Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/03/2020

Bắc Kinh đẩy mạnh tuyên truyền chủ quyền Biển Đông

Bich T. Tran & James Borton

Trong cuộc khủng hoảng toàn cầu do virus Vũ Hán gây ra, Bắc Kinh đang sử dụng các kỹ năng phổ biến các tin tức giả, trục xuất các nhà báo Mỹ và chỉ đạo giới học giả lập luận hoạch định chính sách và viết các câu chuyện sai sự thật.

bd1

Liên minh chiến lược Mỹ-Việt ở Biển Đông không có khả năng tồn tại lâu dài

Trong một bài báo được đăng gần đây trên tờ South China Morning Post về Liên minh chiến lược Mỹ-Việt ở Biển Đông không có khả năng tồn tại lâu dài, tác giả là Tiến sĩ Mark Valencia, một nhà phân tích chính sách hàng hải và là học giả cao cấp tại Viện Quốc gia Trung Quốc về Nghiên cứu biển.

Valencia, cùng với Chủ tịch của viện, Tiến sĩ Wu Shicun, là những người tham gia thường xuyên tại các hội nghị ở Biển Đông, và tiếp tục đưa ra những lập luận học thuật cho chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp, trong nỗ lực chung nhằm duy trì chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh.

Để rõ ràng, Viện này nằm dưới sự quản lý của chính quyền tỉnh Hải Nam, và làm theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng như Cục Quản lý Đại dương nhà nước Trung Quốc. Bắc Kinh cố gắng thúc đẩy mục tiêu thiết lập và hợp pháp hóa quyền kiểm soát hành chính đối với Biển Đông thông qua các học giả đóng vai trò bán chính thức trong việc soạn thảo các bài báo và ý kiến phản ánh lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Valencia trong bài viết của mình đã nhào trộn các khái niệm lại với nhau và dẫn dắt sai về một số điểm.

Đầu tiên, từ tiêu đề, gọi mối quan hệ Mỹ-Việt là một liên minh là sai lệch và tự mâu thuẫn. Dù bản thân tác giả đã trích dẫn nguyên tắc quốc phòng của Việt Nam là không liên minh quân sự, không đứng về phía một quốc gia chống lại một quốc gia khác và không cho phép căn cứ quân sự nước ngoài được thiết lập.

Thứ hai, gán ghép yêu cầu của Việt Nam về thông báo trước từ các tàu nước ngoài thực hiện quyền đi lại vô hại qua lãnh hải của mình với ý định của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông là sai lệch.

Việt Nam có quyền tài phán đối với lãnh hải của mình như được xác định theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, trong khi các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp ở Biển Đông không được coi là lãnh thổ theo phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016. Phán quyết tiếp tục khẳng định rằng cái gọi là đường chín đoạn của Bắc Kinh, không có cơ sở trong luật pháp quốc tế. Hải quân Hoa Kỳ, dưới quyền tự do hoạt động hàng hải (FONOPs), thực hiện quyền tự do đi lại trong phạm vi 12 hải lý thuộc các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hoặc chiếm đóng để thách thức các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh.

Viết về FONOPs, Valencia đề cập thêm rằng, Hoa Kỳ không công nhận các yêu sách của Việt Nam đối với các khu vực của Trường Sa nhưng không ở trên mặt nước khi thủy triều lên cao, nhưng thực tế FONOP của Hoa Kỳ không có liên quan đến tranh chấp chủ quyền đối với các đặc điểm trên đất liền.

Điểm sai lầm thứ ba trong tin tuyên truyền của Valencia là ông đã đánh đồng chuyến thăm tàu sân bay thứ hai của Hoa Kỳ đến Việt Nam vào tháng 3 năm 2020 với lập luận rằng, lần truy cập cảng này, Việt Nam không yêu cầu sự cho phép trước đó hoặc Hoa Kỳ không cho phép trước – hoặc cả hai. Cái sai mà mệnh đề Valencia lập luận nằm ở chỗ, đòi hỏi một điểm dừng chân cho một con tàu trong hành trình vận hành hàng hóa hoặc tiếp nhận nguồn cung cấp hoặc nhiên liệu, trong khi cái sau nhấn mạnh việc đi qua lãnh hải của một quốc gia khác. Hoa Kỳ và Việt Nam đã làm việc cùng nhau trong nhiều tháng để hiện thực hóa chuyến thăm.

Ông cũng cho biết thêm, Hoa Kỳ hy vọng rằng việc tiếp cận các cảng của Việt Nam sẽ thay thế các địa điểm ở Philippines. Điều này thật khó hiểu vì bản chất của mối quan hệ Mỹ-Việt và Mỹ-Philippines là khác nhau. Việt Nam không tìm cách trở thành đồng minh của Hoa Kỳ, và do đó, không thể so sánh hoặc thay thế Philippines.

Hơn nữa, logic của Valencia là Việt Nam và Hoa Kỳ đã cùng nhau chống lại Trung Quốc mà không xem xét sự khác biệt trong hệ thống chính trị và hệ tư tưởng của hai quốc gia, từ đó sẽ dẫn đến một liên minh ngắn ngủi. Tuy nhiên, hai nước biết rõ sự khác biệt và đã vượt qua những điều đó để hợp tác chặt chẽ với nhau.

Mặc dù có mối quan tâm chung về hành vi gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông đã tạo điều kiện cho mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển, nhưng hợp tác về các vấn đề di sản chiến tranh đóng vai trò quan trọng trong việc tái lập quan hệ ngoại giao và dẫn đến sự phát triển quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia. Việc tăng cường quan hệ với Mỹ cũng là một phần trong chính sách của Việt Nam về đa dạng hóa và đa phương hóa của mối quan hệ với các cường quốc.

Lập luận chính của Valencia là sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam khiến mối quan hệ chiến lược vững chắc và lâu dài là khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, báo cáo quốc phòng trắng của Việt Nam 2019 cho rằng, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ xem xét phát triển quan hệ quân sự và quốc phòng cần thiết, phù hợp với các quốc gia khác, bất kể sự khác biệt về chế độ chính trị và mức độ phát triển. Hà Nội coi đó là tự vệ, và không xung đột với nguyên tắc không dựa vào một quốc gia chống lại một quốc gia khác.

Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục có ý thức hệ và quan hệ kinh tế mạnh mẽ, nhưng rõ ràng rằng Trung Quốc không tôn trọng bất kỳ thỏa thuận nào mà hai nước có được liên quan đến Biển Đông. Do đó, Việt Nam đã cố gắng giảm sự phụ thuộc kinh tế vào nền kinh tế Trung Quốc bằng cách tích cực đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các cường quốc khác. CPTPP và EVFTA đóng góp đáng kể cho những nỗ lực này.

Bich T. Tran & James Borton

Nguyên tác : China Enlists Academics in South China Sea Propaganda War, Geopolitical Monitor, 20/03/2020

Diễm My dịch

Nguồn : VNTB, 23/03/2020

 

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Bich T. Tran; James Borton
Read 495 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)