Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/05/2020

Nhân sự cho Đại hội 13 : vẫn còn nhiều ẩn số

Nhiều tác giả

Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam họp bàn 'phương hướng nhân sự' khóa tiếp theo

VOA, 11/05/2020

Ban chấp hành trung ương khóa 12 ca Đảng cộng sản Vit Nam khai mc hi ngh th 12 hôm 11/5 ti Hà Ni đ bàn v các vn đ nhân s.

nhansu1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Trung ương 12 ngày 12/05/2020 tại Hà Nội

Trong hội ngh kéo dài 3 ngày, Ban chấp hành trung ương s bàn và quyết đnh v "phương hướng công tác nhân s" Ban chấp hành trung ương khóa 13 ti, phương hướng bu c đi biu quc hi khóa 15 và đi biu hi đng nhân dân các cp nhim kỳ 2021-2026, s lượng và vic phân b đi biu d Đi hi 13 ca đng vào đu năm 2021, theo tin trên truyn thông nhà nước Vit Nam.

VietnamNet trích lời Tổng bí thư Nguyn Phú Trng nêu gi ý ti phiên khai mc hi ngh trung ương 12 rng tiêu chun y viên Trung ương, B Chính tr, Ban Bí thư trong thi đim hin nay cn nhn mnh phi "kiên đnh mc tiêu đc lp dân tc và ch nghĩa xã hội, tuyt đi trung thành vi ch nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng H Chí Minh ; cương lĩnh, đường li ca đng ; hiến pháp ca nhà nước, và li ích ca quc gia, dân tc".

Pháp Luật Thành Ph H Chí Minh cho hay hi ngh ln này chưa đi vào nhân s, ng viên, con người c th mà "tp trung v tiêu chun cán b, các vn đ v cơ cu, s lượng y viên ban chp hành các cp, đ tui, quy trình gii thiu nhân s vào ban chp hành các cp".

Đảng cộng sản Vit Nam đt ra khung tiêu chun v y viên Trung ương, y viên Bộ Chính tr, Ban bí thư, và các chc danh c th t Tng bí thư, Ch tch nước tr xung trong hai quy đnh 90/2017 và 214/2020.

Những quy đnh này là "cơ s quan trng" đ hi ngh trung ương 12 tho lun, quán trit mt cách "k lưỡng hơn, thng nht hơn" vào phương hướng công tác nhân s ca Đi hi 13, theo Pháp Lut Thành Ph H Chí Minh.

Dựa vào tn sut ông Trn Quc Vượng, Thường trc Ban Bí thư ca đng, xut hin trên truyn thông nhà nước, nht là nhiu ln có mt bên cnh ông Nguyn Phú Trọng, mt s nhà quan sát, phân tích gn đây d đoán rng ông Vượng là nhân vt sáng giá nht đ tr thành Tổng bí thư tiếp theo, kế nhim ông Trng.

Tuy nhiên, tiến sĩ Hà Hoàng Hp thuc Vin Nghiên cu Đông Nam Á ISEAS - Yusof Ishak nói vi VOA rng xét theo hai quy định 90 và 214, ông Trn Quc Vượng "không đt tiêu chun" :

"Bởi vì ông y quá tui ri. Th hai là ông y còn thiếu kinh nghim công tác đa phương, tc là chưa bao gi làm bí thư tnh y hay lãnh đo đa phương c. Thế nhưng người ta vẫn có th gii thiu. Nếu gii thiu đc bit như thế thì s phi hip thương trước đi hi. Hip thương mà được trong ni b, người ta mi gii thiu".

Vẫn nhà nghiên cu Hà Hoàng Hp cho rng trong Đi hi 13, các đi biu hàng đu ca đng cng sn s bầu ra tng bí thư và ch tch nước riêng r, đưa Vit Nam tr li cơ chế "t tr" – mt thut ng dùng đ ch bn v trí lãnh đo quan trng nht ca đt nước, gm tng bí thư, ch tch nước, th tướng và ch tch quc hi.

Hồi tháng 10/2018, Tổng bí thư Nguyn Phú Trng được quc hi bu làm ch tch nước, kế nhim ông Trn Đi Quang, người qua đi trước đó do bnh tt.

Trong khi một s nhà quan sát cho rng đó là bước "nht th hóa" hai chc danh cho mt người nm gi, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp không đng ý v điu này.

Ông Hợp khng đnh vi VOA rng vic ông Trng kiêm nhim 2 chc v ch có tính tm thi trong giai đon Vit Nam chưa tìm được người thích hp cho chc ch tch nước b đ trng sau khi ông Trn Đi Quang chết.

