Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

24/03/2020

Việt kiều đối diện với truyền thống ăn cháo đá bát của chế độ cộng sản

Nhiều tác giả

Thư gửi người Việt yêu thương

Viết từ Sài Gòn, RFA, 24/03/2020

Thưa những người Việt xa quê thân yêu !

Trong lúc tôi ngồi viết những dòng chữ này, quí vị đang ở đâu đó trên mặt địa cầu này như Mỹ Quốc, Pháp, Châu Âu, Úc Châu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Phillipines… Và cũng như chúng tôi, quí vị đang thúc thủ, ngồi bó gối trong nhà hoặc tự cách ly mình với thế giới bên ngoài để phòng dịch họa cho bản thân, người thân và cộng đồng. Những người thuộc thế hệ trẻ Việt Nam như chúng tôi không biết nói gì hơn, chỉ xin cầu nguyện Thượng Đế nhân từ luôn đoái hoài và ban cho quí vị, ban cho chúng ta ân sủng được bình an, mạnh khỏe và vượt qua mọi khó khăn, chân cứng đá mềm !

vk1

Thưa quí vị, tôi viết thư này với tất cả thành tâm và lòng biết ơn dành gửi đến quí vị. Bởi lẽ, trong những năm tháng Việt Nam nghèo khó, gạo không đủ ăn, đường sá chật chội và đèo núi heo hút… Thiếu thốn đủ mọi bề và không biết trông chờ vào đâu cũng như mọi thứ đều u ám, xám xịt. Thì không ai khác, chính quí vị, những người Việt xa quê mà chúng tôi còn gọi là người Việt hải ngoại (hay mạo phạm là Việt kiều) đã chắt chiu từng đồng, từng ngày lương, từng giọt mồ hôi để gửi về gia đình, người thân, bằng hữu.

Một người gửi, nhiều người gửi, một đồng, nhiều đồng… đã cập bến Việt Nam và mang lại sức sống cho không ít gia đình. Chính sức sống này đã làm tiền đề, đã tạo lực đẩy, làm tiêu điểm để mọi người hướng tới. Và cũng nhờ vào những đồng tiền chắt chiu, chứa đầy ân tình của quí vị, người thân của quí vị, hàng xóm của người thân quí vị và cả những người nghèo khổ đôi lần đi qua ngõ nhà của người thân quí vị ở Việt Nam cũng ấm bụng, đỡ đói lòng trong lúc đất nước khó khăn. Và khi quí vị về nước, không ít vị đã bỏ tiền, đóng góp xây dựng đường tránh nạn ở những đoạn cua tử thần trên đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả… Quí vị đã làm rất nhiều việc cho người nghèo Việt Nam.

Nhưng quan trọng hơn cả là chính nguồn tiền của quí vị gửi về nước hằng tháng, hằng năm đã cộng hưởng vào nguồn lực kinh tế của Việt Nam, giúp cho nền kinh tế Việt Nam có thêm sức mạnh khi chuyển hóa sang cơ chế thị trường và quí vị đã gián tiếp gửi vào nguồn lực Việt Nam nói chung một lượng tư bản vô cùng lớn. Đương nhiên ở đây, chúng tôi không bàn đến biên kiến chính trị cũng như ý thức hệ, bởi trước sự sống và cái chết, trước cái đói và bữa cơm ân tình, trước nỗi khốn khổ của đại dịch và lòng lân mẫn giữa người với người, mọi biên kiến chính trị đôi khi chỉ là thứ trang sức lỗi thời. Chỉ có lòng trắc ẩn của chúng ta dành đến nhau mới có chút giá trị và làm lay chuyển được điều gì đó sâu thẳm nơi mỗi người. Bởi yêu thương và trắc ẩn giúp chúng ta bỏ mặc mọi thứ trang sức để nắm lấy tay nhau mà tồn tại, mà sống và tiếp tục sống, tiếp tục phát triển, đâm chồi nảy lộc sau những vết thương.

Tôi viết thư này với lòng ngưỡng vọng, kính mến và biết ơn vô hạn gửi đến quí vị. Bởi lẽ, hơn ai hết, chúng tôi, thế hệ trẻ của Việt Nam hiểu được rằng nếu không có quí vị chịu đựng gian khổ, hi sinh, mất mát để đi đến chân trời tự do, để rồi từ đó quí vị gửi quà, gửi tiền về cho người trong nước và những người được quí vị giúp nhanh chóng tạo ra diện mạo của một tầng lớp, hay nói khác đi là một nhóm cư dân mà ở đó, mọi chỉ dấu về thế giới tư bản đã hiện rõ ở họ.

