Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

11/06/2020

Trung Quốc không muốn một trật tự thế giới mới

Vijay Gokhale

Tại sao Trung Quốc phá vỡ trật tự thế giới khi có thể chiếm lĩnh trật tự đó ?

tratu1

Trung Quốc đang ở giữa một trận chiến khốc liệt để vãn hồi danh tiếng của mình

Bắc Kinh bị chỉ trích trong vấn đề đại dịch và quyết định kiểm soát Hồng Kông, do đó các quan chức của nước này đang phải chữa cháy. Cách tiếp cận của họ gồm hai phần. Đầu tiên, nêu bật thành công trong việc chống lại virus corona và che giấu những sai lầm ban đầu. Thứ hai, tấn công những ai tìm cách làm hỏng hình ảnh Trung Quốc.

Tập Cận Bình trao quyền trận chiến này cho cấp dưới của mình. Khi Hoa Kỳ chùn bước và thế giới lâm vào khủng hoảng, Tập Cận Bình bận bịu với một chiến dịch lớn hơn : tiếp quản các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới và Liên Hợp Quốc,…

Kế hoạch có một tiêu đề lành tính và vô hại – "Cộng đồng với một tương lai chung cho nhân loại" lần đầu tiên được đề xuất bởi Tập Cận Bình vào năm 2013 và trình bày với Liên Hợp Quốc hai năm sau đó, khái niệm này xoay quanh tầm quan trọng của tham vấn và đối thoại, bao gồm và đồng thuận, hợp tác cùng có lợi và chia sẻ lợi ích. Tóm lại là hoàn toàn mơ hồ. Kế hoạch không chứa bất kỳ hành động cụ thể và không có cái nhìn hữu hình về trật tự thế giới mới.

Trái với suy đoán, Trung Quốc luôn nói rằng họ không tìm cách phá vỡ trật tự thế giới. Chúng ta phải lắng nghe họ. Tại sao Trung Quốc lại bận tâm phá vỡ trật tự thế giới khi họ có thể chiếm lĩnh lấy nó ?

Xét cho cùng, Trung Quốc là phía hưởng lợi lớn nhất của toàn cầu hóa. Bắc Kinh đã sử dụng một cách có hệ thống các thể chế đa phương do phương Tây lãnh đạo, như Tổ chức Thương mại Thế giới, để thúc đẩy lợi ích và ảnh hưởng của nước này. Mặc dù Trung Quốc tiếp tục nỗ lực để tăng cường kiểm soát Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhưng Bắc Kinh có trong tay quyền lãnh đạo của bốn cơ quan chủ chốt của Liên Hợp Quốc, nơi đặt ra các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc là Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới chẳng hạn.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc hiện là nhà đóng góp tài chính lớn thứ hai cho Liên Hợp Quốc : họ đã liên tục tăng cường ảnh hưởng của mình trong các tổ chức quốc tế trong nhiều năm.

Khác xa với việc mở một chiến trường mới, kế hoạch của Trung Quốc là chiến đấu trên vùng lãnh thổ quen thuộc. Thông điệp của nước này với thế giới rất đơn giản : Trung Quốc sẵn sàng tiếp quản, trong khi Hoa Kỳ đang thoái lui các trách nhiệm toàn cầu.

Đối với một thế giới kiệt quệ và nghèo nàn bởi đại dịch, đây là một đề xuất hấp dẫn. Hiếm khi ai nghĩ về tầm quan trọng của Bắc Kinh đối với trật tự thế giới. Phát triển và ổn định (không phải tham vọng lãnh đạo của Trung Quốc), là ưu tiên của hầu hết các quốc gia.

Có những lý do tốt để đánh cược trận này. Đại dịch có thể đã bộc lộ những thiếu sót trong hệ thống Trung Quốc, nhưng nó cũng đã bộc lộ nhiều thiếu sót ở phương Tây.

Hoa Kỳ và Châu Âu, từng gánh nặng với những thách thức chính trị và xã hội, đang đấu tranh để chống lại một loại virus mà họ không được chuẩn bị. Các thể chế toàn cầu mà họ tạo ra và nuôi dưỡng sau Thế chiến II không có định hướng. Phần còn lại của thế giới đã phải làm hết sức mình.

Trung Quốc vấp ngã khi bắt đầu đại dịch, đó là sự thật. Nhưng phương Tây dường như đang mất đi nền tảng đạo đức. Vào thời điểm Hoa Kỳ đang ngưỡng đầu bầu cử Tổng thống, Trung Quốc hy vọng sẽ lấy lại được niềm tin của thế giới.

Thật khó để duy trì sự lạc quan khi đối mặt với một triển vọng (Trung Quốc làm ông chủ thế giới) như vậy.

Thế giới cần một sự cân bằng – vào lúc này, không có quốc gia nào ngoài Hoa Kỳ có thể cân được điều này. Ở mức độ thực tế, sự lãnh đạo của Hoa Kỳ rất là cần thiết. Nhưng xa hơn nữa, thế giới cần sự lãnh đạo của Hoa Kỳ để nhắc nhở rằng tôn trọng tự do và phẩm giá con người là con đường tốt nhất cho một tương lai chung cho nhân loại.

Mô hình Bắc Kinh – nơi một nhà nước độc đảng thúc đẩy mạnh mẽ cải thiện kinh tế so với lựa chọn chính trị tự do – có vẻ hấp dẫn đối với một số người. Nhưng nó không thể được áp dụng rộng rãi. Nền văn hóa và lịch sử của Trung Quốc khiến phương pháp chỉ có thể hoạt động ở đó. Dân chủ, mặt khác, dựa trên các nguyên tắc phổ quát có thể được tuân theo ở mọi nơi, bởi mọi người.

"Ngồi tốt trong thuyền đánh cá", một câu nói nổi tiếng của Trung Quốc nói, sẽ "bất chấp gió to và sóng lớn". Chúng ta có thể yên tâm rằng Trung Quốc có ý định vượt qua cơn bão.

Và nếu phương Tây không thể lấy lại niềm tin vào sức mạnh dân chủ phổ quát – từ Ấn Độ đến Indonesia, từ Ghana đến Uruguay – thì Trung Quốc có thể chinh lĩnh cả thế giới.

Vijay Gokhale

Nguyên tác : View : China doesn’t want a new world order. It wants this one, The Economic Times, 06/06/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 11/06/2020

Vijay Gokhale là cựu đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Vijay Gokhale
Read 672 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)