Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

16/03/2020

Covid-19 : Việt Nam bị hố khi tuyên bố xạo và đang tìm cách ngăn chặn

Nhiều nguồn tin

Kit xét nghiệm Covid-19 : Việt Nam làm được sao phải xin Hàn Quốc ?

Diễm Thi, RFA, 16/03/2020

Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Long, có cuộc tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam và Tiến sĩ Kydong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam vào sáng 15/3/2020.

xao1

Nhân viên y tế Hàn Quốc tại một điểm xét nghiệm Covid-19 ở Seoul vào ngày 4/3/2020. AFP

Trong cuộc tiếp xúc, ông Nguyễn Thành Long đưa ra đề nghị phía Hàn Quốc hỗ trợ các sinh phẩm, kit chẩn đoán nhanh, trang thiết bị xét nghiệm. Mục đích nhằm giúp Việt Nam xét nghiệm nhanh, nhiều mẫu cùng lúc để có thể rút ngắn thời gian xét nghiệm và ứng phó kịp thời nếu xảy ra tình huống dịch trên diện rộng, ca bệnh nhiều.

Trước đó 10 ngày, hôm 5/3/2020, Bộ Khoa học - Công nghệ đã công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit phát hiện virus corona chủng mới (Covid-19) do Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện với công suất 10.000 bộ/ngày. Khi cần có thể tăng công suất, sản xuất 30.000 bộ/ngày. Có thể đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc hỗ trợ quốc tế. Thời gian phát hiện virus trong vòng 2 giờ.

Tại buổi họp báo, Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân Y, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu nhấn mạnh, đây mới chỉ là thành công giai đoạn đầu. Để một sản phẩm khẳng định được chất lượng thì cần thêm một thời gian nữa.

Một người làm việc tại Học viện Quân y xác nhận việc này sáng 15/3/2020 :

"Đã bắt đầu chính thức sản xuất cách đây 1 tuần sau khi công bố. Còn chuyện sản xuất 10.000 bộ/ngày là có khả năng sản xuất được, còn sản xuất được bao nhiêu là thông tin mật chưa thể công bố. Chỉ có ban lãnh đạo và nhà sản xuất mới biết.

Kit test nhanh Covid-19 thì Học viện Quân y thực hiện và sản xuất nhưng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Nhưng nếu có dịch lớn thì vẫn có thể sản xuất đầy đủ. Trước tiên mình phải theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Toàn bộ các quy trình đạt chuẩn Việt Nam đã rồi mới theo tiêu chuẩn thế giới. Chưa theo tiêu chuẩn Việt Nam thì sao mà ra thế giới được ?".

Truyền thông trong nước dẫn lời Thiếu tá Hoàng Xuân Sử, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, quy trình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết kế cần thực hiện 2 phản ứng khác nhau để nhận biết mẫu bệnh phẩm có nhiễm nCoV hay không. Bộ kit của CDC Hoa Kỳ (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) cũng phải thử 3 phản ứng. Trong khi bộ kit của Việt Nam chỉ cần thực hiện một phản ứng, do "Việt Nam nghiên cứu sau nên khắc phục được các hạn chế của các đơn vị nghiên cứu đi trước".

Hôm 2/3/2020, bộ kit chẩn đoán Covid-19 của Viện Công nghệ sinh học được Viện Y học dự phòng quân đội kiểm nghiệm và cho biết đạt kết quả có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương với bộ Kit realtime RT-PCR của WHO với độ đặc hiệu 100%, độ nhạy là 5 copies/phản ứng. Theo đó, với kết quả nghiên cứu đưa ra, Việt Nam đã làm chủ công nghệ hiện đại và hoàn toàn chủ động trong việc sản xuất kit xét nghiệm Covid-19, không phụ thuộc vào việc nhập ngoại cũng đang trong tình trạng khan hiếm.

Ngược lại những tuyên bố thành công như thế, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, vẫn mở lời xin Hàn Quốc giúp đỡ. Hàn Quốc hiện là quốc gia có số người nhiễm bệnh nhiều thứ 5 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ý, Iran, Tây Ban Nha.