Nhờ vào những chỉ dấu này mà thế hệ chúng tôi mới nhận biết được, hiểu được rằng Việt Nam không thể lún sâu vào kinh tế tập thể, kinh tế tập trung bao cấp hoặc những thứ na ná giống nó nhưng không bao giờ đảm bảo được rằng mọi người đủ cơm ăn, áo mặc và có nhà ở. Để rồi từ đó nuôi ý thức thay đổi. Không ai khác, chính quí vị đã tạo ra phép so sánh nội tại cho kinh tế Việt Nam và điều đó bắt buộc nhà nước, chính phủ Việt Nam phải thay đổi nhằm tránh sự bất cân xứng trong xã hội.

Và, nói gì đi nữa, không thể phủ nhận công ơn, đức hi sinh và cả nỗi canh cánh của quí vị dành cho người dân trong nước. Và đương nhiên những người trẻ hiểu biết của Việt Nam luôn nhìn thấy và biết ơn vì điều này. Nghiệt nỗi, vẫn có không ít các bạn trẻ Việt Nam, vì công việc có liên quan đến chính trị cực đoan, vì chưa hiểu biết tường tận và vì một sự thù hận vô thức nào đó đã không tiếc lời chì chiết, thậm chí mạ lị, xúc phạm đến quí vị. Chúng tôi thành thật xin lỗi và lấy làm xấu hổ vì điều này. Bởi chúng tôi tin rằng quí vị là những người được ăn học trong môi trường tiến bộ trước đây, sau đó quí vị được sống trong thế giới văn minh nên chắc chắn những sự xúc phạm vô căn cứ sẽ không làm quí vị để tâm hay suy suyễn tình cảm mình đã dành cho người thân, đồng hương tại quê nhà !

Sở dĩ tôi phải viết lên điều này, ngay trong lúc này, bởi tôi cảm thấy áy náy và ray rứt. Tôi là một người từng nhận sự ủy lạo của nhiều người Việt hải ngoại mang một số tiền khá lớn đến vùng thiên tai mà chia sẻ với người bị nạn, nhiều lần như vậy, chắc chắn những người bị nạn và những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội này không có mối liên hệ máu mủ hay bằng hữu gì với quí vị. Nhưng vì lòng yêu thương, vì lòng lân mẫn giữa người với người, cùng màu da, cùng giọng nói mà quí vị đã mở vòng tay độ lượng. Thậm chí, trong nước có nhiều trường hợp bệnh tật, khốn khó đến mức phải bán tháo nhà cửa, ruộng vườn, vay từng đồng của bà con, họ hàng nhưng vẫn không đủ chạy chữa, rồi các báo trong nước đồng loạt đăng tin cũng không được mấy người quyên góp và sự giúp đỡ này cũng không đủ để thoát cơn hiểm nghèo. Thì chính lúc đó, sự vận động của các báo hải ngoại, những đồng tiền mang tình thương của người Việt hải ngoại đã nhanh chóng giúp đỡ cho người bệnh qua cơn hiểm nghèo. Sự rộng lượng và sẵn sàng chia sẻ của quí vị là một ân đức mà người Việt không thể phũ phàng nói rằng người Việt hải ngoại chỉ giúp cho người thân của họ trong nước chứ không giúp gì được ai. Câu nói này là câu nói vong ân. Nó không phải là câu nói và hiểu biết chung của người Việt trong nước.

Và hiện tại, hình như mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ Quốc, Pháp Quốc, Italia và Âu Châu và Úc Châu đang chịu đựng dịch họa Covid-19 nặng nề nhất. Những người Việt sống ở đây cũng chịu rủi ro và thiệt hại không kém. Nhưng chúng tôi đã làm gì với quí vị - những ân nhân của chúng tôi ? Không, chúng tôi đã không làm được gì để giúp quí vị, thực sự là vậy !

Và không những vậy, nhiều người trong nước đã có những lời lẽ không hợp nhĩ, thậm chí xúc phạm quí vị. Điều đó vô hình trung dẫn đến một vấn đề khác, đó là nó đã chứng minh trước thế giới tiến bộ rằng chúng tôi là những con người vong ơn, rằng chúng tôi là những kẻ ăn cháo đá bát, rằng chúng tôi không có lòng trắc ẩn và chúng tôi không biết chia sẻ. Nhưng thực sự, chúng tôi, những người trẻ Việt Nam có hiểu biết và biết trân trọng những gì người khác đã giúp mình trong hoạn nạn cũng như khi chúng tôi đủ trưởng thành, chúng tôi hiểu mình cần làm gì, làm ra sao để không bị quá lố nhưng cũng không đến nỗi kém cõi trước thế giới văn minh và trước quí vị !

