Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

04/05/2020

Dự án Tự do cho Blogger Lê Anh Hùng

Phạm Đình Bá - Lynn Huỳnh

Chúng tôi những người bạn và đồng nghiệp nhớ về anh Lê Anh Hùng qua câu nói "Họ muốn bịt miệng tôi nhưng thành bại lại do ý Trời ; điều đó nằm ngoài ý chí của họ" (1). Anh Hùng bị bắt tại vào ngày 5 tháng 7 năm 2018 và bị giam trong 20 tháng mà không phiên xử. Anh là blogger nổi tiếng và đã viết nhiều bài chống tham nhũng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam bởi Trung Cộng, Luật Đặc Khu và an ninh mạng. Tổ chức Ân xá Quốc tế lên án vụ bắt giữ và yêu cầu anh phải được trả tự do ngay lập tức (2).

lah1

Lê Anh Hùng : "Tôi không thích Đảng cộng sản Việt Nam : chỉ vì tố cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đồng bọn để bảo vệ đất nước mà vợ chồng tôi bị bao phen bầm dập, hết trại tâm thần đến nhà tù"

Kể từ tháng 11 năm 2019, anh đã bị buộc phải uống thuốc dành cho người bị bệnh tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương số 1, Hà Nội. Mẹ anh nói rằng anh thường xuyên bị nhức đầu, đờ đẫn và không ngủ được (2).

Nhiều làn sóng phản đối trên trang mạng trong và ngoài nước đã không ngăn được sự lạm dụng thể xác và tinh thần của anh (3 & 4). Mẹ anh, Bác Niêm, nói với Đài Á Châu Tự Do (5) : An ninh buộc con trai tôi phải uống thuốc, nhưng cháu đã cố từ chối. Nếu họ nghĩ rằng con trai tôi có tội thì hãy truy tố nó, nếu không phải trả con tôi cho tôi !

Vấn đề :

Chúng tôi tin sự thật là như sau : Anh Lê Anh Hùng là người điềm đạm, mực thước, khá lành và người như thế không dễ "tâm thần" đến mức phải nhốt "chữa bệnh" (6). Điều không đúng sự thật là như sau : Những người lạm dụng anh muốn dùng thuốc tâm thần để chận vĩnh viễn những gì anh muốn viết và chôn vùi những gì anh có thể tiết lộ. 

Ở các nước Âu Châu hay Bắc Mỹ, các giải pháp cho vấn đề nầy (nếu xảy ra) thì có lẻ phải bao gồm nhiều mặt.

- Y tế : Chẩn đoán sức khỏe của anh bởi các bác sĩ ngoài vòng kiểm soát của anh ninh đang quản lý anh.

- Tòa án : Đưa anh ra tòa nếu có đủ bằng chứng. Nếu không, thả anh ra ngay lập tức.

- Chính phủ : Xét duyệt cho ra sự thật về việc bắt giữ anh và đạo đức nghề nghiệp trong việc chữa trị anh.

- Công lý : Nếu việc bắt giam anh là trái phép, bồi thường về thiệt hại thể xác, tinh thần và thu nhập trong khi anh bị giam giữ. Những người "chữa trị" anh theo lối cưỡng chế thì bị kỷ luật, có nhiều triển vọng nếu họ là bác sĩ, thì họ không được phép hành nghề nữa. Đây là tội phạm nghề nghiệp không thể dung tha.

Thực tế là chúng ta đang ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lúc còn tự do, anh Hùng kể : Một người từng một thời gian hoạt động khá tích cực trong nhóm các nhà lão thành cách mạng phản tỉnh của chế độ (1). Tuy nhiên, sau lần phải vào bệnh viện mổ tim cách đây mấy năm rồi phải thường xuyên uống thuốc do viện cấp, ông không còn tham gia vận động dân chủ nhiều như trước nữa. Ông từng có lần nói với anh Hùng : "Người ta có thể cắt thuốc tôi bất cứ lúc nào". Trong một cơ chế như thế, vấn đề đòi tự do và công lý cho anh trở nên một thử thách – chắc là không làm được gì. Tuy vậy, tuyệt vọng lại không phải là giải pháp.

Một tác nhân chủ động cho thay đổi phải có đủ tự tin để hoàn thành bất kỳ thử thách nào, bất kể thử thách đó là kỳ quặc hay điên rồ đến mức nào, trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn tác nhân đó có thể vượt qua thử thách để đạt kết quả mong muốn (7). Các giải pháp bên dưới là các xúc tác cho thay đổi. 

Bạn có thể hỏi : tại sao các bạn đăng các giải đáp nầy lên cho chúng biết trước khi các bạn làm ? 

Bạn có thể nói : tại sao các bạn ngây thơ như vậy, "cá nằm trên thớt" thôi thì cứ nằm yên chờ chết cho thoải mái.

Giải pháp 1. Ủng hộ bác Niêm mẹ anh Hùng và gia đình anh

Hơn 95 triệu dân ta có kinh nghiệm nhiều ít với người thân bị giam cầm, gia đình lo lắng bức xúc trong tuyệt vọng, và cần kiệm để đi thăm nuôi. Hàng triệu người trong chúng ta đã sống qua thời gian sợ hãi vì sợ bị bắt. Hàng triệu những người vượt biên đã kinh nghiệm bị rượt đuổi, cách ly gia đình và bạn bè. Kinh nghiệm nầy cho chúng ta cảm nhận những gì bác Niêm và gia đình anh Hùng đang trải qua hiện nay. Nếu có thể được, xin các bạn thỉnh thoảng bỏ 1 phút để nhớ đến tình cảnh của bác Niêm và gia đình anh Hùng.