Đối với vụ việc này, ông Nguyễn Đình Ngọc từ Sài Gòn nêu ý kiến của ông:

"Tôi không hiểu cái liêm sỉ tối thiểu của người cộng sản Việt Nam họ để đâu, nhưng tôi không ngạc nhiên bởi bản chất cố hữu của người cộng sản là nói dối. Tuy nhiên, với những tình huống khác thì người dân còn cười cợt, còn chế diễu được. Còn tình hình hiện nay mà gian dối như vậy thì tôi cho đó là quốc nhục mà lẽ ra người Việt Nam không phải chịu nếu Việt Nam có một chính quyền do dân bầu lên !".

Thông tin từ nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm Covid-19 do Việt Nam sản xuất cho hay, hiện có hơn 10 quốc gia đề nghị mua sản phẩm này, bao gồm Campuchia, Nigeria, Ba Lan, Úc, Đức, Phần Lan, Ukraine, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Ireland...

Riêng thành phố Hà Nội đặt mua 200.000 test, tức 4.000 bộ, để sử dụng tại Hà Nội và tặng cho các bệnh viện ở Ý, nơi có dịch nặng nề nhất ở châu Âu.

Trả lời báo chí trong nước về việc vì sao Việt Nam tuyên bố đã sản xuất được bộ kit có hiệu quả, nhưng lại đề nghị phía Hàn Quốc hỗ trợ bộ kit xét nghiệm, đại diện Bộ Y tế cho biết do thời gian cho kết quả của bộ test do Hàn Quốc sản xuất là khá nhanh, nếu có thêm nguồn test có thể rút ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm.

Nhà báo Nguyễn An Dân từ Sài Gòn cũng không tin vào tuyên bố sản xuất hàng chục ngàn bộ một ngày, cũng như chất lượng thật sự của những bộ kit này. Ông giải thích:

"Trong lúc chống dịch thì ngân sách được thoải mái nên họ lập ra những dự án về y học để xin ngân sách, còn hiệu quả hay không thì phải xem lại.

Tuyên bố của ban điều hành dự án sản xuất bộ kit xét nghiệm 10 ngày trước đã lộ rõ sự thiếu tin cậy. Họ tuyên bố đủ sức đáp ứng cho việc chống dịch của Việt Nam và hỗ trợ quốc tế. Tại sao bên Hàn Quốc nhiều người nhiễm hơn Việt Nam nhiều lần thì lại không giúp mà lại đi xin? Nếu mình đủ sức sản xuất thì mình cần gì ai nữa!"

Chủ tài khoản Facebook Bùi Quang Thắng có ý kiến cụ thể rằng ‘Loại Việt Nam sản xuất là dùng cho máy RT-PCR, cả nước chỉ có 30 phòng xét nghiệm dùng kỹ thuật này để chẩn đoán Covid-19; còn loại của Hàn Quốc là test thử nhanh có độ chính xác thấp hơn PCR.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 16/03/2020

********************

Vì sao Việt Nam từng nói làm được bộ xét nghiệm Covid-19 nay lại nhờ Hàn Quốc giúp ?

VOA, 16/03/2020

Thứ trưởng Y tế Vit Nam Nguyn Thanh Long hôm 16/3 tiếp Đi s Hàn Quc ti Vit Nam Park Noh-wan và Trưởng đi din T chức Y tế thế gii ti Vit Nam Kydong Park, bàn v hp tác trong chng dch Covid-19.

xao2

Quân đội Vit Nam ty trùng đường ph 7/3/2020

Tại cuc gp, v th trưởng đ ngh phía Hàn Quc chia s bài hc kinh nghim v vic xét nghim cùng lúc s lượng ln mu bnh phm, đng thi đ ngh Hàn Quc h tr "các sinh phẩm, kit chn đoán nhanh, trang thiết b xét nghim", theo mt s báo Vit Nam như Gia Đình và Xã Hi, Kenh14.vn, v.v…

Chỉ hơn 1 tun trước, Báo Chính Ph ca Vit Nam loan tin hôm 5/3 rng Vit Nam có th sn xut "10.000 b kit phát hin Covid-19 mỗi ngày", và khi cn huy đng có th tăng công sut "lên 3 ln".

"Năng lực sn xut có th đáp ng nhu cu trong nước hoc h tr quc tế", t báo cho hay, dn li các tuyên b ca B Khoa hc và công ngh Vit Nam.

Giờ đây, tin v vic Vit Nam đ nghị Hàn Quốc giúp cung cp b kit xét nghim đang làm nhiu người đt câu hi thc hư vic Vit Nam nói có th t sn xut b xét nghim là gì.