Chỉ khi nào Vit Nam sa hiến pháp đ sáp nhp hai chc v làm mt, k c sáp nhp hai b máy giúp vic là Văn phòng Trung ương Đng và Văn phòng Ch tch Nước, khi đó vic "nht th hóa" mi là chính thc, nhà nghiên cu Hà Hoàng Hp nói vi VOA.

Về các nhân vật sáng giá có th được giao các trng trách hàng đu khác ca đt nước sau Đi hi 13, tiến sĩ Hp nhn đnh vi VOA rng Phó Th tướng-B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh đt đ mi tiêu chun đ gi mt trong ba chc v là ch tch nước, th tướng hoặc ch tch quc hi, và Bí thư Thành y Hà Ni Vương Đình Hu hoàn toàn đ kh năng đ tr thành th tướng.

*******************

Hội nghị Trung ương 12 tập trung về nhân sự trước đại hội 13

RFA, 11/05/2020

Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 (Hội nghị trung ương 12) được khai mạc tại Hà Nội vào sáng ngày 11 tháng 5. Nội dung chính của hội nghị này được cho biết chủ yếu tập trung bàn về vấn đề nhân sự cho đại hội đảng lần thứ 13 dự kiến diễn ra vào đầu năm tới.

hoinghi1

Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 11/5/2020 - Hình Báo Chính Phủ

Truyền thông trong nước đồng loạt loan tin về hội nghị được cho là quan trọng này của Ban chấp hành trung ương khóa 12.

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, chủ trì hội nghị trung ương 12. Ông Trọng được cho biết đã 'nêu bật một số ý kiến có tính chất gợi mở về công tác nhân sự'. Cùng điều hành hội nghị trung ương 12 còn có ông Nguyễn Xuân Phúc, ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng chính phủ.

Những nội dung liên quan đến vấn đề nhân sự được nêu rõ gồm phương hướng công tác nhân sự Ban chấp hành trung ương khóa 13, phương hướng bầu cử đại biểu quốc hội khóa 15 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, số lượng và việc phân bổ đại biểu tham dự dự đại hội lần thứ 13 của đảng cộng sản Việt Nam vào tháng giêng sang năm.

Ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng trong thời điểm hiện nay một vị ủy viên trung ương Ban chấp hành trung ương, một ủy viên ban bí thư và ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam cần kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh- đường lối của đảng …

Ngoài ra tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam còn nhắc lại những vị thuộc các cơ quan đầu não của đảng như vừa nêu còn phải không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực …

Vào cuối tháng tư vừa qua, một bài viết của ông Nguyễn Phú Trọng liên quan công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng lần thứ 13 cũng được truyền thông Nhà nước loan đi ; nhiều nhà quan sát trong nước cho rằng những nội dung mà vị đương kim tổng bí thư nêu ra không có gì mới, vẫn mang tính giáo điều, bảo thủ như bấy lâu nay.

Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp Hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam như vừa nêu dự kiến kéo dài đến ngày 14 tháng 5. Và theo thông lệ, sau cuộc họp ban chấp hành trung ương đảng, vào tuần sau từ ngày 20 tháng 5, Quốc hội Việt Nam khóa 14 sẽ bắt đầu nhóm kỳ họp thứ 9.

**********************

Đại hội 13 : Chuyển giao quyền lực khó khăn trong thể chế bất ổn

Phạm Quý Thọ, RFA, 11/05/2020

Tổng bí thư và 'tam trụ' (chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội) là các vị trí quyền lực lãnh đạo tập trung cao nhất và mang tính nguyên tắc đối với chế độ đảng cộng sản toàn trị. Việc chuyển giao quyền lực có tầm quan trọng để ổn định chế độ. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang thị trường đòi hỏi sự phân quyền ngày càng lớn hơn, làm thay đổi cách lãnh đạo tập thể, nguyên tắc dân chủ tập trung… làm gia tăng sự bất ổn thể chế. Tại Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam, dự kiến tổ chức đầu năm 2021, sự chuyển giao quyền lực, đặc biệt ở cấp cao nhất sẽ là thách thức trong tình hình thể chế bất ổn ngày càng phức tạp qua các nhiệm kỳ gần đây, đặc biệt trong Khóa 12.

nhansu1

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - Reuters

Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo cao nhất có thâm niên đảng kéo dài liên tục, hơn 20 năm là ủy viên Bộ Chính trị, giữ nhiều cương vị trọng trách như Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư nhiệm kỳ Khóa 11 (2011-2016) và đương nhiệm Khóa 12 kiêm Chủ tịch nước từ 2017 đến nay… Ông thấu hiểu thực trạng suy thoái của bộ phận đội ngũ lãnh đạo đảng viên, kể cả cấp cao là nguy cơ lớn nhất với sự tồn vong chế độ. Với tư cách Trưởng Tiểu ban Nhân sự cho Đại hội 13 ông kêu gọi hãy làm tốt công tác cán bộ không để lọt những kẻ cơ hội lọt vào bộ máy lãnh đạo đảng các cấp, nhất là cấp trung ương.