Chúng tôi sẽ tiếp cận với gia đình anh để cập nhật mỗi ba tháng những điều mọi người làm. Thí dụ như bao nhiêu người vẫn không quên anh (8), bao nhiêu người ký tên công khai để đòi tự do cho anh (9), bao nhiêu người muốn Bộ Y tế chữa trị cho anh cho đúng đạo đức nghề nghiệp, và những bước nhỏ đang được thực hiện để tiến đến tiếng nói chung để đòi hỏi tự do và công lý cho anh. Nếu gia đình anh đã cần kiệm nhưng vẫn không đủ để đi thăm nuôi, chúng ta đã có một số chuẩn bị và móc nối để gây quỹ đám đông để giúp đỡ. Một nhân tố cho sự thành công của gây quỹ đám đông là việc tạo dựng một mạng những người quan tâm đến vấn đề của gia đình anh (7).

Giải pháp 2. Kêu gọi những người làm báo, làm thông tin để nói, viết về "Không quên Lê Anh Hùng"

Giải pháp nầy đã bắt đầu và sẽ tiếp tục cho đến khi điều trị của anh Hùng khá hơn (mốc số 1, mục tiêu ngắn hạn) và cho đến khi anh được trả tự do (mốc số 2, mục tiêu cuối cùng). "Xa mặt cách lòng". Chúng ta cứ tiếp tục kể về những gì anh làm và lên tiếng về những gì anh ấy và gia đình anh ấy đang gánh chịu. 

Ví dụ, cô Ngô Thị Hồng Lâm ở Vũng Tàu kể : hồi anh Hùng làm cho xưởng sơn, công an đến áp lực với xưởng sơn, rằng anh Hùng không có đăng ký tạm trú rõ ràng. Vì vậy chủ xưởng sơn phải đuổi việc Lê Anh Hùng (8).

Nếu bạn làm thông tin, xin bạn tiếp tục kể chuyện về anh. Chúng ta có thể kể chuyện về những bài viết của anh, những lần anh bị bắt trước khi lúc bị bắt này, những lần anh bị buộc phải đi chẩn bệnh tâm thần dù anh vẫn khỏe mạnh. Trong những chuyện kể này, xin bạn có phân tích về sự thật, và những điều không đúng sự thật, như cách lý giải trong "vấn đề" ở trên.

Giải pháp 3. Tác động từ bên ngoài

Cố gắng để thu thập chữ ký của người nước ngoài để :

i) giải thích về lạm dụng thuốc điên lên người khỏe mạnh để trấn áp tự do phát biểu bởi cơ quan an ninh Việt Nam, 

ii) thỉnh nguyện các cơ quan ngoại giao nước ngoài liên hệ với các đối tác của họ ở các sứ quán và Bộ Ngoại giao Việt Nam để xin thả anh Hùng.

Bản thu thập chữ ký của người nước ngoài sẽ lên mạng trong một hai ngày tới. Nếu bạn là công dân nước ngoài, mời bạn ký và nhờ các bạn của bạn ký vào, càng nhiều càng tốt. Nếu bạn có thể tình nguyện để giúp đỡ việc liên lạc với nghị viện của các nước và viết truyện kể về anh Hùng lên báo nước ngoài, xin bỏ chút thời gian để giúp đỡ.

Chúng ta sẽ chọn một nước để làm thử (ví dụ như Gia Nã Đại) rồi học kinh nghiệm để triển khai từ từ sang các nước khác. Điều chúng ta cần nhớ là không thể mong các tác động nầy có hiệu lực nhanh. Những việc vận động này cần thời gian và chúng ta cần chuẩn bị để có thể linh hoạt trọng việc lợi dụng cơ hội, như khi các quan chức Việt Nam đi thăm viếng nước ngoài.

Giải pháp 4. Tiếng nói từ các cơ quan nước ngoài làm việc với Bộ Y tế

Bộ Y tế có các chương trình đối tác với các tổ chức và cơ quan nước ngoài (10). Chúng ta sẽ học hỏi về các tổ chức và cơ quan nước ngoài nhầy và viết thư cho họ để kể về cách chữa trị dùng thuốc của bệnh điên lên người khỏe mạnh của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Giải pháp này đã bắt đầu triển khai với một nhân viên Ngân hàng Thế giới trong một chương trình Ngân Hàng này hỗ trợ Bộ Y tế, chương trình Bảo hiểm y tế toàn dân. Công việc thí điểm này sẽ hướng dẫn chúng ta làm nhiều hơn với các tổ chức khác trong việc họ tiếp cận với Bộ Y tế. Ở đây cũng cần nhớ là các tác động này cần thời gian.

Giải pháp 5. Tiếng nói từ các bác sĩ trong và ngoài nước gửi tới Bộ Y tế

Trong thời gian của mốc số 2 đòi hỏi tự do cho anh Hùng, chúng ta sẽ xác định và liên hệ với các bác sĩ Việt Nam hành nghề ở nước ngoài để yêu cầu họ gửi email cho chính phủ Việt Nam về việc thiếu công lý trong việc bắt giữ anh Hùng và chữa trị anh ấy trái nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Việc các bác sĩ này phản đối việc nhà nước dung dưỡng các hành vi phạm pháp này sẽ là một trong các yếu tố góp phần để tranh luận về đòi tự do cho Anh Hùng. 

