Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

21/02/2020

Nói chuyện nhân quyền với Việt Nam như nước đổ lá môn ?

Nhiều nguồn tin

HRW : Việt Nam có nhiều tù nhân chính trị hơn bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á

Ngọc Minh, RFA, 21/02/2020

RFA có buổi phỏng vấn với ông Phil Robertson, phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Á Châu về tờ trình gửi Liên Hiệp Châu Âu về Đối thoại Nhân quyền EU-VN.

nq1

Phil Robertson - Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Châu Á - AFP

RFA : Liên quan đến việc Tờ trình của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) gửi Liên Hiệp Châu Âu về Đối thoại Nhân quyền EU-VN, HRW đưa ra 5 lĩnh vực ưu tiên liên quan đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam cần được đề cập : 1) Những người đang bị tù hoặc tạm giam vì lý do chính trị ; 2) Tình trạng đàn áp các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và đi lại ; 3) Ngăn chặn quyền tự do thông tin ; 4) Đàn áp quyền tự do tôn giáo ; 5) Nạn bạo hành của công an. Ông có thể giải thích vì sao chọn ra những ưu tiên này ?

Phil Robertson : Việt Nam có một lịch sử về đàn áp về nhân quyền. Điều chúng tôi muốn kêu gọi EU là yêu cầu Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền và dùng đó làm điều kiện cải thiện mối quan hệ giữa hai bên. Chúng tôi liên tục kêu gọi trì hoãn hiệp định thương mại tự do EU-VN, nhưng đáng tiếc rằng điều đó đã không xảy ra vào tuần vừa rồi khi Nghị viện Châu Âu quyết định phê chuẩn thỏa thuận đó.

Chúng tôi nghĩ rằng những ưu tiên mà chúng tôi đặt ra trong tờ trình đến EU phản ánh thực tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam ; Việt Nam giam cầm một số lượng tù nhân chính trị đáng hãi hùng. Trên thực tế, khi nhìn xung quanh khu vực Đông nam Á, thì rõ ràng Việt Nam có nhiều tù nhân chính trị hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Khi nói đến sự đàn áp tự do ngôn luận, điều chúng tôi thấy là những tấn công trực tuyến nhắm vào các nhà hoạt động, những người tổ chức các cuộc gặp công khai thường bị côn đồ đánh đập. Đó là vấn đề về lập hội và những hạn chế trong việc thành lập các tổ chức nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền.

Khi xem xét luật an ninh mạng thì chúng ta thấy có sự kiểm soát quyền tự do thông tin. Hơn thế nữa, còn có sự đàn áp quyền tự do tôn giáo. Tất cả những điều này đều là những ưu tiên cần được đề cập và giải quyết.

Và tất nhiên, còn có nạn bạo hành của công an Việt Nam khi chúng ta thấy là họ dùng sử dụng biện pháp tra tấn có hệ thống họ bắt giữ người.

RFA : Những điều khoản 109, 116, 117, 118 và 331 đã được sử dụng để giam cầm người dân vì đã biểu tình trong hòa bình, lập hội, có bất đồng chính kiến với chính phủ, và liên quan đến các hoạt động tôn giáo. Vì sao HRW cần Việt Nam sửa đổi những điều khoản này ?

Phil Robertson : Đây là những quy định họ tự gọi là luật an ninh quốc gia mà chính phủ Việt Nam liên tục sử dụng để trừng phạt người dân khi họ thực hiện quyền dân sự và chính trị của mình và những người lên tiếng bất bình trước những hành động của chính phủ, như về tham nhũng. Họ sử dụng tiếng nói của họ để yêu cầu cải cách luật pháp và đây không phải là những hành động vi phạm luật hình sự.

