Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

27/03/2020

Bắc Kinh củng cố thế lực trên Biển Đông

Nhiều nguồn tin

Có thật Bắc Kinh "không bận tâm" khi tàu sân bay Mỹ ghé thăm Đà Nẵng ?

Huyền Minh, RFA, 26/03/2020

Chuyến ghé thăm và giao lưu tại cảng Đà Nẵng giữa thuỷ thủ và nhân viên trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt với phía Việt Nam hồi đầu tháng 3 như là một minh chứng cho bước phát triển của quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ.

bd1

Hình minh hoạ. Tàu sân bay của Mỹ USS Theodore Roosevelt ở biển Philippines hôm 18/3/2020 Reuters

Bỏ qua những khác biệt về chính thể cũng như ý thức hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể được coi là "các đồng minh tự nhiên", khi tìm thấy quan điểm chung về việc duy trì hoà bình và an ninh trên khu vực biển Đông, đồng thời cùng đối mặt trước một nhân tố gây bất ổn tại khu vực biển này, đó chính là Trung Quốc.

Cũng chính vì mối đe doạ qua các hành động hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông, đặc biệt giai đoạn từ 2007 tới nay, quan hệ Việt - Mỹ đã có bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng chính vì sự cản trở từ Trung Quốc, quan hệ Việt - Mỹ vẫn còn chưa đạt đến những bước đi như mong đợi.

Nhận xét về chuyến viếng thăm này của tàu USS Theodore Roosevelt, có nhiều ý kiến khác nhau. Có nhà nghiên cứu người Nga cho rằng "Bắc Kinh không bận tâm" vì điều này quá bình thường.

Vậy quả thực Bắc Kinh thực sự không bận tâm trước vì điều này theo Trung Quốc xảy ra là bình thường ?

Tờ Global Times, một ấn phẩm phụ bản của Nhân dân Nhật báo, chuyên thể hiện quan điểm "diều hâu", có bài viết của chuyên gia Cheng Hanping từ Đại học Nam Kinh viết về vấn đề này : "Mỹ và Việt Nam có hệ tư tưởng cực kỳ khác nhau và giữa họ tồn tại nhiều tranh cãi về nhân quyền, dân chủ và tự do ngôn luận. Điều này không thể đột ngột thay đổi vì tìm thấy một mục tiêu chiến lược chung. Quan hệ đối tác Mỹ-Việt sẽ không giống như quan hệ đối tác mà Mỹ có với Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí là Philippines. Và có lẽ sẽ không bao giờ được như vậy". Trong một ấn phẩm khác của Global Times, Li Haidong thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc viết : "Chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam sẽ khó có thể thay đổi chính sách hợp tác của Việt Nam với Trung Quốc. Với sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị, hợp tác kinh tế và hội nhập khu vực, một bên thứ ba sẽ khó có thể tác động đến mối quan hệ ổn định chung giữa Bắc Kinh và Hà Nội".

Trung Quốc đã chính thức xác nhận những bình luận của chuyên gia Li Haidong trên trang China Military Online : "Tăng cường kết nối quân sự Mỹ-Việt là một hiện tượng bình thường, nhưng mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn, thể hiện trong chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam, sẽ không thay đổi chính sách hợp tác của Việt Nam với Trung Quốc".

Như vậy, quan điểm của Trung Quốc được thể hiện là việc tàu sân bay thăm Việt Nam không phải là điều đáng ngại ? Sự đáng ngại (nếu có) là việc thay đổi quan hệ Việt - Trung, mà điều đó khó có thể xảy ra vì nhiều lý do.

Thêm nữa, trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Mark Valencia viết rằng "Liên minh chiến lược Mỹ - Việt khó mà tồn tại lâu".

Mark Valencia là một trường hợp khá đặc biệt vì ông ta là một nhà nghiên cứu tên tuổi của người Mỹ.

Người ta biết nhiều đến Mark Valencia khi ông ta là đồng tác giả trong cuốn sách rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu biển Đông : "Chia sẻ tài nguyên biển Đông" (Sharing the Resources of the South China Sea). Mark Valencia cũng được mời tham dự rất nhiều lần các Hội thảo biển Đông do Học Viện Ngoại Giao tổ chức ở Việt Nam. Có một lần trong bữa tiệc chia tay ở Hội thảo như vậy, người ta nghe thấy Mark Valencia phàn nàn việc ông ta xin một số tiền để phục vụ việc nghiên cứu một đề tài nào đó, nhưng không được phía Mỹ chấp thuận. Và cơ hội đã đến với ông ta, Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc với Viện trưởng, cũng là một quan chức Trung Quốc, Ngô Sĩ Tồn (Wu Sicun) đã cung cấp một học bổng nghiên cứu hậu hĩnh cho Mark Valencia. Và từ đó, quan điểm của Mark Valencia luôn đả kích Mỹ và ủng hộ Trung Quốc.

