Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

30/03/2020

Khôn hay liều : Trung Quốc thừa cơ hội khai thác Biển Đông ?

Mỹ Hằng - Chi Mai

Virus corona : Trung Quốc lại lấn át ở Biển Đông, Việt Nam còn trông đợi Mỹ được không ?

Mỹ Hằng, BBC, 30/03/2020

Trong lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Trung Quốc triển khai nhiều hoạt động mới ở Biển Đông ngay sau khi tuyên bố giải quyết xong ổ dịch Vũ Hán.

taichiem1

Quân đội Hoa Kỳ tập trận tái chiếm biển dảo trên Thái Bình Dương - Ảnh minh họa

Việt Nam có thể làm gì trong tình thế này khi cũng đang gồng mình chống dịch và liệu đồng minh Mỹ có đóng góp vai trò gì giúp Việt Nam khi cường quốc này vừa trở thành nước dẫn đầu thế giới về số ca lây nhiễm ?

Khai thác khí tự nhiên trên Biển Đông

taichiem2

Trung Quốc biến cải một bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành một đảo nhân tạo - Ảnh minh họa 

Mới đây nhất, ngày 26/3, Trung Quốc đã khai thác 861.400 mét khối khí tự nhiên từ khí metan, trong một tháng sản xuất thử nghiệm ở Biển Đông, truyền hình nước này đưa tin.

Giới chức năng lượng Trung Quốc phát biểu rằng đây là bước quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa khí metan.

Metan đã được xác định là một nguồn khí đốt mới tiềm năng cho Trung Quốc và Biển Đông được cho là có chứa một số lượng khí metan dồi dào nhất trên thế giới.

Đem tàu và máy bay đến Biển Đông

taichiem3

Không quân Trung Quốc diễn tập trên bầu trời quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh minh họa 

Trung Quốc đã đưa máy bay quân sự tới Biển Đông để diễn tập trong tháng này ở Biển Đông, dường như để đáp trả các cuộc tuần tra qua khu vực này của các tàu chiến Mỹ, theo truyền thông Trung Quốc.

Mới hồi tháng Hai, tàu sân bay USS Theredore Roservelt cập cảng Đà Nẵng của Việt Nam, một động thái được cho là nhằm tăng cường quan hệ Mỹ-Việt, khẳng định sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông, nhưng đã khiến Trung Quốc tức giận.

Tiếp đến, đầu tháng Ba, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ đã đi vào Biển Đông để thể hiện rằng đây là tuyến đường thủy quốc tế mở thay vì nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, theo Reuters.

Đáp lại, giữa tháng Ba, Trung Quốc tập trận chungvới Campuchia trên Biển Đông mặc dù có nguy cơ khiến Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác phẫn nộ.

Khánh thành hai trạm nghiên cứu ở Biển Đông

Trung Quốc cũng mới đưa vào hoạt động hai trạm nghiên cứu trên Đá Subi và Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hai cơ sở này sẽ theo dõi, đo đạc các thay đổi về sinh thái địa chất, môi trường tại các vùng biển này.

Hai cơ sở này được cho là cùng tổ hợp với một trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc xây dựng trước đó ở Đá Vành Khăn ở Trường Sa.

Mỹ lo Covid-19 nên'không giúp được gì' ?

taichiem4

Chiến đấu cơ sẵn sàng can thiệp trên Hàng không mẫu hạm Mỹ Theodore Roosevelt - Ảnh minh họa 

Nhưng chính phủ Hoa Kỳ, trong khi đang phải chống chọi với sự lây lan chóng mặt của Covid-19, không giúp đỡ gì các nước Châu Á khác chống lại Trung Quốc về lâu dài như đã từng trong quá khứ, theo các nhà phân tích trên VOA.

Theo Giáo sư Carl Thayer thì Mỹ không cho thấy vai trò lãnh đạo, và đó là một khoảng trống để Trung Quốc nhảy vào.

Mới hồi tháng Hai, một sự kiện được Việt Nam chào đón long trọng là việc tàu sân bay Theodore Roosevelt cập cảng Đà Nẵng. Theo các nhà phân tích, việc này cho thấy Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của hải quân Mỹ. Và rằng ,Việt Nam hy vọng rằng việc tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ sẽ ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục bắt nạt.

Thế nhưng giới phân tích cho rằng mối liên minh này không thể kéo dài lâu.