Thưa quí vị, hiện tại chúng tôi cũng đang thúc thủ vì dịch, chúng tôi cũng phải tích trữ lương thực, cũng phải tự cách ly để tránh mầm họa, chúng tôi cũng phải làm đủ thứ để phòng cho bản thân, gia đình và cộng đồng. (Cũng xin báo để quí vị mừng, mọi thứ ở Việt Nam không đến nỗi căng thẳng lắm). Và những người thuộc thế hệ trẻ, không bảo thủ trong chính phủ Việt Nam cũng đã nỗ lực rất nhiều để ngăn ngừa, chúng tôi phải khách quan mà nhìn nhận vấn đề là như vậy.

Chúng tôi chỉ biết cầu mong Thượng Đế nhân từ luôn chìa bàn tay phép màu và độ lượng của Ngài để cứu lấy mọi sinh linh trên địa cầu này. Chúng tôi cầu mong quí vị được chân cứng đá mềm, vượt qua cơn hoạn nạn này. Và chúng tôi muốn khẳng định với quí vị rằng người Việt trẻ có hiểu biết luôn biết ơn và thương yêu, quí mến những người Việt hải ngoại. Bởi chúng ta cùng màu da, giọng nói và cùng cả thân phận nước Việt buồn cho dù đứng trên biên kiến hay ý thức hệ nào.

Chúng tôi yêu quí vị, chúng tôi thành thật xin lỗi quí vị vì những gì đã làm cho quí vị buồn. Và chúng tôi luôn mong rằng chúng ta mãi mãi là một khối người Việt biết thương yêu nhau, biết nương tựa nhau và thấu hiểu, hàm ơn nhau trong cuộc đời. Một lần nữa, chúng tôi xin nghiêng mình mặc niệm các anh linh đã ngã xuống trên chiến trường, trên mặt đại dương, trên đất khách quê người. Một lần nữa, chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn và ngưỡng vọng cũng như sự mong cầu về một nước Việt, người Việt biết thương yêu, thông cảm và luôn giữ lời ấm áp với nhau, để thấy đời sống còn ý vị và xứng đáng để chúng ta tiếp tục nỗ lực vì nó !

Xin Thượng Đế Nhân Từ luôn mỉm cười và giúp đỡ quí vị !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 24/03/2020

******************

Người về trốn địch : bình tĩnh lắng nghe !

Chi Mai, VNTB, 24/03/2020

Chính phủ lắng nghe Việt kiều ?

Nữ Việt kiều đại náo sân bay Nội Bài đã được báo chí chính thống lẫn cộng đồng mạng dùng làm thước đo chuẩn mực cho tất cả những "Việt kiều" về quê trốn dịch.

vk2

Tất cả chỉ đều xoáy vào việc nữ Việt kiều to tiếng với nhân viên sân bay để rồi bỏ qua đi những điều thật ra rất đáng quan tâm. Tuy nữ "Việt kiều" có phần to tiếng hay cách nói "khó nghe" nhưng không phải hoàn toàn vô lý.

Những người từ Châu Âu về Việt Nam, nếu phải nối chuyến họ đã trải qua có khi tới 30 tiếng đồng hồ lay lắt ở bến xe, sân bay. Về tới sân bay phải đợi từ 7 giờ sáng tới 3 giờ chiều có nghĩa thời gian không được nghỉ ngơi của họ đã lên đến gần 40 tiếng đồng hồ. Do đó không còn kiểm soát được lời nói, hành vi là điều dễ hiểu. Nếu nhân viên sân bay có thể giải thích ngay từ đầu thời gian chờ đợi có thể phải kéo dài đến tận 3 hay thậm chí 5 giờ chiều, có lẽ đã không có gì để tranh cãi.

Cô Việt kiều cũng đã có một điểm đúng khác là nhân viên sân bay cho dồn hành khách từ các chuyến bay lẫn lộn vào nhau, gây ra nguy cơ lây nhiễm chéo đồng thời tạo ùn tắc ở sân bay không cần thiết khi sân bay không phải là nơi đảm bảo vệ sinh y tế và là nơi có mật độ người qua lại đông.

Cũng có lẽ chính nhờ nữ " Việt kiều" to tiếng này mà chính phủ cũng đã nhận ra bất cập khi phải cho người nhập cảnh phải đợi dồn chờ khai báo y tế ở sân bay nên từ ngày 19/3 các cảng hàng không đã tổ chức phân tuyến để khách từ vùng dịch về không phải khai báo y tế ở sân bay nữa mà sẽ được chuyển đi cách ly tập trung ngay. Sau đó mới tiến hành khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm tại nơi cách ly. Bên cạnh đó người đến từ các chuyến bay khác nhau cũng đã được tách riêng ra.