Trong bài viết của Mark Valencia thể hiện rõ một số điểm nguỵ biện. Một trong những điểm nguỵ biện đó là việc khẳng định quan hệ Mỹ - Việt là liên minh chiến lược. Việt Nam đã nhiều lần thể hiện một cách chính thức về chính sách "Ba không", mà mới nhất là trong Sách trắng quốc phòng được xuất bản vào hồi tháng 11 năm 2019. Theo đó, Việt Nam không tham gia liên minh quân sự nào, không cho đặt căn cứ quân sự của nước ngoài tại Việt Nam và không đi với nước này để chống nước kia. Có lẽ đối với người quan tâm, chính sách "Ba không" này dường như là "lời nhắn gửi" từ Việt Nam đối với Trung Quốc.

Trung Quốc từ lâu không giấu diếm tham vọng chiếm hữu gần như toàn bộ biển Đông. Cho dù họ không thể đưa ra các bằng chứng cũng như các cơ sở pháp lý cho việc chiếm hữu ấy.

Có thể nói, duy nhất chỉ có Hoa Kỳ là có đủ sức để ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc. Và cũng chính vì vậy, Trung Quốc luôn muốn "gạt" Hoa Kỳ ra ngoài khu vực biển Đông, với lý do "vấn đề biển Đông thì để cho các quốc gia khu vực biển Đông tự giải quyết".

Việt Nam cũng là "cái gai" trong con mắt của Trung Quốc khi nhìn về biển Đông. Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm luôn chống lại tham vọng lãnh thổ cường quyền của Trung Quốc, và nay, Việt Nam luôn chống lại tham vọng độc chiếm biển Đông từ Trung Quốc.

Chính vì vậy, việc quan hệ Việt - Mỹ phát triển, Trung Quốc không thể không "khó chịu".

Trong thực tế, Trung Quốc luôn muốn thực hiện chính sách "Phần Lan hoá" đối với Việt Nam. Nghĩa là giống như Phần Lan trước kia bị Liên Xô khống chế về chính sách đối ngoại. Trung Quốc muốn rằng, các vấn đề trong nước sẽ để Việt Nam tự quyết định, nhưng về đối ngoại, phải được sự chuẩn thuận từ Bắc Kinh.

Chúng ta đều biết, mỗi khi một lãnh đạo cao cấp của Việt Nam sang thăm Mỹ, thì luôn luôn trước đó, hoặc là chính lãnh đạo đó hoặc một lãnh đạo cao cấp khác được phái sang để "trao đổi" với Bắc Kinh.

Và chính vì vậy, trước các tín hiệu cho thấy sự phát triển quan hệ Việt - Mỹ không thể là thứ mà Bắc Kinh không quan tâm. Mà sự thực, Trung Quốc đang rất chú ý đến vấn đề này, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh cao độ Mỹ - Trung. Trung Quốc vẫn luôn coi Việt Nam như một "chư hầu" nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của mình. Có chăng, Bắc Kinh đang dùng truyền thông, thông qua các luận điệu này, đánh đòn tâm lý để cảnh báo Việt Nam không nên đi quá xa, vượt ngoài sự cho phép của "thiên triều".

Huyền Minh

Nguồn : RFA, 26/03/2020

***************

Trung Quốc tố Mỹ ‘chơi trò nguy hiểm’ khi điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan

VOA, 26/03/2020

Trung Quốc hôm 26/3 cáo buc Hoa Kỳ là "chơi trò nguy him" vi chính sách hu thun Đài Loan, sau khi mt tàu chiến M đi ngang qua eo biển Đài Loan, mt đa đim ‘nhy cm’ sau khi căng thng quân s tăng cao gia Trung Quc và Đài Loan.

bd2

Tàu chiến ca Hi quân M USS McCampbell (VOA Chinese)

Trung Quốc tc gin vì cho rng chính quyn ca Tổng thống Trump đã có nhng bước đ tăng cường s h tr cho Đài Loan, như bán thêm vũ khí, tiến hành các cuộc tun tra gn Đài Loan, và hi tháng trước đón tiếp Phó Tng thng đc c Đài Loan, ông William Lai ti thăm Washington trong khi Trung Quốc coi Đài Loan là thuc lãnh th Trung Quốc.