Trên thực tế, việc hình sự hóa những vấn đề này rõ ràng đi ngược lại nghĩa vụ của Việt Nam vốn là một quốc gia đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Việt Nam tự tuyên bố rằng họ không hề lạm dụng quyền con người, vì những hành động của họ điều dựa theo luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, theo cơ bản mà nói thì bộ luật Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy Việt Nam cần sửa đổi luật lệ để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế đã được thông qua. Hoặc Việt Nam phải hủy bỏ những điều luật ấy, bởi sự tàn nhẫn của nó thì không thể sửa đổi. Những điều luật đó phải được đưa ra khỏi bộ luật hoàn toàn.

RFA : Về trường hợp của Phạm Chí Dũng, một nhà báo Việt Nam bị giam giữ và buộc tội vì đã đề cập với Nghị viện Châu Âu về vấn đề nhân quyền Việt Nam, phải chăng có ranh giới nào giữa việc lên tiếng chống lại chính phủ với hội đồng quốc tế và vi phạm an ninh quốc gia ?

Phil Robertson : Vấn đề ở đây là chính phủ Việt Nam có thể quy bất cứ lời nói hoặc hành động của cá nhân nào vào việc vi phạm pháp luật và đưa nó vào luật hình sự. Trong trường hợp này, ông ấy đã kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu gây sức ép đòi hỏi cải thiện về nhân quyền đối với Việt Nam trong hiệp định thương mại tự do EU-VN. Ông ấy nên được cảm ơn thay vì bị cầm tù.

Trên thực tế, trước hành động giam cầm đối với ông Dũng của chính phủ Việt Nam, người đứng đầu Nghị viện Châu Âu đã viết thư cho Việt Nam yêu cầu cho một lời giải thích và cũng yêu cầu trả tự do cho ông ấy. Tuy nhiên, phản hồi của Việt Nam lại rất xúc phạm. Điều đó đáng lẽ cũng đủ khiến cho EU xem xét lại, nhưng thật đáng tiếc, một số quốc gia trong EU chỉ quan tâm đến việc kinh doanh thay vì phải đứng lên vì quyền con người.

RFA : Còn về việc yêu cầu sửa đổi điều khoản 74 và 173 cho phép quyền được hỗ trợ pháp lý cho tất cả những người bị giam giữ thì sao ?

Phil Robertson : Cách hành xử của Việt Nam đối với các trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia là không cho phép người bị bắt giam có quyền được luật sư hỗ trợ. Cơ bản mà nói thì hành động đó đã vi phạm quyền được xét xử công bằng và minh bạch. Tòa án Việt Nam hoàn toàn bị kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Việt Nam, nên quyết định kết tội đã được đưa ra trước khi bị cáo ra tòa. Ở mức tối thiểu nhất, họ nên có quyền được đại diện bởi luật sư ngay lúc bị bắt giam. Những gì chúng ta thấy được là những tù nhân thường bị công an Việt Nam tra tấn ; họ bị đánh đập và bạo hành ép buộc thú nhận tội.

Toàn bộ quá trình điều tra được hoàn thành trước khi luật sư thậm chí có cơ hội tiếp cận họ. Những gì chúng ta đã thấy, hết lần này đến lần khác, là các nhà hoạt động xã hội liên tiếp bị công an Việt Nam tra tấn. Họ đã bị đánh đập và bắt thú nhận rằng họ đã làm điều gì đó vi phạm pháp luật. Nếu họ được tiếp cận với luật sư và gia đình mình ngay khi bị bắt, thì tình trạng trong khi bị giam giữ của họ sẽ được kiểm chứng. Điều đó có thể sẽ giúp làm giảm các trường hợp bị tra tấn bởi công an và chính quyền.

RFA : Ông có nghĩ rằng bộ Luật Lao động vừa được sửa đổi gần đây đáp ứng các điều kiện tiên quyết được đưa ra trong các thỏa thuận thương mại với EU không ?

Phil Robertson : Tôi nghĩ rằng việc sửa đổi bộ Luật Lao động là bước đầu tiên, nhưng Chính phủ Việt Nam đang có ý đồ. Một mặt thì bảo sẽ cho phép thành lập công đoàn tự do theo dự luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nhưng trên thực tế, ý đồ của Chính phủ Việt Nam là buộc các công đoàn phải xin chính quyền để được cấp phép thành lập. Theo tôi, Việt Nam phải có một quyết định thiết thực để cho phép người lao động thành lập công đoàn riêng, được tự do lựa chọn công đoàn và có quyền quyết định sự liên kết giữa công đoàn mình với bất kỳ tổ chức hay liên đoàn lao động nào khác.