Việt Nam và Mỹ 'không tin nhau' ?

Để chống lại sự đe dọa của Trung Quốc, chiến lược của Mỹ là củng cố các cam kết về quan hệ đối tác và đồng minh đã có, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ với các đối tác mới cùng chia sẻ quan điểm về tôn trọng chủ quyền, công bằng thương mại và luật quốc tế, theo phân tích của tác giả Mark J. Valencia trên SCMP.

Trung Quốc coi khoảng 90% Biển Đông là của nước mình - nơi các nước khác cũng khẳng định chủ quyền như Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.

Trung Quốc đã xây nhiều đảo nhỏ tại đây cho mục đích quân sự. Các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quóc định kỳ đi qua vùng viển mà các quốc gia khác khẳng định chủ quyền.

Chiến lược này nhằm thực hiện tầm nhìn vĩ đại của Mỹ về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, bao gồm tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp, tôn trọng chủ quyền, doanh nghiệp tư nhân và thị trường mở...

Do tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc, từ lâu các nhà quan sát đã cho rằng Việt Nam là một nước chống Trung phò Mỹ mạnh mẽ nhất trong toàn khối ASEAN.

Thế nhưng, thực tế là Việt Nam không chia sẻ nguyên lý cốt lõi của một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở - tự do hàng hải cho các tàu chiến.

Việt Nam từ lâu đã có những chính sách hạn chế cho tàu chiến đi vào lãnh hải của mình - tương tự như Trung Quốc. Đặc biệt, Việt Nam có cả đường lãnh hải cơ sở và các nước phải được phép của Việt Nam mới được vượt qua các đường cơ sở này, theo ông Mark J. Valencia - nhà phân tích chính sách hàng hải, nhà bình luận chính trị và nhà tư vấn chính sách Châu Á nổi tiếng.

Do đó, việc Hoa Kỳ đưa các tàu chiến đi vào trong vùng lãnh hải xung quanh Hoàng Sa không chỉ nhắm vào Trung Quốc mà còn vào Việt Nam.

Hơn nữa, Hoa Kỳ không công nhận các yêu sách của Việt Nam đối với các thực thể nằm dưới mực thủy triều ở Trường Sa, đồng thời phản đối việc quân sự hóa của Việt Nam, cũng giống như với Trung Quốc.

Sự va chạm trong các diễn giải và các chính sách pháp lý liên quan đến tự do hàng hải là biểu tượng cho sự lệch tông mang tính chiến lược cơ bản giữa Mỹ và Việt Nam.

Ngoài ra, dù chống Trung, Việt-Trung lại có mối quan hệ khăng khít giữa hai đảng, và về kinh tế.

Việt Nam cũng luôn kiên định chính sách 'ba không' - không tham gia vào các liên minh quân sự, không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và không phụ thuộc vào một quốc gia để chống lại một quốc gia khác.

Không có điểm chung về văn hóa, ý thức hệ, hệ thống chính trị hay thế giới quan - ngoại trừ mối đe dọa của Trung Quốc. Đó là bản chất của mối quan hệ chiến lược Việt -Mỹ, vẫn theo tác giả Mark J. Valencia.

Trên thực tế, Việt Nam và Mỹ không tin nhau - vì những lý do chính đáng và từ cả hai phía - và điều đó khiến cho việc xây dựng một mối quan hệ chiến lược vững chắc và lâu dài giữa hai bên là không thể, Tiến sỹ Mark J. Valencia bình luận.

Mỹ Hằng

Nguồn : BBC, 30/03/2020

*********************

Trung Quốc khai thác lượng khí băng lớn kỷ lục ở Biển Đông

Chi Mai, VNTB, 30/03/2020

Bắc Kinh có thể đẩy mạnh tập trận ở Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với quân đội Mỹ

taichiem5

Trung Quốc  vừa đưa vào hoạt động 2 trạm nghiên cứu trên đá Xu Bi và đá Chữ Thập  (ảnh) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Không quân và hải quân Trung Quốc đang theo dõi sát sao quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ ở Biển Đông trong khi cả hai vẫn còn phải đang lo chống lại đại dịch virus corona.

Quân đội Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đẩy mạnh các cuộc tập trận trong khu vực để tăng cường huấn luyện chiến đấu. Cuộc tập trận gần nhất là vào ngày 10/3 mô phỏng cuộc đối đầu trực diện với máy bay và tàu chiến nước ngoài xâm lược Biển Đông.

