Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

28/04/2020

Nguyễn Phú Trọng bất lực chọn người kế vị và chống tham nhũng

Hoàng Lan - Nguyễn Anh Tuấn - Trân Văn

Nguyễn Phú Trọng chọn người "kế vị" – Ba Đình "nóng bỏng"

Hoàng Lan, Thoibao.de, 28/04/2020

Bài viết có tựa ‘Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội 13 của Đảng’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đăng trên truyền thông tại Việt Nam hôm 26/04.

tbt1

Tổng bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng hôm 23/4

"Công tác con người" được nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạnh sau ba ngày ông phát biểu tại hội nghị cán bộ toàn quốc hôm 23/04 và Ban Bí thư vừa chỉ đạo cho tiến hành trở lại đại hội đảng bộ cơ sở sau hơn ba tuần phải tạm dừng để tập trung kiểm soát dịch bệnh Cúm Vũ Hán.

Trong bài viết, Tổng bí thư Trọng cho rằng "đội ngũ cán bộ của ta hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi" và "thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực".

"Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, phẩm chất, năng lực… vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, luật pháp, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát lớn vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật đảng và xử lý theo pháp luật.

"Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện trung ương quản lý ; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự", Tổng bí thư Trọng viết. "Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội…làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự".

Ông Trọng đề cập tới thời điểm chuyển giao thế hệ cũ và mới với lớp mới được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có "thể chế chính trị khác nhau".

Nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh về điều ông gọi là "những biểu hiện đáng lo ngại" về "tình hình tư tưởng trong Đảng và tâm trạng trong nhân dân" theo đó "tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi".

Có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra hiện tượng về những cán bộ ‘Có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất’

"Đảng ta sắp tới dự định lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là cán bộ chủ chốt) thế nào để đủ sức gánh vác nhiệm vụ cách mạng to lớn mà lịch sử giao phó ?" ông Trọng hỏi và để dẫn nhập vào các tiêu chí giới thiệu và lựa chọn nhân sự mà ông nói rõ ràng là "vô cùng quan trọng nhưng cũng hết sức phức tạp, khó khăn, nặng nề".

Ủy viên Ban chấp hành trung ương khóa 13, theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là "phải vừa có Đức vừa có Tài, trong đó Đức là gốc" và ông mượn câu thơ trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du "chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" để nói về điều này.

Trong khi ông Trọng nhấn mạnh về kiên quyết không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ tiêu chuẩn thì ông cũng không muốn để lọt vào Ban chấp hành trung ương khóa 13 những người "có một trong một loạt khuyết điểm".

Chữ "tham nhũng" và "lợi ích nhóm" được ông đề cập tới nhiều trong bài viết và Tổng bí thư cảnh báo về thành phần "cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt…".

Ông Trọng mô tả về các đối tượng "kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc ; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính" là thành phần không thể để lọt vào Ban chấp hành trung ương.

Ông Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam, cho rằng "để những người đó [không đủ tiêu chuẩn] lọt được vào cương vị lãnh đạo là tai hoạ cho Đảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn".

Theo ông, nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nhân sự lãnh đạo chủ chốt cần làm sau khi làm nhân sự Ban chấp hành trung ương và ông cảnh báo "chống các biểu hiện tiêu cực chính ngay trong các cán bộ có trách nhiệm, các đại biểu Đại hội và các thành viên của Tiểu ban [Nhân sự Đại hội 13] và Tổ Giúp việc của tiểu ban này.

Tổng bí thư Trọng, cũng nói về nguyên tắc "lãnh đạo tập thể" và "lãnh tụ tập thể".

"Tránh tình trạng "cua cậy càng, cá cậy vây", tự cao tự đại, coi thường người khác, không phối hợp, hợp tác tốt. Mục đích của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta là phải xây dựng được một Ban chấp hành trung ương mạnh, một Bộ Chính trị mạnh, một Ban Bí thư mạnh, thật sự đoàn kết, thống nhất cao xung quanh người đứng đầu…", Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kết luận.

