Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

27/03/2020

Thế giới vẫn chưa lường được sự tai hại của cơn đại dịch coronavirus

Nhiều tác giả

Covid-19 và chuyện ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’

Đinh Yên Thảo, VOA, 27/03/2020

Để kết thúc mt cơn dch bnh, gii chuyên gia y tế cho rng thông thường nó s xy ra theo mt trong bn tình hung theo sau. Mt là dch bnh t kết thúc theo s thay đi thi tiết, khí hu. Th nhì là "th dch", tc đ dch bnh lây lan đến mc to ra sự min nhim s đông s t hết. Th ba là "chn dch", tc cô lp, cách ly đ ngăn chn và tiêu dit dch bnh. Và cui cùng, gii pháp lý tưởng và được mong đi nht là sm tìm ra được thuc nga và cha tr.

cov1

Virus Covid-19 - Ảnh minh họa

Với đi dch Covid-19 hin nay, gii khoa hc không võ đoán để chc chn rng nó s t chm dt mt khi thi tiết m hơn như cm cúm thông thường hàng năm. Là chng dch mi, vc-xin nga và thuc cha có th mt hàng năm tri mi có th được bào chế và chính thc s dng lên người. Dăm loi thuc có sẵn và cha tr cho bnh dch khác, như thuc cha st rét và vài bnh khác được các cơ quan y tế chun thun cho th nghim lâm sàng vi bnh nhân nhim coronavirus, là gii pháp tm thi cho phép bác sĩ đang cha tr trc tiếp s dng, tùy theo tình trạng và tiền s bnh án ca bnh nhân. Nó không là thuc cha chính thc cho coronavirus. Vy ch còn gii pháp "th dch" hay "chn dch".

Việc "th dch" là điu các chuyên gia y tế phn đi bi không lường được hu qu và s thit hi nhân mng, có th một con s rt cao tính theo t l nhim bnh và t vong. Dù vy mt s quc gia có th áp dng, hoc vì thiếu điu kin và phương tin chng đ hay lý do kinh tế do e ngi nó s làm tê lit hot đng ca quc gia. Khoanh vùng, cô lp nhm tránh lây lan, ngăn chận dch là bin pháp đi phó thường được hu hết các quc gia s dng và trong đi dch hin nay.

Có thể nhn thấy cuộc chiến chống dịch bịnh ti Mỹ hiện nay là cuộc chiến thiếu đồng nhất và không rõ ràng, ít nhiều to nên hoang mang cho người dân bình thường khi c hai xu hướng b cho rằng "th dch" và "chn dch" đang din ra đng thi.

Đu tiên là việc chính phủ tuyên bố những điều mà giới chuyên môn và cơ quan y tế quốc gia có ý kiến khác hơn khi phát biểu. Ví dụ chính phủ có xu hướng "th dch", cho rằng không cần thiết phải cô lập, đóng cửa hay sm hot đng li cho dù chưa có du hiu suy gim dch bnh nào, thì giới y tế li đề nghị biện pháp ngược lại. Hay chính phủ có những sự lạc quan trước vài loi thuốc chữa bnh như nói trên thì giới y tế li tuyên bố đầy thận trọng về mức độ hiệu nghiệm của việc th nghiệm lâm sàng này.

Th nhì là liên bang để các tiểu bang tự quyết định bin pháp chống đỡ như thế nào, nên các tiểu bang cũng lại đi theo hai xu hướng đối nghịch như trên. Có những tiểu bang ban lịnh đóng cửa, cấm tụ̣p thì có những tiểu bang vẫn ung dung cho vui chơi, tụ họp.

Trong cùng tiểu bang thì cũng vậy, các quận hạt tự quyết định ly. Texas đang trong tình trng này. Dallas, Houston... ban lịnh đóng cửa mà những quận hạt lân cận vn m ca thì liệu có chặn dịch hiệu quả ? Dallas hp báo mỗi ngày, kêu gọi người dân ở nhà vì số người lây nhiễm tăng từng ngày thì phó thống đốc tiểu bang kêu gi nên sm hoạt động bình thường tr li, ví như người già bị lây nhiễm nhiu và qua đi thì cũng là cách hy sinh cho con cháu. Theo ai ?