Phát ngôn viên của Hm đi Thài Bình Dương (Hm đi 7) ca Hoa Kỳ, Anthony Junco, xác nhận rng chiếc USS McCampbell, mt tàu khu trc có tên la dn đường, đã đi ngang qua eo bin Đài Loan hôm 25/3 trong mt hot đng mà ông mô t là ‘thường l, phù hp vi lut pháp quc tế’.

Ông Junco nói việc tàu McCampbell đi ngang qua eo bin Đài Loan thể hin cam kết ca Hoa Kỳ đi vi mt khu vc n Đ-Thái Bình Dương t do và rng m. Ông tuyên b Hoa Kỳ s tiếp tc điu tàu đi ngang qua, máy bay bay qua khu không phn bên trên tuyến đường thy này, và tái khng đnh Hi quân M s hot đng bất c nơi nào mà lut pháp quc tế cho phép.

Bộ Quc phòng Đài Loan xác nhn tàu chiến M đã đi ngang qua eo bin Đài Loan và trc ch hướng Bc, vi s giám sát ca các lc lượng vũ trang Đài Loan trong mt ‘s mng thường l’, Đài Loan nói thêm rng không có lý do để báo đng.

Tại Bc Kinh, người phát ngôn ca B Quc phòng Trung Quc Nhm Quc Cường (Ren Guoqiang) t cáo các ‘hành đng tiêu cc’ ca M đ hu thun Đài Loan, k c các cuc hành trình bng đường thy và đường không ngang qua Eo bin Đài Loan.

Reuters dẫn li ông Nhm nói rng các hành đng ca M là ‘cc kỳ nguy him’.

"Các động thái ca M can thip nghiêm trng vào ni tình Trung Quc, phương hi nghiêm trng ti hòa bình và n đnh eo bin Đài Loan và đu đc các mi quan h quân s Trung-Mỹ,"

Trong những tun gn đây, không quân Trung Quc đã tiến hành các cuc tp trn gn Đài Loan, khiến đo quc này phi tc tc điếu máy bay chiến đu lên chn và cnh báo phi công Trung Quc phia ri khi khu vc.

Đài Loan nói các cuộc tp trn ca Trung Quốc có tính cách khiêu khích, và kêu gi Trung Quc hãy tp trung chng dch Covid-19 thay vì đe da đo Đài Loan.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đến thăm mt căn c quân s hôm 24/3 và cnh báo v mi đe da t Trung Quc gia dch Covid-19.

*******************

Việt Nam : Hai trạm nghiên cứu mới của Trung Quốc ‘vi phạm chủ quyền’

VOA, 26/03/2020

Việt Nam hôm 26/3 lên tiếng yêu cu Bc Kinh "tôn trng ch quyn" sau khi truyn thông nhà nước Trung Quc thông tin v hai "trm nghiên cu" mi va được khánh thành ti Đá Chữ Thp và Đá Subi, nơi Vit Nam tuyên b ch quyn.

bd3

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng.

"Việt Nam yêu cu Trung Quc tôn trng ch quyn ca Vit Nam, không có các hành đng gia tăng căng thng, làm phc tp tình hình và nh hưởng ti hòa bình Bin Đông và khu vc", báo Tin Phong dn li người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói ti cuc hp báo trc tuyến hôm 26/3.

Trước đó, hôm 24/3, Tân Hoa Xã tường thut l khánh thành hai "trm nghiên cu", mà báo chí quc tế gi là các cơ s quân s mi, trên hai đo đá Trường Sa.

Theo tờ báo nhà nước Trung Quc, hai trm nghiên cu vi các phòng thí nghim v sinh thái, đa cht và môi trường "có mc đích h tr các nhà khoa hc điu tra thc đa, ly mu và nghiên cu khoa hc trên qun đo Nam Sa [Trường Sa]".

Tuy nhiên, một s nhà nghiên cu quc tế cho rng đng thái mi nht ca Trung Quc là bng chng cho thy Bc Kinh đang tranh th tình hình c thế gii đang vt ln vi đi dch Covid-19 đ "ln ti" trong quyết tâm xâm chiếm Bin Đông.

"Một s người có thể nghĩ rng đi dch virus corona đang din ra s khiến Bc Kinh mt tp trung khi các đim nóng hàng hi này, nhưng thc tế hoàn toàn ngược li", nhà nghiên cu an ninh hàng hi Collin Koh nói vi t Inquirer ca Philippines.