Một tiến sĩ, bác sĩ tng là cc trưởng ti B Tài nguyên và Môi trường không mun nêu danh tính nói vi VOA rng ngay từ khi B Khoa học và công nghệ công b b xét nghim ca Vit Nam, ông đã cht vn các đng nghip ti b đó, cũng như bình lun vi h rng vic công b là "hơi sm, hơi vi vàng".

Một chuyên gia khác làm vic cho mt t chc y tế phương Tây có văn phòng Hà Ni giải thích với VOA rng phía Vit Nam có năng lc sn xut các kit xét nghim, nhưng còn ph thuc vào mt s sinh phm ca nước ngoài.

xao3

Biện pháp cách ly vn được xem là cn thiết và hiu qu cao trong phòng chng Covid-19

Theo tìm hiểu ca VOA, Vin Nghiên cu Y hc Quân s và Công ty Vit Á ca Vit Nam khng đnh h "có năng lc cung ng 10.000 test [dng c kim tra]/ngày". Nhà sn xut này được báo Tui Tr dn li nói rng mi test ca h dùng đ kim tra cho 1 người, thời gian cho kết qu, bao gm c thi gian chun b bnh phm, là "2 gi".

Từ thông tin chuyên môn được Vit Nam trao đi ci m vi các cơ quan y tế quc tế, chuyên gia ca t chc phương Tây không mun nêu tên cho VOA biết rng trên thc tế vic sn xuất test kit ở Vit Nam mi đang trong "giai đon th nghim", khong 5.000 b/ngày, và năng lc sn xut hàng lot "chưa được khng đnh".

Chuyên gia này nói trong số các sinh phm cn thiết đ làm ra b xét nghim, phía Vit Nam có th làm "mt s" ch không phải toàn b, và vn cn mua các sinh phm còn thiếu t nước ngoài.

"Ví dụ, h có th sn xut được primer [mt vùng được chn trong mã di truyn ca virus], probe [đu dò/mi], nhưng h vn phi mua enzyme và cht đ tách chiết RNA ca virus t nước ngoài", chuyên gia nói với VOA.

Vẫn chuyên gia này lưu ý vi VOA rng hin nay chưa có sinh phm nào trên thế gii được các t chc uy tín như FDA (Cc Qun lý Thc phm-Dược phm M) đánh giá, xác nhn đy đ v đ nhy và đ đc hiu trong xét nghim Covid-19, kể c sn phm ca công ty Vit Á ca Vit Nam.

Trong bối cnh như vy, "không có gì ngc nhiên khi Vit Nam vn đ ngh các bên nước ngoài như CDC M (Trung tâm Kim soát Bnh dch M), WHO (T chc Y tế Thế gii), Hàn Quc hay các nhà tài tr khác giúp đỡ", chuyên gia đưa ra bình lun.

Tính đến 20g30 ngày 16/3, Vit Nam có tng cng 61 ca nhim Covid-19.

*******************

Công an làm việc với 654 trường hợp đưa tin Covid-19

RFA, 16/03/2020

Báo cáo mới nhất của Bộ Công an cho biết công an các địa phương cả nước đã xác minh, làm việc với hơn 650 trường hợp bị cho đã "đưa tin sai sự thật" liên quan đến tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra ở Việt Nam. Trong tổng số hơn 650 trường hợp phải làm việc, có 146 người đã bị xử phạt hành chính.

xao4

Hình minh họa. Công an đeo khẩu trang bảo vệ đứng canh tại một điểm ngoài xã Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc hôm 13/2/2020. Đây là địa phương có nhiều người bị nhiễm Covid-19 nhất (11 ca) và đang bị cách ly. AFP

Truyền thông trong nước loan tin hôm 16/3, dẫn nhận định của Bộ Công an rằng các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trị trong và ngoài nước đang lợi dụng tình hình dịch bệnh để phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế, các bộ, ngành địa phương.

Một số thông tin khác bị cho là kích động người dân đình công, ngừng buôn bán, tích trữ lương thực, thực phẩm.

Báo cáo mới nhất của Bộ Công an Việt Nam khẳng định nhiều tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đã chi hàng chục ngàn USD để chạy quảng cáo trên Facebook các nội dung xuyên tạc tình hình dịch bệnh ở Việt Nam nhằm công kích Chính phủ Việt Nam bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch.

