Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

18/05/2020

Đài Loan "chơi cứng" với Trung Quốc

Trung Kiên

Trước những thành công chống dịch Covid-19 mà không cần thiết lập lệnh phong tỏa hà khắc như tại Trung Quốc, Đài Loan kiêu hãnh là một mô hình dân chủ chống lại mô hình chuyên chế trong việc xử lý dịch bệnh mà Trung Quốc đang ngạo nghễ quảng bá đi toàn cầu. Hơn ai hết, Đài Loan xứng đáng gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Giới quan sát cho rằng vấn đề nhạy cảm này là một trong những chủ đề sẽ được 194 thành viên thảo luận trong cuộc họp Hội nghị Y tế Thế giới (WHA), cơ quan hoạch định chính sách của WHO, sắp diễn ra tại Genève, Thụy Sĩ, từ ngày 17-21/5/2020. Cùng với đó, căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan có dấu hiệu leo thang trước lễ tuyên thệ nhậm chức của bà Thái Anh Văn dự kiến ngày 20/5 tới lôi kéo cả sự can dự của Mỹ và Pháp.

taiwan1

Đài Loan kiêu hãnh là một mô hình dân chủ chống lại mô hình chuyên chế trong việc xử lý dịch bệnh mà Trung Quốc đang ngạo nghễ quảng bá đi toàn cầu.

Từ Đài Bắc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Joanne Ou cho rằng việc Hoa lục giành chiếc ghế thành viên của Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc vào năm 1971, cho đến nay chỉ giải quyết vấn đề ai là đại diện cho Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc không có tư cách đại diện cho Đài Loan ở các định chế quốc tế khác.

Theo Bộ Ngoại giao Đài Loan, chỉ có một chính phủ dân cử mới xứng đáng đại diện cho 23 triệu dân Đài Loan. Do vậy, Đài Bắc kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới cho phép Đài Loan tái gia nhập, không thể loại 23 triệu người ra khỏi cuộc chiến quốc tế chống Covid-19 mà Đài Loan đã chứng minh tiến hành hiệu quả hơn chính quyền Hoa lục.

Trả lời phỏng vấn RFI, ông Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu), Ngoại trưởng Đài Loan nói : "Thật khó hình dung được chuyện gì có thể xảy ra nếu như Đài Loan là thành viên, hay đơn giản chỉ là quan sát viên của Tổ chức Y tế Thế giới. Trước tiên, tôi nghĩ rằng Đài Loan phải có quyền tiếp nhận tất cả các thông tin cần thiết từ phía WHO, ngay khi chúng tôi cần đến. Bởi vì, lúc này đây, quả thật là Đài Loan hầu như không thể tiếp cận các thông tin kịp thời từ phía WHO.

Một điểm khác nữa là chính những thông tin mà Đài Loan mong muốn chia sẻ với cộng đồng quốc tế đã không được truyền đi. Chúng tôi chỉ biết gửi các thông tin tới bộ phận phụ trách "Các quy định y tế quốc tế (IHR)", nhưng không biết là sau đó chúng đi đâu.

Cuối cùng, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cũng có nghĩa vụ đến giúp đỡ những nước nào cần đến sự hỗ trợ của Đài Loan, nhất là bởi vì chúng tôi có những chuẩn mực về y tế cao hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực. Cơ chế tốt nhất có lẽ là thông qua WHO để đến giúp đỡ những nước đó, nhưng điều này vẫn chưa thể làm được trong hoàn cảnh hiện nay.

Tôi có thể đưa ra một ví dụ cụ thể : Năm 2019, chúng tôi nhận thấy cuộc chiến chống virus Ebola rất quan trọng, và chúng tôi đã đề nghị một khoản hỗ trợ cho WHO để chống dịch. Thế nhưng, WHO đã bác đề nghị của chúng tôi.

Tình trạng này cho thấy Đài Loan cần phải tham gia vào WHO một cách trực tiếp hơn nữa, bất kể với tư cách là thành viên chính thức hay quan sát viên. Như vậy chắc chắn mới có lợi cho Tổ chức Y tế Thế giới".

taiwan2

Ảnh : Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Joanne Ou

Hiện nay, ước nguyện của Đài Loan được nhiều cường quốc hậu thuẫn, đứng đầu là Hoa Kỳ cũng như Úc và Nhật Bản.

Dự đoán về khả năng Đài Loan gia nhập WHO, Ngoại trưởng Đài Loan nhận định :

"Có hai cấp độ quan sát. Một mặt, điều này phụ thuộc vào thái độ của WHO, và nhất là từ ông tổng giám đốc, tiến sĩ Tedros. Nhìn vào các phản ứng và bình luận của ông ấy, chúng tôi không hy vọng lập trường của WHO có chút thay đổi nào về sự tham gia của Đài Loan. Chúng tôi cũng hình dung ra rằng Bắc Kinh tiếp tục gây áp lực, không cho Đài Loan gia nhập. Trong những điều kiện này, khả năng Đài Loan có thể được cấp quy chế quan sát viên xem như rất hạn hẹp, nếu không muốn nói là không tồn tại.