Giải pháp 6. Tìm hiểu mức tham gia của các bác sĩ và bệnh viện vào việc tra tấn anh Hùng

Một khi chúng ta triển khai các giải pháp trên, chúng ta sẽ xác định các nguồn tin và tác nhân có thể tường thuật về những gì xảy ra với Anh Hùng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Hy vọng trong quá trình này, sẽ có người đứng ra để kể về sự thật và che dấu sự thật trong vấn đề liên quan đến anh. Bài học từ giải pháp này là một tác nhân chủ động để tạo thay đổi phải có khả năng phân tích lượng lớn thông tin để có manh mối về những gì có thể giúp hoặc làm tổn thương một nhiệm vụ và vượt qua các thử thách (7).

Trở lại câu hỏi của bạn "tại sao các cậu đăng các giải đáp nấy lên cho chúng biết trước khi các cậu làm", chúng tôi có thể làm lén lút trong im lặng để "xin" họ thả anh Hùng. Điều này cũng không chắc là tốt hơn cách làm công ai, thực ra không biết cả hai biện pháp có đạt được kết quả không. Cách làm công khai có thể tạo nên cộng hưởng về tiếng nói chung, về tổ chức cộng đồng và có thể giúp chúng tôi học hỏi để đối phó với các bất công xảy ra hằng ngày trên đất nước. Chúng tôi tự nhận là tác nhân cho thay đổi là vì vậy (7).

Trở lại lời nói của bạn về – tại sao các cậu ngây thơ như vậy, "cá nằm trên thớt" thôi thì cứ nằm yên chờ chết cho thoải mái. Thực ra mà nói, chúng tôi cũng không biết câu trả lời cho bạn về việc này. Nhiệm vụ trước mắt của chúng tôi là an toàn và tự do cho anh Hùng. Những tác nhân cho thay đổi phải hiểu hành vi của người khác để định hình và phục vụ lợi ích chung của các nhóm thiên về thay đổi mà thường thì các nhóm này tiến hóa và thay đổi liên miên (7).

Để kết luận, chúng tôi (Danh sách A, 58 người) xin kêu gọi quý vị có ý kiến không phụ lớn nhỏ để giúp đỡ Lê Anh Hùng thì xin liên lạc với chúng tôi để cộng thêm tiếng nói chung kêu gọi an toàn chữa trị cho Lê Anh Hùng.

Nếu quý vị có những liên hệ quốc tế để giúp đỡ Lê Anh Hùng, xin quý vị liên hệ với chúng tôi (xin xem phụ lục).

Để gây tiếng nói rộng trong nhiều cộng đồng, chúng tôi đính kèm bên dưới.

Phụ lục 1 : Mẫu email chúng tôi dùng để nhờ các cơ quan Y Khoa quốc tế hỏi Bộ Y tế Việt Nam về việc chữa trị an toàn cho Lê Anh Hùng (xin xem tiến trình triển khai dự án).

Phụ lục 2 : Mẫu chuyện kể về hoạt động cho công bằng xã hội của Lê Anh Hùng, so sánh Lê Anh Hùng và Hồ Chí Minh (tiếng Anh).

Cám ơn : Chúng tôi xin chân thành cám ơn độc giả của các báo và quý vị đã lên tiếng quan tâm và giúp đỡ anh Lê Anh Hùng và gia đình. 

Tiến trình triển khai dự án

Ngày           : Làm gì

23 tháng 3    : Đội họp về dự án giúp Lê Anh Hùng

23 tháng 3    : Kiến nghị về an toàn chữa trị cho Lê Anh Hùng (9)

23 tháng 3    : Kết nối gián tiếp với gia đình anh Lê Anh Hùng qua thành viên trong Danh sách A

24 tháng 3    : Thư của nhà nghiên cứu sức khỏe Bùi Đình Sệnh về ký giả Lê Anh Hùng (6)

26 tháng 3    : Việt Nam Thời Báo đăng "Xin đừng quên Lê Anh Hùng" (8)

26 tháng 3    : Nghiệp Đoàn Báo Chí đăng "Lợi dụng chính trị trong khoa tâm thần" (12)

26 tháng 3    : Thư gởi Bộ Y tế Việt Nam về an toàn chữa trị cho Lê Anh Hùng (13)

26 tháng 3    : Một Việt kiều Pháp livestream yêu cầu ngừng thuốc tâm thần cho Lê Anh Hùng (14)

27 tháng 3    : Việt Nam Thời Báo đăng "Tự do cho nhà báo Lê Anh Hùng" (11)

30 tháng 3    : Thảo dự án (là bài đăng này)

30 tháng 3    : Tìm nguồn các cơ quan quốc tế hỗ trợ Bộ Y tế Việt Nam (10)

31 tháng 3    : Gởi Dự án Y tế Công cộng của Ngân hàng thế giới nhờ hỏi Bộ Y tế về Lê Anh Hùng (Phụ lục 1)

6 tháng 4      : Gởi Quỹ Học Bổng Y Khoa Đan Mạch cho Bộ Y tế nhờ hỏi về Lê Anh Hùng (Phụ lục 1)

13 tháng 4    : Gởi tòa lãnh sự Do thái có Học Bổng Y Khoa cho Bộ Y tế nhờ hỏi về Lê Anh Hùng (Phụ lục 1)

17 tháng 4    : Đội họp về dự án giúp Lê Anh Hùng

21 tháng 4    : Báo Tiếng Dân đăng So sánh Lê Anh Hùng và Hồ Chí Minh (15)