Trước tình hình dịch Cúm Vũ Hán diễn biến phức tạp, nhằm tập trung mọi nguồn lực vào việc kiểm soát dịch bệnh và tránh tập hợp đông người, Ban Bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã có chỉ thị tạm hoãn đại hội cấp cơ sở.

tbt2

Ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí Thư hôm 27/3 được báo chí trong nước đưa tin với phát biểu "phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu". Chỉ thị của ông Vượng khiến công luận xôn xao, vì với đa phần người dân Việt Nam, ba chữ "hợp tác xã" đã thành nỗi ám ảnh về một thời cả nước đều khốn đốn, ở bên bờ vực của thiếu đói

Giới quan sát trong nước đưa ra bình luận về liệu việc tập trung vào chống dịch có thể ảnh hưởng gì không tới cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong nội bộ Đảng cộng sản và chính quyền.

Nguyễn Hữu Vinh nói : "Rõ ràng không khí nói chung toàn xã hội trong mấy tháng nay tập trung rất nhiều vào việc chống dịch bệnh. Theo dõi báo chí, nội dung chống dịch chiếm phần lớn các trang báo. Từ tháng 3, Tòa án tối cao cũng đã có chỉ thị gửi tòa toàn quốc tạm ngừng xét xử các vụ án đang trong thời gian giải quyết. Tiếp đó lại có chỉ thị ngừng tiếp đến 15/4.

Ví như trong cuộc họp thứ 17, tháng 1/2020, có đặt ra mục tiêu năm 2020 kết thúc điều tra 21 vụ án... truy tố 23 vụ án… Bên cạnh đó là 5 nhiệm vụ trọng tâm khác nữa, khó mà thực hiện được tốt.

Một khi không đạt được thành tích đã đặt ra trước đại hội 13, thì không khó để nhận thấy tác động của nó tới những khâu quan trọng nhất của đại hội sẽ tới đâu, trong đó có vấn đề nhân sự.

Tạm hình dung, như vụ Thủ Thiêm, nếu không làm kịp, tương đối triệt để trước đại hội, thì không khéo sẽ có những vị dính chàm nặng, chưa bị phanh phui, mà vẫn bước chân vào trung ương, để rồi chỉ thời gian ngắn sau lại ra tòa, vào tù".

Blogger Nguyễn Hữu Vinh đưa ra nhận định.

Bình luận về tính độc lập của hệ thống tư pháp Việt Nam liên quan đến công cuộc đốt lò chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam, Luật sư Lê Công Định nói : "Thật ra, hệ thống tòa án Việt Nam từ ngày Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền cho đến nay chưa bao giờ độc lập trong xét xử".

 "Lý luận về "nhà nước pháp quyền" mà Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra từ khi các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa chuyển đổi dân chủ, cũng không thừa nhận quan niệm tam quyền phân lập.

Xưa nay Đảng cộng sản Việt Nam luôn tập trung mọi quyền lực nhà nước trong tay, can thiệp vào mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, kể cả chức năng tư pháp.

Tiền lệ xấu đó thực ra đã trở thành tập quán bất biến từ lâu, chứ không phải chỉ mới từ hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng gần đây.

Vì vậy, các chỉ đạo của ban lãnh đạo cao cấp của Đảng cộng sản Việt Nam về "đốt lò" chẳng qua đều được thực hiện theo tập quán vốn dĩ trong lề lối cai trị đó của họ".

Ông Nguyễn Hữu Vinh nói :

"Trước hết, phải nói cái câu ngạn ngữ thời nay, rằng "án bỏ túi" nó cứ đeo đẳng dai dẳng hệ thống tư pháp Việt Nam, mà hiếm khi nào được báo chí nhà nước đem ra mổ xẻ xem tại sao.

