Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

25/02/2020

Đại dịch Covid-19 xuất hiện khắp nơi, không ai che giấu

Nhiều tác giả

Nhìn Covid-19 ở Nam Hàn, Việt Nam sẽ bớt ‘phấn khởi, lạc quan’ ?

Trân Văn, VOA, 25/02/2020

Nên xem diễn biến ca dch viêm đường hô hp cp do virus Corona (Covid-19) gây ra ti Nam Hàn là hi chuông cnh báo cho Vit Nam, đc bit là khi có nhiu biểu hin cho thy h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam nghiêng v nhng yếu t nng tính… thành tích !

daidich1

Tại mt trung tâm y tế Daegu, Nam Hàn, 24 tháng Hai.

***

Cách nay năm ngày, Nam Hàn cho biết, tính đến 9 gi sáng ngày 18/2 (hai tháng sau khi viêm đường hô hp cp do Covid-19 tr thành mt loi dch đe da toàn cu), quc gia này ch có 31 người nhim Covid-19 (1). Tuy nhiên 4 gi chiu ngày hôm sau (19/2), số người nhim Covid-19 đã tăng lên 51, trong 20 ca nhim mi có 18 người cư trú ti thành ph Daegu và tnh Bc Gyeongsang (2). Cũng k t đó, s người nhim Covid-19 ti Nam Hàn tăng không ngng. Tính ti 4 gi chiu ngày 23/2, s người nhiễm Covid-19 đã là 602 người (3). So vi ngày 18/2, ch trong vòng năm ngày, s người nhim Covid-19 tăng 19,5 ln và đã có năm người thit mng !

Diễn biến lây nhim virus Corona ti Nam Hàn làm thế gii rúng đng. Th by va qua (ngày 22/2), Israel cách ly ngay lập tc 12 công dân Israel t Nam Hàn tr v, đng thi buc phi cơ ch h phi quay li Seoul. Cũng trong ngày th by, các viên chc hu trách ca c Israel ln Palestine kêu gi tt c nhng người tng tiếp xúc vi mt nhóm du khách Nam Hàn vừa đến thăm Israel và khu vc B Tây hãy t cách ly vi bên ngoài. S kin, mi ngày, s người nhim Covid-19 ti Nam Hàn tăng lên hàng trăm khiến Israel và Palestin git mình. Kim tra nhóm du khách va đ cp k hơn, Israel và Palestine choáng váng : Có chín người trong nhóm dương tính vi Covid-19 (4)…

***

Hai tháng sau khi Covid-19 xuất hin ti Trung Quc, càng ngày càng nhiu du hiu cho thy h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam gii t khen hơn t chc phòng nga dch bnh lây lan. Chỉ mt ngày sau khi h thng truyn thông chính thc gii thiu bài thơ ca mt cô giáo Gia Lai khen vic phòng chng dch, Văn phòng Chính ph đã son - phát hành ngay công văn khen li tác gi và khen thêm chính mình. Nếu đng, nhà nước, chính phủ và Th tướng tht s có trách nhim trong phòng chng dch Covid–19 và vic "ch đo, trin khai thc hin" tht s có hiu qu thì ti sao tr con phi dùng giy thay khu trang đ che mũi, ming (4) ?

Tại sao h thng chính tr, h thng công quyn từ trung ương đến đa phương có th thi nhau khen mt cô giáo làm thơ khen mình nhưng li cùng làm ngơ khi c h thng y tế ln dân chúng loay hoay trong vic thiếu khu trang hp cách và loi hàng hóa đơn gin nhưng hết sc cn thiết này vn tiếp tc được gom ở mc nhiu tn đ chuyn sang Trung Quc ? Ti sao đng, nhà nước, chính ph và Th tướng không ch đo điu tra, tìm gii pháp khc phc tình trng tr con phi dùng giy thay khu trang mà đ S GDĐT Ngh An và Phòng Giáo dục và đào tạo huyn Kỳ Sơn thành lp Hi đồng K lut đ "phê bình, nhc nh" nhng người phn ánh s tht này ?...

Nên mừng hay lo khi phm vi tác đng ca Covid-19 càng ngày càng rng, càng ngày càng nghiêm trng thì h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam bt đu bàn đến kh năng công b Vit Nam là "quc gia đu tiên dp được dch Covid-19" (6) ? Ging như nhiu quc gia khác, Covid-19 không ch gây xáo trn sinh hot xã hi mà còn to ra nhiu thit hi nghiêm trng cho kinh tế Vit Nam. Vit Nam ch khác nhng quc gia khác ch h thng chính tr, h thng công quyn "không điu chnh hoc h ch tiêu tăng trưởng, phát trin kinh tế" và cũng vì vy không có kế hoch s dng "các gói cu tr kinh tế tránh tác đng tiêu cc t Covid-19" (7).