23 tháng 4    : Gởi Đại học Y tế Phúc lợi Quốc tế, Tokyo Japan nhờ hỏi về Lê Anh Hùng với Bộ Y tế (Phụ lục 1)

30 tháng 4    : Gởi bài So sánh Lê Anh Hùng và Hồ Chí Minh cho Human Rights Watch (Phụ lục 2)

1 tháng 5      : Báo Quốc Dân Nebraska đăng So sánh Lê Anh Hùng và Hồ Chí Minh (16)

Chịu trách nhiệm : Phạm Đình Bá, Ph.D, University of Toronto

Liên lạc : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

***

Danh sách A : Đòi hỏi an toàn chữa trị cho anh Lê Anh Hùng

  1. Nguyễn Chí Trung : nhà hoạt động, đảng Dân Xã, Sài Gòn.
  2. Đặng Đăng Phước : nhà giáo trung cấp sư phạm mầm non Đăk Lăk.
  3. Nguyễn Tấn Quan : nhà báo tự do, Sài Gòn.
  4. Ngô Thị Hồng Lâm : nhà nghiên cứu lịch sử, Vũng Tàu.
  5. Nguyễn Xuân Lam : làm việc tự do, vương quốc Anh.
  6. Nguyễn Thị Hiền : giáo viên, Hà Nội.
  7. Vũ Văn Tuyển : kỹ sư, Sài Gòn.
  8. Võ Lê Diễm Thúy : giáo viên, Maryland, Hoa Kỳ.
  9. Nguyễn Vũ Bình : nhà báo, Hà Nội.
  10. Nguyễn Đức Lão : tu sĩ tôn giáo, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
  11. David Tuan-giáo viên : Raleigh NC, Calorina, Hoa Kỳ.
  12. Nguyễn Tường An : Lâm Đồng, Việt Nam.
  13. Việt Hưng : lái xe, Đồng Nai, Việt Nam.
  14. Nguyễn Đan Quế : cựu bác sĩ, giảng viên trường Đại học y dược, Sài Gòn.
  15. Nguyễn Thúy Hạnh : nội trợ, Sài Gòn.
  16. Nguyễn Lê Tuấn : kiến trúc sư, Lausanne, Thụy Sĩ.
  17. Lê Đoàn Thể : lao động tự do, Hà Nội.
  18. Nguyễn Thị Phụng : nội trợ, Sài Gòn.
  19. Vũ Thư Hiên : nhà văn, Pháp.
  20. Phạm Thành (Bà Đầm Xòe) : nhà văn, Hà Nội.
  21. Trần Nghi Hoàng : nhà thơ, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ.
  22. Khánh Phương : nhà thơ, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ.
  23. Hà Huy Toàn : nhà giáo, Hà Nội.
  24. Nguyễn Tự Quyết : kỹ sư điện tử, Hoa Kỳ.
  25. Hồng Phúc :ký giả-nhà báo, ký giả truyền thông tại Wichita, Kansas, Hoa Kỳ.
  26. Nguyễn Thy : kinh doanh tự do, Sài Gòn.
  27. Bùi Văn Sơn : nhà hàng, Cộng hòa Áo.
  28. Bùi Đình Sệnh : cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội – Hải Phòng.
  29. Trần Hải : giáo viên, Bình Thuận.
  30. Đặng Thị Mười : giáo viên về hưu, Hà Tĩnh.
  31. Nguyễn Tường Thụy : nhà báo, Hà Nội.
  32. Huỳnh Ngọc Tuấn : nhà văn, Đăk Lăk.
  33. Đàm Ngọc Tuyên : nhà báo, Quảng Ngãi.
  34. Trương Quang Khánh : kỹ sư điện, Sài Gòn.
  35. Phạm Viêm Phương : chuyên viên dịch thuật, Sài Gòn.
  36. Nguyễn Thị Hà : nghề tự do, Từ Sơn - Bắc Ninh.
  37. Tăng Thị Thu Thảo : nội trợ, An Giang.
  38. Nguyễn Chiến : lao động tự do, Sài Gòn.
  39. Nguyễn Anh Duy : Gia Lai, Việt Nam.
  40. Phạm Lan : Australia.
  41. Đỗ Thành Nhân : tư vấn đầu tư, Quảng Ngãi.
  42. Nguyễn Kim Chi : Hà Nội.
  43. Huỳnh Thị Kim Liên : nội trợ, Houston, Hoa Kỳ
  44. Hoàng Hùng : kỹ sư, Sài Gòn.
  45. Nguyễn Thanh Nguyện : Vũng Tàu.
  46. Trương Tiến Minh : công nhân, Cộng hòa liên bang Đức.
  47. Nguyễn Thanh Vinh, kế toán, Sài Gòn.
  48. Trần Bảo Quốc : Essen, Germany.
  49. Thanh Nguyen : hưu trí, Santa Anna, USA.
  50. Nguyễn Quang Vinh : sĩ quan quân đội nghỉ hưu, Đội Cấn, Hà Nội.
  51. Hồ Quang Huy : kỹ sư đường sắt, Khánh Hòa.
  52. Ngô Tuấn Quang : hành nghề tự do, Thái Nguyên.
  53. Truong Tien Minh : công nhân, Schwabach Cộng hòa liên bang Đức.
  54. Huỳnh Thi Thu Vân : nội trợ, Sài Gòn.
  55. Xuân Chiến : lao động tự do, Thanh Hóa.
  56. Tôn Phi : Liên đoàn ký giả Á châu, Sài Gòn.
  57. Lê Mạnh Hà : Tiếng Dân Tivi Tuyên Quang, Việt Nam.
  58. Tôn Nữ Thóc Nâu : hưu trí, Oakland, CA, USA.

