Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

14/03/2020

Chuyện ‘hoa’ mùa corona

Nguyễn Nam

‘Hoa’ ở đây là chuyện nhà nước Việt Nam vừa phát hành một văn bản về quy định viết hoa trong tiếng Việt.

hoa1

Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư. Theo đó, công tác văn thư được quy định tại Nghị định này bao gồm : soạn thảo, ký ban hành văn bản, quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.

Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau : Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Phần phụ lục của Nghị định 30/2020/NĐ-CP có bắt buộc về các trường hợp phải ‘viết hoa’ ; và ‘viết hoa’ này dường như có nhiều điểm mà học trò lớp một giờ đây phải đi học lại, nếu như sau này lớn lên muốn theo nghề ‘văn thư’, chứ không phải là chuyện chính tả, hay chữ nghĩa văn chương.

Những nhà soạn thảo đã "dùi" cho ngài thủ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Nghị định 30/2020/NĐ-CP khá nhiều những kiểu viết hoa tuỳ tiện và đầy cảm tính.

Biên tập viên Thu Trân thử làm cô giáo tiểu học khi đọc phần phụ lục của Nghị định 30/2020/NĐ-CP, với một vài ý kiến như sau về chuyện "Phải" mà ngài thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thuận yêu cầu từ lời ‘thầy dùi’ Bộ Nội vụ :

- Phải viết hoa : "Nhân dân", "Nhà nước". Lưu ý lâu nay chính tả tiếng Việt dạy học trò cấp tiểu học rằng "nhân dân", "nhà nước" là danh từ chung, chẳng mắc gì phải viết hoa.

- Phải viết hoa : "Anh hùng Lao động". Tương tự, chính tả tiếng Việt nói rằng "Anh hùng lao động" là danh từ chung, chỉ viết hoa từ "anh" trong trường hợp cụm từ này đứng trước danh từ riêng. Ví dụ : Anh hùng lao động Nguyễn Văn A.

- Phải viết hoa : "Văn phòng Chủ tịch nước". Nếu đúng chính tả tiếng Việt, cần chữa lại cho đúng : "Văn phòng chủ tịch nước".

- Phải viết hoa : "Bộ Tài nguyên và Môi trường". Trường hợp này "bộ" viết hoa vì là từ đầu cụm từ, "tài" viết hoa vì là chữ đầu tên của "bộ", "môi" không cần hoa. Chữa lại cho đúng : "Bộ Tài nguyên và môi trường".

- Phải viết hoa : "Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam". Đây được xem là một cụm danh từ riêng. Nhìn cái cụm từ viết hoa kiểu này thì chắc chắn thầy cô giáo tiểu học biết mấy ông thầy dùi đã tẩu hoả nhập ma sau khi dùi mà không biết mình dùi cái gì.

Hãy giải thích vì sao chữ "chấp" viết hoa ? "Ban chấp hành" là cụm từ thì chức năng các từ trong cụm từ tương đương nhau. "Ban" viết hoa chỉ vì nó đứng đầu cụm từ thôi. "Trung" kết hợp với "ương" để làm thành danh từ chung "trung ương" nên cũng không cần hoa - hay tại vì "trung ương" to nên phải viết hoa ?.

"Đảng Cộng sản Việt Nam" là cụm danh từ chỉ một tổ chức riêng, nên chỉ cần từ đầu cụm "Đảng" hoa là đủ. "Việt Nam" hoa đương nhiên vì danh từ riêng. Chữa lại cho đúng : "Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam".

- Phải viết hoa : "thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư". Hai, ba, tư… trong ngày tháng là số thứ tự, là danh từ chung nên không hoa.

- Vụ hoa này thì đúng, nhưng phải nói cho rõ. Tại sao viết "Thành phố Hồ Chí Minh", mà lại "thành phố Biên Hoà" ? Không phải Thành phố Hồ Chí Minh, hoa chữ "Thành" vì là thành phố lớn. Mà tại bởi vì Hồ Chí Minh là tên người, bản thân nó không thể đi một mình để hiểu là một địa danh được. Phải kết hợp với "thành phố" cho ra một cụm từ cho dễ hiểu. Trong trường hợp này, "thành" là từ đứng đầu cụm từ nên phải hoa. Nói "đi Thành phố Hồ Chí Minh", chứ không ai nói "đi Hồ Chí Minh". Trong khi đó, có thể nói "đi Biên Hoà", hay "đi Sài Gòn".

- Cái vụ này nữa : "điểm a, khoản 2, Điều 103, Mục 5, Chương 12, Phần 1". Điểm, khoản, điều, mục, chương, phần… đều là các danh từ chung chỉ kết cấu của một điều luật. Nhưng tại sao "điểm", "khoản" không được hoa ; mà "Điều", "Mục", "Chương", "Phần" lại hoa ?

… Còn nhiều quy định về ‘hoa’ ở đây khác hẳn với chính tả ở cấp tiểu học. Đọc phần đầu của nghị định này thấy ‘thầy dùi’ là Bộ Nội vụ

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 14/03/2020

Tham khảo :

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-30-2020-ND-CP-cong-tac-van-thu-436532.aspx

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Nam
Read 670 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)