Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

24/02/2020

Mới : Trung Quốc vừa lấn áp Việt Nam vừa uy hiếp Malysia trên Biển Đông

Bhavan Jaipragas

Đối đầu Việt Nam – Malaysia – Bắc Kinh

Bhavan Jaipragas, VNTB, 24/02/2020

Một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Washington cho biết hôm 21/02, Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam đã đối đầu ngầm với nhau trong thời gian qua ở Biển Đông về việc thăm dò dầu khí. Và đặt câu hỏi vì sao Malaysia và Việt Nam không đoàn kết với nhau trước Bắc Kinh ?

bd1

Một tàu cảnh sát biển của Trung Quốc được nhìn thấy gần một con tàu của Lực lượng bảo vệ biển Việt Nam ở Biển Đông. Ảnh : Reuters

Trong một đăng tải trên trang web, Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) đã đưa tin về các tàu hải quân, tàu Cảnh sát biển, tàu dân quân, một tàu có tên West Capella xuất hiện từ tháng 10 năm ngoái.

West Capella, được ký hợp đồng bởi công ty năng lượng nhà nước Petronas của Malaysia, là trung tâm của cuộc đối đầu.

AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết phát hiện của họ dựa dựa trên hệ thống nhận dạng tự động (AIS) và hình ảnh vệ tinh thương mại.

Mặc dù Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Sefudin Abdullah tuyên bố trong tuần này rằng Kuala Lumpur đang tìm kiếm một thỏa thuận với Việt Nam để ngăn chặn xung đột với vùng lãnh hải của Malaysia, nhưng đến nay vẫn bế tắc.

Malaysia và Việt Nam là một trong những quốc gia thách thức yêu sách của Bắc Kinh ở gần như toàn bộ khu vực Biển Đông với yêu sách đường lưỡi bò.

bd2

Đồ họa chi tiết mới nhất về sự di chuyển của tàu bè trong khu vực tranh chấp. Ảnh : AMTI

Hai nước đã cùng nhau nộp đơn xin công nhận phần thềm lục địa ở phần phía nam Biển Đông vào năm 2009, trong khi đó, Kuala Lumpur yêu cầu được công nhận phần Bắc Biển Đông vào nửa cuối năm ngoái.  Động thái mới nhất này bị Trung Quốc lên án vì từ lâu Trung Quốc đã cho rằng họ có "quyền lịch sử" đối với vùng biển này.

Tuy nhiên, các bên khiếu nại vẫn khẳng định rằng đường chín đoạn của Trung Quốc đi ngược lại với các quyền lãnh hải theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Đài Loan, vùng Bắc Kinh cho là lãnh thổ của thuộc Trung Quốc cũng có yêu sách tương tự với đại lục.

bd3

Đồ họa chi tiết mới nhất mô tả hiện trạng tàu thuyền trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Ảnh : AMTI

AMTI cho biết những phát hiện mới nhất nhắc lại "điều bình thường mới ở Biển Đông".

Cơ quan tư vấn cho biết: "Các nước Đông Nam Á đang thăm dò nguồn năng lượng mới trong đường chín đoạn sẽ chịu mối đe dọa rủi ro cao, liên tục từ các lực lượng thực thi pháp luật và bán quân sự Trung Quốc".

Báo cáo AMTI nói rằng tại thời điểm công bố báo cáo này, tình trạng đối đầu hiện tại đang tiếp tục.

West Capella và các tàu tiếp tế ngoài khơi tiếp tục hoạt động trong khối ND1 – khu vực Hà Nội và Kuala Lumpur cùng nộp đơn xon xác nhận chủ quyền.

Các sự kiện trong những tuần gần đây đã xảy ra trong ND1 và khối ND2 liền kề.

bd4

Một tàu Cảnh sát biển của Trung Quốc được nhìn thấy trong một cuộc tuần tra ở Biển Đông. Ảnh : Reuters

"Các tàu dân quân Việt Nam vẫn theo dõi và có thể yêu cầu West Capella dừng hoạt động", AMTI cho biết.

"Các tàu dân quân và hải cảnh Trung Quốc tiếp tục tiếp cận các giàn khoan và tạo ra nguy cơ va chạm, như họ đã làm với các điểm khai thác dầu khí khác hồi năm ngoái".

"Cho đến nay, chính phủ Malaysia dường như quyết tâm tiếp tục thăm dò. Nhưng phản ứng của Trung Quốc gửi một thông điệp rằng thăm dò (khai thác)ở khối ND1 và ND2 sẽ gây rủi ro lớn đối với bất kỳ tác nhân kinh doanh nào, kể cả Petronas".

Mặc dù động cơ của Trung Quốc và Việt Nam có vẻ "rõ ràng", AMTI đã đặt câu hỏi về động cơ của chính phủ của Thủ tướng, Mahathir Mohamad.

"Câu hỏi lớn nhất là tại sao chính phủ Malaysia chọn bỏ qua tinh thần đệ trình chung năm 2009 với Việt Nam, và làm suy yếu sự đoàn kết mà các bên ở Đông Nam Á hy vọng sẽ xây dựng trong tranh chấp dầu khí với Bắc Kinh".

Cơ quan cố vấn cho biết Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Petronas "dường như bỏ qua" thỏa thuận 2009 đã đạt được giữa Kuala Lumpur và Hà Nội, với tuyên bố chung "không ảnh hưởng đến việc phân định cuối cùng".