Quyết tâm đ tăng trưởng kinh tế đt… ch tiêu nên ngày 16/2, chính phủ đã yêu cu chính quyn tnh Qung Ninh rút kinh nghim vì không cho du thuyn Aida Vita ca Ý cp cng H Long (8). Trong mt h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam, 1.100 du khách t Châu Âu y là phương tin h trợ n lc đt ch tiêu tăng trưởng, bt k mt s du thuyn cũng ch du khách t Châu Âu, Châu M, Châu Úc b thiên h t chi vì s du khách trên nhng du thuyn này phát tán mm dch và trên thc tế đã tr thành nhng dch.

Chỉ mt tun sau khi chính quyền tnh Qung Ninh b yêu cu rút kinh nghim vì t chi đón Aida Vita, Ý tr thành quc gia dn đu Châu Âu vì s người nhim Covid-19 (132 người, đc bit là trong vòng 48 tiếng có ti ba người trong s này thit mng) và s thành ph b cô lp (hơn mt chc thành ph min Bc nước Ý) (9). Liu h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam có tiếp tc thc hin kế hoch "kích cu du lch", s dng tt c các bin pháp "thân thin" đ mi chào "du khách Châu Âu, M, n Đ, Nht Bn và Hàn Quc" (10), kể c "khôi phc vic qua li Vit Nam ca công dân Trung Quc" (11) và sm ni li các đường bay gia Vit Nam và Trung Quc ?

Hệ thng truyn thông chính thc ti Vit Nam đang rùng rùng chuyn đng theo hướng thuyết phc dân chúng Vit Nam mnh dn lên đường du lch và đón khách du lch. Ngày 22/2, Thanh Niên gii thiu mt phóng s cho biết, ch có người Vit mi s và hy hoc đòi di các tour du lch ngoi quc trong khi du khách ngoi quc t Châu Âu vn đến Vit Nam ! Nên hoan h hay âu lo khi Del Shannon – nữ du khách Scotland – khen "chính phủ Vit Nam qun lý vic phòng dch rt tt, cung cp đy đ thông tin cho du khách, yêu cu du khách ra tay và mang khu trang" nhưng video clip mà Thanh Niên ghi – gii thiu cho thy, không du khách nào kể c Shannon mang khu trang (12) ?

Tương t, có nên nhìn Zuzanna Karolina – n du khách Ba Lan – như mu mc khi Karolina nhn mnh, bà không s dch và chng ngán ngi chút nào nếu quanh bà có ai đó húng hng ho ? Chng l nhn đnh ca Karolina : Tuy Ba Lan khuyến cáo công dân nên mang khu trang khi đi du lch nhưng Karolina thy không cn thiết và không làm theo – li là đúng đn và h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam "hoàn toàn nht trí" nên Thanh Niên mi mnh dn tuyên truyn theo hướng này để thuyết phc dân chúng Vit Nam cũng nên "lc quan" như vy ? L nào "ch tiêu tăng trưởng" mi là điu chính yếu, còn sc khe, tính mng người Vit vn ch là chuyn th yếu ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 25/02/2022

Chú thích

(1) http://world.kbs.co.kr/service/news_view_sp.htm?lang=v&Seq_Code=44580&board_code=101&page=4

(2) http://world.kbs.co.kr/service/news_view_sp.htm?lang=v&Seq_Code=44596&board_code=101&page=4

(3) http://world.kbs.co.kr/service/news_view_sp.htm?lang=v&Seq_Code=44654&board_code=101&page=1

(4) https://www.euronews.com/2020/02/21/covid-19-latest-korea-confirms-204-cases-of-coronavirus-after-church-outbreak

(5) https://tuoitre.vn/phe-binh-giao-vien-va-hieu-truong-vi-tam-anh-hoc-sinh-deo-khau-trang-bang-giay-20200220162710619.htm

(6) https://tuoitre.vn/viet-nam-nuoc-dau-tien-dap-duoc-dich-covid-19-20200221082706271.htm

(7) https://www.ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/tin-kinh-te/tin-tuc/1880081

(8) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quang-ninh-cho-tau-tu-vung-dich-covid-19-cap-cang-du-khach-khong-duoc-len-bo-618517.html

(9) https://www.ft.com/content/2f937640-5621-11ea-abe5-8e03987b7b20

(10) https://tuoitre.vn/du-lich-viet-nam-dam-bao-an-toan-nhung-cung-can-than-thien-20200220174210322.htm

