Nếu ai từng đam mê đi phượt Tây Bắc chắc các bạn cũng biết một địa danh khá nổi tiếng, là sống khủng long Tà Xùa hùng vĩ. Nhưng trái ngược với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp thì ở đây lại là một vùng rất nghèo khó. Đó là Háng Đồng, một xã nghèo nằm cách thị trấn Bắc Yên - Sơn La khoảng 50 km đường núi hiểm trở. Năm 2013, theo sự giới thiệu của một số thầy giáo ở trên này, chúng tôi đã có mặt ở Háng Đồng để tìm cách giúp đỡ xây dựng một vài phòng học cho trẻ em địa phương.
Nhưng rồi khi lên đến nơi tình cờ, chúng tôi tìm thấy ở đây có một dự án dang dở vô cùng lãng phí, bị bỏ mặc đã bao năm qua. Đó chính là dự án lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho các xã đặc biệt khó khăn chương trình 135 ở Tây Bắc. Sau những phanh phui của chúng tôi trên mạng xã hội thì ngay trong năm 2013 báo Tuổi Trẻ đã vào cuộc và họ cho ra một phóng sự để vạch trần vụ bê bối này. Các bạn có thể theo dõi theo trình tự thời gian sau :
Ngày 11/5, những thiết bị của dự án điện mặt trời nằm im lìm trong kho của xã Chiềng Nơi - Ảnh : N.V.Hải
Trạm thu năng lượng mặt trời ở xã Tra Ka (Bắc Trà My, Quảng Nam) bị bỏ hoang - Ảnh : TẤN VŨ
"Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm"
Ông Nguyễn Văn Thanh - Ảnh : MINH QUANG
Những thiết bị của dự án điện năng lượng mặt trời nằm “đắp chiếu” tại UBND xã Chiềng Nơi từ năm 2011 đến nay vẫn chưa được lắp đặt (ảnh chụp ngày 11/5/2013) - Ảnh : MINH QUANG
Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ "tiền tỉ phơi mưa nắng"
Ban quản lý dự án báo cáo không đúng sự thật
Thế rồi đến năm 2014, bài báo cuối cùng mà tôi được biết của báo Tuổi Trẻ là 3 câu hỏi dành cho ông Giàng Seo Phử, bộ trưởng - chủ nhiệm uỷ ban dân tộc miền núi :
Hình ảnh sai phạm ở dự án điện mặt trời cho 70 xã miền núi do Tuổi Trẻ ghi nhận
Đó là những việc hết sức đáng tiếc trên đất nước chúng ta mà rồi sau này tôi cũng không rõ giải quyết thế nào. Chỉ biết rằng mùa hè năm đó chúng tôi đã kêu gọi và xây dựng xong trên Háng Đồng 2 phòng học xinh xắn để phục vụ các em nhỏ ngay trước năm học mới.
Làm từ thiện, thực ra bao nhiêu năm qua tôi đã làm rất nhiều chương trình. Nhưng có đôi khi những việc như vậy làm tôi cũng áy náy, băn khoăn rất nhiều. Trong đầu tôi luôn có những câu hỏi kiểu như : chúng ta làm vậy tốt rồi, nhưng phải làm đến bao lâu nữa ? Giúp bao nhiêu là đủ ? Chúng ta làm vậy, nhưng liệu có đủ để bù đắp cho những thiệt hại của ai đó đang phá từng ngày không ? Bao giờ thì người dân có thể tự biết, tự đòi hỏi, và tự đứng lên bảo vệ những quyền lợi của mình ?
Thế rồi khi tìm hiểu sâu hơn về chính trị, tôi chợt bừng tỉnh khi phát hiện ra những trăn trở này không chỉ ở riêng trong lòng mình. Ở tầm mức quốc gia, các nhà chính trị trên toàn thế giới cũng bị giằng xé để lựa chọn ra điều cần phải làm.
Có một khái niệm gọi là dải phổ chính trị.