Truyền thông thì rõ ràng cũng đưa tin theo hai hướng khác nhau, diễn giải dịch bịnh và binh chng với nhiều dng ý. Nên không có gì khó hiểu khi nhiều cử tri cũng nhìn nhận dịch bịnh tùy theo xu hướng chính trị, đảng phái của mình. Nhìn qua cũng thy các tranh luận trên mạng xạ̃i được diễn giải, chuyển tin với nhiều định kiến. Thm chí các cơ quan phòng chống dịch bệnh quốc gia và thế giới hay nhng chuyên gia y tế hàng đu còn bị chỉ trích, xem nh khi h đưa ra các quan đim trái ngược vi tuyên bố ca chính ph.

Cuối cùng thì những người dân độc lập, phi đảng phái phải làm gì và tin ai trong cơn dch bnh này ?

Điều kiện di chuyển, đi lại không dễ dàng để lây lan nhanh như hiện nay nhưng đi dịch Spanish Flu năm 1918-1920 được ước tính đã có khoảng một phần tư dân số thế giới, đến 500 triệu người b lây nhiễm và cướp đi có thể đến 50 triệu sinh mng nên có thể thấy rằng đại dịch là một nguy cơ to lớn của nhân loại, bất kể màu da hay chính kiến.

Đồng h theo dõi dịch bịnh thế gii và ti M ca Đi hc Johns Hopkins cho thấy cho đến trưa ngày 26/3 gi Hoa Kỳ thì có 619 người khỏi bệnh, 1.046 người chết trong tng số gn 70 ngàn người đang b lây nhiễm. Những con số này cho thấy rằng, giới y tế và khoa hc có lý do về sự thận trọng trong diễn biến dịch bịnh và khả năng chữa trị. Các s liu ca Hip Hi Bnh Vin Hoa Kỳ (AHA) cho thy vi t l 2,9 giường bnh cho mi 1.000 dân ti M và s giường phòng cp cứu ICU là con s vô cùng nh, 0,36 giường/1.000 người thì bt c s gia tăng nào ca dch bnh cũng có th dn đến s quá ti cho bnh vin và gii nhân viên y tế.

Trong cuộc hp báo hi cui tun qua, Tng Y sĩ Hoa Kỳ, Phó Đô đc Jerome Adams trong hi đồng đc nhim chng dch ca Hoa Kỳ cũng đã cnh báo rng, tình hình dch bnh có th xu đi trong nhng ngày ti và nhiu người dường như còn xem thường. Có nhng lý do riêng ca mi người nhưng t có nhng người xem nh vì tin rng nó là câu chuyn được chính trị hóa.

Virus, dịch bịnh là vấn đề khoa học, của chuyên môn. Nó chỉ giải quyết, ngăn chận bằng khoa học, không phải bằng chính kiến, đảng phái hay niềm tin. Nên vấn đề còn lại là làm sao hp đoàn, bảo vệ mình đ bảo vệ cộng đồng và xã hội trong giai đon này, trước khi khoa học tiêu diệt được cơn dịch quái ác này mới là điều quan trọng.

Đinh Yên Thảo

Nguồn : VOA, 27/03/2020

******************

Tại sao tỷ lệ tử vong do coronavirus rất khác nhau giữa các quốc gia ?

Hiếu Bá Linh, Thoibao.de, 25/03/2020

Một nghiên cứu hiện tại của Đại học Bonn đã phân tích về mối liên hệ giữa tỷ lệ tử vong do virus corona và cấu trúc xã hội.

laynhiem1

Ảnh minh họa một đại gia đình ở Ý

Điểm khởi đầu cho phân tích là tỷ lệ tử vong rất khác nhau do nhiễm bệnh Covid-19 trong một so sánh quốc tế.

Trong khi tỷ lệ các bệnh nhân bị chết vì virus này ở Đức là dưới 0,3% (tính đến ngày 15/3), tỷ lệ này ở Ý là 6%. Nghĩa là tính trung bình, ở Đức cứ 1.000 ca nhiễm thì có 3 ca tử vong, nhưng tại sao ở Ý có tới 60 ca tử vong ?

Hai nhà kinh tế học Giáo sư Tiến sĩ Moritz Kuhn và Giáo sư Tiến sĩ Christian Bayer từ Đại học Bonn – Đức đã so sánh vai trò của cấu trúc xã hội với tỷ lệ tử vong do nhiễm virus corona ở các quốc gia khác nhau.