Thêm nữa, phải cho phép người lao động được đặt ra các thỏa thuận hoặc đình công nếu cần thiết. Đây là những điều khoản cơ bản về luật lao động, nhưng lại không được đề cập đến trong lần cải cách bộ Luật Lao động của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nói rằng họ đang mở cửa, nhưng thực tế cho thấy họ vẫn luôn bảo thủ, kiểm soát tình hình.

RFA : Vậy chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo quyền lợi của người lao động, trước khi thỏa thuận thương mại đi vào hiệu lực ?

Phil Robertson : Luật Lao động cần tiếp tục được cải cách, vì lần sửa đổi vừa rồi không có hiệu quả. Chính phủ Việt Nam cần biết rằng, đúng là họ đã đi được một quãng đường, nhưng đích đến của quyền tự do thành lập công đoàn cho người lao động Việt Nam vẫn còn rất xa.

RFA : Ông có nghĩ Luật An ninh mạng ở Việt Nam được thông qua vào năm ngoái vẫn còn đáng quan ngại ?

Phil Robertson : Dĩ nhiên rồi ! Luật An ninh mạng thông qua được Chính phủ Việt Nam dùng để đàn áp các nhà hoạt động xã hội và gây áp lực với các công ty như Facebook. Facebook đã bị chỉ trích rất nhiều khi gỡ bỏ nội dung tại Việt Nam, nhưng đó là do họ liên tục chịu áp lực từ chính quyền Việt Nam. Họ phải tuân thủ các lệnh của chính phủ Việt Nam. Thực tế mà nói thì những nội dung bị gỡ bỏ không hề vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng do Facebook đặt ra, nhưng chính phủ lại cho rằng những nội dung này vi phạm luật an ninh quốc gia hoặc trái với lịch sử Việt Nam, hoặc bôi nhọ hình ảnh của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Chính phủ Việt Nam viết ra một bộ luật mập mờ chủ yếu để cấm những nội dung như vậy.

RFA : Theo ông, luật này cần được sửa đổi thế nào để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ?

Phil Robertson : Không hề có cam kết sửa đổi luật an ninh mạng từ chính phủ Việt Nam. Theo cơ bản, phần lớn của bộ luật này cần được bãi bỏ, nhất là khi nói về nội dung bị cấm, như nội dung chống lại đảng, chính phủ, hay hình ảnh của các nhà lãnh đạo. Người dân cần được quyền tự do lên tiếng phê phán chính phủ. Chính phủ Việt Nam nên đổi tên luật này thành luật kiểm soát mạng thay vì là luật an ninh mạng.

RFA : Việt Nam cần phải làm gì để chấm dứt nạn bạo hành của công an ?

Phil Robertson : Như tôi đã đề cập trước đó, trước hết người dân cần có quyền được đại diện bởi luật sư ngay khi bị bắt giam và được tiếp cận với gia đình mình để nhìn thấy tình trạng bị giam giữ thế nào. Luật sư và gia đình cần được cho phép vào thăm những lần sau đó để tiếp tục theo dõi tình hình. Thêm nữa là cần phải đưa những công an đã tra tấn tù nhân ra pháp luật, vì đã có quá nhiều tình trạng công an đánh đập và tra tấn tù nhân. Đặc biệt, có nhiều trường hợp đã chết khi bị giam giữ bởi công an. Những công an tham gia đánh đập và gây ra cái chết của các nạn nhân phải bị trừng phạt chứ không phải được chuyển đi nơi khác hoặc đưa ra khỏi ngành.