Cụ thể hơn, là khi thực hiện một vụ án, cuối cùng là xét xử, thì các cơ quan tư pháp phải được quán triệt là làm sao hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho uy tín của đảng, sự ổn định tư tưởng của dân. Bắt, bỏ tù một ông bộ trưởng, chắc là dân hoan hô. Nhưng nếu không dừng ở đó, để ông ta khai ra mấy ông nữa, ông to hơn nữa, hoặc rõ ra ông ta phạm tội phải đến mức tử hình cơ, thì nó lại hơi nguy hiểm cho chế độ, "dứt dây động rừng", hay là làm nửa vời.

Còn trong mấy năm nay, cuộc chống tham nhũng được đẩy lên, đem lại một số kết quả bằng những vụ án lớn".

Như vậy, dễ thấy là các cơ quan tư pháp phải cố thực hiện những mục tiêu được đặt ra, phải gồng mình lên, trong khi trình độ, nhân lực có hạn ; hệ thống pháp luật còn hổng, chồng chéo ; chính trị nội bộ phức tạp với những mối quan hệ mờ ám, che đỡ cho nhau, v.v.. Và thế là, rất dễ dẫn đến kết quả là những phiên xử, những bản án thiếu công minh, hoặc oan, hoặc để lọt.

Đơn cử mới đây, ông cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, thừa nhận nhận hối lộ 3 triệu đô, báo chí hớn hở, không ít người mừng, cho là sự kiện lịch sử, thành tích lớn cho cơ quan tư pháp … Nhưng kỳ thực, khoản đưa/nhận hối lộ đó hoàn toàn do hỏi cung mà ra, chứ không phải cơ quan điều tra có được chứng cứ.

Luật sư Lê Công Định cho rằng :

"Khi hô hào chống tham nhũng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn kêu gọi sự tham gia của quần chúng nhân dân vào công cuộc chung này, nhưng đó chỉ là lời nói suông.

Trên thực tế, họ không bao giờ cho phép người dân chống tham nhũng một cách chủ động, và luôn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của đảng đối với công cuộc chống tham những, mà thực chất là chống tham nhũng theo định hướng và mang màu sắc đấu đá phe phái nội bộ".

Nguyễn Hữu Vinh đưa ý kiến :

"Từ rất lâu rồi, vai trò của người dân trong việc đóng góp ý kiến xây dựng đất nước nói chung, chống tham nhũng nói riêng, đã không được coi trọng. Những ngôn từ có tính tuyên truyền quá nhiều, nhưng trên thực tế thì quá ít. Lý do dễ thấy là đảng không muốn "vạch áo cho người xem lưng", luôn lo sợ không kiểm soát được tình hình, một khi trao quyền cho dân giám sát đảng.

Người dân thì nơm nớp lo sợ bị trả thù khi muốn tố cáo hiện tượng tham nhũng cho cơ quan có trách nhiệm. Nếu họ muốn thông qua tổ chức, đoàn thể để an toàn hơn, có sức mạnh hơn, thì cũng không thể vì họ quá biết các tổ chức này cũng chỉ là cánh tay nối dài của đảng, cũng đầy kẻ tham nhũng. Thế là tham nhũng ngày càng lộng hành, uy tín của đảng với dân đi xuống, nguy cơ tồn vong càng lớn".

Bình luận về một số ý kiến yêu cầu phải Công khai, dân chủ, đa dạng hóa công cuộc chống tham nhũng Luật sư Lê Công Định nói : "Yêu cầu công khai hoá, thậm chí dân chủ hóa công cuộc chống tham nhũng đã được đặt ra từ lâu và ngày càng được xã hội đồng lòng kêu gọi nhiều hơn, nhưng chưa bao giờ được lắng nghe".

 "Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là tập trung dân chủ, nhưng trên thực tế chỉ là tập trung độc đoán và loại trừ dân chủ.