Kết quả của nghiên cứu : Càng nhiều người có công ăn việc làm mà họ sống chung với cha mẹ, thì tỷ lệ tử vong do virus corona – khi bắt đầu dịch bệnh – càng cao.

"Nếu con số người lao động bị nhiễm bệnh cao, thì sẽ ít bi thảm hơn đối với các cấu trúc xã hội như ở Đức hoặc Scandinavia, nơi chúng ta biết ít có hình thức sống chung giữa các thế hệ với nhau trong một mái nhà", giáo sư Moritz Kuhn giải thích.

"Ở các quốc gia như Ý, nơi người già thường sống chung dưới một mái nhà với cả đại gia đình, tỷ lệ các trường hợp tử vong do nhiễm virus tăng đáng kể". Virus lây lan sang người già đã đưa đến một phản ứng dây chuyền làm quá tải hệ thống y tế.

Tình hình ở Đông Âu và Châu Á

Do đó, tình hình ở Đông Âu có thể sẽ bi thảm giống như ở Ý.

Lý do là nhiều hình thức sống chung giữa các thế hệ với nhau. Do đó, các biện pháp như giữ "khoảng cách tiếp xúc" để bảo vệ người già (từ 1,5m đến 2m) sẽ phải được làm sớm ngay ở giai đoạn đầu.

Mặc dù có các hình thức sống chung tương tự ở Châu Á, nhưng các nhà nghiên cứu thấy một số yếu tố có thể giải thích tỷ lệ tử vong thấp hơn tại các nước Châu Á.

Dân số nói chung là trẻ hơn và các hình thức tương tác xã hội cũng khác (không có thói quen ôm nhau hoặc bắt tay chào hỏi khi gặp nhau). Ngoài ra, các nước Châu Á cũng có thể được chuẩn bị tốt hơn do đã có kinh nghiệm qua cuộc khủng hoảng dịch bệnh SARS năm 2003 (các Châu lục khác hầu như không bị dịch bệnh này).

Nghiên cứu đã nêu ra một thí dụ là các phòng khám sốt ở nhiều nước Châu Á chỉ chuyên điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm và do đó làm giảm gánh nặng hệ thống y tế.

Nghiên cứu này được hình thành trong chương trình của ECONtribution. Nhóm các nhà nghiên cứu hàng đầu tại các trường đại học ở Bonn và Cologne (Köln), được tài trợ bởi Qũy Nghiên cứu Đức (DFG), nghiên cứu các thị trường trong lĩnh vực căng thẳng giữa kinh doanh, chính trị và xã hội.

Hiếu Bá Linh (biên dịch)

Nguồn :

Nguồn : WARUM DIE STERBLICHKEIT DURCH DAS CORONAVIRUS IN DEN LÄNDERN SEHR UNTERSCHIEDLICH IST

********************

Virus corona : Mỹ sẽ là tâm chấn mới, theo WHO

Thanh Phương, RFI, 25/03/2020

Hôm 24/03/2020, Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) đã ghi nhận dịch Covid-19 đang có tốc độ lây lan "rất nhanh" tại Hoa Kỳ. Tình hình tại hai bang New York và California đặc biệt đáng lo ngại.

laynhiem2

Nhân viên cứu hộ tại thành phố Seattle, Hoa Kỳ, sau khi cấp cứu một bệnh nhân Covid-19 ngày 24/03 © Reuters - BRIAN SNYDER

Khi được hỏi nước Mỹ có sẽ trở thành một tâm chấn mới của đại dịch virus corona, phát ngôn viên của WHO Margaret Harris đã trả lời : "Chúng ta đang chứng kiến số ca lây nhiễm tăng rất nhanh tại Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng nước này có tiềm năng trở thành tâm chấn mới".

Theo thông kê của WHO, 85% các ca mới được ghi nhận trong 24 tiếng đồng hồ tính đến 24/03 là tập trung ở Châu Âu và Mỹ. Trên toàn Hoa Kỳ, tính đến ngày 24/03, đã có hơn 53.000 ca lây nhiễm và 720 ca tử vong do virus corona chủng mới.