Thực tế cho thấy, công an Việt Nam tự biết họ không phải lo sợ trách nhiệm khi tra tấn tù nhân, dù đó là tù nhân chính trị hay thường dân. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có đưa ra một báo cáo năm 2014 đề cập đến nhiều trường hợp tra tấn chết người của công an Việt Nam do vi phạm giao thông hay một vi phạm nhỏ nào khác. Có một thanh niên khoảng 21 hoặc 22 tuổi, khỏe mạnh nhưng lại chết trong trại giam sau khi bị bắt. Chính quyền sau đó đưa ra những lý do rất khó tin như suy gan hay bệnh tim, nhưng trong thực tế thì họ đã bị đánh đến chết.

Phải chấm dứt những hành động như vậy. Chính người dân là cấp trên của công an, chứ không phải Đảng. Việt Nam cần phải có một cuộc cải cách bộ ngành công an từ trên xuống dưới để có thể đưa những hành vi như thế này ra chịu trách nhiệm trước pháp luật.

RFA : HRW đã rất tích cực trong việc kêu gọi cải thiện thành tích nhân quyền từ chính quyền Hà Nội, nhưng trong thực tế những kêu gọi đó đã bị lờ đi. HRW sẽ làm gì để giúp đòi hỏi quyền cho người dân Việt Nam cũng như ở những nơi khác ?

Phil Robertson : Đòi hỏi về nhân quyền của chúng tôi không bị phớt lờ, mà liên tiếp bị tấn công bởi chính phủ Việt Nam 24/24. Chúng tôi đã bị tấn công bởi các ấn phẩm khác nhau vào tuần trước. Thật ra, Chính phủ Việt Nam đang rất tức tối khi biết rằng chúng tôi giám sát tình hình nhân quyền nước họ rất chặt chẽ và luôn đòi hỏi phải tuân thủ theo luật quốc tế. Nếu không, chúng tôi sẽ đưa Chính phủ Việt Nam ra Hội đồng Nhân quyền và các tổ chức khác của Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, chúng tôi sẽ gây áp lực buộc Mỹ, EU và các nước có cùng lập trường phải yêu cầu Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền của mình nếu muốn tiếp tục quan hệ đối tác giữa các bên.

Việt Nam là một trong những quốc gia có lịch sử lạm dụng nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á và chính phủ nước này cần phải đối mặt với lệnh trừng phạt nếu không cam kết cải thiện.

Ngọc Minh

Nguồn : RFA, 21/02/2020

******************

Đối thoại nhân quyền có đem lại hiệu quả ?

Nguyễn Tường Thụy, RFA, 21/02/2020

Một số quốc gia hoặc tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam (Việt Nam). Đó là các quốc gia được coi là biểu tượng về nhân quyền. Với các nước này, vấn đề nhân quyền luôn đi kèm với chính sách ngoại giao, thậm chí còn là trọng tâm trong quan hệ với Việt Nam. Hàng năm các quốc gia hay tổ chức này đều mở những cuộc đối thoại với Việt Nam về lĩnh vực nhân quyền. Tính đến năm 2019, đối thoại nhân quyền quyền Australia - Việt Nam đã diễn ra 16 lần, Hoa Kỳ - Việt Nam 23 lần, Thụy Sĩ - Việt Nam 14 lần, Na Uy - Việt Nam 13 lần... Với Liên Hiệp Châu Âu, đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam lần thứ 9 vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 19/2/2020. Những cuộc đối thoại song phương về nhân quyền không diễn ra với nhiều nước mà chỉ ở những nước tình trạng nhân quyền trở nên tồi tệ. Ví dụ Australia chỉ đối thoại nhân quyền với Việt Nam, Trung Quốc và Lào.

nhanquyen1

Đại hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam lần thứ hai, tổ chức tại Hà Nội ngày 05/04/2017 - Ảnh minh họa

Trước mỗi lần đối thoại, kể cả trước khi ký kết một hiệp định nào đó có điều kiện nhân quyền, các quốc gia, tổ chức trên thường mời những người hoạt động xã hội dân sự để tham khảo ý kiến.

Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch, viết tắt : HRW) thường khuyến nghị các quốc gia tập trung vào những lĩnh vực cần ưu tiên như : tù nhân lương tâm ; tình trạng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội và đi lại ; quyền tự do thông tin ; quyền tự do tôn giáo ; nạn công an bạo hành.

Trong mỗi cuộc đối thoại, tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được đối tác đề cập và yêu cầu cải thiện. Tù nhân lương tâm là một vấn đề trọng tâm. Có những yêu cầu cụ thể đặt ra như danh sách những tù nhân lương tâm cần phải được trả tự do trước hết, trong tiến trình phóng thích tất cả tù nhân lương tâm. Tuy nhiên họ thường vấp phải thái độ thiếu thiện chí của phía Việt Nam như về cách tiếp cận vấn đề, hiểu thế nào là nhân quyền. Việt Nam cho rằng khái niệm nhân quyền ở Việt Nam khác, các nước Phương Tây khác. Việt Nam không thừa nhận có tù nhân lương tâm mà chỉ có những người vi phạm pháp luật. Hoặc việc thu hồi đất tràn lan tùy tiện đẩy nông dân vào cảnh cơ hàn thì Việt Nam giải thích rằng, thu hồi đất để xây dựng các công trình làm cho cuộc sống của nông dân tốt đẹp hơn (!?) Nói chung phía đối tác luôn vấp phải sự né tránh và tính bảo thủ cố hữu từ phía Việt Nam.

Kết quả sau mỗi lần đối thoại thường là còn nhiều khác biệt và phía đối tác lại tiếp tục bày tỏ "quan ngại". Họ cho rằng Việt Nam rất khó thay đổi về vấn đề nhân quyền. Vì vậy, có nước tìm cách tiếp cận khác. Chẳng hạn Australia tài trợ cho Việt nam các dự án hướng tới các mục tiêu ngăn chặn các vi phạm nhân quyền ; giáo dục, đào tạo cán bộ chuyên môn về nhân quyền ; thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền ; hỗ trợ Việt Nam thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia, thúc đẩy và tăng cường hoạt động của cơ quan phụ trách về nhân quyền. Nghĩa là họ tìm cách tác động gián tiếp để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.

Nói chung, sự khác biệt trong các cuộc đối thoại nhân quyền luôn luôn tồn tại và có một khoảng cách lớn, không có sự thay đổi đáng kể sau mỗi lần đối thoại. Thế nhưng các cuộc đối thoại nhân quyền song phương vẫn được tổ chức hàng năm. Điều này cho thấy các quốc gia, tổ chức rất kiên trì trong nỗ lực cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.

Trong đối thoại nhân quyền, những giải thích từ phía Việt Nam có làm cho quốc tế tin không ? Phải nói luôn rằng họ biết cả chứ họ không bị lừa. Chẳng hạn, các quan chức ngoại giao khi đi thăm nhà tù đều biết, có sự sắp xếp trước hay việc thu hồi đất làm cho đời sống nông dân tốt hơn chỉ là bịp bợm. Hoặc việc qui kết những người hoạt động vào các tội danh thường phạm để bắt như trốn thuế, gây rối trật tự công cộng... chỉ là sự gán ghép. Tuy nhiên trước sự thiếu thiện chí từ phía Việt Nam, họ phải kiên trì hoặc tìm cách tiếp cận khác.

*

Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong khoảng 4 năm gần đây có xu hướng gia tăng, biểu hiện rõ nhất là số người bị bắt do thực hiện quyền biểu đạt chính kiến và thái độ chính trị ngày càng tăng. Riêng đợt biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu vào tháng 6/2018 có tới ít nhất 128 người bị kết án tù.

Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) cho biết đến hết năm 2019, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 239 tù nhân lương tâm trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự.