Do đó, như tôi đã nói ở trên, công cuộc chống tham nhũng hiện nay được lèo lái theo định hướng có chủ đích và mang màu sắc đấu đá phe phái nội bộ nhiều hơn là một phong trào của toàn xã hội.

Mọi quyết định tối hậu chỉ tập trung vào một người, nên việc tổ chức thực hiện hoàn toàn tùy thuộc vào sức khoẻ của vị đó mà thôi.

Lâu lâu báo chí nhà nước đăng tải thông tin xử lý người này người nọ vì những khuyết điểm nào đó, thì người dân mới biết, còn không thì chẳng ai biết việc gì đang xảy ra.

Mọi tiến trình xử lý đều thiếu minh bạch". Luật sư Lê Công Định đưa ra bình luận.

Nguyễn Hữu Vinh nhận định :

"Không thể "công khai hóa việc chống tham nhũng" mà lại không động tới việc phải công khai hóa nhiều vấn đề khác của nhà nước, từ quy hoạch thành phố, đấu thầu dự án, … cho tới đánh giá cán bộ v.v…

Không thể "dân chủ hóa" chỉ riêng việc "chống tham nhũng" mà không có dân chủ trong việc đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, củng cố thanh lọc bộ máy tư pháp, … thậm chí là cả đường lối chủ trương của đảng.

Nên một khi chống tham nhũng theo cách (lãnh đạo) đảng làm, dân ngồi xem, hoặc hoan hô, thì kết quả chắc chắn sẽ chẳng bao nhiêu, lại dễ bị nghi ngờ là tận dụng cuộc chống tham nhũng chủ yếu để giải quyết vấn đề nội bộ".

Đảng cộng sản đã cai trị người dân Việt Nam trên 75 năm nay, nhưng gần 1 thế kỷ cầm quyền đã trôi qua, mà Đảng vẫn lúng túng và ngày càng sa lầy vào các vấn đề quẫn bách, vì lý luận mà họ áp dụng đã trở nên cổ hủ, lạc hậu. Dẫn đến bị các băng nhóm trong Đảng thao túng, dựa vào cái mác "đảng viên" để tha hóa, tham nhũng, ăn cắp của công, bóc lột người dân thậm tệ.

Điều có thể làm trong lúc này, là Đảng cần nên sớm trả lại những quyền căn bản cho nhân dân để xây dựng một nhà nước pháp quyền, dân chủ và tự do.

Hoàng Lan (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 28/04/2020

**********************

Tham nhũng trong chống dịch và sự bất lực của Tổng bí thư

Nguyễn Anh Tuấn, RFA, 28/04/2020

Đảng cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho kỳ Đại hội XIII của mình, đồng nghĩa với việc công cuộc chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động đã kéo dài gần hết một nhiệm kỳ 5 năm. 

thamnhung1

Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của công cuộc này như thế nào trong việc giải quyết căn cứ vấn nạn tham nhũng thế nào vẫn còn là một câu hỏi bị bỏ ngỏ. Người ủng hộ thì dẫn chiếu trường hợp những quan chức cấp cao bị đưa vào lò. Kẻ hoài nghi thì cho rằng ‘cái lò có mắt’, biết lựa chọn củi nào bỏ lò, củi nào không.

Trong lúc cuộc tranh cãi chưa có hồi kết thì sự kiện gần đây hàng loạt cán bộ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội bị bắt vì nâng khống giá mua thiết bị y tế chống dịch có vẻ đã giúp những người hoài nghi có thêm lợi thế. 

Rõ ràng, sự việc này cung cấp một ví dụ không thể điển hình hơn chứng tỏ tham nhũng đã di căn toàn diện trong cơ thể chế độ, bởi lẽ nó xảy ra ngay tại Hà Nội, ngay trước mũi hàng loạt các cơ quan chống tham nhũng của cả đảng lẫn chính quyền, trong một hoàn cảnh mà không ai, dù có ác cảm với bộ máy công quyền thế nào, có thể nghĩ đến được - là lúc mà cả nước gồng lên chống dịch trong một tinh thần được chính phủ so sánh với ‘chống giặc’.