New York : Cứ ba ngày lại tăng gấp đôi

Đặc biệt tại bang New York, số ca lây nhiễm virus corona đã tăng rất nhanh, nay đã lên tới 25.600 ca được xác nhận và 210 ca tử vong tính đến 24/03. Theo dự báo của thống đốc New York, Andrew Cuôm, kể từ nay, số người bị lây nhiễm tại bang này lại tăng gấp đôi và trong hai đến ba tuần nữa, tình hình sẽ lại còn nghiêm trọng hơn. Riêng ở thành phố New York, nơi có hơn 8 triệu dân sinh sống, nhà chức trách đã cố tìm thêm giường bệnh viện để tiếp nhận số bệnh nhân ngày càng tăng. Nhà Trắng đã khuyên bất cứ ai đã từng đến New York hoặc từ New York đến phải được cách ly trong 14 ngày.

Còn tại bang California, tính đến 24/03, cũng đã có 2.200 ca lây nhiễm, với 51 ca tử vong. Theo lời thống đốc Gavin Newsom, phân nữa số bệnh nhân còn rất trẻ, tức là có độ tuổi từ 18 đến 49. Ông kêu gọi mọi người phải ý thức tầm mức nghiêm trọng của tình hình.

Giới nghệ sĩ Mỹ cổ vũ dân chấp hành biện pháp chống dịch

Nhiều nghệ sĩ và nhân vật nổi tiếng cũng kêu gọi người dân Mỹ tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch mà chính quyền khuyến cáo.

Từ New York, thông tín viên RFI Loubna Anaki cho biết :

"Ngồi trong phòng khách, Robert De Niro liên tục nhắc lại : "Chúng ta phải ở nhà, nếu chúng ta muốn chiến thắng virus này".

De Niro, Danny De Vito hay Alec Baldwin, từ hôm qua, nhiều nghệ sĩ, ca sĩ và danh hài liên tục chia sẻ những đoạn video theo đề nghị của thống đốc bang New York. Một chiến dịch rầm rộ trên các mạng xã hội nhằm truyền tải một thông điệp duy nhất : Hãy ở nhà, hãy cứu các mạng sống !

Phải nói là tình hình ở New York đáng quan ngại. Chính quyền đã thiết lập các biện pháp hạn chế, các hàng quán không cần thiết đã phải đóng cửa và người dân được kêu gọi ở nhà, dù hiện tại những người vi phạm vẫn chưa bị phạt.

Trong vòng hai tuần rưỡi, từ không có người bị nhiễm virus corona, giờ đã có 25.000 ca và 210 người chết. Sáng nay (24/03), ông Andrew Cuomo khẳng định rằng cứ ba ngày, số ca nhiễm lại tăng gấp đôi. Với nhịp độ này, thống đốc bang New York e rằng "dịch có lẽ sẽ đạt đỉnh trong khoảng mười ngay nữa, sớm hơn nhiều so với dự kiến", trong khi các bệnh viện đã rơi vào tình trạng thiếu trang thiết bị.

Ở thành phố New York, trung tâm hội nghị chính Javits Center, từng được bà Hillary Clinton chọn làm bản doanh vào tối bầu cử năm 2016, đã được trưng dụng. Khoảng 1.000 giường bệnh sẽ được đặt tại đây và sẽ đi vào hoạt động ngay tuần tới để giảm tải cho các bệnh viện.

Và một lần nữa, thống đốc Andrew Cuomo kêu gọi tổng thống Donald Trump ra lệnh cho các doanh nghiệp tư nhân sản xuất trang thiết bị cần thiết, như găng tay, khẩu trang và đặc biệt là máy trợ thở".

Nhà Trắng và Thượng Viện đạt thỏa thuận về kế hoạch 2.000 tỷ đô la

Sau nhiều ngày tranh luận căng thẳng về kế hoạch 2.000 tỷ đô la để tránh tình trạng suy thoái nguy kịch do dịch Covid-19, cuối cùng lãnh đạo của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã đạt được đồng thuận vào ngày 24/03/2020. Văn bản hơn 600 trang sẽ được thông qua tại Thượng Viện ngày 25/03. Và nếu mọi chuyện diễn ra như dự kiến, Hạ Viện cũng sẽ nhanh chóng thông qua bằng thủ tục khẩn cấp, không cần đến sự hiện diện của các dân biểu, vì rất nhiều người đang tuân thủ biện pháp phong tỏa.