Động thái này của chính phủ đã giảm đi áp lực cho nhân viên dịch tễ ở sân bay rất nhiều cũng như giảm thiểu mệt mỏi, cáu gắt cho hành khách sau những chuyến bay dài đầy căng thẳng.

Như vậy sự to tiếng của một hành khách Việt kiều dù sao đi nữa đã có tác dụng rất lớn đến cho những người Việt từ nước ngoài trở về sau ngày 19/3.

Và ít ra thì chính phủ cũng đã có lắng nghe người dân.

Tuyên truyền thành công

"Việt kiều" ùn ùn về Việt Nam chống dịch, nói cho ngay từ Châu Âu chỉ là thiểu số nhưng vì sao họ lại về Việt Nam để trốn dịch ?

Du sinh đã không còn đi học vì trường học các cấp đều đã đóng cửa. Đi du lịch không được, ngồi trong nhà thì tù túng. Bố mẹ thì nóng ruột vì người Việt đâu quen với cách trị bệnh của Tây là cho tự cách ly ở nhà nếu bệnh không trở nặng. Bố mẹ thì lại xót con. Nên thôi về cho nó lành ! 

Những người chọn quay về nhà trốn dịch thực thụ là những người chắc hẳn thường xuyên đọc báo Việt Nam, nên họ tin vào chính sách và kết quả chống dịch ở Việt Nam. Họ sợ sẽ bị chết một chùm khi chính phủ áp dụng phương pháp miễn dịch bầy đàn hay chậm trễ trong ngăn chận dịch bệnh.

Họ đã hoảng loạn khi dịch lan rộng ở Châu Âu với con số hàng trăm thậm chí là hàng ngàn người nhiễm bệnh tăng lên ở từng quốc gia mỗi ngày. Còn Việt Nam mãi cho tới tận đầu tháng 3 chỉ có 16 ca nhiễm và tất cả đều được chữa khỏi. Họ đã đặt niềm tin vào chính phủ cũng như truyền thông nhà nước Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh hơn là vào chính phủ và truyền thông nơi họ đang sống đấy chứ.

Cho dù có vài người trong số họ hành xử có phần không đúng, nhưng chính sự trở về của họ đã chứng thực lòng dân ý đảng. Định hướng chỉ trích chính sách phương dịch tễ Tây được củng cố thêm lên khi trong mắt không ít người Việt ở quê nhà phương tây là nơi bỏ mặc bệnh nhân, chọn người để chữa, chọn miễn dịch cộng đồng cả bất lực trong phòng chống dịch để rồi chắc chắn rồi sẽ … "toang".

Cái áo chật 

Báo chí và dân chúng ca ngợi chính phủ đã rộng lòng dang tay đón người Việt trở về trốn dịch. Việt kiều thổn thức "chỉ cần được đặt chân về nước nhiễm bệnh cũng được".

Cuộc ném đá tập thể được hướng vào những người bày tỏ thái độ không hài lòng với cách thức làm việc, vào thức ăn được cung cấp, vào cơ sở vật chất nơi cách ly y tế.

Nhưng cần phải nhìn nhận một điều rằng, không ai lựa chọn đi cách ly, họ đều bị buộc phải đi cách ly. Với những hình ảnh đoàn tiếp viên Vietnam Airlines chia sẻ đi cách ly như đi ở khách sạn thì những người đi sau đã tin tưởng rằng họ sẽ được đãi ngộ y như vậy.

Những khi bệnh viện dã chiến đã quá tải, thì phải trưng dụng ký túc xá sinh viên và chắc chắn cơ sở vật chất không đầy đủ. Ký túc xá sẽ không có sẵn xà phòng diệt khuẩn, giấy vệ sinh, khăn lau mặt hay kem đánh răng. Người đi về nước trốn dịch chẳng ai mang những thứ này về trong vali. Cho nên họ than vãn cũng là điều dễ hiểu và hợp lý. Ngoài ra đi cách ly để giảm thiểu lây lan chứ không phải đi cách ly để tăng khả năng lây bệnh chéo. Trước khi cho người dân vào khu cách ly, việc làm tối thiểu có thể thức hiện là đảm bảo vệ sinh nơi cách ly. 

Con số người tập trung cách ly hiện nay là 36.050 người và dự tính sẽ còn lên thêm 17.000 người nữa. Chưa kể các trường hợp thoát cách ly về địa phương và phát hiện nhiễm bệnh, từ đó bắt buộc phải cách ly cả chung cư, cả thôn hay có khi cả xã.