***

Nguồn :

(1) Lê Anh Hùng, Nỗi sợ của con người trước ác quỷ

(2) Viet Nam : Blogger arrested for criticizing government must be freed

(3) Reporters Without Borders, Vietnam : Second trial brings blogger’s total prison sentence to nine years

(4) Anh Khoa, Blogger Lê Anh Hùng bị cưỡng bức tinh thần

(5) Nguyễn Vũ Bình, Hãy cứu giúp người tù bị cưỡng bức điều trị tâm thần : Lê Anh Hùng

(6) Thư của nhà nghiên cứu sức khỏe Bùi Đình Sệnh về trường hợp ký giả Lê Anh Hùng

(7) Phạm Đình Bá, Sinh viên cần chủ động để tạo thay đổi

(8) Tôn Phi, Xin đừng quên nhà báo Lê Anh Hùng

(9) Lê Ngọc Lan Hương, Mời ký tên để yêu cầu Bộ y tế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngừng hành hạ nhà báo Lê Anh Hùng

(10) Bộ Y tế, Cuộc họp Nhóm Đối tác y tế cuối năm 2019

(11) Tự do cho nhà báo Lê Anh Hùng

(12) Lạm dụng chính trị trong khoa tâm thần

(13) Thư gửi Ban Điều hành, Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1 ở Thường Tín, Hà Nội về trường hợp nhà báo Lê Anh Hùng

(14) Bạch Liên Chapelle, Việt kiều Pháp livestream yêu cầu ngừng tiêm thuốc tâm thần cho nhà báo Lê Anh Hùng

(15) Lê Anh Hùng và Hồ Chí Minh : Câu chuyện người xứ Nghệ, Báo Tiếng Dân. 

(16) Lê Anh Hùng và Hồ Chí Minh : Câu chuyện người xứ Nghệ, Báo Quốc Dân.

***

Phụ lục 1 (Anh ngữ)

Subject : Please help us as only you can help with Vietnam Ministry of Health

Dear ABC

I must disclose that I learned about you from the website of the Vietnam Minister of Health and your email through your scientific publications. 

My friend blogger Le Anh Hung was arrested in July 2018 and held without trial. Amnesty International condemned the arrest and demanded that he must be freed.

Since November 2019, he has been forced to take antipsychotic drugs at the Central Psychiatry Hospital No. 1 in Hanoi. His mother told me that he is daze and unable to sleep.

We hope with your help, we can work to ask that he is cared for appropriately.

I enclosed below a Vietnamese version of this email. Please could you discuss this with your contacts within the Vietnam Ministry of Health.

I am sorry for taking your time and thank you for your help.

Best regards,

Ba’ Pham, PhD, University of Toronto

***

Bản tiếng Việt :

Về việc : Xin hãy giúp chúng tôi vì chỉ bạn mới có thể giúp với Bộ Y tế Việt Nam

Kính gửi ABC

Tôi phải tiết lộ rằng tôi đã biết về bạn từ trang web của Vụ Hợp tác Quốc tế Việt Nam và email của bạn thông qua các ấn phẩm khoa học của bạn.

Bạn tôi blogger Lê Anh Hùng đã bị bắt vào tháng 7 năm 2018 và bị giữ mà không bị xét xử. Tổ chức Ân xá Quốc tế lên án vụ bắt giữ và yêu cầu anh phải được trả tự do.

Kể từ tháng 11 năm 2019, anh đã buộc phải uống thuốc chống loạn tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương số 1 tại Hà Nội. Mẹ anh nói với tôi rằng anh bàng hoàng và không thể ngủ được.

Chúng tôi hy vọng với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể làm việc để yêu cầu anh ấy được chăm sóc một cách thích hợp.

Tôi đính kèm bên dưới một phiên bản tiếng Việt của email này. Xin vui lòng bạn có thể thảo luận về việc này với các liên hệ của bạn trong Bộ Y tế Việt Nam.

Tôi xin lỗi vì đã dành thời gian của bạn và cảm ơn sự giúp đỡ của bạn.

Trân trọng,

Ba’ Pham, PhD, Đại học Toronto

***

Phụ lục 2 :

Le Anh Hung and Ho Chi Minh : the tale of two Vietnamese

Nghe Tinh is a settlement in Vietnam with archaeological sites dating back over four thousand years (1). This region plays an important role in building and defending the nation. In the 15th century, a population-based uprising originated from here defeated the invasion from the Ming Empire of China (2). The people of Nghe Tinh are fond of learning, patriotic, resilient and courageous against foreign invaders (3). Social activist Le Anh Hung was born here in 1991. A calm, moderate and gentle person, he represents the way of life and culture of Nghe Tinh (4).

Every time he blogs, he thought of his three children. He has twice been in jail because of his writing about human rights and corruption. He lives in constant fear of being arrested (5). Still, he said, ‘I know what I chose to do is dangerous but I accept it.’

About 1890, Ho Chi Minh was also born here (6). As the leader of the Vietnamese nationalist movement for nearly three decades, he was imprisoned in Hong Kong, the Soviet Union and China. In captivity, he was not labeled as mentally ill. He was not forced to take antipsychotics to undermine his fighting spirit. The government he created, in his opinion, is a government for the people, the poor people.

Le Anh Hung grew up in a society rich in environmental disasters, corruption, injustice, aggression from China, traitors and human right violations (5). He felt the urge to write about these issues.