Thế rồi, thông tin hàng loạt tỉnh thành khác cũng có dấu hiệu nâng khống giá thiết bị tương tự như Hà Nội đã củng cố thêm cho nhận định rằng : Dù đã trừng phạt nhiều quan chức cấp cao song lò chưa đốt được đến gốc rễ của cây tham nhũng, vốn đang có tốc độ tạo củi nhanh hơn nhiều so với tốc độ đốt lò. 

Điều này cũng phù hợp với phát biểu gần đây nhất của Tổng bí thư khi chỉ đạo không bầu vào Trung ương những ai giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất không giải trình được nguồn gốc [1]. 

Nghe qua thì nghĩ đây chỉ là thêm một chỉ đạo chung chung, sáo rỗng, lặp đi lặp lại của người đứng đầu đảng. Song ngẫm kĩ thì mới thấy sự bất lực trong đó. 

Theo Công ước Chống Tham nhũng của Liên Hợp Quốc (UNCAC) mà Việt Nam là thành viên thì việc "giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất không giải trình được nguồn gốc" phải bị coi là làm giàu bất chính (illicit enrichment) và bị hình sự hóa [2]. Tức là phải truy tố, bỏ tù những cán bộ đó, chứ đâu chỉ là không bầu vào Trung ương. 

Sự bất lực trước tình trạng giàu có bất chính phổ biến của quan chức các cấp không chỉ thể hiện qua phát biểu trên của Tổng bí thư, mà tệ hơn, trong tiến trình sửa đổi Luật Phòng chống Tham nhũng đa số Đại biểu Quốc hội cũng đã từ chối khuyến nghị của UNCAC hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính, trớ trêu thay lại bằng cách viện dẫn quyền công dân về tài sản. 

Thiếu một khuôn khổ pháp lý nghiêm ngặt về chống tham nhũng, mà rộng hơn là thiếu một cuộc cải cách chính trị toàn diện, sâu rộng, tiếng thở dài bất lực cuối nhiệm kỳ của Tổng bí thư chắc chẳng thể kéo dài lửa lò âm ỉ thêm được bao lâu.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 28/04/2020 (nguyenanhtuan's blog)

[1] https://tuoitre.vn/khong-chon-can-bo-giau-nhanh-nhieu-nha-dat-nhieu-tai-san-ma-khong-ro-nguon-goc-20200426145833461.htm

[2] https://star.worldbank.org/publication/take-criminalizing-illicit-enrichment-fight-corruption

**********************

Tham nhũng, đâu chỉ lần này và không chỉ chừng đó !

Trân Văn, VOA, 27/04/2020

Tuần này, chuyn li dng Covid-19, bt tay nhau, "thi" giá Realtime PCR - h thng t đng xét nghim các loi bnh phm nhm rút ngn thi gian xét nghim, nâng cao kh năng xác định các trường hp nghi nhim COVID 19 - lên… vài ln đã tr thành mt trong nhng ch đ làm nóng c mng xã hi ln h thng truyn thông chính thc.

thamnhung2

Một áp phích tuyên truyn cuc chiến chống đại dch Covid-19 Vit Nam. (nh chp màn hình Tui Tr Online)

Hôm 22 tháng 4, Cục Cnh sát Điu tra tham nhũng, kinh tế, buôn lu ca Công an Vit Nam (thường gọi tt là C03) đã thc hin lnh tm giam ông Nguyn Nht Cm, Giám đc Trung tâm Kim soát - Phòng nga Dch bnh Hà Ni (thường gi tt là CDC Hà Ni) và sáu đng phm vì "vi phm quy đnh v đu thu gây hu qu nghiêm trng".