Tầm mức thứ hai, chính là sự ủng hộ của quốc tế. Chắc chắn là có một nước từ chối sự tham gia của chúng tôi, nhưng còn có nhiều nước khác ủng hộ, đặc biệt là từ những nước mà chúng tôi cùng chia sẻ những giá trị chung. Gần đây, chính phủ Mỹ, Úc, New Zealand, Canada và Nhật Bản đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ Đài Loan tham gia WHO.

Chúng tôi nhận thấy các nước Châu Âu kín đáo bày tỏ là họ sẽ ủng hộ Đài Loan vào WHO. Tôi không thể nói với quý vị những gì họ đang trao đổi trong hậu trường, nhưng tôi có thể bảo đảm với quý vị rằng số các nước Châu Âu sẵn sàng viết thư yêu cầu WHO để Đài Loan tham gia vào tổ chức này là khá lớn. Ngay cả tại Châu Mỹ Latinh, khu vực mà chúng tôi chỉ còn lại một đồng minh ngoại giao duy nhất, nhiều nước cũng sẵn sàng làm tương tự.

Khi gộp tất cả những tiếng nói này, người ta có thể nói là việc tán đồng Đài Loan gia nhập WHO như là một quan sát viên hiện nay đang lên đến đỉnh điểm. Kể từ giờ chúng tôi có một cơ sở tinh thần để yêu cầu WHO cấp cho chúng tôi quy chế thành viên quan sát".

taiwan3

Ngoại trưởng Đài Loan, Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu), trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài RFI/Ảnh minh họa

Nhờ các biện pháp phòng chống cụ thể ngay từ đầu, Đài Bắc dường như chặn đứng được nạn dịch virus corona mà không cần đến việc cách ly thô bạo toàn bộ người dân như ở Hồ Bắc.

Chiến lược quảng bá về hiệu quả của mô hình chuyên chế trong việc xử lý dịch bệnh của Trung Quốc đã gặp phải mô hình phản biện không thể chối cãi, sừng sững ở ngay bên kia eo biển - đó là nền dân chủ Đài Loan.

Ngoại trưởng Đài Loan đã làm nổi bật hai hình ảnh đối lập giữa hệ thống dân chủ Đài Loan và chế độ độc tài Trung Quốc. Ông mô tả :

"Vì quý vị đang ở Đài Loan, đương nhiên quý vị cũng có theo dõi các buổi họp báo của trung tâm chỉ huy của chúng tôi và thấy rõ cách thức các buổi họp báo diễn ra đều trên cơ sở một sự minh bạch toàn diện ! Quý vị có thể đưa ra bất cứ câu hỏi gì và giám đốc trung tâm chỉ huy sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi cho đến khi mối nghi ngờ nhỏ nhất được xóa tan. Sự minh bạch toàn diện này chỉ có thể tồn tại trong một hệ thống dân chủ. Điều này cho phép đáp ứng mong muốn tạo dựng niềm tin mạnh mẽ giữa người dân và chính phủ.

Còn ở bên kia, hệ thống của Trung Quốc cộng sản rất khác biệt, một hệ thống chuyên chế được ghi trong Hiến pháp, không thể nào minh bạch, trung thực về tình hình dịch bệnh, bởi vì mục tiêu của họ là sự ổn định chế độ và củng cố quyền lực. Đây là một mối liên hệ với quyền lực rất khác biệt.

Kể từ khi tình hình đã được cải thiện ở trong nước, Trung Quốc quả thật bắt đầu cung cấp trang thiết bị y tế, bằng cách phô trương điều này dưới hình thức trao tặng và tìm cách đòi các nước tiếp nhận phải ca ngợi mô hình của Trung Quốc. Nhưng có nhiều quốc gia nhận thấy đó không phải là những khoản ban tặng mà là những là đợt giao hàng được bán với mức giá cao hơn thị trường rất nhiều, và một số nước cũng nhận thấy một phần trang thiết bị gởi đến đã bị hư hỏng. Do vậy, tôi nghĩ là Trung Quốc đã cố gắng "rao bán" mô hình của mình với cộng đồng quốc tế và tìm cách chứng tỏ tính ưu việt của mô hình đó, chẳng hạn so với mô hình của Đài Loan, thế nhưng cộng đồng quốc tế chối bỏ.

Tôi tin chắc rằng những nước chia sẻ cùng những giá trị với chúng tôi, nếu họ chú ý đến kinh nghiệm của Đài Loan, họ sẽ nhận thấy rằng các phương pháp dân chủ vẫn là tốt nhất để xử lý dịch bệnh, hơn là một cách tiếp cận chuyên chế".

Ngày 13/5 vừa qua, Trung Quốc đã đón nhận hai cú sốc liên quan đến Đài Loan. Khi chỉ trong một ngày, Pháp ra tuyên bố về "hợp đồng vũ khí" với Đài Loan còn Hải quân Mỹ thì công bố thông tin đã điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS McCampbell đi qua eo biển Đài Loan.