Trong bài phát biểu gần đây ông cho rằng thực trạng 'tự diễn biến, tự chuyển hoá', 'suy thoái về tư tưởng và đạo đức', tham nhũng, lợi ích nhóm… của 'bộ phận không nhỏ' cán bộ lãnh đạo đảng trong hệ thống chính quyền' là nghiêm trọng nhất, đặc biệt đã diễn ra từ các nhiệm kỳ đại hội đảng gần đây, nhất là Khóa 12, mà chính ông trải nghiệm.

Ông là người hơn ai hết hiểu một số 'đồng chí', được thế hệ đi trước tin tưởng giới thiệu, nắm trọng trách đã 'suy thoái' như thế nào. Mức độ nghiêm trọng ở chỗ đã hình thành phe nhóm trong đảng, đã tạo nên hiện tượng 'bất tuân' của đa phần các ủy viên trung ương khóa 11 khi bỏ phiếu không ủng hộ quyết định của Bộ Chính trị về việc kỷ luật 'đồng chí X' (nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) tại Hội nghị trung ương 6 Khóa 11 năm 2012.

Hơn thế, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chắc chắn biết rằng vẫn còn những 'đồng chí' thuộc 'phe kia', đã hình thành bởi sự thoả hiệp theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, hiện vẫn đang hoạt động trong bộ máy cầm quyền hiện hành. Liệu họ có thể là những kẻ cơ hội, 'giấu mình, chờ thời' hay có ứng xử kiểu "… gặp thời thế, thế thời phải thế" - như câu đối đáp của Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), danh sĩ đời hậu Lê và Tây Sơn, trước thách đố nghiệt ngã, thâm thù bởi Đặng Trần Thường, nghịch quan cùng thời xét xử.

Mặc dù, cho rằng cần tổng kết rút kinh nghiệm từ những khóa đại hội trước, nhưng trong bài viết ông đã chỉ ra các yêu cầu 'kiên quyết không để lọt vào Ban chấp hành trung ương khóa 13' những người có một trong các khuyết điểm được mô tả bởi sáu nhóm biểu hiện 'suy thoái', đơn cử như 'cơ hội chính trị', 'dân tuý', 'kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh'…

Bởi vậy, ngay sau Đại hội 12 đầu năm 2016, dưới sự lãnh đạo của ông Tổng bí thư, Nghị quyết trung ương 4 đã được ban hành, làm cơ sở để ngăn chặn quá trình suy thoái này. Theo đó, hai nhóm giải pháp chủ yếu được Đảng tập trung là chống tham nhũng và sửa đổi, ban hành các quy định để củng cố tổ chức đảng. Trước hết, chiến dịch 'đốt lò', biểu tượng chống tham nhũng, được đẩy mạnh. Từ năm 2016, đầu nhiệm kỳ đến nay 'gần 100 cán bộ lãnh đạo cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị và Ban bí thư quản lý đã bị kỷ luật và bị án tù, trong đó có các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên trung ương của khóa 11 và 12, thậm chí có nhiều các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang…

Đơn cử một số trường hợp 'nổi cộm'. Năm 2018 nguyên ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng bị án tù 30 năm, nguyên Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị cách chức, các nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin nhận hối lộ trong đại án AVG… Mới đây, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên bí thư Hà Nội bị cảnh cáo và luân chuyển công tác là phó trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội. Ông Lê Thanh Hải bị cách chức nguyên ủy viên Bộ Chính trị thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2015. Nguyên tư lệnh Quân chủng hải quân bị khai trừ đảng, và theo quy trình, sẽ bị xét xử theo pháp luật…

Mặt khác, một loạt các chỉ thị, quyết định của đảng về kỷ luật, và nêu gương của cán bộ cấp trung ương, về tiêu chuẩn cụ thể cho các vị trí lãnh đạo cho đến cấp cao nhất được ban hành, sửa đổi để làm căn cứ cho công tác nhân sự cho nhiệm kỳ tới…

Sau Đại hội 12 đầu năm 2016, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dần tập trung được quyền lực đảng, hơn thế khi ông kiêm giữ vị trí Chủ tịch nước. Ông hiện ở thế 'thượng phong' để có thể kiểm soát tình hình bất ổn. Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành về giới hạn độ tuổi, không quá hai nhiệm kỳ và sức khoẻ… sự chuyển giao quyền lực cao nhất là một trọng trách, bởi vậy việc tìm kiếm sự ổn định chế độ là ưu tiên cá nhân. Bởi vậy, ông dồn tâm sức cho công tác cán bộ chuẩn bị cho Đại hội 13.