Gần đây có hai sự kiện mà giới quan tâm đến nhân quyền Việt Nam ở trong nước và quốc tế không thể ngờ tới. Ngày 21/11/2019, nhà cầm quyền bắt tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Sự kiện bắt Phạm Chí Dũng chưa kịp lắng xuống thì xảy ra vụ tấn công cực kỳ phi pháp vào xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội ngày 9/1/2020 với qui mô trung đoàn. Cuộc tấn công đã giết chết cụ Lê Đình Kình và bắt đi 27 người để đưa ra tòa về các tội giết người, chống người thi hành công vụ, tàng trữ vũ khí, làm sục sôi dư luận trong và ngoài nước. Điều cần để ý là hai sự kiện này diễn ra ngay trước khi Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại tự do Liên Hiệp Châu Âu - Việt Nam.

Đây là một sự thách thức của nhà cầm quyền Việt Nam trước những khuyến cáo của quốc tế về nhân quyền.

Trước tình hình ngày càng xấu đi về nhân quyền, có người cho rằng, mọi nỗ lực của quốc tế là không có tác dụng, thậm chí họ bị nhà cầm quyền Việt Nam lừa.

*

Thực tế cho thấy những cố gắng của các nước và tổ chức quốc tế không phải là không có kết quả gì. Biểu hiện dễ thấy là một số tù nhân lương tâm được trả tự do tuy bị trục xuất sang nước khác, gần đây là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga. Tuy nhiên, việc trả tự do cho tù nhân lương tâm nhưng lại trục xuất khỏi Việt Nam, nhà cầm quyền không mất gì và nhiều tù nhân lương tâm không chấp nhận. Nhà cầm quyền chỉ muốn tống những người bất đồng chính kiến đi cho rảnh.

Một số tù nhân lương tâm được giảm án hay ra tù trước thời hạn mà không bị trục xuất như Nguyễn Phương Uyên, Vi Đức Hồi, Đỗ Thị Minh Hạnh... nhưng số này cũng không nhiều.

Sau mỗi cuộc đối thoại nhân quyền, đôi khi phía đối tác cũng ghi nhận có đôi chút cải thiện nhưng không phải là những lĩnh vực quan trọng.

Một cách ghi nhận khác về nỗ lực của quốc tế trong vấn đề nhân quyền ở Việt Nam là, nếu không có những nỗ lực ấy thì tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam còn tồi tệ hơn nữa. Vì vậy, sự quan tâm của các nước, tổ chức quốc tế đến nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn cần thiết.

Tuy nhiên, giới hoạt động nhân quyền trong nước vẫn mong muốn hơn về một thái độ dứt khoát kèm theo điều kiện cụ thể của quốc tế.

Nói thế không phải là ngồi trông chờ quốc tế đem nhân quyền đến. Nếu vậy thì đã không có 239 tù nhân lương tâm đang phải thi hành án và hàng trăm người đấu tranh khác tuy mãn hạn tù nhưng đã bỏ lại tuổi thanh xuân của mình trong các trại giam cộng sản. Ngoài ra còn nhiều người hoạt động khác cũng đang trong tình trạng tù nhân lương tâm dự bị.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 31/02/2020

*******************

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cam kết thúc đẩy Chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền

RFA, 20/02/2020

Đại sứ Hoa Kỳ tai Việt Nam Daniel Kritenbrink hôm 19/2 lên tiếng khẳng định ưu tiên hàng đầu trong công việc đại sứ của ông tại Việt Nam là thúc đẩy Chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền và khẳng định đây là yếu tố trung tâm trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

nhanquyen2

Cuộc gặp giữa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam Daniel Kritenbrink với cộng đồng người Mỹ gốc Việt và các Dân biểu Mỹ ở Orange County, California hôm 19/2/2020 - Courtesy of FB Rep. Katie Porter

"Tôi đảm bảo với các quý vị thay mặt cho Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và của chính phủ Hoa Kỳ là vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo vẫn là và sẽ là yếu tố trung tâm trong chính sách đối ngoại và là yếu tố trung tâm trong giao tiếp giữa Mỹ với Việt Nam", Đại sứ Mỹ phát biểu trước đông đảo cử tọa là những người Việt và Dân biểu Hoa Kỳ tại trường đại học cộng đồng Coastline ở Orange County, tiểu bang California.