Các cuộc tập trận của Trung Quốc diễn ra cùng ngày với tàu USS McCampbell đang tiến hành một hoạt động tự do hàng hải lần thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ trong năm nay khi tàu này tiến gần đến Quần đảo Hoàng Sa nơi Trung Quốc và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền.

Căng thẳng Mỹ Trung đã gia tăng trong những tháng gần đây. Hồi tháng 2, Hải quân Mỹ cho biết một khu trục hạm Trung Quốc đã rọimột tia laser vào máy bay do thám P-8A Mỹ trong trên vùng biển quốc tế cách tây Guam 610km (380 dặm) vì Trung Quốc cho rằng Mỹ đã lạm dụng quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế.

Ở Biển Philippines, các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ do tàu USS Theodore Roosevelt dẫn đầu đã thực hiện một loạt cuộc tập trận trong những tuần gần đây.

Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012, Bắc Kinh đã chi hàng nghìn tỷ nhân dân tệ để xây dựng tám hòn đảo nhân tạo, và hơn hai chục tiền đồn đảo xung quanh các rạn san hô và đảo nhỏ trong khu vực tranh chấp chủ quyền với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đã cố gắng mở rộng sự hiện diện quân sự của họ trong khu vực nhưng cả hai đã rất thận trọng vì không bên nào muốn tạo ra xung đột quân sự thực sự.

Vì vậy Hải quân Hoa Kỳ chỉ đi lại nhiều ở vùng Biển Philippines và Eo biển Đài Loan vì Washington nhận ra rằng Bắc Kinh chịu để mất Đài Loan.

Bắc Kinh khoe hai thác được khối lượng khí đốt lớn kỷ lục thế giới ở Biển Đông

Hôm thứ Năm truyền thông Trung Quốc đưa tin Trung Quốc đã khai thác 861.400 mét khối khí đốt tự nhiên từ khí mêtan,hay băng cháy trong một tháng khai thác thử nghiệm ở Biển Đông.

Khí băng được khai thác từ độ sâu khoảng 1.225 mét tại một khu tranh chấp ở Biển Đông nơi được cho là có trữ lượng khí băng hứa hẹn nhất thế giới và Trung Quốc đã xác định đá băng cháy dễ cháy là một nguồn khí tiềm năng mới.

Thông báo của Trung Quốc được đưa ra để đáp trả vụ thử tên lửa bắn đạn thật của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Philippines gần đó vào tuần trước

Thử nghiệm này được coi là một bước quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa khí mêtan dựa một nền tảng kỹ thuật vững chắc để khai thác thương mại,Trung Quốc đã áp dụng một kỹ thuật khoan giếng ngang mới nhất và đã khai thác được lượng khi băng lớn nhất thế giới.

Trung Quốc lần đầu tiên tiến hành khai thác khí thử nghiệm khí băng metan hydrat ở Biển Đông vào năm 2017. Trong khoảng thời gian 60 ngày, Trung Quốc đã khai thác được 300.000 mét khối khí đốt tự nhiên.

Là quốc gia nhập khẩu dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, Trung Quốc muốn tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế để tăng cường an ninh năng lượng trong bối cảnh giá dầu và khí đốt biến động gần đây. Bắc Kinh đặt mục tiêu đáp ứng 10% năng lượng trong nước từ khai thác khí đốt tự nhiên.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền biển của Việt Nam

Chiều 26/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng về việc Trung Quốc  vừa đưa vào hoạt động 2 trạm nghiên cứu trên đá Xu Bi và đá Chữ Thập  thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Bà Hằng lặp lại những lý lẽ Việt Nam trước giờ vẫn sử dụng để phản đối sự Bắc Kinh "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Vì vậy Việt Nam cho yêu cầu mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam ".

"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam ; không có các hành động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình ở Biển Đông và khu vực ; tuân thủ quy định của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc".

Chi Mai

(1) https://www.scmp.com/news/china/military/article/3077396/beijing-may-step-drills-south-china-sea-amid-rising-tensions-us

(2) https://www.breitbart.com/asia/2020/03/27/china-boasts-world-record-gas-extraction-south-china-sea/

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Mỹ Hằng, Chi Mai
Read 567 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)