Theo thống kê của Bộ Công an, kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19 trên không gian mạng đã có gần 300 ngàn tin, bài viết trên các trang tin điện tử, blog, diễn đàn ; và gần 600 ngàn tin, bài, video clip đã đăng trên mạng xã hội có liên quan đến dịch bệnh. Bộ Công an khẳng định nhiều tin và bài viết có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật thu hút hàng triệu bình luận, chia sẻ.

********************

Bốn tàu du lịch đường sông của Campuchia bị từ chối nhập cảng tại Việt Nam (RFA, 16/03/2020)

Việt Nam từ chối không cho 4 tàu du lịch đường sông của Campuchia cập bến Việt Nam vì lo sợ lây lan dịch Covid-19.

xao5

Minh họa : Một tàu du lịch tại cảng ở Campuchia. AFP

Tin do mạng báo Khmer Times loan đi ngày 16/3. Tin nói rõ Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ra lệnh cho các quan chức chính quyền Phnom Penh can thiệp giải quyết vấn đề 4 tàu du lịch đường sông của Campuchia đang bị kẹt ở biên giới với Việt Nam.

Cụ thể tin cho biết, sau khi ông Phan Sobin, chủ sở hữu của một trong những tàu du lịch nói trên, đăng trên Facebook thông tin bốn tàu của Campuchia bị từ chối cập cảng Việt Nam, ông Hun Sen đã phản hồi trên Facebook của mình bằng việc ra lệnh cho Bộ trưởng Công trình Công cộng Sun Chanthol ngay lập tức can thiệp giúp bốn tàu này.

Người phát ngôn của Bộ Công trình Công cộng, ông Heang Sotheavuth cho biết hiện đang đàm phán với phía Việt Nam, yêu cầu cho phép các tàu cập cảng tại Việt Nam.

Ông Sotheavuth nói có 70 hành khách và thành viên thủy thủ đoàn, với khoảng 7 quốc tịch, hiện đang ở trên bốn tàu vừa nệu gồm Mỹ, Pháp, Nga, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Canada và Campuchia. Hầu hết các hành khách là người Pháp và Đan Mạch.

******************

Việt Nam : Cả một bệnh viện bị phong tỏa vì bệnh nhân 52

Thu Hằng, RFI, 15/03/2020

Tính đến ngày 15/03/2020, Việt Nam ghi nhận 54 trường hợp nhiễm virus corona, trong đó có 16 trường hợp đã khỏi. Ca thứ 54 là một du khách người Latvia, từ Tây Ban Nha đến thành phố Hồ Chí Minh ngày 08/03. 

xao6

Quán cà phê ở khách sạn Legend Metropole ở Hà Nội vắng khách vì dịch virus corona, ngày 09/03/2020. Reuters/Kham

Tuy nhiên, toàn bộ bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh đã bị phong tỏa từ ngày 14/03 do bố mẹ của bệnh nhân (BN) số 52 làm việc tại đây. Trang VnExpress trích thông báo của Sở Y tế Quảng Ninh sáng 15/03, cho biết toàn bộ nhân viên y tế và 113 bệnh nhân nội trú bệnh Viện Lao và Phổi đã được cách ly. Bệnh viện cũng ngừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị từ ngày 14/03.

Nữ bệnh nhân 52 đang được điều trị ở Bệnh viện dã chiến cơ sở số 2 tại thành phố Hạ Long. Cô là người đi trên chuyến bay VN54 từ Luân Đôn về Hà Nội - chuyến bay được coi là nguồn lây lan virus corona chính tại Việt Nam hiện nay. Bệnh nhân đi taxi từ Nội Bài về Hạ Long ngay trong sáng 09/03/2020. Bố mẹ BN52 là hai trong số 8 người tiếp xúc gần, tất cả đều được cách ly, trong đó có sáu người cho kết quả xét nghiệm âm tính. Sáu tư người khác tiếp xúc với 8 người trên cũng được hướng dẫn cách ly.

Người Việt ở nước ngoài không nên về nước mùa dịch

Theo trang Thông Tin Chính Phủ, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước khuyến cáo học sinh, sinh viên, người Việt Nam đang ở nước ngoài không về Việt Nam trong thời gian có dịch, trường hợp thật sự cần thiết phải nhập cảnh Việt Nam, phải được cách ly theo quy định.