(11) https://tuoitre.vn/ong-vuong-nghi-de-nghi-som-khoi-phuc-cho-cong-dan-trung-quoc-sang-viet-nam-20200219223044583.htm

(12) https://thanhnien.vn/video/thoi-su/khach-nuoc-ngoai-noi-gi-khi-den-viet-nam-du-lich-giua-mua-dai-dich-covid-19-146003.html

*****************

Covid-19 : Trung Quốc trắc nghiệm quyền lực mềm với ASEAN

Thu Hằng, RFI, 24/02/2020

"Virus corona Covid-19 là thách thức y tế lớn nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc từ năm 1949" và việc xử lý dịch còn "nhiều thiếu sót". Như vậy, ít nhất hai lần chủ tịch Tập Cận Bình lên tiếng cảnh báo. Thậm chí, phát biểu ngày 23/02/2020 trong cuộc họp với đội ngũ lãnh đạo cao cấp, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến "một cuộc khủng hoảng", "một thách thức lớn", "rất khó để dự đoán và kiểm soát".

daidich2

Hội nghị ngoại trưởng đặc biệt đối phó dịch Covid-19 giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN, Vientiane, Lào, ngày 20/02/2020. Reuters/Phoonsab Thevongsa

"Trung Quốc không chỉ bảo vệ người dân nước mình mà còn bảo vệ cả phần còn lại của thế giới". Trong buổi họp với 10 đồng nhiệm ASEAN ở Vientian (Lào), ngoại trưởng Trung Quốc Vương đã khẳng định như trên để trấn an các nước láng giềng. Cuộc họp đặc biệt được Lào đứng ra nhận tổ chức ngày 20/02/2020 là dịp để Bắc Kinh "trắc nghiệm quyền lực mềm" đối với các nước ASEAN, theo nhận định của Reuters.

Đi tìm "đồng minh" khi bị thế giới chỉ trích

Dường như Trung Quốc không muốn đơn độc mà muốn kéo cả ASEAN cùng "chống sóng gió, sát cánh bên nhau để vượt quả thứ thách", mà theo ông Vương Nghị, "sự sợ hãi còn đáng lo hơn là virus và niềm tin còn quý hơn vàng". Một chiếc lược được giáo sư Alfred M. Wu, trường Chính sách Công Lee Kuan Yew, đại học Singapore, đánh giá là "để phản công những chỉ trích của phương Tây về cách Trung Quốc xử lý dịch".

Về hình thức, Trung Quốc đã đạt được mong muốn khi ngoại trưởng Vương Nghị và đồng nhiệm 10 nước ASEAN đồng thanh hô trước ống kính của báo giới : "Hãy kiên cường, Vũ Hán ! Hãy vững vàng, Trung Quốc ! Hãy mạnh mẽ, ASEAN !".

Ngoài ra, trong "Tuyên bố của Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc về dịch bệnh virus corona 2019 (Covid-19)", khối ASEAN bày tỏ "tin tưởng hoàn toàn vào khả năng của Trung Quốc để thành công khắc phục dịch bệnh, Trung Quốc đánh giá cao sự thông cảm, sự ủng hộ và hỗ trợ của các quốc gia thành viên ASEAN đối với các nỗ lực ứng phó của Trung Quốc".

Tại hội nghị, ngoại trưởng Vương Nghị đã nhắc đến số lượng ca nhiễm Covid-19 đã giảm dần ở Trung Quốc và hối thúc các nước ASEAN nới lỏng các lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân Trung Quốc và các hạn chế du lịch khác nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.

Yêu cầu này cũng được ông Vương Nghị đề xuất với phái đoàn của Việt Nam trong cuộc họp song phương ngày 19/02, một ngày trước hội nghị đặc biệt về hợp tác ứng phó Covid-19. Và khi trao đổi với đồng nhiệm Singapore Vivian Balakrishnan, ông Vương Nghị còn bày tỏ "quan ngại về những biện pháp chặt chẽ" của Singapore, đồng thời hy vọng "những trao đổi bình thường giữa hai nước có thể được nối lại ngay khi có thể".

Trả lời Reuters, ông Tom Baxter, nhà nghiên cứu độc lập về sáng kiến Một vành đai Một con đường (BRI) của Trung Quốc, nhận định : "Câu trả lời của mỗi nước về dịch Covid-19 trở thành một bài trắc nghiệm mang tính quyết định về tình hữu nghị" của mỗi thành viên ASEAN đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như nội bộ khối các nước Đông Nam Á bị chia rẽ về vấn đề này.