Trong số các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tham gia cuộc đối đầu có tàu Zhaolai 5403 tải trọng 5.000 tấn, được AMTI cho là "một trong những tàu lợi hại nhất của Cảnh sát biển Trung Quốc".

Về phía Malaysia, Hải quân nước này đã cử một tàu khu trục tên lửa KD Jebat để bảo vệ và tuần tra khu vực nơi tàu Capella hiện diện từ ngày 5-1 đến 9-1. Ngoài ra, theo dữ liệu của AIS, Malaysia cũng đã phái tàu tuần tra KD Kelantan từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 và tàu hải cảnh Bagan Datuk từ cuối tháng 2.

Bhavan Jaipragas

Nguyên tác : Malaysia, China and Vietnam in ‘dangerous, ongoing game of chicken’ in South China Sea, South China Morning Post, 22/02/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 24/02/2020

Nguồn: https://www.scmp.com/week/-asia/politics/article/3051889/malaysia-china-and-vietnam-dangerous-ongoing-game-chicken-s/outh

*******************

Nguy cơ đụng độ ở Biển Đông giữa Việt Nam, Malaysia và Trung Quốc (RFA, 22/02/2020)

Căng thẳng giữa ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia ở Biển Đông đã kéo dài suốt hai tháng nay sau khi Malaysia điều tàu khoan dầu đến khu vực thềm lục địa mở rộng mà cả hai nước Việt Nam và Malaysia đều đòi chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời nằm trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển.

bd5

Hình minh họa. Tàu hải cảnh của Trung Quốc ở Biển Đông - AFP

Trang chuyên theo dõi thông tin hàng hải AMTI thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Mỹ loan tin này hôm 21/2, dựa theo các hình ảnh vệ tinh và dữ liệu thu thập từ hệ thống định vị tự động.

Theo AMTI, từ ngày 21/12, Malaysia đã điều tàu khoan West Capella do công ty dầu khí quốc gia Malaysia Petronas thuê công ty Seadrill (có trụ sở ở Anh) đến lô dầu khí ND2 để khai thác ở mỏ khí có tên Lala-1. Đây là khu vực nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Malaysia và nằm trong vùng thềm lục địa mở rộng mà cả Malaysia và Việt Nam đều đòi chủ quyền. Hồi năm 2009, cả hai nước đã đệ trình đòi hỏi chung này lên Liên Hiệp Quốc và xác định đây là khu vực chồng lấn.

Cũng theo AMTI, từ 21/12 đến nay, tàu khoan West Capella đã đi lại giữa hai lô dầu khí ND2 và ND1. Cả hai đều nằm trong vùng chồng lấn.

Để đáp lại động thái này của Malaysia, Trung Quốc ngay lập tức đã điều các tàu hải cảnh lớn có trang bị vũ khí đến để theo sát tàu West Capella.

Việt Nam đồng thời cũng gửi các tàu cá được AMTI xác định thuộc đội dân quân biển của Việt Nam, đến để theo dõi các hoạt động của West Capella.

"Các tàu dân quân biển của Việt Nam ở vị trí theo dõi và có thể yêu cầu tàu (West Capella) ngừng hoạt động. Các tàu dân quân biển và chấp pháp của Trung Quốc tiếp tục tiếp cận gần đến mức nguy hiểm đối với tàu khoan và các tàu hậu cần, tạo nguy cơ đâm va như những nguy cơ đã xảy ra khi các tàu này hoạt động ở khu vực khai thác dầu khí khác hồi năm ngoái", bài phân tích trên AMTI có đoạn viết.

AMTI cho biết Trung Quốc đã điều các tàu hải cảnh có ký hiệu 5403, 5305, 5204 và 5203 đến để đe doạ West Capella. Phía Malaysia đáp trả bằng cách gửi tàu hải quân có tên lửa dẫn đường KD Jebat cùng hai tàu tuần tra khác đến để bảo vệ West Capella và các tàu hậu cần.

Vào khi bài phân của AMTI được công bố, căng thẳng giữa 3 nước vẫn chưa chấm dứt. AMTI cho biết phía Malaysia dường như quyết tâm sẽ khoan thăm dò, nhưng hành động từ phía Trung Quốc đã gửi ra một thông điệp là bất cứ hoạt động khai thác thật sự nào từ hai lô ND1 và ND2 sẽ là nguy cơ rủi ro đối với Petronas.

"Động cơ của Trung Quốc và Việt Nam là rõ ràng. Câu hỏi đặt ra là tại sao Chính phủ Malaysia lại chọn cách lờ đi tinh thần của báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng mà hai nước đã nộp lên Liên Hiệp quốc hồi năm 2009, và do đó làm hỏng sự đoàn kết mà các bên ở Đông Nam Á đang hy vọng xây dựng trong tranh chấp dầu khí với Trung Quốc", bài phân tích của AMTI nhận định.

Hôm 17/2 vừa qua, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cho báo chí biết nước này và Việt Nam đã đồng ý chuẩn bị ký một thoả thuận nhằm chống tình trạng tàu cá Việt Nam xâm nhập vùng biển của Malaysia.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Bhavan Jaipragas RFA tiếng Việt
Read 542 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)