The Formosa environmental catastrophe refers to the mass death of fish in Nghe Tinh waters in April 2016, spreading widely around the coastal region of Vietnam (7). For three months, the government had covered up this disaster until hundreds of tons of dead fish washed ashore. Finally, the government admitted that it gave permission to the Formosa Steel Company to use an underground pipe, discharging about 12,000 m3 of chemical waste every day into the sea.

For over a year after the Formosa catastrophe, thousands of protesters in cities across the country took to the street to demand, "Fish needs clean water, people need clean government" (7). Bloggers, writers, musicians, artists and poets told stories about people and places affected by the cover up. The party/government cracked down on protesters and arrested hundreds of participants. Le Anh Hung had led demonstrations, written about the environmental disaster until he was put in jail.

In Vietnam, people live with corruption daily. Party/state employees demand money from the people while providing services that they are legally entitled to receive. Colleagues cheated on each other. Fraud starts from the top, with illegal financial outflow averaging $10.6 billion every year, or equivalently, the annual income of about 6 million people (8). Bloggers like Le Anh Hung continue to denounce the associated opportunity loss to social welfare, despite persecution and jail time (9).

The party/government’s view of property ownership is "the people own the land but the party/government manages it". Generations develop and maintain land properties but they do not own them (10). Millions of former landowners lost their properties to party/government officials, who confiscated and "re-purposed" hundreds of thousands properties across the country, leading to widespread injustice.

Dong Tam is a village just outside of Ha Noi. Negotiations had continued from 2017 to 2019 on disputed land use rights, but unexpectedly at 3 :00 am on January 9, 2020, semi-military troops attacked the village, arrested dozens of villagers protecting their rice field, shot dead their leader, an elderly of 84 years old (11). The government prevented civil activists from outside to reaching out to the villagers. Before his arrest, Le Anh Hung had told uncounted stories about countless families facing homelessness across the land due to the unjust law of property rights (12).

The history of Vietnam is full of fighting against foreign invasion. Often, a village is viewed as an organized unit in the defense strategy of the country. Generations have relied on social consensus, humanity and justice to unify the people in the defense of the motherland (13). 

In contrast, the governing party of Ho Chi Minh uses a foreign doctrine to maintain order and "social stability". In the view of the population, the party is not transparent about its dependence on the Chinese Communist Party. Meanwhile, the Party of Xi Jinping has ambitious sovereignty claims in the South China Sea, against counter-claims by Vietnam and other countries (14). A popular perception in Vietnam is that the party appears to show little signs or measures to prevent the Chinese aggression.

In 2011 and 2014, peaceful protests against China actions in the South China Sea attracted thousands of participants in cities across Vietnam (15). In 2018, the government planned to open special economic zones across the country. This plan called for the subsidy of Chinese investors by Vietnamese taxpayer money, with land lease up to 99 years. This again drew large protests in cities across the land. Le Anh Hung took to the streets in Hanoi, interviewed demonstrators and reported these events (16).

Eyewitnesses of the work by Le Anh Hung and Ho Chi Minh often distinguish between the two regarding their interpretation of the word "traitor". Ho Chi Minh defined traitors as party/government officials who are corrupted, wasteful or bureaucratic in their conduct of the people’s business (17). Ho’s narrow definition lacks an important element, according to Le Anh Hung. Most importantly, traitors must include officials who assist the Chinese aggressors to undermine Vietnamese territory integrity (9). He is heartbroken when the country is economically and politically dependent on China, threatening the ability of the country to defend itself against the perpetual expansion from the North.

Le Anh Hung was arrested on July 5, 2018 and detained for 20 months without trial (5). Amnesty International condemned the arrest and demanded his immediate release (18). Since November 2019, he has been forced to take antipsychotics at the Central Mental Hospital No. 1, Hanoi. He has constant headache and could not sleep, according to his mother (19). Attempts by civil rights activists advocating for his protection against harms induced by his treatment were refuted by the hospital (20). His mother told Radio Free Asia (5) – The hospital forced my son to take antipsychotics, but he tried to refuse. If the government thinks my son is guilty, prosecutes him ; otherwise let me take my son home !

Ba Pham, writing at the behest of those who demanded safe treatment for Le Anh Hung

(Cited references are available from Ba’ Pham, email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.)

*********************

Tản mạn chuyện người điên ở Biên Hòa

Lynn Huỳnh, VNTB, 04/05/2020

Nếu như ông Hùng điên như cáo buộc của nhà cầm quyền, thì điên mà còn biết trăn trở khi ăn hạt cơm của nhân dân, quả là một người điên cực kỳ tử tế.

lah2

Lê Anh Hùng trong một lần phản đối yêu cầu khởi tố và bắt giam Hoàng Trung Hải và Nguyễn Phú Trọng  

Ông Lê Anh Hùng, một người viết báo tự do, là hội viên Hội nhà báo độc lập Việt Nam, cộng tác viên của VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ).

Ông Hùng đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bất ngờ đưa vào bệnh viện Tâm thần trung ương 1 ở Thường Tín, Hà Nội, sau khi khởi tố hình sự ông Hùng vào ngày 5/7/2018 với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".

Không rõ vì sao đến lúc này gia đình của ông Lê Anh Hùng chưa cậy đến luật sư trong những yêu cầu tố tụng liên quan, của việc có phải đây là ‘đòn bẩn’ của chính quyền ?

Ông Lê Anh Hùng tỉnh hay điên ? Nếu như ông Hùng điên như cáo buộc của nhà cầm quyền, thì điên mà còn biết trăn trở khi ăn hạt cơm của nhân dân, quả là một người điên cực kỳ tử tế.