Ngoài việc nhấn mạnh các tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, đức và tài… ông yêu cầu cán cán bộ làm công tác tổ chức đảng phải nhìn người 'tinh tường', đánh giá đúng bản chất cán bộ đảng, đừng để 'bề ngoài che đậy sơ sài bên trong'… Và theo Quyết định 224/QD-TW năm 2014 về Quy chế bầu cử trong Đảng thì Ban chấp hành khóa trước có vai trò quan trọng đề cử cán bộ lãnh đạo chủ chốt cho khóa sau… Ông đặt vấn đề quy trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân giới thiệu nhân sự lãnh đạo đảng.

Chuyển đổi sang kinh tế thị trường, dù có định hướng XHCN hay không, đều khiến bùng nổ các hoạt động kinh tế đa dạng, phức tạp, phát sinh mạng lưới các mối quan hệ xã hội chằng chịt, phức tạp ngoài tầm kiểm soát của cơ chế hiện hành. Bởi vậy, trong quá trình vận hành hệ thống chuyển đổi sẽ có nhiều loại cán bộ lãnh đạo với các hình thức thể hiện hành vi khác nhau, trong đó khó tránh khỏi không ít kẻ bị 'cám dỗ' bởi lòng tham, 'sẵn sàng chui đầu vào thòng lọng' nếu món lợi đủ lớn và nhiều kẻ trục lợi bởi 'lỗi hệ thống' đang thay đổi…

Bất luận 'lò đốt củi' tham nhũng của ông Tổng bí thư vẫn đang cháy, mới đây, vụ án 'băng nhóm 'Đường Nhuệ' núp bóng doanh nghiệp, 'tung tác' trong thời gian dài do được bảo kê bởi một số lãnh đạo tỉnh Thái Bình, vừa bị khởi tố điều tra với sự tham gia của Bộ Công an. Việc phá rừng nghiêm trọng ở Kon Tum cũng do được bảo kê, hơn thế vụ việc được phát hiện và đưa lên công luận bởi phóng viên chứ không phải chính quyền. Trong điều kiện cả nước đối phó với đại dịch Covid-19, thì cán bộ lãnh đạo trung tâm kiểm soát bệnh dịch (CDC) Hà Nội và một số tỉnh vẫn 'tham nhũng' bằng cách nâng khống gấp nhiều lần giá trị gói thầu mua sắm Hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm virus corona chủng mới, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước…

Chuẩn bị nhân sự cho Đại hôi 13, Đảng muốn loại bỏ những kẻ 'suy thoái về tư tưởng và đạo đức', đồng thời tuyển chọn đội ngũ cán bộ 'vừa hồng vừa chuyên', nhưng một bộ máy cầm quyền với sự đan xen phức tạp các loại cán bộ lãnh đạo sẽ là khó khăn đối với chuyển giao quyền lực, kể cả ở cấp cao nhất. Nhân sự lãnh đạo là công việc nội bộ của Đảng, ngoài ra, trong tình thế bất ổn hiện nay thì 'các vị trí tứ trụ' cho chế độ vẫn là ẩn số. Tuy nhiên, theo cơ chế hiện hành những ai được ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng 'hậu thuẫn' sẽ có thể có ưu thế.

Phạm Quý Thọ (Hà Nội)

Nguồn : RFA, 11/05/2020

******************

Việt Nam và nhân sự Đại hội 13 : 'Khó nhất vẫn là chức Tổng bí thư'

Quốc Phương, BBC, 11/05/2020

Một hội nghị quan trọng bậc nhất trước Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đang được nhóm họp tại Hà Nội để trình phương hướng công tác nhân sự Trung ương đảng khóa tới, theo báo chí chính thống nhà nước.

nhansu2

Việc lựa chọn nhân sự tại Đại hội 13 được cho là sẽ không phức tạp như trước Đại hội 12

Sáng 11/5/2020, Hội nghị Trung ương 12 (khóa XII) của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (dự kiến nhóm từ ngày 11 đến ngày 14/5) chính thức khai mạc với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, chủ trì, phát biểu khai mạc, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên khai mạc, báo Nhân dân đưa tin.