Thanh Phương

*******************

Virus corona : Tây Ban Nha kêu gọi NATO cứu trợ khẩn cấp

Anh Vũ, RFI, 25/03/2020

Là nước bị dịch nặng thứ 2 Châu Âu, giờ đây Tây Ban Nha có số người tử vong tăng còn nhanh hơn cả Ý. Tính đến ngày 24/03, cả nước có khoảng 42.000 ca nhiễm và gần 3.000 người tử vong. Số tử vong lại lập kỷ lục với 514 người trong vòng 24 giờ.

laynhiem3

Các quân nhân thuộc Đơn vị Khẩn cấp rời khỏi nhà một người già sau tại Madrid sau khi tiến hành khử trùng để ngừa dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 23/03/2020. Reuters - Susana Vera

Trước tốc độ lây lan ngày càng mạnh, hôm qua, 24/03/2020, chính phủ Madrid đã kêu gọi NATO cứu trợ nhân đạo khẩn cấp. Thiếu thốn trang thiết bị bảo hộ, nhân viên y tế, càng làm cho dịch trở nên trầm trọng. Madrid và vùng Catalunya giờ là tâm dịch. Các viện dưỡng lão đang trở thành mục tiêu tấn công của Covid-19.

Thông tín viên François Musseau tại Madrid ghi nhận :

"Hàng chục thi thể được các đơn vị khẩn cấp của quân đội chuyển từ các bệnh viện, nhà dưỡng lão, không phải về các nhà quàn, đã đầy kín, mà là về sân trượt băng của thành phố Madrid.

Đó là hình ảnh gây sốc mạnh trong tâm trí mọi người. Điều đó không chỉ cho thấy thực tế các cơ sở mai táng đã quá tải, mà các thiết bị bảo hộ cũng như nhân viên y tế đang thiếu trầm trọng.

Vì không có găng tay, khẩu trang và áo choàng bảo hộ, nên các bị sĩ, y tá ngày càng ít đi trong các nhà dưỡng lão. Điều này lý giải vì sao những người cao tuổi trong các trung tâm trên ngày càng bị nhiễm bệnh nhiều.

Theo nhật báo El Pais, tại Tây Ban Nha, 906 người trong các nhà dưỡng lão có thể đã bị nhiễm và 118 người đã tử vong vì dịch virus corona.

Cảnh sát cũng ghi nhận nhiều người chết trong các trung tâm dưỡng già ở Madrid và ở vùng Catalunya. Trong 2 xã nằm gần Barcelona, đã có khoảng hai chục người chết.

Điều này đã làm dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận. Hiện tại có hơn 300 trong số 355 nhà dưỡng lão của thủ đô đã được quân đội tiến hành khử trùng.

Anh Quốc : Thái tử Charles "dương tính"

Anh Quốc vừa thông báo đã có 422 ca tử vong và 8000 ca lây nhiễm, trong số này có Thái tử Charles, 71 tuổi. Theo AFP, hôm nay, 25/03/2020, trong một thông cáo chính thức, văn phòng hoàng thái tử Vương Quốc Anh thông báo kết quả xét nghiêm xác nhận ông có phản ứng dương tính với virus gây bệnh Covid-19.

Thông cáo cho biết thêm tình trạng sức khỏe Thái tử Charles ổn định, và chưa thể xác định ai là người lây nhiễm, vì trong tuần qua ông có khá nhiều hoạt động. Theo nhật báo The Mirror, phu nhân của thái tử, bà Camilla Parker Bowles, có kết quả xét nghiệm âm tính. Hiện hai vợ chồng bị cách ly trong tư dinh ở Scotland, nhưng ở trong hai tòa nhà riêng biệt.

Tại Ý, tình hình dịch tiếp tục xấu trong 24 giờ qua với thêm 743 người chết, tổng cộng 6820 nạn nhân, không kể 69.176 ca lây nhiễm, theo báo cáo hôm nay.