Có một thực tế là trước năm 1975 ở miền Nam cũng nhiều văn nghệ sĩ đã từng lui tới nhà thương điên Biên Hòa với tư cách bịnh nhân. Kể tiếp câu chuyện ở đây là những ghi nhận tại phòng lưu trữ của bệnh viện Tâm thần trung ương II, tức nhà thương điên Biên Hòa, trước tháng 4/1975.

Ở phòng lưu trữ của nhà thương điên Biên Hoà, hiện còn bút tích lời kêu cứu của nhà văn, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Ngu Í (1921 – 1979) viết vào năm 1976 như sau :

"Tôi là Nguyễn Hữu Ngư, 58 tuổi, bút hiệu Nguyễn Ngu Í, là nhà văn, nhà giáo, nhà báo chuyên nghiệp, hiện là bịnh nhân ở khu 3, bịnh viện tâm thần Biên Hòa (tức nhà thương điên Biên Hòa). Xin có lời kêu cứu với các bạn, các thầy, học trò cũ và những người quen biết :

Tôi mắc bịnh cuồng não tuần hoàn từ năm 18 tuổi. Lúc trẻ, năm bảy năm bệnh tái phát một lần, càng có tuổi chu kỳ càng hẹp. Biến cố lịch sử tết Mậu Thân xúc động tôi quá mạnh, tôi lên cơn dữ dội. Nay chu kỳ bịnh lại công phạt, cứ vài tháng là bịnh cũ tái phát trở lại, tôi phải sống nhờ cơm của nhân dân, lấy bịnh viện làm nhà.

Vừa rồi tôi suýt chết, tôi thấy sức lực tôi đã mòn nhiều, sống ráng độ vài năm nên tha thiết yêu cầu người quen giúp phương tiện để tôi có thể :

1. Mua một kính cận thị bị anh em quận đội đánh bể vì tôi đột nhập vào quận đội nửa đêm tết năm ngoái.

2. Làm một hàm răng giả (tôi phải ăn nuốt trọng từ một năm nay).

3. Tái bản quyển "Sống vô vị", "Có những bài thơ", "Hạnh phúc chính nơi bạn".

4. Xuất bản hai tập hồi ký "Nếu tôi nhớ kỹ" và "Những bức thư tình tưởng không bao giờ viết".

Nguyễn Ngu Í đã được các bác sĩ ở nhà thương điên Biên Hòa nhận xét : "Một người điên mà biết trăn trở vì sống nhờ hạt cơm của nhân dân thì quả là một người điên cực kỳ tử tế".

Trong hồ sơ bịnh lịch của Nguyễn Ngu Í nhập viện hồi năm 1964 có đoạn viết : "Bịnh khởi phát từ năm 1940 với triệu chứng nói nhiều, chửi bới, lui tới lăng xăng. Đã điều trị ở nhà thương Chợ Quán một đợt sáu tháng, được choáng điện nhiều lần, khi về đi dạy học được. Đến năm 1947, bịnh tái lại, điều trị ở trại an trí Quảng Ngãi sáu tháng, bệnh giảm, vài tháng bịnh trở lại, đến Biên Hoà, ra vào 12 lần, mỗi lần hai ba tháng…".

Giai thoại về Nguyễn Ngu Í hay được nhắc kể là có lần, chính quyền Sài Gòn tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch bình định cấp tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long tại căn cứ Đồng Tâm, có cả cố vấn Mỹ tới dự. Nguyễn Ngu Í cũng tới dự với tư cách nhà báo. Ông mặc áo sơ mi trắng, thắt cà-vạt nhưng lại mang guốc vông. Chính điều đó đã biểu hiện một trạng thái bất thường.

Sau bài phát biểu của một cử toạ, Nguyễn Ngu Í xin phát biểu cảm tưởng của một nhà báo. Hội trường vang lên tiếng vỗ tay. Ông nghiêm mắt nói : "Làm công việc bình định đồng bằng sông Cửu Long nhưng vị quận trưởng có mặt tại đây là một người đạo đức giả, là kẻ gian phu ! Ông ta thông dâm với tất cả những nữ giáo viên xinh đẹp trong vùng. Trong số gái mất nết ấy, vài người hiện có mặt tại đây…".

Nguyễn Ngu Í vừa nói vừa chỉ vào mặt viên quận trưởng, vừa lia lia ngón tay về phía các cô giáo. Trước tình thế quá căng thẳng, một viên chức địa phương phải lên phân trần với cố vấn Mỹ và các quan chức chủ toạ rằng đó là một nhà báo mắc bịnh thần kinh đang lên cơn. Có lẽ vì Nguyễn Ngu Í mang đôi guốc vông không giống ai nên ông thoát nạn.

Nhà báo Võ Đắc Danh kể rằng Nguyễn Ngu Í là bạn thân với nhà văn Bình Nguyên Lộc (1914 – 1987, tên thật Tô Văn Tuấn, sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa), mà Bình Nguyên Lộc lại có người con trai là bác sĩ Tô Dương Hiệp làm giám đốc bịnh viện tâm trí Biên Hòa những năm 1972 – 1973. Bản thân nhà văn Bình Nguyên Lộc cũng từng là bịnh nhân của nhà thương điên Biên Hòa trong những năm Pháp thuộc.