Hiện tại, sáu nước ASEAN có người nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, chỉ có Cam Bốt không áp dụng bất kỳ hạn chế nào. Philippines cấm du khách đến từ Trung Quốc, Hồng Kông và Macao. Malaysia chỉ cấm du khách đến từ những tỉnh Trung Quốc bị đặt trong tầm kiểm soát. Cùng ngày diễn ra hội nghị đặc biệt, Thái Lan đăng khuyến cáo công dân nước này tránh đến Trung Quốc nếu không cần thiết và khuyên những người đang có mặt ở Trung Quốc nên rời khỏi đó. Bangkok có thể sẽ hạn chế thêm các chuyến bay đến Trung Quốc.

Trấn an đối tác thương mại

Trung Quốc là đối tác thương mại chính của 10 nước Đông Nam Á và toàn khối ASEAN là đối tác thương mại thứ hai của Bắc Kinh. Tăng trưởng của Trung Quốc giảm trong năm 2020 sẽ ảnh hưởng đến các nước ASEAN. Báo cáo ngày 12/02/2020 của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (The ASEAN+3 Macroeconomic Research Office, ARMO), thẩm định, trong năm 2020, GDP của Trung Quốc có thể mất 0,5%, còn các nước thuộc ASEAN sẽ mất khoảng 0,2%. Tuy nhiên, một nghiên cứu được Viện Montaigne (Pháp) công bố ngày 21/02 cho rằng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chỉ ở mức 4%.

Các nước Đông Nam Á sẽ chịu tác động nặng nhất từ dịch Covid-19 tại Trung Quốc do gần gũi về mặt địa lý và sự gắn kết quan hệ kinh tế. Vẫn theo báo cáo của AMRO, "dịch Covid-19 tác động trong thời gian ngắn nhưng đáng kể đối với Trung Quốc" cũng như với Đông Nam Á.

Du lịch là lĩnh vực bị tác động trực tiếp nhất và nghiêm trọng nhất. Nhiều nước ASEAN phụ thuộc vào nguồn thu từ du khách Trung Quốc, với hơn 65 triệu lượt khách mỗi năm đến Đông Nam Á. Việc hạn chế, cấm khách Trung Quốc tác động đến lĩnh vực hàng không, cũng như ngành du lịch của cả hai bên. Lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan giảm tới 90% trong tháng 02/2020 và ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch, vốn chiếm đến 20% tổng sản phẩm nội địa của nước này. Singapore có thể sẽ mất khoảng 30% du khách. Ngành hàng không và vận tải đường sắt cũng bị vạ lây do việc dừng các chuyến vận chuyển đến vùng dịch.

Ngành du lịch Miến Điện cũng sẽ bị tác động nặng, trong khi đó, theo một số cơ quan truyền thông Miến Điến, hoạt động thương mại sát biên giới với Trung Quốc cũng "gần như ở điểm chết", ảnh hưởng đến các mặt hàng thủy sản, ngô gạo, rau củ quả. Trang Global New Light of Myanmar, ngày 14/02, cho biết "khoảng 50.000 người làm việc trong ngành đánh bắt cá bị mất việc do thông thương ở thành phố Muse (bang Kachin) biên giới với Trung Quốc bị tạm ngừng".

Báo Le Monde (20/02) trích đánh giá của Quỹ Carnegie, theo đó "rất nhiều nước láng giềng của Trung Quốc trông cậy quá nhiều vào Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế của họ". Việt Nam là một ví dụ điển hình, lĩnh vực sản xuất của nước này, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố giúp Việt Nam có sức tăng trưởng mạnh, hiện giờ trở thành một trong những nước bị tác động trực tiếp nhất. Do thông thương ở một số cửa khẩu bị tạm ngừng, nhiều chiến dịch "giải cứu" nông phẩm tươi xuất sang Trung Quốc, từ hoa quả, tôm hùm… được người dân Việt Nam hưởng ứng.

Ngành công nghiệp chế biến là lĩnh vực tiếp theo bị tác động ngay trước mắt. Các nước ASEAN và Trung Quốc gắn chặt với nhau về nguồn cung cấp nhiên liệu, nhân công. Những biện pháp cách ly, hạn chế đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng, trong đó có việc xuất nhập khẩu vật liệu được sử dụng trong những vùng công nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19 ở Trung Quốc. Tiếp theo, do hoạt động sản xuất bị tạm ngừng hoặc do thiếu nguyên vật liệu sản xuất nên sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp tạm thời.