Anh Vũ

*******************

Virus corona : Liên Hiệp Quốc đề nghị giảm trừng phạt để Iran chống dịch

Anh Vũ, RFI, 25/03/2020

Nằm trong số những nước bị quốc tế trừng phạt kinh tế, Iran còn là quốc gia đang bị dịch virus corona nặng nề. Iran vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cấm vấn quốc tế giờ lại càng gặp khó khăn hơn trong việc chống đỡ đại dịch toàn cầu Covid-19.

laynhiem4

Một phụ nữ mang khẩu trang ngừa Covid-19 trên đường phố Tehran ngày 19/03/2020. VIA Reuters - WANA NEWS AGENCY

Ngày 24/03/2020, Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi giảm nhẹ trừng phạt để giúp các nước liên quan chống dịch virus corona, trong đó đặc biệt có Iran.

Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche tường trình :

"Trong số các nước bị dịch Covid-19 nặng nề nhất có Iran. Dịch bệnh đã làm 1800 người chết. Con số chỉ thấp hơn cả Châu Âu. Trên nguyên tắc cơ chế trừng phạt Iran miễn trừ cho lĩnh vực y tế. Chỉ có điều Tehran không thể mua các máy trợ thở và khẩu trang.

Ông Ruth Marshall, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, giải thích : Các cơ chế đặc cách không hiệu quả và được triển khai rất chậm. Là một quốc gia đang bị khủng hoảng Covid-19, Iran đang thiếu trầm trọng mọi trang thiết bị. Các bác sĩ và nhân viên y tế của Iran không chỉ bảo vệ dân nước họ mà, còn bảo vệ cả các nước lân cận và cả chúng ta nữa.

Qua lời tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã khẳng định sẵn sàng giúp Tehran chống dịch Covid-19. Thế nhưng giáo chủ Khamenei đã từ chối thẳng thừng sự giúp đỡ này. Mặc dù vậy Iran đã nhận trợ giúp của các nước như Đức, Trung Quốc và Pháp. Nhưng không có gì đơn giản cả. Theo tuần báo Pháp Le Point, một nhóm nhân viên của tổ chức Y sĩ Không Biên Giới (MSF) tại Iran cuối cùng đã phải thu xếp hành lý về nhà ,sau khi chính quyền trở mặt, khẳng định rằng họ không cần trợ giúp. Trong khi đó, một bác sĩ của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính số người nhiễm virus ở Iran có thể cao gấp 5 lần so với con số thông báo chính thức của chính quyền".

Anh Vũ

********************

Trung Quốc "giấu bớt" 43.000 ca nhiễm Covid -19

Diễm My, VNTB, 25/03/2020

Trung Quốc thống kê sót 43.000 ca nhiễm bệnh covid-19. Do đó thực tế ở tâm dịch Vũ Hán tồi tệ hơn nhiều

laynhiem5

Trung Quốc thống kê sót 43.000 ca nhiễm bệnh covid-19 ở Vũ Hán.

Ém đi 43.000 ca nhiễm bệnh

Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng, Trung Quốc đã báo cáo thiếu hơn 43.000 ca nhiễm corona ở Vũ Hán. Theo đó những ca dương tính với Covid-19 hồi cuối tháng 2 đã không được đưa vào báo cáo (1).

Đây là các ca dương tính nhưng không có các triệu chứng khởi phát bệnh hay khởi phát bệnh chậm. Họ cũng được đưa đi cách ly và theo dõi nhưng không được đưa vào báo cáo thống kê.

WHO xếp loại tất cả những ai dương tính với Covid-19 đều được xem là các ca xác nhận nhiễm bệnh. Tuy nhiên Trung Quốc đã thay đổi hướng dẫn xếp loại vào ngày 7/2 và chỉ tính những người nào có triệu chứng khởi phát bệnh là ca xác nhận Covid-19.

Mỹ, Anh, Ý, Hà lan là những quốc gia không xét nghiệm những người không có triệu chứng trừ nhân viên y tế.

Các nghiên cứu bên ngoài Trung Quốc giờ đây đang đặt nghi vấn về tuyên bố trước đây của WHO rằng lây nhiễm không triệu chứng là "cực hiếm". Báo cáo của uỷ ban quốc tế của WHO sau khi đi đến Trung Quốc ước tính chỉ có 1/3% các trường hợp lây nhiễm không triệu chứng.