Cho đến gi này, C03 ch mới xác đnh, riêng trong vic mua Realtime PCR, CDC Hà Ni đã bt tay vi bn công ty thi giá lên gp ba ln, khiến công qu mt chng bn t đng. Câu chuyn CDC Hà Ni li dng Covid-19 đ thi giá khi sm Realtime PCR ch ra mt yếu t cn lưu ý :

- Từ khi Covid-19 bùng phát, riêng Hà Nội đã chi 1.286 t đng đ mua đ th thiết b, vt tư y tế (Realtime PCR, máy tr th, các loi máy phun dung dch kh trùng, trang b bo v nhân viên y tế...) (1). Ngoài Realtime PCR, còn có bao nhiêu loi thiết b, trang bị y tế b CDC Hà Ni hoc nhng cơ quan hu trách khác thi giá ?

- Chẳng riêng Hà Ni, 62 tnh và thành ph còn li trên toàn Vit Nam cũng đã dùng nhiu ngàn t khác ca công qu đ mua sm trang b, thiết b y tế nhm phòng, chng Covid-19. Có bao nhiêu cá nhân, tổ chc li dng Covid-19 đ trc li và điu đó khiến công qu thit hi thêm bao nhiêu t đng ?

***

Trong khi nhiều cơ quan ngôn lun thuc h thng truyn thông chính thc da vào thông tin do C03 cung cp đ gii thích vì sao ông Nguyn Nht Cm và sáu người còn li b bt như các đng phm ca v án"vi phạm quy đnh v đu thu gây hu qu nghiêm trng", bà Vũ Kim Hnh gii thiu mt cách lý gii khác…

Thân hữu ca bà Hnh – người tng là lãnh đo mt s có liên quan đến lĩnh vc y tế - nhn đnh, s dĩ ông Cm "thay áo sọc đ tham gia đi… Juventus" vì… không biết cách ăn ! Vụ án "vi phạm quy đnh v đu thu gây hu qu nghiêm trng" xảy ra ti CDC Hà Ni ch đơn thun là do… vng v !

Bà Hạnh k rng, thân hu ca bà khng đnh : Nếu làm đúng kiu, chia nh cho nhiu công ty cùng tham gia kê khng, cùng hư cu các khon chi (thuê nhà, lãi ngân hàng, công tác phí, thù lao cho chuyên gia, lương dành cho nhân sự làm vic bán thi gian...) vn rt… mênh mông, ri kiếm các ông ln có sân sau cn gi hay ch đng xin my ng gi sân sau tham gia. Tuy "chng dch" như… "chng gic" – cp bách, thiếu thi gian nhưng không ch quan, vn lôi nhiu phòng, nhiu ngành, nhiều cp tham d, phát hành văn bn, k c văn bn v các cuc hp ma, cho nhiu người ký… thì khó mà lộ và có l cũng không th bt tn tay, day tn trán do đng vào mt m bùng nhùng.

Bà Hạnh k thêm rng, theo v thân hu y : Muốn làm con trăn mà im im, không biết chia cho ai ri nut con sơn dương thì s… lòi sng ! Giám đốc CDC b tng giam hoàn toàn không phi vì ăn bn. Trên thc tế, ăn bn là… ph quát. Nh ăn kiu nh, ln ăn kiu ln. Nguyn Nht Cm lâm nn vì… không biết cách (2) !

***

Không phải t nhiên mà thân hu ca bà Vũ Kim Hnh lý gibá đạnhư thế. Ging như nhiu người, Đào Tun tin rng, v án "vi phạm quy đnh v đu thu gây hu qu nghiêm trng" xy ra CDC Hà Ni minh ha cho thc trng bà Nguyn Th Doan, cựu Phó Ch tch Nhà nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam tng than : Ăn không từ th !