Cứ cho là tổng mức 60.000 cách ly tập trung vào lúc cao điểm đi, một ngày ngân sách đã phải chi vài tỉ đồng cho 3 bữa ăn. Chưa kể điện nước, phí vệ sinh, người phục vụ, canh gác. Nếu kéo dài đến 28 ngày cách ly thì ngân sách làm sao gồng cho nổi ?

Cái áo chật ngạo nghễ có lẽ đã tới lúc phải cởi ra ! 

Chi Mai

Nguồn : VNTB, 24/03/2020

*******************

Căng thẳng trên chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam giữa mùa dịch 

Ngọc Lễ, VOA, 24/03/2020

Không khí căng thẳng và hoài nghi bao trùm trong mt trong nhng chuyến bay cui cùng t M v Vit Nam trước khi Vit Nam đóng ca vi thế gii bên ngoài do lo s dch bnh, mt hành khách đi trên chuyến bay đó nói vi VOA.

vk3

Sân bay Nội Bài Hà Ni gia mùa dch Covid-19

Bắt đu t 0h ngày 22/3, đ tăng cường chng dch Covid-19, chính quyn Vit Nam đã cm tt c người nước ngoài cũng như Vit kiu nhp cnh trong khi khuyến cáo công dân Vit Nam nước ngoài hn chế ti đa v nước mà nếu có mun v phi đăng ký qua đi s quán.

Anh Le T. T., một nghiên cứu sinh tiến sĩ v văn hc M ti Đi hc California, San Diego, đã kp v đến Vit Nam trên chuyến bay ca hãng hàng không Đài Loan Eva Air quá cnh Đài Bc vào ngày 19/3, tc là ch 3 ngày trước khi lnh cm này được đưa ra.

‘May mắn’

Trao đổi vi VOA với điu kin giu tên, anh T. nói anh ‘cm thy may mn v kp trước khi có lnh cm.

"Bây giờ mà mun v thì phi đăng ký mi được v. Nếu tôi vn còn M vào lúc này, chc là tôi không v được", anh nói. "Chính ph khuyến cáo là không nên v. Vé máy bay cũng không có thì đành phải li M thôi".

Anh cho biết lúc anh v, toàn nước M ch mi có trên 5.000 ca nhim, cho nên anh ‘không phi v nước đ tránh dch’.

"Tôi về là vì trong nhng lúc như thế này (trường đóng ca, chuyn sang dy và hc t xa) tôi chỉ mun gn gia đình", anh nói.

"Mình về s tiết kim hơn. Phòng thuê tr li s không phi tn tin thuê phòng".

Anh lập lun rng t l nhim là 5.000 ca trên tng s trên 300 triu người dân M thì ‘nguy cơ không cao’. "Tôi cũng không lo my. Thành phố San Diego nơi tôi sng cũng không có nhiu ca nhim", anh cho biết.

Anh nói anh không có nhu cầu v nước tránh dch vì anh biết là ‘người tr không b nguy him bi dch bnh’ và bn thân anh cũng có bo him nên ‘có gì thì cũng có th cha tr được Mỹ’.

Tuy nhiên, nghiên cứu sinh này tha nhn rng nếu xét v cha tr bnh Covid-19 thì ‘v Vit Nam s tt hơn M’.

"Họ s cha cho mình rt cn thn và theo dõi rt sát sao mà không mt tin", anh gii thích. "Vit Nam có ít trường hp nhim hơn M nên tập trung cha tr tt hơn".

Anh cho biết anh v Vit Nam trong sáu tháng, đến hết mùa hè anh s quay li M đ tiếp tc chương trình hc. Tuy nhiên, trong bi cnh M tm dng cp th thc thông thường trên toàn cu do dch bnh, anh T. tha nhn rng nếu 6 tháng mà tình hình không ổn tr li ‘thì cũng chu thôi’.

"Trung Quốc ch cn 3 tháng là n đnh dch bnh thôi mà", anh t tin v cơ hi khng chế dch bnh ca M.

‘Mọi người đ phòng’

Anh cho biết hôm anh ra phi trường đ v nước, sân bay San Diego ‘rất đông’.

"Về mt th tc, giám sát không gp tr ngi gì c", anh nói. "Sân bay rt đông người Châu Á v nước".

Theo giải thích ca anh thì anh chn hãng bay Đài Loan vì mun tránh phi quá cnh qua nhng nơi đang có dch bnh nng n như Hàn Quc hay Nht Bn.

"Ai cũng đeo khẩu trang. Ch có người M da trng là không đeo thôi", anh k. "Nhưng đến Đài Loan ri thì ai cũng đeo".

"Hành khách Châu Á thì rửa tay liên tc. H cũng đ ý xem ai có ho hay có ht xì không nên mình có mun ht xì cũng không dám".