"Tại Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn và quyết định các vấn đề : phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 ; Tiêu chuẩn, tiêu chí, số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng.

"Cũng tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương sẽ cho ý kiến về Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2019 ; Báo cáo những công việc quan trọng mà Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 11 (tháng 10/2019) đến nay ; Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng năm 2019 ; bàn và quyết định một số vấn đề quan trọng khác", vẫn theo tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam.

Cũng hôm 11/05, Báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam trích dẫn phát biểu khai mạc và chỉ đạo hội nghị của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, theo đó nói :

"Tôi đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương cần nhận thức đầy đủ vị trí, ý nghĩa to lớn của công việc hệ trọng này, tập trung thảo luận, phân tích, làm sâu sắc các nội dung trên. Cần lưu ý, nhấn mạnh thêm vấn đề gì, những khâu nào ? Phải chăng, về tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời điểm hiện nay cần nhấn mạnh phải có bản lĩnh chính trị thật vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của quốc gia - dân tộc ; có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, thật sự gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng tin cậy, tín nhiệm ?

"Trong công tác chuẩn bị nhân sự, phải chăng cần nhấn mạnh phải có tinh thần trách nhiệm rất cao, thật sự khách quan, thật sự công tâm, trong sáng, gương mẫu chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức, quy chế, quy định của Đảng, đặt sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết ? Kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, "lợi ích nhóm", chạy chức, chạy quyền..".

Phương án tứ trụ ?

Mô hình bộ máy quyền lực và các phương án nhân sự lãnh đạo cao cấp ngay trước và trong dịp Hội nghị Trung ương 12 diễn ra là một chủ đề được quan tâm trong giới quan sát và phân tích chính trị Việt Nam.

Hôm 08/5, trên trang Nghiên cứu Quốc tế, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á Iseas Yusof Ishak của Singapore đưa ra một số nhận định :

"Việc quay lại mô hình 'tứ trụ' cũng có khả năng được Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương Đảng nhiệm kỳ mới ủng hộ…

"Số lượng ủy viên Bộ Chính trị tiếp theo vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, con số này nhiều khả năng nằm trong khoảng từ 15 đến 19 như tại các kỳ đại hội gần đây…

"Nếu xét việc Đảng nhấn mạnh việc quy hoạch nhân sự cấp chiến lược trong thời gian gần đây, Đảng có thể sẽ muốn bầu tối đa 19 ủy viên Bộ Chính trị để có được một lực lượng nhân sự cấp chiến lược lớn hơn, qua đó có nhiều lựa chọn hơn cho các vị trí lãnh đạo trong tương lai…".

Về các ứng viên cho bốn vị trí lãnh đạo cao cấp nhất của đảng, nhà nước và chính quyền, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định :

"Như đã nói, theo truyền thống, ứng viên cho vị trí tổng bí thư thường được chọn trong số bốn chính trị gia hàng đầu của nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, Thường trực Ban Bí thư cũng có thể là một ứng viên đủ điều kiện…

"Do giới hạn nhiệm kỳ cũng như tuổi cao và sức khỏe yếu, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ hưu tại đại hội tiếp theo. Do đó, ba ứng viên thay thế cho ông sẽ là ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Trần Quốc Vượng. Vì cả ba đã quá 65 tuổi vào tháng 9/2020, người được chọn nắm ghế tổng bí thư sẽ được miễn giới hạn tuổi tác, còn hai người còn lại sẽ phải nghỉ hưu…".

nhansu3

Ông Nguyễn Xuân Phúc được cho là ứng cử viên sáng giá nếu vẫn duy trì mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.

Về các phương án được phân tích, dự đoán như một tham khảo cho các "ghế" còn lại là thủ tướng chính phủ, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, nhà nghiên cứu từ Viện Iseas của Singapore nêu tiếp nhận định của mình :

"Trong số sáu ủy viên Bộ Chính trị còn lại hiện nay, chỉ có ông Vương Đình Huệ và ông Phạm Bình Minh là phó thủ tướng. Tuy nhiên, do ông Minh chủ yếu phụ trách các vấn đề đối ngoại, ông Huệ, người giám sát các vấn đề kinh tế và tài chính và từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính nhiệm kỳ 2011-2016, trở thành ứng viên mạnh nhất cho vị trí [thủ tướng] này…