Ngoài ra, rất nhiều biện pháp nhập cảnh được áp dụng gắt gao hơn. Theo thông báo ngày 14/03 của bộ Ngoại Giao Việt Nam, "những người đến từ hoặc đi qua vùng có dịch cần có đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu để có thể thực hiện chuyến bay (đặc biệt là các giấy tờ xác nhận tình trạng sức khỏe nếu có)".

Đối với du khách đã đến Việt Nam, tất cả các khách sạn, nhà nghỉ du lịch… phải kiểm tra khai báo y tế du lịch khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ 06 giờ ngày 07/03. Ngoài ra, du khách nước ngoài cũng phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng tập trung đông người từ ngày 16/03. Tuy nhiên, theo một phóng sự của VnExpress ngày 15/03, rất nhiều du khách nước ngoài tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, không đeo khẩu trang vì họ cho rằng chỉ người nhiễm virus corona mới phải đeo.

Thu Hằng

*********************

Không khai báo bệnh trung thực trong thời dịch bệnh, xử lý ra sao ?

RFA, 14/03/2020

Trong những ngày qua, nhiều người quan tâm đặc biệt đến bệnh nhân thứ 21 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam. Bệnh nhân này được xác định là ông Nguyễn Quang Thuấn, thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng chính phủ, Phó chủ tịch Hội Đồng Lý luận Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Trước đó tên bệnh nhân thứ 21 này chỉ được viết tắt trên các báo trong nước.

xao7

Một hành khách tại sân bay Nội Bài vắng lặng. AFP

Tin phát hiện ông Thuấn đi chung chuyến bay VN0054 từ London về Việt Nam hồi đầu/3 và ngồi cạnh bệnh nhân N.H.N., tức người bị nhiễm thứ 17. Ông Thuấn sau đó tiếp xúc với 96 người.

Từ ngày trở về hôm 2/3 cho đến 6/3, Ông Nguyễn Quang Thuấn tham gia một số cuộc họp tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội và Hội Đồng Lý Luận Trung ương.

xao8

Phun thuốc khử trùng máy báy Vietnam Airlines.AFP

Trường hợp bệnh nhân N.H.N., khi nhập cảnh vào Việt Nam được cho biết đã không khai báo về việc đi du lịch đến Ý. Đây là quốc gia hiện có số ca nhiễm cao nhất trên thế giới ngoài Trung Quốc.

Đó là một vài trường hợp không khai báo trung thực tình trạng sức khỏe bản thân khi có tiếp xúc những ca bệnh trong tình hình dịch Covid-19 tiếp tục lây lan mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới và tại Việt Nam. Đến tối ngày 14/3, Bộ Y Tế Việt Nam công bố thêm 4 ca nhiễm nâng tổng số nhiễm bệnh từ đầu mùa dịch đến nay lên 53 người.

Chủ trương xử lý nghiêm trường hợp không khai báo

Vừa qua vào ngày 10/3, Văn phòng Chính phủ Việt Nam ra thông báo dẫn yêu cầu của ÔngThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý các trường hợp không trung thực trong việc khai báo tình trạng sức khỏe bản thân khi có khả năng nhiễm bệnh và lây lan cho người khác.

Theo yêu cầu của thủ tướng Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương ngoài công bố thông tin liên quan đến dịch bệnh kịp thời, đầy đủ và minh bạch, còn cần phải xử lý nghiêm các trường hợp cụ thể cố tình không khai báo hoặc không trung thực về tình trạng dịch bệnh. Những vi phạm này sẽ bị xử lý theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Quy trình tiến hành xử lý như thế nào ?

Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiêm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho RFA biết quy trình tiến hành xử lý thuộc về cơ quan khởi tố như công an, viện kiểm soát và bộ đội biên phòng. Ông trình bày thêm :

"Điều luật hình sự khai báo về vấn đề y tế, tôi nhớ có điều luật thậm chí khai báo sai thực tế về việc giấu bệnh để làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng có thể bị phạt tù đến 12 năm. Nếu mà khai báo không trung thực dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực sức khỏe của cộng đồng thì có thể đi tù đến 12 năm. Tôi không nhớ tối thiếu là bao nhiêu, nhưng tối đa 12 năm, tối thiểu cũng 2 năm".