Đại sứ Kritenbrink thừa nhận trong 4 năm qua, chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp, bắt bớ những người bất đồng chính kiến, và kết án họ những án tù nhiều năm. Ông cho biết phía Đại sứ quán Hoa Kỳ thường xuyên đề cập đến vấn đề này với phía Chính phủ Việt Nam, gần như mỗi ngày.

"Bên cạnh Đối thoại nhân quyền thường niên mà lần tới trong năm nay là lần thứ 24, tôi thường xuyên nêu các quan ngại trong các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Tôi đã gửi ra cho họ thông điệp là chỉ có qua những tiến bộ bền vững đạt được trong vấn đề nhân quyền, thì quan hệ đối tác Mỹ và Việt Nam mới đạt được tiềm năng đầy đủ", Đại sứ Kritenbrink phát biểu.

Vấn đề bảo hộ cho công dân Mỹ tại Việt Nam cũng được nhấn mạnh trong cuộc gặp lần này. Dân biểu Hoa Kỳ Katie Porter và Đại sứ Kritenbrink cam kết sẽ làm hết sức mình để đưa Việt kiều Michael Phương Minh Nguyễn về Mỹ đoàn tụ với gia đình. Ông Michael Phương Minh Nguyễn hiện đang phải thụ án tù 12 năm với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" sau phiên tòa vào tháng 6/2019 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng trong cuộc gặp cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở tiểu bang California lần này, Đại sứ Hoa Kỳ nhìn nhận quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ những năm qua đã có những bước tiến đáng kể, nhất là trong lĩnh vực thương mại. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 78 tỷ đô la. Tuy nhiên Hoa Kỳ tiếp tục chịu nhập siêu từ Việt Nam và các công ty Mỹ vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường Việt Nam.

*********************

Nhà hoạt động Montagnard thảo luận tự do tôn giáo Việt Nam với Đại sứ Kritenbrink

VOA, 21/02/2020

Anh Y phic Hdok, một nhà hot đng cho t do tôn giáo người Montagnard (người dân tc Tây Nguyên), va trao đi vi Đi s Hoa Kỳ ti Vit Nam Daniel Kritenbrink v vn đ vi phm t do tôn giáo các tnh khu vc Tây Nguyên.

nhanquyen3

Anh Y phic Hdok gặp Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink hôm 19/02/2020 tại trường Coastline Community College, Garden Grove, California. Facebook Y phic Hdok

Trong cuộc gp g gia ông Kritenbrink với cng đng gc Vit ti Nam Calafornia hôm 19/02, anh Y phic lên tiếng vi nhà ngoi giao Hoa Kỳ v vic các hi nhóm tôn giáo ca người Thượng Tây Nguyên không được phép nhóm hp và sinh hot.

Anh Y phic Hdok, 26 tuổi, hin đang Hoa Kỳ vn động cho t do tôn giáo, nói vi VOA :

"Tôi có nêu câu hỏi vi Đi s Kritenbrink rng hin ti h đang làm gì đ thúc đy vn đ t do tôn giáo cũng như vn đ nhân quyn, đc bit cho người dân tc thiu s ti vùng Tây Nguyên vì hin ti còn rt nhiu hi thánh, nhà th tư gia đang b sách nhiu".

"Trên khắp khu vc Tây Nguyên, các hi thánh như Hi thánh Tin lành Đng Christ, Tin lành Dega, Truyn ging Phúc âm, và các hi thánh tư gia khác hin ti không được chính quyn cp phép sinh hot.

"Gần đây là ti Đak Lak, hội thánh ca Mc sư Ama Knap buôn Ko Mleo, xã Hòa Thng, đã làm đơn cho chính quyn ba ln đ xin được cp phép hot đng, nhưng chính quyn và công an nói thng rng không bao gi cho".