Anh nói khi ra sân bay anh ‘luôn giữ khong cách vi mi người t 1 đến 2 mét.’

"Thủ tc thì cũng không b hoãn gì c. Cũng không ai hi mình là có được cho v hay không", anh nói thêm và cho biết ch mt hôm sau ngày anh quá cnh Đài Loan thì chính quyn Đài Loan đã cm tt c các chuyến bay quc tế đến hòn đo này k c quá cnh đi một nước th ba.

Theo lời anh thì chuyến bay lp đy đến gn 90% nên ‘khong cách tiếp xúc là rt gn’.

Khi được hi v các bin pháp phòng v trên máy bay, anh k : "Trên máy bay mi người k lm. Người ngi cnh tôi mc c áo mưa. Tôi tránh c vào nhau. Mình mà lỡ đng vào người h thì h lau hết người h luôn".

"Mọi người đu không nói chuyn vi nhau, tránh quay mt v phía nhau luôn", anh nói. "Không khí căng thng lm"

Về phn mình, anh cho biết là khi lên máy bay anh cũng s nhưng ‘không lo s quá’.

"Tôi đeo khẩu trang liên tc và dùng cánh tay, c tay, khuu tay đ m ca, hn chế đng vào nhng đ vt trên máy bay và hn chế đi v sinh nhiu nht có th", anh nói.

Khi ở M, anh T. cho biết anh ‘không h được kim tra thân nhit gì hết’ nhưng va v đến Vit Nam là anh phi ‘khai báo hành trình đi t đâu, qua đâu’.

‘Bị kỳ th'

"Sau khi khai báo xong thì nộp cho cán b xut nhp cnh kèm theo h chiếu ri ngi đi. Chúng tôi ngi đi hàng ghế riêng. Khong 30-40 phút sau s có công an vào bo là bây giờ thì đi. Chúng tôi xung thì thy hành lý sp sn luôn ri. Chúng tôi lên xe đi luôn mà không đi qua ca xut nhp cnh", anh k và cho biết hành khách trên chuyến bay ca anh v sân bay Ni Bài, Hà Ni, đã được đưa v doanh tri quân đi Bm Sơn, Thanh Hóa, để cách ly.

"Người Vit t M, các nước EU hay ASEAN thì b đưa đi cách ly còn v t Canada hay Úc thì được cho v nhà cách ly".

Anh cũng kể là anh nhìn thy mt Vit kiu t M v được kéo ra ngoài và được đưa cho hai chn la, ‘mt là phi chu cách ly, hai là phải quay v M’, anh nói.

Theo lời anh thì trên chuyến bay t M v Đài Loan hôm đó ‘ch có vài Vit kiu’. Còn trên chuyến bay t Đài Loan v Hà Ni ‘đa phn là người đi lao đng, người đi hc nước ngoài v’.

Anh nói anh ‘không sợ mang bệnh về nước’ như các du hc sinh mi b phát hin dương tính gn đây. "Khi v đã được cách ly ri. Mai mt v nhà còn cách ly thêm na", anh gii thích.

Tuy nhiên, theo lời anh thì hin gi Vit Nam ‘du hc sinh b đánh đng vi Vit kiu’ và anh cm nhn được s kỳ th đi vi nhng người t nước ngoài v Vit Nam trong hoàn cnh này.

Theo lời anh thì ngay c h hàng xa ca anh Thanh Hóa cũng ‘ngi không mun tiếp xúc’ và ‘không chu giúp đưa đ tiếp tế vào’.

"Bạn bè tôi cũng nói rng nếu mày v mà mày không đi cách ly thì tao sẽ không gp", anh nói thêm. "H coi như là mình đã có virus ri vy".

Ngoài việc nghiên cu, anh T. còn tham gia ging dy cho sinh viên trường. Hin gi trong tri cách ly Vit Nam, anh phi thc t 4-7 gi sáng đ ging bài cho sinh viên bên Mỹ, anh cho biết.

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 24/03/2020

*******************

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khuyên con ở lại Mỹ, ‘tích trữ’ đồ ăn ba tháng

VOA, 23/03/2020

Chủ tch UBND thành ph Hà Ni Nguyn Đc Chung hôm 23/3 cho biết đã khuyên con trai ông li M, "tích tr thc ăn đến hết tháng Sáu" và " yên" trong nhà, đ tránh b lây nhim virus Corona, theo báo chí trong nước.

vk4

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Lãnh đạo th đô ca Vit Nam cho biết trong một cuc hp rng con trai ông đang du hc ti "vùng dch nng nht ca nước M", theo trang tin Zing News. Tuy nhiên, ông Chung không tiết l c th.