Theo ông, quân đội Trung quc "được c xúy đ sn sàng chiến đu, bt chp đi dch virus corona", và vic s dng lý do xây dng cơ s khoa hc dân s ca Bc Kinh là mt trong nhng phương thc nhm khng đnh yêu sách ch quyn ít gây chú ý nhưng li có kết qu không kém nhng chiến lược khác.

Tại cuc hp báo hôm 26/3, Hà Ni nói rng mi hot đng ti Đá Ch Thp và Đá Subi đu "phi được s cho phép ca Vit Nam", và yêu cu Bc Kinh "tuân th quy đnh" trong bi cnh các quc gia ASEAN đang đàm phán vi Trung Quc v B quy tắc ứng x ca các bên Bin Đông.

Ngoài Việt Nam, Philippines và Đài Loan cũng tuyên b ch quyn trên Đá Ch Thp và Đá Subi.

*******************

Dân quân biển Trung Quốc hoạt động ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp

Drake Long, RFA, 25/03/2020

Ngay cả khi khủng hoảng dịch bệnh do coronavirus gây nên đang hoành hành khắp Châu Á, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định sự hiện diện của họ ở Biển Đông bằng cách bố trí lực lượng dân quân biển quanh các đảo và rạn san hô thuộc Quần đảo Trường Sa. Thực tế này được Đài Á Châu Tự Do phân tích dựa trên dữ liệu theo dõi tàu biển và hình ảnh vệ tinh.

bd4

Bản đồ hiển thị đường đi của 5 tàu dân quân hàng hải Trung Quốc thông qua cụm đảo sinh tồn ở quần đảo Trường Sa trong ba tuần đầu tháng 3. RFA

Cụ thể trong tháng này một đội tàu Trung Quốc đã di chuyển qua Cụm Đảo Sinh Tồn, một nhóm các thực thể đang tranh chấp giữa Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan. Trong số những thực thể quan trọng nhất trong khu vực này là Đá Tư Nghĩa và Đá Gạc Ma hiện do Trung Quốc kiểm soát, cùng Đảo Sinh Tồn và Đá Cô Lin của Việt Nam. Đội tàu vừa nêu được Nhóm Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á nhận diện vào tháng 1 năm 2019 thuộc Lực lượng Dân quân Biển nổi tiếng Trung Quốc.

Năm tàu mà hành trình di chuyển được của chúng được RFA theo dõi hiện đang ở đá Gạc Ma, ở góc tây nam của Cụm đảo Sinh Tồn. Không phải ngẫu nhiên mà những tàu này hiện diện tại địa điểm trên vào những ngày kỷ niệm 32 năm trận hải chiến Gạc Ma hồi ngày 14 tháng 3 năm 1988. Đó là cuộc thảm sát của hải quân Trung Quốc khiến hàng chục binh sĩ Việt Nam thiệt mạng và Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát đá này.

bd5

Hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 22/3/2020, phí Bắc căn cứ chiếm đóng của Trung Quốc tại đá Gạc Ma. Có thể thấy nhiều tàu không danh tính ở góc trên bên phải. Planet Labs Inc.

Như lệ thường, Trung Quốc không hề công khai hoạt động đưa tàu của họ vào Cụm đảo Sinh Tồn. Lực lượng Dân quân Biển Vũ trang Nhân dân (PAFMM) thường bao gồm những tàu được ngụy trang bề ngoài là tàu đánh cá - mặc dù những tàu này không tham gia đánh bắt cá. Sự hiện diện của những tàu này đồng nghĩa với việc 'treo cờ' cho Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp mà không cần sự hiện diện công khai của lực lượng quân sự có thể dẫn đến việc lên án của cộng đồng quốc tế.

Zack Cooper, một nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề an ninh châu Á tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, phát biểu rằng Trung Quốc đang tiếp tục thái độ quyết đoán đối với các tranh chấp khu vực mặc dù đại dịch Covid-19 đang buộc thế giới để tâm vào.

"Bắc Kinh tăng cường hoạt động quân sự quanh Đài Loan và hiện đang có dấu hiệu thực hiện một số điều tương tự xung quanh Cụm Sinh Tồn. Đây chỉ đơn thuần là việc tiếp nối hoạt động trước nay hay cố ý lợi dụng tình hình xao lãng hiện nay để gây áp lực lên những quốc gia khác có tranh chấp, thì điều đó không được làm rõ", ông Cooper nói.