Chính vì mối quan hệ này mà nhà văn Nguyễn Ngu Í từng được bác sĩ Tô Dương Hiệp trực tiếp chăm sóc như một người thân. Những lúc tỉnh táo, Nguyễn Ngu Í thường bắt bác sĩ Hiệp ra ngồi đánh cờ tướng với ông hàng buổi. Thắng thì vui vẻ, thua thì nổi cơn điên. Có lần ông cầm bàn cờ đập lên đầu bác sĩ Hiệp, thủng cả bàn cờ , tròng xuống cổ, mặt mày đầy máu nhưng bác sĩ Hiệp vẫn vui, vì đó không chỉ là một bịnh nhân mà còn là bạn chí cốt của cha mình.

Bác sĩ Hiệp mất năm 1973 vì bịnh ung thư, an táng tại nghĩa trang phía sau bịnh viện tâm trí Biên Hòa. Nguyễn Ngu Í mất năm 1979, tại tư gia ở Sài Gòn. Bình Nguyên Lộc sang California chữa bệnh năm 1985, và từ trần bên ấy năm 1987.

Thi sĩ Bùi Giáng từng nhập viện hai lần ở nhà thương điên Biên Hòa. Lần thứ nhất vào năm 1969, lần thứ hai vào năm 1977. Bệnh án của Bùi Giáng có đoạn ghi : "Bệnh tái phát từ tháng 4 năm 1969, có hôm thức suốt đêm để viết, nói huyên thuyên, chơi chữ, có khi la thất thanh, ý tưởng tự cao tự đại. Hay phát biểu ý kiến về những vấn đề chính trị, văn hóa trọng đại, có ý nghĩ bị người ta phá hoại sự nghiệp văn chương. Tháng 3 năm 1969 bị cháy nhà và cháy tất cả sách vở quý báu nên đương sự bị bệnh mỗi ngày một nặng hơn…".

Hồi trước 1975, nhà thương điên Biên Hòa nổi tiếng tới mức có thời Biên Hòa đồng nghĩa với… điên. Cho ai đó đi Biên Hòa, có nghĩa là người đó điên tới mức rồi, phải cho vô nhà thương điên thôi.

Nhà thương điên Biên Hòa được xây dựng như một công viên rộng lớn, theo hình bàn cờ, có nhiều cây xanh và thảm cỏ mượt mà. Cả thảy có 20 khoa điều trị, mà trước năm 1975 được gọi là trại, được đặt tên theo số thứ tự, chẵn dành cho nam, lẽ dành cho nữ. Ngoại lệ, không có trại 1 và 2, được thay bằng trại quan sát nữ và trại quan sát nam.

Vào năm 1974 chuyển sang khu quân y, đổi tên thành trại Phượng và trại Dũng, mang tên 2 đứa con của cố bác sĩ giám đốc Tô Dương Hiệp ; không có trại 15, được thay bằng trại Nhi Đồng ; không có trại 17 và 18, được thay bằng Nông Trại Nữ và Nông Trại Nam – Nay gọi là khoa phục hồi chức năng.

Đa phần các trại có hàng rào dăm bụt, mương thoát nước và lề cỏ may bao bọc. Đặc biệt trại 13 và trại 16 , được xây kiên cố như nhà tù, 1 lầu, 1 trệt, bên ngoài có tường cao giăng kẽm gai bên trên, cổng vào chật hẹp kín bít, bên trong trại có nhiều hàng rào song sắt. Nơi đây giam cầm bịnh án, những bịnh nhân đã từng giết người, hoặc dự tính giết người. Ngày xưa, những ai giả điên trốn lính, đưa vào đây đảm bảo hết điên ngay. Trại Nhi Đồng thì rộng rãi hơn những trại khác, có sân chơi, có cầu tuột, xích đu, bàn quay,…

Trăm năm qua, nhà thương điên Biên Hòa đã có hàng chục ngàn bịnh nhân đến và đi, tất nhiên đi về đâu của bước chân người điên thì chẳng ai biết được. Có một nghĩa trang phía sau dành cho hàng ngàn người ở lại. Có một phòng bảo tàng rất khiêm tốn dành cho những giá trị mà họ để lại. Ở đó có những bút tích, những bài thơ, những bức tranh cũng hết sức khiêm tốn, nhưng, xin chớ vội coi thường, bởi điên mà còn biết trăn trở khi ăn hạt cơm của nhân dân như nhà văn Nguyễn Ngu Í thì quả là một người điên cực kỳ tử tế.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 04/05/2020

------------------

Lynn Huỳnh, từng có thời gian ngắn là học trò trường Dưỡng Trí Viện, còn được người dân Biên Hòa gọi là trường nhà thương điên. Bởi đây là ngôi trường nằm trong khuôn viên đất bệnh viện, được bác sĩ giám đốc Nguyễn Văn Hoài (giám đốc người Việt đầu tiên của bệnh viện, các thời trước đó toàn người Pháp) cho xây dựng để dạy dỗ con em y bác sĩ và nhân viên bệnh viện. Trẻ con các vùng lân cận cũng được vô tư cho vào học, không vấn đề gì (chuyện học hành ngày xưa dễ lắm thay !).

Lynn Huỳnh là một trong vài chục học trò thuộc diện "trái tuyến" ấy. Trường luôn có mười lớp, từ lớp một đến lớp năm, năm lớp A dành cho con trai, năm lớp B dành cho con gái. Con trai và con gái luân phiên nhau học tuần sáng, tuần chiều. Tuần học buổi sáng, hầu như không học trò lớp năm nào thích nghỉ học, vì được hát quốc ca và kéo cờ…

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Phạm Đình Bá, Lynn Huỳnh
Read 758 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)