"Đối với vị trí chủ tịch nước, các ứng cử viên chính bao gồm ông Phạm Bình Minh, ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, ông Phạm Bình Minh, một nhà ngoại giao kỳ cựu có trình độ tiếng Anh tốt, dường như là ứng viên nổi bật nhất. Vì chủ tịch nước sẽ phải tham gia vào nhiều hoạt động đối ngoại, bao gồm các chuyến thăm song phương và tham dự các sự kiện đa phương, ông Minh sẽ có lợi thế đáng kể so với hai ứng cử viên còn lại…

nhansu4

Ông Phạm Bình Minh được một số nhà quan sát đánh giá là ứng viên sáng giá cho vị trí chủ tịch nước

"Đối với vị trí chủ tịch quốc hội, ngoại trừ ông Võ Văn Thưởng, người có tuổi đời còn khá trẻ có thể là một bất lợi đối với ông, các ủy viên Bộ Chính trị còn lại (Phạm Bình Minh, Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Nguyễn Văn Bình) đều có cơ hội khá cân bằng để được xem xét cho vị trí này".

Khó khăn, chưa rõ ?

Hôm 11/5 từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ nêu bình luận nhanh với BBC về quan điểm trên của nhà nghiên cứu từ Singapore :

"Quan sát này dựa trên tiêu chuẩn và độ tuổi... với các danh sách dài đưa ra.

"Nhưng theo tôi, vẫn còn một khoảng cách xa với thực tế, Đại hội 13 này khá thực sự khó khăn và khó đoán".

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thành viên Nghiên cứu của Viện IISS, think tank về Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế và nhà quan sát chính trị Việt Nam, bình luận với BBC về Hội nghị Trung ương 12 đang nhóm họp :

"Đây là Hội nghị quan trọng nhất khóa về nhân sự, nó làm cụ thể số lượng Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng, số lượng Ủy viên Bộ Chính trị, lên danh sách cụ thể các bí thư tỉnh ủy, các trưởng ban đảng, quốc hội, nhà nước, nó cũng làm luôn khung nhân sự cho Quốc hội, cho hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các quy định bầu cử Đại hội 13, bầu cử Quốc hội...

"Ngoài ra, sẽ không có hội nghị trung ương nào khác cho chủ đề nhân sự nữa, tất nhiên, nếu lần này chưa xong, sẽ có Hội nghị 12B, tức là để tiếp tục "làm nhân sự"".

nhansu5

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là đương kim Chủ tịch Quốc hội

Về vấn đề nhân sự cho Đại hội đảng tới đây, ông Hà Hoàng Hợp, người cũng đồng thời làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Iseas, Singapore với tư cách nhà nghiên cứu cao cấp khách mời, nói :

"Theo tôi, không có gì mới vì nhiều người nói rồi và tứ trụ chứ không phải tam trụ, như tôi cũng đã nói với BBC từ khi ông Nguyễn Phú Trọng tạm nhận chức chủ tịch nước.

"Về bốn ứng viên cho tứ trụ, nhiều người nói với cơ sở quyết định 90 và 214, bà Trương Thị Mai khó làm Chủ tịch Quốc hội.

"Cách đây nhiều tháng tôi cũng đã nói với BBC là ghế chủ tịch nước chưa có dự kiến ứng viên, ngay bây giờ cũng chưa có.

"Ông Phạm Bình Minh đủ tiêu chuẩn theo Quyết định 214 để ứng cử các chức vụ chủ tịch nước, thủ tướng, và chủ tịch quốc hội, ông ấy chỉ chưa đủ tiêu chuẩn ứng cử Tổng bí thư thôi. Tuy nhiên, có vẻ chức chủ tịch nước khá thích hợp với ông này.

"Bởi vì ông Minh đã làm hai khóa bộ trưởng rồi, thì không thể tiếp tục làm Bộ trưởng Ngoại giao nữa. Nhưng ứng cử chức chủ tịch, với ông Minh theo các mối quan hệ nội bộ, có thể lại không thuận lợi.

"Ở trên tôi nói là theo Quyết định 214 (và 90), ở đây về quan hệ nội bộ tức là về hành vi, nhiều người có thể không muốn như vậy và muốn khác đi, nhưng vì thế vẫn có chức phó thủ tướng phụ trách đối ngoại cho ông ấy, giống như bên Trung Quốc, người ta có chức vụ của ông Dương Khiết Trì, đó là một khả năng sắp xếp.