Ngày 13/5, Pháp đã bác bỏ các cảnh báo của Trung Quốc về việc bán vũ khí cho vùng lãnh thổ Đài Loan. Bộ Ngoại giao Pháp nhấn mạnh Paris tôn trọng nguyên tắc "Một Trung Quốc" nhưng sẽ không thay đổi các thỏa thuận hợp đồng đã có với Đài Loan và nói rằng Bắc Kinh nên tập trung vào cuộc chiến với Covid-19,.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pháp nêu rõ : "Trong bối cảnh này, Pháp tôn trọng các cam kết trong hợp đồng đã thực hiện với Đài Loan và không thay đổi lập trường kể từ năm 1994. Đối diện với cuộc khủng hoảng Covid-19, tất cả sự chú ý và nỗ lực của chúng ta nên tập trung vào vấn đề chống dịch".

Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo Pháp về một hợp đồng giữa Pháp với Đài Loan. Theo đó, vùng lãnh thổ này có kế hoạch mua các vũ khí từ Paris, nằm một phần trong kế hoạch nâng cấp một đội tàu chiến do Pháp chế tạo mà Đài Loan đã mua cách đây 30 năm.

Pháp đã bán 6 tàu hộ vệ tên lửa lớp Lafayette cho Đài Loan với giá 2,8 tỉ USD vào năm 1991, khiến quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị đóng băng một thời gian. Xét về thời gian sử dụng, các tàu này hiện đã trên 25 năm tuổi và khá lạc hậu so với các tàu chiến cùng loại của hải quân Trung Quốc.

Một nguồn thạo tin trong cơ quan quốc phòng Đài Loan cho biết Đài Bắc đã lên kế hoạch hiện đại hóa các tàu chiến trên dưới sự giúp đỡ của Pháp.

Quá trình hiện đại hóa bao gồm lắp đặt hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt Dagaie MK2 thuộc Tập đoàn DCI (Pháp). Giá trị hợp đồng dự kiến hơn 800 triệu đôla Đài Loan (khoảng 26,8 triệu USD).

Về phía Mỹ, cùng với việc công bố thông tin, Hoa Kỳ đã đồng thời công khai các ảnh chụp lại hoạt động tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS McCampbell đi qua eo biển Đài Loan lên trang Facebook của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Đây là lần thứ 6 tàu chiến Mỹ băng qua eo biển Đài Loan từ đầu năm đến nay. Con số này đáng chú ý vì các tàu của hải quân Mỹ di chuyển qua khu vực này chỉ tổng cộng 9 lần trong cả năm ngoái, theo Hãng tin CNA của Đài Loan.

Ông Tô Tử Vân, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu an ninh quốc phòng ở Đài Loan, nhận định sự xuất hiện thường xuyên của tàu chiến Mỹ và việc công bố các hoạt động này qua mạng xã hội sau đó là một dạng "ngoại giao công cộng quân sự" nhằm cho thấy cam kết của Mỹ với khu vực giữa bối cảnh Trung Quốc nỗ lực mở rộng ảnh hưởng quân sự.

Cơ sở cho các động thái ủng hộ dồn dập gần đây của Mỹ là đạo luật mang tên Sáng kiến tăng cường và bảo vệ đồng minh quốc tế Đài Loan (TAIPEI) được Tổng thống Donald Trump ký thông qua hồi cuối tháng 3 vừa qua. Đạo luật yêu cầu cần phải thúc đẩy sự gia nhập của Đài Loan trong các diễn đàn, tổ chức quốc tế và có những hành động trừng phạt các quốc gia phá hoại an ninh hoặc sự thịnh vượng của Đài Loan.

Hiện nay, dư luận Trung Quốc đang kêu gọi chính phủ có hành động trước những vấn đề như phong trào đòi độc lập ở Đài Loan hay những chỉ trích của Mỹ về cách Trung Quốc ứng phó với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, Thiếu tướng không quân Trung Quốc Kiều Lương, người vốn nổi tiếng với đường lối cứng rắn bất ngờ cho rằng, nước này sẽ "trả giá quá đắt" nếu lợi dụng đại dịch Covid-19 để tấn công đảo Đài Loan.

Trả lời phỏng vấn hôm 04/5, Thiếu tướng Kiều Lương, hiện là giáo sư tại Đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh nói : "Mục tiêu tối thượng của Trung Quốc không phải thống nhất Đài Loan, mà là đạt giấc mơ chấn hưng quốc gia, để toàn bộ 1,4 tỷ người có cuộc sống tốt đẹp.

Giấc mơ chấn hưng quốc gia có thể đạt được bằng cách thu hồi Đài Loan hay không ? Dĩ nhiên là không. Bởi thế chúng ta không nên lấy điều này làm ưu tiên hàng đầu.

Nếu muốn thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, Trung Quốc phải huy động toàn bộ nguồn lực và sức mạnh. Không nên để tất cả trứng vào cùng một giỏ, cái giá phải trả là quá đắt"

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là vùng lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Một số tướng lĩn

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trung Kiên
Read 643 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)