Cũng theo ông Nghiêm, luật hình sự đã có quy định rất rõ về nghĩa vụ của người dân trong việc khai báo trung thực về bệnh tật, bệnh dịch, tiền sử bệnh tật. Dựa theo quy định tại Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, hành vi che giấu hay cố ý không khai báo hay khai báo thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm sẽ bị đưa ra truy tố trước pháp luật.

Về những trường hợp không khai báo trung thực để dẫn đến lây lan dịch bệnh, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định :

"Tôi thấy các trường hợp đó tùy theo tính chất, mức độ ; nếu họ không ý thức được thì sẽ xử phạt vi phạm hành chính theo qui định. Ví dụ như anh biết mà không khai báo, thì sẽ quy vào vi phạm hành chính. Còn nếu như để lây lan và anh biết rằng sẽ lây lan, làm cho rất nhiều người bị lây nhiễm ; thậm chí là do cái lây lan đó làm cho nhiều người chết, thì trường hợp này sẽ bị xử lý hình sự".

xao9

Người dân đeo khẩu trang khi ra đường tại Hà Nội. AFP

Luật sư Hậu cũng nói rõ trong quy định Bộ luật Hình sự năm 2015, có Điều 240 nếu trường hợp nào biết bệnh nhưng không khai báo, không thực hiện cách ly mà đi ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, người đó sẽ xử lý hình sự.

Về mức phạt cụ thể cho hành vi che giấu dịch bệnh, ông Hậu cho biết, vào năm 2007, Quốc hội đã ban hành luật phòng chống lây nhiễm bệnh dịch nguy hiểm viêm đường hô hấp cấp. Quy định này nằm trong luật phòng chống lây nhiễm dịch bệnh. Trong điều này có qui định, nếu như người biết bệnh mà che giấu sẽ bị xử phạt hành chính, với mức phạt cao nhất là 10 triệu đồng. Trường hợp cố tình lây nhiễm bệnh cho người khác sẽ bị xử lý hình sự. Ông cho biết :

"Ngoài mức phạt tiền, nếu mà hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sư thì trước mắt xử lý vi phạm hành chính trong trong lãnh vực y tế tại điều 10 của Nghị định 176, phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Còn nếu như cố tình lây nhiễm qua người khác thì có thể phạt tù không giam giữ cho đến 2 năm, 3 năm, 10 năm cho đến 12 năm tùy theo tính chất, mức độ gây nguy hiểm. Ví dụ như phạt tù từ 10 năm đến 12 năm dành cho hành vi dẫn đến công bố dịch và làm chết từ 2 người trở lên, do tác nhân là anh trốn tránh. Anh không thực hiện việc khai báo mà trốn tránh cách ly để gây nhiễm cho cộng đồng, nếu như làm chết người sẽ bị xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ".

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, việc ban hành luật này của chính phủ phù hợp với Hiến pháp Việt Nam, trong đó có quy định nếu cá nhân nào xâm phạm đến sức khỏe cộng đồng, quyền con người và quyền công dân của cá nhân này sẽ bị hạn chế theo pháp luật.

Nhóm bệnh Covid-19 thuộc vào nhóm A, đặc biệt nguy hiểm khi lây lan cho người và có sự lan truyền cho cộng đồng. Khi có bệnh dịch này xảy ra, Thủ tướng đã ban hành quyết định 173 phải công bố bệnh dịch và Bộ Y tế đã bổ sung bệnh dịch này thuộc nhóm A, thuộc diện đặc biệt nguy hiểm, có khả năng phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, hành vi trốn khai báo, trốn cách ly dẫn đến lây bệnh cho người khác sẽ chịu trách nhiệm hình sự về lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo điều 240 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi năm 2017). Ông Hậu nhận định :

"Dù y tế nước ta và pháp luật có chặt chẽ đến đâu, nhưng nếu người dân thiếu ý thức về tình trạng dịch bệnh thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Do đó những chế tài này sẽ làm cho người ta ý thức hơn. Tôi cũng thấy người dân Việt Nam bắt đầu sạch sẽ hơn, người ta cẩn trọng hơn và đi đâu người ta đều rửa tay, đeo khẩu trang để bảo vệ mình. Từ cái quy định này mà tôi thấy ý thức nó tốt hơn, cũng như WHO có công bố Việt Nam có số người lây nhiễm rất ít".

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Diễm Thi, VOA tiếng Việt, Thu Hằng, RFA tiếng Việt
Read 501 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)