Dải phổ chính trị phân loại theo quyền lực chính phủ
Dải phổ chính trị thường được phân loại dựa theo tiêu chí chính phủ sử dụng quyền lực ra sao. Ở bên phải, chính phủ nắm càng ít quyền lực đến mức không còn chính phủ (chủ nghĩa vô chính phủ), càng về phía trái, chính phủ càng nắm nhiều quyền, đến mức độc tài. Và đó chính là đặc điểm mà người ta phân chia thành cánh tả hay cánh hữu trong khuynh hướng chính trị.
Nhìn vào biểu đồ này, chúng ta thấy cánh tả thường có khuynh hướng tập trung quyền lực vào tay nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề về công bằng xã hội. Họ phản đối bất công, bất bình đẳng và phân tầng xã hội. Họ có thiên hướng tập trung vào kết quả của sự công bằng.
Ở chiều ngược lại, phe cánh hữu cổ xuý cho các khuynh hướng tự do phát triển, tự do cạnh tranh, tự do thương mại. Họ giảm an sinh xã hội, duy trì sự can thiệp của nhà nước vào xã hội ở mức thấp nhất có thể. Họ coi trọng sự công bằng ở điểm khởi đầu.
Chính sự khác biệt này làm nổ ra các cuộc tranh cãi, các cuộc vận động... thậm chí là cả các cuộc cách mạng trong thế giới loài người.
Trong bối cảnh dịch bệnh cúm Trung Quốc đang hoành hành hiện nay, chúng ta có thể thấy các xã hội có thể chế quyền lực tập trung vào nhà nước đang có vẻ thắng thế. Việc tập trung quyền lực này cho phép nhà nước nhanh chóng đưa ra các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn và phong tỏa đại dịch. Người dân ở các nước đó cũng dễ chấp nhận các biện pháp kỷ luật hà khắc hơn. Ở chiều ngược lại, các xã hội mà quyền tự do cá nhân được đề cao thì có vẻ như tình hình dịch bệnh lại lan tỏa ở mức độ khủng khiếp.
Vậy thì, trong tư cách là một cá nhân, chúng ta nên lựa chọn thái độ như thế nào ? Hợp tác hay bất hợp tác với nhà nước ? Hy sinh lợi ích cá nhân hay bảo vệ quyền được đi lang thang bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì mình thích ?
Tôi cho rằng, trong giai đoạn này cần phải hợp tác với nhà nước, cho dù đó là nhà nước độc tài. Chúng ta phải sống trước đã. Sống thì mới có cơ hội làm gì tiếp trong tương lai. Tôi rất thích một câu nói của Charles Darwin : "Kẻ thắng không phải kẻ khỏe nhất, càng không phải là kẻ thông minh nhất. Kẻ thắng là kẻ giỏi thích nghi nhất".
Nhưng cũng xin nhắc nhở với mọi người rằng, chuyện đó nên chỉ là tạm thời thôi. Nhìn xa hơn, chúng ta cần hiểu rằng xã hội Việt Nam vẫn đang bị cai trị bởi chế độ độc tài. Hệ luỵ của nó, mất mát do nó gây ra cho đất nước còn lớn hơn nhiều những gì mà dịch bệnh đang tác động lên xã hội chúng ta. Hãy luôn ghi nhớ mấy từ này : Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, cải tạo công thương nghiệp, thuyền nhân vượt biển... để tỉnh táo lựa chọn thái độ của mình với nhà nước.
Dịch bệnh ghê gớm đến đâu rồi nó cũng sẽ qua đi. Dù hiện tại đang chọn một thái độ hợp tác, nhưng tôi vẫn mong muốn rằng Việt Nam sau này sẽ trở thành một quốc gia dân chủ, nơi mọi khuynh hướng chính trị được tự do cạnh tranh nhau, nơi quyền con người, quyền tự do ngôn luận được tôn trọng.
Và trên hết, đó là quốc gia phải có người lãnh đạo lựa chọn được điều đúng đắn để bảo vệ và phát triển đất nước này. Tôi đặt tiêu đề bài viết Vừa hợp tác, vừa đấu tranh là có ý như vậy.
Nguyễn Lân Thắng
Nguồn : RFA, 28/03/2020 (nguyenlanthang's blog)