"Theo tôi, khó nhất là chức tổng bí thư, ông Trọng giới thiệu ông Vượng hai lần đều chưa thành công, Bộ Chính trị chưa tán thành. Bây giờ sẽ phải họp để giới thiệu lại, tức là bỏ phiếu cho vài ứng viên.

"Đúng ra lúc này có các ứng viên sơ bộ là các ông, bà : Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Quốc Vượng và Phạm Minh Chính. Có một số đông, chưa rõ bao nhiêu phần trăm ủng hộ ông Phúc.

"Bây giờ ông Trọng không thể phát biểu như trước đây rằng ứng viên vị trí này phải là người miền Bắc. Cũng có một tỷ lệ cao được cảm nhận, chưa rõ bao nhiêu, muốn ủng hộ bà Ngân.

"Nhưng tóm lại, dự đoán thì cứ dự đoán, song cuối cùng do thủ tục đề cử chưa xảy ra, nên chưa rõ cụ thể", nhà phân tích chính trị này nói với BBC News tiếng Việt trên quan điểm cá nhân.

*********************

Có thể ràng buộc trách nhiệm người đề cử, giới thiệu khi lãnh đạo vi phạm ?

RFA, 11/05/2020

Vào sáng ngày 11/5/2020, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12, được khai mạc tại Hà Nội. Theo thông tin từ cơ quan ngôn luận của đảng, nội dung chính của hội nghị này chủ yếu tập trung bàn về vấn đề nhân sự cho đại hội đảng lần thứ 13 dự kiến diễn ra vào đầu năm tới.

nhansu0

Vào sáng ngày 11/5/2020, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12, được khai mạc tại Hà Nội. Courtesy chinhphu.vn

Lâu nay vấn đề nhân sự được người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam luôn nhắc tới. Ngoài những tiêu chuẩn như bấy lâu nay, ông Nguyễn Phú Trọng còn kêu gọi phải ràng buộc trách nhiệm của người đề cử, trách nhiệm của người giới thiệu nhân sự. Tại hội nghị cán bộ toàn quốc, ông Trọng nhấn mạnh rằng 'xem giới thiệu ai, qua đó cũng hiểu người đó'. Vấn đề này cũng được qui định rõ trong Hướng Dẫn số 3 của Ban Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam ban hành hồi cuối tháng 3 vừa qua.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 11/5/2020 từ Sài Gòn, nhận định :

"Về trách nhiệm của người giới thiệu nhân sự... để ràng buộc chặt chẽ người đề nghị hay tiến cử cán bộ là quy định của đảng. Hiền tài là nguyên khí quốc gia, cho nên lần này việc tiến cử người thực tài và có đạo đức, vào vị trí người lãnh đạo đảng và nhà nước là nhiệm vụ rất quan trọng để quyết định sự phát triển cùa đất nước. Tôi thấy việc tách trách nhiệm cá nhân trong trách nhiệm tâp thể là điều đảng viên và nhân dân quan tâm, và mong mỏi làm sao ngăn chặn việc chạy chức chạy quyền, mà nguyên nhân sâu xa là suy thoái chính trị đạo đức. Để loại bỏ được những con sâu mọt hại nước, hại dân đó, nên chọn những người có đức có tài vào bộ máy lãnh đạo. Mà việc này gắn liền với việc quy định trách nhiệm của người đề cử và tiến cử".

Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, phải xác định rõ cơ cấu, số lượng cán bộ, nhưng trước hết phải bảo đảm tiêu chuẩn. Ông Trọng cho rằng, phải làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa trung thành với đảng, với nhân dân, vừa có cả đức và tài... Nhưng trong quá trình lựa chọn ấy, trách nhiệm của người đề cử, tiến cử cán bộ, phải được nhấn mạnh hàng đầu.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên đã từ bỏ đảng, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 11/5/2020 liên quan vấn đề này, cho biết ý kiến của mình :

"Việc ràng buộc trách nhiệm người giới thiệu không phải là bây giờ mới có. Trước đây, từ hồi Đông Chu liệt quốc người ta vẫn có, người đề cử ra ai đấy thì phải chịu trách nhiệm, nếu như người làm quan phạm tội thì người giới thiệu có liên đới chịu trách nhiệm theo, chuyện đó đã cũ trong lịch sử. Bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra chuyện đó thì cũng hy vọng việc đề cử sẽ có trách nhiệm, để tăng trách nhiệm của người giới thiệu. Nhưng, tôi lại thấy chẳng hay ho gì, vì đáng lẽ ra phải có ứng cử, tranh cử. Tại sao trong đảng này không có việc ứng cử, nghĩa là người ta chỉ chờ. Nếu muốn làm việc này, việc kia thì phải nhờ người giới thiệu".