Theo số liu ca Trung tâm Kim soát và Ngăn nga Dch bnh ca M, các tiu bang hin chu tác đng nng n bi virus Corona Hoa Kỳ gm có New York, Washington, California và New Jersey.

Chính quyền nhng nơi này cũng đã yêu cu người dân " yên trong nhà", tránh ra đường đ ngăn Covid-19 lây lan.

Ngoài ra, các quan chức, trong đó có Tng thng Trump, cũng khuyên người dân không nên đ xô đi mua tích tr lương thc, thc phm, vì Hoa Kỳ đảm bảo ngun cung.

Theo Reuters, các ca nhiễm virus xut phát t Vũ Hán trên toàn nước M đã tăng lên ít nht 32.000 ca và hơn 415 người t vong.

Còn tại Vit Nam, tính ti ngày 23/3, đã có ít nht 123 ca nhim virus Corona, trong đó có sinh viên đi du hc tr v nước, và chưa có ai t vong.

Cổng thông tin chính ph Vit Nam hôm 23/3 kêu gọi công dân "hn chế ti đa đi li gia các nước và v Vit Nam", trong bi cnh nhiu người Vit t nước ngoài đ v nước my ngày qua.

VPG News cũng cho biết thêm rng "nhiu hành khách là công dân Vit Nam b ‘kt’ ti các sân bay quc tế "nhiều nước/vùng lãnh th đã tiến hành hn chế hoc đóng ca các đường bay quc tế, không cho quá cnh".

Nguồn : VOA, 23/03/2020

********************

Việt kiều định cư ở nước ngoài có về nước tránh dịch Covid-19 ?

Diễm Thi, RFA, 23/03/2020

Thông tin Việt kiều đổ bộ về nước trốn dịch được báo chí trong nước loan tải đang gây nhiều tranh cãi. Có người bảo rằng từ "Việt kiều" bị dùng sai, có người bảo rằng đưa tin như thế là ‘mị dân’ !

vk5

Người dân trở về từ Đài Loan hôm 3/3/2020 đến sân bay Nội Bài, Hà Nội. AFP

Ngay khi dịch bệnh bùng phát ở khắp nơi trên thế giới, chính phủ nhiều quốc gia kêu gọi công dân nước họ trở về quê nhà đề phòng tuyến đường hàng không bị cắt. Mục tiêu nhằm bảo vệ dân nước mình.

Trong khi đó, báo chí trong nước có những bài viết và thông tin như "Việt kiều đổ bộ về nước 'trốn dịch',..". ; "Lượng khách tại sân bay Tân Sơn Nhất giảm đáng kể. Phần lớn khách hiện nay là Việt kiều từ các quốc gia trên thế giới về nước"...

Nhiều người Việt định cư ở nước ngoài bày tỏ trên mạng xã hội rằng, chẳng có người nước ngoài gốc Việt nào trở về nước tránh dịch cả. Những người trở về là du học sinh, người đi xuất khẩu lao động hoặc những Việt kiều thật sự trở về vì có việc cần thiết chứ không phải về tránh dịch.

Theo giải thích của nhà báo Nguyễn Ngọc Già, chữ ‘kiều’ có nghĩa là ‘cầu’. Việt kiều là chiếc cầu nối giữa những người Việt trên thế giới với quê hương. Họ là những người ra nước ngoài, tiếp thu những cái hay, cái đẹp, cái tinh hoa về giúp cho quê hương. Không thể gọi những du học sinh, những người đi lao động xuất khẩu trở về là Việt kiều được. Phải làm cho rõ, đừng dùng từ Việt kiều một cách theo ông là ‘hời hợt’ như vậy.

Ông cho rằng cho báo chí gọi chung là "Việt kiều" như vậy là ý đồ mị dân do trước đây từng kêu gọi người Việt trong và ngoài nước chung tay chống dịch. Họ cố bày cho người dân thấy sự thành công của mình.

Bà Trần Thanh Hà, hiện đang làm việc tại Bộ Lao Động Mỹ, nêu cảm nghĩ của mình khi nghe tin Việt kiều về nước tránh dịch :

"Lúc bình thường còn không về vì ở Việt Nam đâu có an toàn. Bây giờ dịch bệnh vậy lại càng không dám. Vé về Việt Nam lúc chưa đóng cửa rẻ rề có ai về đâu ?

Tui nghĩ chính quyền phải sửa lại cách nói. Tại sao họ lại dùng chữ Việt kiều ? Hoàn toàn không đúng. Chỉ những du học sinh hay những người qua đây đi làm là trở về vì hãng xưởng đóng cửa, không kiếm ra tiền nữa".