Đáp lại câu hi ca anh Y phic, Đi s Hoa Kỳ Kritenbrink, nói tại bui gp hôm 19/02 :

"Trên cương v ca tôi, tôi mun bo đm rng mi người dân Vit Nam đu có quyn t do sinh hot tôn giáo vì đó là quyn ph quát ca con người. Tôi vn phi tiếp tc công vic này đ to áp lc cho phía Vit Nam, đc bit là vì tự do tôn giáo cho người thiu s Tây Nguyên".

Anh Y phic cũng trao đổi vi nhà ngoi giao Hoa Kỳ v vic làm cách nào đ h tr cho người theo đo Tin Lành đang lánh nn Thái Lan, và tìm công lý cho cái chết đáng nghi ng của cha anh vào tháng 12/2016, ông Y Ku Knul, một tín hu Tin Lành Montagnard tnh Đak Lak.

"Khi bố đang làm trong ry thì h thường xuyên ti sách nhiu. Khi m t nhà tr li ry vào ngày 28/12 thì b đã mt tích. Tìm mãi không thy, cho đến ngày 29 khi mẹ vào thung lũng thì thy b b treo c trên cây tre. Ngay lúc y, t nhiên có khong 20 công an bao vây xung quanh. Khi được tháo xung thì thy trong người b bm dp hết, vết roi đin, bên trong t thi thì nát hết".

Vào tháng 12/2018, trong một báo cáo của Ủy ban Chng tra tn ca Liên Hiệp Quốc (CAT) có đon viết : "Người Thượng theo Ki tô Giáo Y Ku Knul đã chết trong thi gian b câu lưu và cơ th có du hiu b đin git".

Riêng về bn thân mình, khi còn là hc sinh cp ba, anh Y phic đã b chính quyn đe da bắt bớ ch vì nghe nhc tiếng m đ ca anh.

Anh nói rằng anh không th hu vic Chúa ti quê hương nên quyết đnh sang Campuchia đ giúp đ tr em gc Vit ven sông Phnom Penh và sau đó đến Thái Lan tìm s h tr ca các t chc quc tế.

Ngoài ra, anh cho biết chính quyn Vit Nam nhiu ln tìm cách gây áp lc gia đình lúc anh đang Campuchia vào năm 2016 đ buc anh phi quay v nước.

Anh Y phic kể li :

"Vào năm 2012-2013, tôi từng b chính quyn bt vì nghe nhc tiếng m đ ca mình, h cáo buc rng mình lấy nhc đó t M, làm vic vi các t chc ca M đ chng phá nhà nước, và tuyên truyn nhng bài hát đó. H hăm da b mình vào tù lúc đó khong 16-17 tui.

"Công an nói rằng h nh cái mt mình đến sut đi. Khi tr v và đi hc li thì cm thy b kỳ thị. Mình không hát được quc ca thì nhà trường báo lên công an đ h hch hi. Tôi không cm thy sng được bên đó".Việt Nam cho rng các báo cáo gn đây ca B Ngoi giao M v t do tôn giáo "không khách quan" và bày t mong mun hp tác cũng như đi thoi vi Hoa Kỳ trong vn đ này đ "thu hp khác bit".

Báo cáo về T do Tôn giáo Quc tế ca B Ngoi giao M vào tháng 6/2019 nêu rõ "những v sách nhiu nghiêm trng" ca các chính quyn Tây Nguyên đi vi các tín đ tôn giáo, đc bit là nhng thành viên ca Hi thánh Tin lành, các Kitô hu và người H’Mong.

Phúc trình của B Ngoi giao Hoa Kỳ viết : "Nhng nhà lãnh đạo tôn giáo, đc bit là nhng người đi din cho các nhóm không được công nhn hoc không có giy phép đăng ký, đã báo cáo v nhiu hình thc quy ri ca chính quyn – bao gm tn công thân th, bt gi, truy t, theo dõi, hn chế đi li, và thu gi hoặc gây hại ti tài sn – cũng như vic ph nhn hoc không phn hi nhng yêu cu đăng ký và/hoc các giy phép khác".

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Phil Robertson, Nguyễn Tường Thụy, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 512 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)