Một nhóm nghiên cứu Nhật nhận xét hồi tháng 2 rằng trong khi số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới tăng nhanh, thì lỗ hổng giữa báo cáo ở Trung Quốc và số liệu ước lượng dựa vào các ca bệnh bên ngoài Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đã không chẩn đoán nhiều ca bệnh. Họ nhận thấy tỷ lệ 30,8% người Nhật lây nhiễm không triệu chứng được đưa ra khỏi Vũ Hán tương đương với số liệu phân loại của Trung Quốc.

Hàn Quốc ghi nhận trên 20% ca lây nhiễm không triệu chứng, ở Ý tỉ lệ này là 44%. Trên tàu Diamond Princess có trong só 712 ca dương tính thì có 334 người không có triệu chứng, Hồng Kong là 16/138. Tất cả những tỷ lệ này đều cao hơn so với báo cáo của Trung Quốc vào ngày 11 tháng Hai với 889 trường hợp lây nhiễm không triệu chứng trong số 44.672 ca dương tính.

Một nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc, Mỹ, Anh và Hông Kông ước tính các trường hợp nhiễm bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng là nguồn lây nhiễm cho 79% các ca nhiễm xác nhận ở Vũ Hán trước khi thành phố này bị phong tỏa vào ngày 23 tháng 1.

Dữ liệu giả

Theo tài liệu mật mà tờ Đại Kỷ Nguyên có được thì dữ liệu thống kê kết quả xét nghiệm chẩn đoán trong ở Vũ Hán vào ngày 14/3 có 91 bệnh nhân mới. Tuy nhiên Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc chỉ báo cáo bốn trường hợp cho ngày đó.

Theo tài liệu có được ngày 14/3, Vũ Hán đã thu thập mẫu từ 43 cơ quan xét nghiệm : 32 bệnh viện và 11 phòng thí nghiệm. Tổng cộng, họ đã thử nghiệm 16.234 mẫu vào ngày 14/3, phần lớn được kiểm tra vào ngày 13/3. Trong số đó, 373 mẫu dương tính.

Trong số các ca dương tính, có 91 ca dương tính lần 1. Do đó, 91 mẫu này có thể được hiểu là 91 bệnh nhân mới.

Mặc dù Trung Quốc đã báo cáo không có ca nhiễm mới ở Trung Quốc kể từ ngày 18/3, nhưng dân cư địa phương lại tiết lộ thực trạng khác.

Vào ngày 20/3, cư dân sống quận Qiaokou ở Vũ Hán đã đăng tải hình ảnh bản thông báo của ủy ban khu phố Hanjiadun.

Ủy ban cho biết : "Đêm qua [ngày 19/3], có vài trường hợp được lây nhiễm mới ở khu dân cư Lishuikangcheng".

Một thông báo khác nêu rõ, "một cư dân tại Tòa nhà 12 của Lishuikangcheng đã nhiễm bệnh [ngày 19/3].

Ủy ban khu phố Meigui Xiyuan ở quận Hanyang, cũng ở Vũ Hán, đã đưa ra một thông báo cho cư dân vào ngày 20/3, nói rằng hai cư dân sống tại tòa nhà 116 đã được chẩn đoán nhiễm vi-rút vào ngày 19/3.

Trong khi đó, nhu cầu nhân viên y tế vẫn còn rất lớn ở Vũ Hán.

Dù báo chí nhà nước đưa tin 3,675 nhân viên y tế đã rời khỏi Vũ Hán, thì tờ Guang Minh Nhật báo số ra ngày 19/3 lại đưa tin rằng Bệnh viện Vũ Hán đã yêu cầu 453 bác sĩ và y tá đến giúp đỡ cho họ.

Theo Uỷ ban Sức khoẻ Quốc gia Trung Quốc, tới ngày 8/3 đã có 42.600 nhân viên y tế được điều tới Vũ Hán và các thành phố khác ở Hồ Bắc để chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19. (2)

Diễm My

Nguồn : VNTB, 25/03/2020

Chú thích :

(1) https://www.scmp.com/news/china/society/article/3076323/third-coronavirus-cases-may-be-silent-carriers-classified

(2) https://www.theepochtimes.com/chinese-authorities-underreporting-new-infections-in-epicenter-of-wuhan-leaked-documents_3280343.html ?

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hiếu Bá Linh, Thanh Phương, Anh Vũ, Diễm My
Read 669 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)