Theo báo cáo hàng năm của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), trong năm học 2018-2019, số du học sinh Việt Nam tại Mỹ là hơn 30,680 đủ mọi cấp độ. Riêng sinh viên bậc đại học gần 24.400.

Con số lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ khắp thế giới là khoảng 500.000 người, tính đến tháng 10/2019, theo thông tin từ Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà tại một Hội nghị truyền thông về xuất khẩu lao động do Cục Quản lý lao động ngoài nước và Tạp chí Lao động và Xã hội tổ chức tại Quảng Ninh năm ngoái.

Bà Nguyễn Kim Thùy có con trai du học ở thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington, nơi bùng phát dịch bệnh sớm nhất, cũng là nơi công bố tình trạng khẩn cấp sớm nhất (2/3) nói với RFA rằng, cô không tin Việt Nam là nơi an toàn vì thông tin bị bưng bít. Cô không tin con số 17 ca chữa hết, cả nước không có ai tử vong vì virus corona. Cô quyết định để con ở lại Hoa Kỳ :

"Con trai tôi đang du học ở Seattle, nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên mà tôi còn không cho về. Nó có bảo hiểm y tế. Hệ thống y tế bên Mỹ tốt hơn Việt Nam gấp bao nhiêu lần. Con tôi còn không về, Việt kiều nào mà về ?

Những người về theo tôi biết toàn là những du học sinh, vì bạn con tôi về gần hết".

Hôm 19/3/2020, tạp chí Time đăng câu chuyện của bệnh nhân tên Danni Askini ở Boston. Cô kể rằng cô bị nhiễm virus corona chủng mới. Ngày xuất viện, cô tá hỏa khi nhìn tờ hóa đơn gần 35.000 USD. Nguyên nhân là cô không có bảo hiểm y tế. Câu chuyện được báo chí trong nước loan tải, và được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội với mục đích giá chữa chữa Covid-19 ở Hoa Kỳ rất cao, nhưng dường như nhiều người quên yếu tố bảo hiểm y tế.

Cô Diana Nguyễn, nhân viên chụp X-quang tại Fort Belvoir Community Hospital khẳng định cô không bo giồ có ý định về Việt Nam tránh dịch :

"Tôi từng về Việt Nam thăm mẹ chồng bị ung thư. Tôi thấy tình hình chăm sóc người bệnh cũng như máy móc trong nhà thương đa số rất lạc hậu. Những nhà thương cao cấp thì có khác nhưng đâu phải ai cũng có khả năng vô. Nếu dịch bùng phát thì tôi sợ họ không kiêm nổi. Đọc báo tôi thấy họ kêu gọi người dân trong và ngoài nước đóng góp, vậy ngân sách họ đâu có đủ ?

Bên này chính phủ lo cho dân, đâu có xin tiền dân như vậy. Tui nghĩ Việt kiều không ai về hết. Đó là cách nói của cộng sản để mị dân thôi. Về tới phi trường Tân Sơn Nhất, hải quan đã trắng trợn xin tiền. Về tránh dịch mà yên sao ?"

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một Việt kiều thực thụ hiện đang ở Việt Nam vì công việc, cho biết ý kiến của ông :

"Nếu tôi đang ở Mỹ mà tôi có lựa chọn hoặc ở Mỹ hoặc ở Việt Nam thì chắc chắn là tôi chọn ở lại Mỹ vì dịch vụ y tế Mỹ là hàng đầu thế giới rồi. Nếu tôi gặp những khó khăn gì ở Mỹ thì chính phủ họ sẽ giúp. Việt Nam không thể có những điều đó".

Ông Hiếu nói thêm rằng, tin hàng nghìn Việt kiều trở về nước tránh dịch thì làm sao mà kiểm chứng được. Bao nhiêu Việt kiều về thì ông không chắc nhưng ông chắc chắn người lao động trở về nhiều. Những người trở về là du học sinh hoặc lao động chân tay, bởi họ biết rằng nếu họ ở những xứ mà họ không có bảo hiểm, không có những sự trợ giúp của chính phủ họ có thể lâm vào tình cảnh khó khăn. Nếu họ về Việt Nam thì chính phủ đón nhận họ.

Một công dân Úc, ông Hoàng Ngọc Diêu cũng khẳng định không bao giờ về Việt Nam tránh dịch vì hai ký do : Thứ nhất, Việt Nam sát vách Trung Quốc nên rủi ro cao. Thứ hai, y tế và phòng chống dịch tễ của Việt Nam rất mơ hồ qua những con số bị giấu diếm.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 23/03/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Viết từ Sài Gòn, Chi Mai, Ngọc Lễ, VOA tiếng Việt
Read 980 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)