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, chuyện ông Trọng muốn người giới thiệu chịu trách nhiệm thì cũng là điều tốt. Nhưng đó là cái tốt trong một cái lớn hơn... là không tốt.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 11/5/2020 từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS, nói :

"Tôi nghĩ họ luôn luôn nói trách nhiệm của người đề cử, nhưng họ không có gì để chế tài, để thực thi trách nhiệm đấy cả. Nhưng gần đây, ông Trọng đã phát minh ra một cách, gọi là cách chức những chức vụ mà họ không còn làm nữa, tức của những người về hưu. Có thể cái sáng chế này của ông ấy và đảng cộng sản Việt Nam có một tính răn đe nào đó lên những người giới thiệu cán bộ cho đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ, cái này đối với người bị răn đe không thấm vào đâu, so với lợi ích mà họ có thể đưa người vây cánh của họ vào. Cho nên sáng chế đó nghe có vẻ hay đó, mà kỳ thực cũng không có tác dụng là mấy".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết, xưa nay chưa bao giờ có đảng viên nào bị xử lý trách nhiệm trong việc đề cử, giới thiệu cán bộ. Ông cũng cho rằng sẽ không bao giờ có việc xử lý này. Ông giải thích lý do :

"Bởi vì, những người này rất khôn lõi, ở Việt Nam người dân thường nói bọn này là bọn có sạn trong đầu... Họ có muôn vàn cách để lách cái sáng chế rất là kỳ cục của đảng cộng sản Việt Nam, như là việc cách chức những chức vụ không còn... hay quy trách nhiệm cho người giới thiệu. Tại vì rất đơn giản, họ không giới thiệu, mà xui người khác giới thiệu, họ nói tập thể giới thiệu... thao túng kiểu đó thì họ là các bậc thầy".

Cũng liên quan việc tiến cử, giới thiệu tại Việt Nam, chỉ số ít các Đại biểu Quốc hội tự ứng cử có thể tham gia diễn đàn quốc hội. Thông thường tất cả các Đại biểu Quốc hội đều do đảng tiến cử theo khẩu hiệu 'đảng cử, dân bầu'.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống giải thích thêm :

"Chưa có ai bị xử lý kỷ luật vì chuyện giới thiệu. Chuyện 'đảng cử dân bầu' là trong quốc hội... Còn đảng là đảng cử, đảng bầu... là chi bộ cũ đề cử... cũng là một dạng đảng cử dân bầu nhưng là kiểu khác... là cấp trên cử, cấp dưới bầu thì đúng hơn. Cách làm như vậy tôi thấy đó là hình thức rất phản dân chủ, chẳng hay ho gì".

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong một bài viết vào cuối tháng 4 năm 2020, liên quan công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng lần thứ 13, được nhiều nhà quan sát trong nước cho rằng những nội dung mà ông nêu ra không có gì mới, vẫn mang tính giáo điều, bảo thủ như bấy lâu nay.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định :

"Tôi nghĩ, đối với quốc hội thì trước hết họ phải chịu trách nhiệm, ít nhất là đối với tòa án dư luận... Không ai khác, đảng cộng sản Việt Nam là kẻ phạm tội, đã cử những người như Trương Minh Tuấn, vị bộ trưởng đang bị tù, và họ đã cử không biết bao nhiêu vị Đại biểu Quốc hội khác, hóa ra là bọn lừa đảo, tội phạm... và còn vô vàn những kẻ như thế chưa bị lộ vẫn còn trong Quốc hội. Cái đấy, đảng cộng sản Việt Nam không chối được tội, và với cái sáng chế bây giờ, mà đảng cộng sản Việt Nam đang bàn trong Hội nghị Trung ương 12 về nhân sự, thì nhân dân lại có một vũ khí từ chính họ để vạch mặt tội của họ ra".

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, phải có quy định luật pháp trong vấn đề ràng buộc trách nhiệm của người đề cử, trách nhiệm của người giới thiệu nhân sự, chứ không chỉ xử lý trách nhiệm về mặc đảng. Phải tách trách nhiệm cá nhân trong trách nhiệm tập thể, thì sau này cán bộ được đề cử đó nếu xa ngã, vướng vào vòng lao lý, thì có thể tránh được trường hợp hòa cả làng, làm ảnh hưởng hình ảnh của đảng và nhà nước Việt Nam.

Nguồn : RFA, 11/05/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt Phạm Quý Thọ, Quốc Phương, RFA tiếng Việt
Read 671 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)