Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/06/2020

Tại sao Đông Nam Á im lặng trước Hồng Kông ?

Trustan Yu

Sự im lặng của Đông Nam Á trước vấn đề Hồng Kông nhắc nhở chúng ta về sự thiếu dân chủ trong khu vực.

silent1

Cảnh sát chống bạo động đứng ra bảo vệ cho bài đọc thứ hai về luật quốc ca gây tranh cãi tại Hồng Kông vào ngày 27 tháng 5 năm 2020. (Reuters / Tyrone Siu)

Chính xác vào một năm trước, vào ngày 9 tháng 6 năm 2019, hơn một triệu người ở Hồng Kông đã xuống đường và phát động phong trào phản đối dự luật chống dẫn độ, sau đó trở thành một cuộc đấu tranh kéo dài.

Bài viết này không bình luận về hành động của chính phủ Trung Quốc hoặc Hồng Kông, thay vào đó, tập trung vào những thiếu sót của Đông Nam Á.

Khởi nguồn câu chuyện dự luật dẫn độ có thể từ tháng 3 năm 2019, sau đó là hai cuộc tuần hành vào tháng 6, đánh dấu sự bùng nổ của cuộc xung đột lớn. Ngay cả khi Chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông rút dự luật, sự tàn bạo của cảnh sát vẫn là một vấn đề lớn và là trọng tâm của phong trào.

Nhà báo Indonesia Vither Mega Indah bị tổn thương mắt vì đạn cao su trong khi đưa tin về các cuộc biểu tình. Do đại dịch, loạt cuộc biểu tình hạ nhiệt trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng khi mùa hè đến gần, các cuộc biểu tình như vậy đã nhen nhóm trở lại.

Lần gần đây nhất là ngày 28 tháng 5. Đại hội Nhân dân Trung Quốc (NPC) đã phê chuẩn đề xuất thực thi Luật An ninh Quốc gia lên Hồng Kông. Chris Patten, thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, tuyên bố rằng "thế giới đơn giản là không thể tin tưởng chế độ Trung Quốc" và kêu gọi cộng đồng quốc tế đứng lên bảo vệ thành phố.

Luo Jianwei, Tổng Giám đốc Văn phòng Kinh tế và Thương mại Hồng Kông Jakarta, cơ quan thuộc đặc khu hành chính Hồng Kông, trong một bức thư gửi cho biên tập viên của The Jakarta Post đã bảo vệ quyền của chính phủ trung ương Trung Quốc đối với "thi hành luật pháp ở cấp quốc gia để thiết lập và cải thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế cho chính quyền đặc khu trong thực thi an ninh quốc gia".

Đông Nam Á dự kiến sẽ không có hành động cụ thể nào – tính trung lập của ASEAN là đặc điểm cơ bản của chính sách đối ngoại tổ chức này. Về mặt ra quyết định, các quy tắc thống nhất là cốt lõi trong lối tiếp cận của ASEAN. Campuchia và Lào được biết đến với mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc với Trung Quốc. Điều này có nghĩa là bất kỳ tuyên bố chống lại Trung Quốc dường như không được thông qua.

Có rất nhiều câu trả lời cho sự im lặng của Đông Nam Á đối với Hồng Kông. Câu trả lời rõ ràng nhất là sự phụ thuộc của Đông Nam Á vào Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, chỉ đứng sau thương mại nội khối ASEAN. Từ tuyến đường sắt Bờ Đông (East Coast Rail Link) của Malaysia đến tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào khu vực này theo chương trình nghị sự của Sáng kiến Vành đai và Đường đai.

Có lẽ quan trọng hơn, và là thực tế đáng buồn là về mức độ dân chủ trong khu vực, Đông Nam Á không cao. Năm ngoái, một số người Hồng Kông bày tỏ sự đồng cảm với các cuộc biểu tình ở Indonesia, nhưng hồ sơ theo dõi Đông Nam Á tại các nước dân chủ là nghèo nàn và suy giảm.

Singapore không có bất cứ bình luận về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Và không có gì đáng ngạc nhiên, vợ của Thủ tướng Lý Hiển Long, bà Hà Tinh đã bày tỏ sự ủng hộ với cảnh sát Hồng Kông thông qua trang Facebook.

Chỉ riêng trong năm nay, chúng ta đã chứng kiến ​​sự giải thể của Đảng Hướng tới Tương lai – đảng đối lập tại Thái Lan, mối đe dọa bất kỳ của Tổng thống Philippines Duterte đối với báo chí cũng như vi phạm (quyền con người) trong thời gian cách ly xã hội vì Covid-19.

Trustan Yu

Nguyên tác : Why is Southeast Asia silent on Hong Kong ?, The Jakarta Post, 09/06/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 12/06/2020

Tác giả, Trustan Yu, là trợ lý nghiên cứu tại Đại học Hồng Kông.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trustan Yu
Read 587 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)