Tuấn chng minh : Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Giám đc CDC Hà Ni Nguyn Nht Cm và sáu chiến hu va bcông an bế đi vốn đã ni tiếng vì "ăn". Năm 2017, cán bộ, nhân viên Trung tâm Y tế D phòng Hà Ni tng t cáo ông Cm t duyt cho mình mc thu nhp cao gp năm ln Phó giám đc, gp 12 ln bác sĩ hng II và gp 29,5 ln nhiu viên chc khác. Ông Cm còn "ăn" luôn hp đng thuê lao đng, trên giy là thuê 13 nhưng thc tế ch có… tám và "bòn" c m hôi nhân viên, giá thuê là tám triu nhưng thc tr ch 3,5 triu. "Ăn" đã là thuc tính nên dù thu nhp hàng năm đã mc hàng t nhưng vn "ăn" khi mua Realtime PCR.

Tuấn d đoán : Dù chẳng phi Vanga (một ph n Đông Âu ni tiếng v kh năng tiên tri) cũng có thể biết trước, s còn vô s nhng "đng chí" nhưng chí Cm" b mt chc hay nhp kho dù gói tr cp 62.000 t dành cho nhng cá nhân, doanh nghip gp khó khăn chưa được phát cho dân. Bác Doan nói… cm sai (3) !

Trên thực tế, sau scandal CDC Hà Ni thi giá Realtime PCR, nhiu tnh và thành ph đang… t giác điu chnh giá mua h thng t đng xét nghim các loi bnh phm này. Hà Phan gi thc trng đó là điu bun cười. T chuyn mi xy ra Qung Ninh : Sở Y tế tnh này đột nhiên cùng Công ty Ánh Sao (doanh nghip chuyên v xut nhp cng vt phm y tế) điu chnh giá mua Realtime PCR t 8,4 t xung… 7 t, sau đó ch đng loan báo li rng gía mua Realtime PCR ch có… 5,2 t !

…và thông tin từ mt s người tho tin : Nếu tính tt c các chi phí, k c chi phí bo trì vĩnh vin thì giá Realtime PCR vn khó vượt mc… ba t, Hà Phan nêu thắc mc, C03 nhập cuc càng sâu thì giá mua Realtime PCR giảm càng nhanh và nhiu, liu s ti lúc các v y tng luôn máy cho nhà nước không nhỉ(4) ?

***

Ngoc Duc Nguyen bảo scandal liên quan ti mua Realtime PCR là thc trng đau đn đang din ra ti Vit Nam : "Ăn được thì ăn, ti gì không ăn". Thực tế cho thy virus Corona không nguy him bng "virus tham nhũng và h hóa" đã lây nhim trong guồng máy cai tr và đng cộng sản Việt Nam là dch ln nht.

Ngọc Duc Nguyen k rng, ông mcười mun… té khi đọc báo thy tin Tổng cc Thuế va ban hành văn bn, buc toàn b cán b, nhân viên ký "cam kết không tham nhũng". Ngoc Duc Nguyen nhắc : Các bộ trưởng Nguyn Bc Son, Trương Minh Tun cũng đã tng cam kết như vy. Theo Ngoc Duc Nguyen : Tham nhũng ở Vit Nam là "dt t nóc dt xung". Ông Nguyn Phú Trong mun "đt lò chng tham nhũng" có l phi đt toàn b gung máy cai tr hin nay thì may ra Vit Nam mới hết tham nhũng (5).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 27/04/2020

Chú thích

(1) https://www.tienphong.vn/phap-luat/bat-giam-doc-cdc-ha-noi-vi-thoi-gia-thiet-bi-phong-chong-dich-covid19-1646413.tpo

(2) https://www.facebook.com/photo.php ?fbid=10158631340266122&set=a.10152570987811122&type=3&theater

(3) https://www.facebook.com/tuan.dao.9828/posts/3005973532758542

(4) https://www.facebook.com/phan.ha.7524/posts/10214074353647697

(5) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3231425313544070&set=a.800150340004925&type=3&theater

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoàng Lan, Nguyễn Anh Tuấn, Trân Văn
Read 897 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)