Một phần dự án Con đường tơ lụa mới của chủ tịch Tập Cận Bình đi qua Đông Nam Á với những dự án đường bộ và đường sắt cao tốc ở Lào, Thái Lan, Malaysia và Miến Điện. Cuộc khủng hoảng Covid-19 chắc chắn sẽ tác động đến tăng trưởng của Trung Quốc và như vậy ảnh hưởng đến những dự án tại Đông Nam Á.

Tại hội nghị, ông Vương Nghị trấn an "dịch Covid-19 có thể sẽ ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, nhưng có thể vượt qua được và bù đắp được tác động đó" vì theo ông, "nền kinh tế Trung Quốc có động lực mạnh, rất bền vững và lộ trình về dài hạn sẽ không bị lay chuyển".

Trước mắt, để đối phó với khủng hoảng dịch Covid-19, các nước ASEAN và Trung Quốc nhất trí chia sẻ thông tin và công nghệ, nghiên cứu văc-xin phòng dịch. Ngoại trưởng Vương Nghị đề xuất tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh về vấn đề này, nhưng chưa được hưởng ứng, theo phát biểu của hai nhà ngoại giao ẩn danh của ASEAN với hãng tin AP.

(Tổng hợp Reuters, AP, AFP, Mizzima)

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 24/02/2020

*********************

Virus corona : Dịch lây lan nhanh tại Iran làm dân chúng hoang mang

Anh Vũ, RFI, 24/02/2020

Trong cuộc họp báo hôm 24/02/2020, ở Tehran, thứ trưởng Y Tế Iraj Harirchi cho biết tại Iran đã có 12 người chết và 61 trường hợp nhiễm Covid-19. Đa số các trường hợp bệnh phát hiện tại Qom, thành phố cách thủ đô Tehran 120 km về phía nam.

daidich3

Người dân Iran dồn đến hiệu thuốc mua khẩu trang chống virus corona mới, Tehran, ngày 20/02/2020. Reuters/WANA (West Asia News Agency)/Nazanin Tabatabaee

Một loạt các nước láng giềng đóng cửa biên giới, hạn chế giao thương với Iran. Những thông tin dịch bệnh lây lan nhanh chóng khiến người dân trong nước rất hoang mang. Cuộc sống của họ bị đảo lộn.

Thông tín viên Siavosh Ghazi ghi nhận tại Tehran :

"Từ hai ngày nay, chính phủ liên tục bổ sung các biện pháp. Tại 12 tỉnh, trường phổ thông, đại học và các rạp chiếu bóng bị đóng cửa. Đồng thời tất cả các buổi biểu diễn ca nhạc, các cuộc thi đấu thể thao trong cả nước bị hoãn lại trong vòng 10 ngày.

Những thông tin như vậy, cũng như việc bị các nước láng giềng đóng cửa biên giới, khiến người dân Iran lo lắng. Người dân đổ xô đến các nhà thuốc để mua khẩu trang, găng tay hay thuốc tẩy trùng.

Song song với việc đề cao cảnh giác, chính quyền cố gắng trấn an dân chúng bằng cách thông tin cho mọi người biết các biện pháp áp dụng.

Tình hình đang tác động trực tiếp đến công việc làm ăn của các tiểu thương, như trường hợp của Ali, 35 tuổi chủ một cửa hiệu bán quần áo. Anh cho biết : Việc buôn bán coi như chết. Khách không còn nữa, chính phủ thì mỗi ngày lại đưa ra thêm quyết định. Bộ Y Tế từ ngày mai sẽ phát miễn phí khẩu trang. Tôi không biết họ sẽ còn ra thêm quyết định nào nữa. Chúng tôi chưa bao giờ trải qua như thế này.

Maryam, một phụ nữ khoảng ba chục tuổi, mặt đeo khẩu trang vừa tới mua đồ. Chị không giấu được lo lắng : Chúng tôi sợ phải ra khỏi nhà. Chúng tôi không thể làm các việc hàng ngày, không biết việc gì sẽ xảy đến. Tất cả các tin tức như này càng làm cho chúng tôi khó chịu. Người ta được biết có thêm ca nhiễm ở nơi này nơi kia, biên giới bị đóng cửa, số người nhiễm tăng. Sức ép tinh thần còn khổ hơn.

Để tránh virus lây lan rộng, Bộ Y tế đề nghị người Iran không nên đi lại trong nước lúc này".

Ngày 24/02, một số nước trong khu vực Tây Á thông báo phát hiện những ca nhiễm đầu tiên : Afghanistan, Koweit và Bahraïn.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 24/02/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Thu Hằng, Anh Vũ
Read 517 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)