nội chính phòng chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ hôm 6/2/2020. Courtesy Trịnh Bá Phương

Trả lời RFA vào tối ngày 6/2/2020, anh Trịnh Bá Phương cho biết :

"Vào 2 giờ chiều hôm nay có 3 viên chức của Đại sứ quán Mỹ đã gặp em, trong đó có đại diện là bà Michele Roulbet trưởng bộ phận nội chính phòng chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ. Trong buổi làm việc này, Đại sứ quán Mỹ chủ yếu làm việc liên quan vụ việc diễn ra ở Đồng Tâm".

Buổi làm việc giữa anh Trịnh Bá Phương và các viên chức Đại sứ quán Hoa Kỳ kéo dài hai tiếng đồng hồ, nội dung làm việc theo anh Phương là phía Mỹ tìm hiểu về toàn cảnh vụ Đồng Tâm hôm 9/1/2020, cũng như nhận thư kêu cứu của cụ bà Dư Thị Thành gởi đến các viên chức Đại sứ quán Hoa Kỳ. Anh Phương nói tiếp :

"Bên phía Đại sứ quán Mỹ rất quan tâm đến vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm hôm 9/1. Trong thời gian làm việc 2 tiếng đồng hồ, tôi có trao đổi tất cả thông tin vụ việc mà tôi nắm bắt được, cũng như là chuyển được bức thư của cụ bà Dư Thị Thành (vợ của cụ Lê Đình Kình) gởi đến Đại sứ quán Mỹ, là thư kêu cứu dài bốn trang giấy, trong đó có nói đến tất cả tình tiết mà bà chứng kiến hôm 9/1. Nguyện vọng của cụ bà, của cá nhân tôi, những người khác, muốn chuyển đến Đại sứ quán Mỹ là mong muốn vụ việc ở Đồng Tâm có được một cuộc điều tra độc lập. Ngoài ra cũng mong muốn quốc tế cũng như chính phủ Hoa Kỳ, theo dõi vụ việc này, để áp lực đưa được vụ Đồng Tâm ra ánh sáng, vì hiện nay Việt Nam chỉ muốn bưng bít và chỉ đưa thông tin theo một chiều của họ".

Cụ thể theo thư kêu cứu của cụ bà Dư Thị Thành, vợ của cụ ông Lê Đình Kình, người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công Đồng Tâm của công an hôm 9/1/2020, được anh Trịnh Bá Phương đăng lên mạng xã hội, bà Thành tường trình diễn biến cuộc tấn công của công an vào Đồng Tâm hôm 9/1/2020 mà bà chứng kiến.

Trong thư kêu cứu, bà Thành cho biết khi bản thân bà bị đánh và lôi ra thì chồng bà là ông Lê Đình Kình vẫn còn sống. Bà cũng cho biết nhiều người khác bị đánh, bị bắn, nhiều người bị mất tài sản, tiền bạc, giấy tờ… nhưng sau đó chỉ được trả lại giấy tờ.

Đài Á Châu Tự Do hôm 6/2 đã tìm nhiều cách liên lạc với cụ bà Dư Thị Thành nhưng không thể kết nối.

Một người dân Đồng Tâm, có người nhà đang bị công an bắt giữ, không muốn nêu tên, nói với RFA hôm 6/2 :

"Trong số những người bị bắt cũng có người nhà của tôi, từ hôm bắt đi đến giờ chính quyền cũng không có một thông báo nào đến gia đình. Không biết những người bị bắt nhốt ở đâu, tôi cũng có đi tìm các trại giam nhưng cũng không có thông tin gì, mình cũng chỉ đi tìm mò. Mọi người đang rất lo lắng, hôm bị bắt đi như thế, nhiều người bị đánh đậo thương tích nặng, không biết hiện giờ tình hình sức khỏe của mọi người như thế nào ? Các gia đình hiện rất lo lắng, muốn biết người thân đang bị bắt giữ ở đâu để tiếp tế, vì sợ mọi người không có sức khỏe".

Trong thư kêu cứu, cụ bà Dư Thị Thành cho biết, đến nay vụ việc công an tấn công vào nhà bà đã xảy ra được gần 1 tháng, nhưng gia đình bà và các gia đình khác trong xã Đồng Tâm vẫn chưa có thông tin gì về những người bị bắt hôm 9/1, không biết hiện giờ ai sống, ai chết cả. Bà Thành cũng nêu tên cụ thể 27 người ở Đồng Tâm trong đó có con, cháu bà bị bắt.

Để tìm hiểu thêm, RFA hôm 6/2 đã liên lạc Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người đã có chuyến thăm đến xã Đồng Tâm vào ngày 1/2/2020, và được ông kể lại như sau :

"Khi tôi gặp bà con ở Đồng Tâm, thì những người có thân nhân bị bắt, rất là lo lắng. Bởi vì cho đến bây giờ, họ không hề biết một tin gì của người thân của họ, trừ những tin được đưa trên TV. Việc bắt họ như thế nào, đang giữ ở đâu, luật sư có được tiếp xúc hay không, người thân có được tiếp xúc hay không, tình trạng của họ như thế nào ? Thật sự không có ai ở Đồng Tâm được biết cả. Đấy là một cái rất là bức xúc của bà con ở Đồng Tâm".

Cuối thư kêu cứu, cụ bà Dư Thị Thành khẩn cầu tất cả mọi người, tất cả các Đại sứ quán hãy cứu những người con, những người cháu của bà, cũng như những người dân Đồng Tâm đang bị giam cầm.

Bà Thành mong muốn Đại sứ quán Mỹ và quốc tế có thể lên tiếng để có một cuộc điều tra độc lập về vụ việc tại Đồng Tâm hôm 9/1/2020 và gia đình bà mong muốn đạo luật Magnitsky được áp dụng trong vụ việc này, công an đã đàn áp, giết người bằng vũ khí quân dụng, đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Cũng trong buổi gặp mặt trực tiếp viên chức Đại sứ quán Hoa Kỳ, anh Trịnh Bá Phương cho biết, anh đã nêu lên tình tiết phía Bộ công an đã đưa ra nhiều kịch bản trong vụ việc ở Đồng Tâm, kể cả kịch bản về cái chết của cụ Kình, cũng như kịch bản 3 viên cảnh sát mà họ cho rằng đã chết ở Đồng Tâm… Anh Trịnh Bá Phương cũng đã đề nghị Đại sứ quán Mỹ xem những tình tiết đó là cơ sở để lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải cho phép điều tra độc lập vụ việc. Anh Phương nói tiếp :

"Tôi cũng có nêu với Đại sứ quán Mỹ, là sau khi tôi đưa tin về Đồng Tâm, thì Bộ công an, Đài truyền hình VTV, báo Công an Nhân dân, liên tục có những đe dọa, vu khống, chụp mũ tôi, nói tôi đã kích động chống phá chính quyền, xâm phạm an ninh quốc gia. Phía Đại sứ quán Mỹ cũng lo lắng sự đe dọa này sẽ khiến tôi bị bắt, họ nói sẽ theo dõi và sự giúp đỡ cần thiết, để đảm bảo công bằng cho tôi nếu tôi bị bắt".

Sau khi đề xuất các nguyện vọng và trao thư kêu cứu của cụ bà Dư Thị Thành, anh Phương cho biết phía Đại sứ quán Mỹ không hứa trước điều gì, nhưng họ cho biết sẽ làm việc và nghiên cứu rất kỹ, về các yêu cầu của anh Phương cũng như của các gia đình ở Đồng Tâm.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Quốc Phương, Trân Văn, BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Read 617 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)