Phần mềm theo dõi tàu biển cho thấy năm tàu ​​PAFMM - với các ký hiệu Yuetaiyu (Tàu cá) 18777, 18333, 18888, 18222 và 18555 - vào đầu tháng 3 đã qua lại giữa Đá Subi (do Trung Quốc bối lấp nên và thường là trạm dừng cho các tàu của Trung Quốc bố trí tới khu vực này) và đảo Thị Tứ, một thực thể do Philippines chiếm đóng và là nơi mà các tàu Trung Quốc từng can dự vào chiến dịch gây áp lực kéo dài, theo như tài liệu của Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á cho thấy. Các tàu vừa nêu trước hết dừng tại Đá Ba Đầu, ở phía Đông Bắc Cụm đảo Sinh Tồn, từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 8 tháng 3.

Sau đó, các tàu di chuyển về phía Tây Nam đến Đá Tư Nghĩa do Trung Quốc kiểm soát, đi qua đảo Sinh Tồn Đông do Việt Nam kiểm soát và xa hơn về phía Tây gần đảo Sinh Tồn. Các tàu này nán lại gần Sinh Tồn trong khoảng thời gian từ ngày 13 đến 18 tháng 3.

Số lượng chính xác các tàu Trung Quốc được triển khai đến khu vực rất có thể vượt con số năm tàu ​​được RFA phát hiện bằng phần mềm theo dõi tàu biển. Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu khác tập trung tại Cụm đảo Sinh Tồn mặc dù danh tính của các tàu không rõ ràng. Khoảng 12 tàu đã di chuyển đến Đá Tư Nghĩa trong khoảng thời gian từ 8 tháng 3 đến 13 tháng 3.

bd6

Hình ảnh chụp cận từ vệ tinh ngày 22/3/2020. Có thể thấy nhiều tàu không danh tính ở góc trên bên phải phía Bắc căn cứ chiếm đóng của Trung Quốc tại đá Gạc Ma. Planet Labs Inc.

Ngoài ra, hàng chục tàu khác đã nán lại ở phía đông bắc của Cụm đảo Sinh Tồn, bên trong Đá Ba Đầu, ít nhất kể từ ngày 6 tháng 3 và vẫn ở trong khu vực này cho đến ngày 19 tháng 3. Đá Ba Đầu, tên tiếng Anh là Whitson Reef, là một rạn san hô cạn, không có đảo nhân tạo hoặc các cơ sở vật chất. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các cụm tàu ​​lớn được tụ lại với nhau.

Các tàu thuộc dòng Yuetaiyu ( Tàu Cá) đã từng đến Đá Tư Nghĩa do Trung Quốc nắm giữ và sau đó đến đảo Sinh Tồn do Việt Nam kiểm soát, đã di chuyển đến Đá Gạc Ma do Trung Quốc chiếm đóng hôm ngày 18 tháng 3. Một lần nữa, hình ảnh vệ tinh cho thấy số lượng tàu xuất hiện trong khu vực nhiều hơn hẳn so với năm tàu mà AIS, Automtatic Identification System (Hệ thống Nhận dạng Tự động), phát ra tín hiệu. Tất cả các tàu được yêu cầu phải có thiết bị phát đáp AIS để hỗ trợ mục đích theo dõi các trường hợp tìm kiếm và cứu hộ cũng như cho việc thực thi pháp luật. Mặc dù vậy, các tàu dân quân biển Trung Quốc thường xuyên tắt các thiết bị phát đáp AIS để che giấu hoạt động của mình. Rõ ràng đây là thực tế hiện nay khi hình ảnh vệ tinh cho thấy có ít nhất 30 tàu vừa xuất hiện tại Đá Gạc Ma.

Gạc Ma, tiếng Anh là Johnson Reef, chỉ là một đảo đá theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc năm 2016 đối với các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, một đá chỉ là một thực thể "không thể duy trì việc cư ngụ của con người hoặc đời sống kinh tế của chính họ" và vì vậy không có quyền có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Bất chấp phán quyết đó, Trung Quốc vẫn tiến hành xây dựng Đá Gạc Ma thành một đảo nhân tạo khác để có thể sử dụng làm căn cứ.

Tính đến ngày 23 tháng 3, các tàu PAFMM đã di chuyển một lần nữa đến cùng một địa điểm gần Đảo Sinh Tồn mà các tàu này đã đến trước đó vào ngày 13 tháng 3.

Drake Long

Nguồn : RFA, 25/03/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Huyền Minh, VOA tiếng Việt, Drake Long
Read 532 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)