Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

18/06/2020

Bộ Xây dựng đề xuất cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch

Thuận Phong

Người nước ngoài có quyền mua bất động sản du lịch ở Việt Nam

Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản 2014 theo hướng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua bất động sản du lịch.

bds1

Bộ Xây dựng đề xuất cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua bất động sản du lịch. 

Đây là một trong những giải pháp về lâu dài được Bộ Xây dựng đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản tại cuộc họp báo 6 tháng đầu năm 2020.

Đánh giá về thị trường bất động sản hiện nay, theo Bộ này, thị trường đang gặp khó khăn khiến nguồn cung khan hiếm tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm đạt thấp, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực sụt giảm...

Để tháo gỡ các nút thắt cho thị trường bất động sản (bất động sản), đại diện Bộ Xây dựng đã đề cập tới hàng loạt giải pháp nhằm tháo gỡ, thúc đẩy thị trường này phát triển.

Trong đó, về giải pháp dài hạn, Bộ Xây dựng cho biết cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản để đảm bào sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Cũng theo Bộ, trước mắt, khi chưa sửa Luật Đất đai thì theo Bộ Xây dựng cần sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định thi hành Luật đất đai năm 2013 để xử lý các diện tích đất công xen kẹt trong dự án đầu tư bất động sản, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án bất động sản, cho phép các dự án đang thực hiện thủ tục nhận bàn giao đất mà doanh nghiệp diện được giãn, chậm nộp tiền sử dụng đất để có thể triển khai dự án.

Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cũng đưa ra giải pháp về việc sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi một toà nhà chung cư ; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam.

Nhận định về nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng, nêu tại báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian qua, có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng, dự án đa năng kết hợp lưu trú và nghỉ dưỡng được cấp phép, nguồn cung loại hình bất động sản này tương đối lớn và đa dạng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật liên quan đến các loại hình bất động sản (condotel, officetel,..) chưa đầy đủ, các điều kiện của hợp đồng không chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua.

Từ thực tế trên Bộ cho biết thời gian tới sẽ kiểm tra, giám sát các địa phương trọng điểm trong việc triển khai các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị, dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định của pháp luật.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho, gây bất ổn cho thị trường bất động sản, bảo đảm tuân thủ pháp luật, hiệu quả đầu tư, ngăn chặn các hành vi trục lợi, tham nhũng, làm thất thoát tài sản nhà nước, nhất là trong sử dụng đất đai.

Tháng 5 vừa qua, trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp Quốc hội, Bộ Quốc phòng cho biết, từ năm 2011 - 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển TP Đà Nẵng có 134 lô, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, DN người Trung Quốc đang sở hữu, "núp bóng" sở hữu và thuê của UBND TP tại các vị trí : dọc các khu đô thị ven biển ; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn ; khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang, quận Sơn Trà. Bộ Quốc phòng nhận định, để sở hữu các lô đất ở Đà Nẵng, người Trung Quốc chủ yếu dựa theo 2 hình thức.

Thứ nhất, thành lập DN liên doanh với Việt Nam. Ban đầu, người Trung Quốc góp vốn thấp hơn người Việt Nam (người Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng đất), DN sẽ do người Việt Nam điều hành. Sau một thời gian, bằng nhiều cách, DN Trung Quốc tăng vốn giành quyền điều hành DN ; do tài sản góp vốn là đất nên quyền sở hữu các lô đất rơi vào tay người Trung Quốc.

Thứ hai, họ đầu tư tiền cho cá nhân người Việt Nam (chủ yếu người Việt gốc Hoa) để mua đất, đã phát hiện một số trường hợp kinh tế khó khăn nhưng đứng tên sở hữu nhiều lô đất như ông Lý Phước Cang 12 lô, ông Trác Ngọc Phúc 10 lô...

Không chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài ở Việt Nam

Theo Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và môi trường, điều 5 luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, cá nhân nước ngoài không phải là đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Vì vậy, không có việc chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Luật Nhà ở năm 2014 đã cho phép cá nhân nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, do quy định của luật Nhà ở chưa đồng bộ với quy định của luật Đất đai nên chưa có cơ sở cấp chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở.

Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục tụt dốc

Ghi nhận từ báo cáo của các đơn vị tư vấn cho thấy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thời gian qua không mấy sáng sủa. Trong báo cáo diễn biến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 3 tháng đầu năm vừa được DKRA công bố cho thấy sức cầu đang rơi xuống mức thấp kỷ lục.

Ở phân khúc condotel, quý I.2020, chỉ ghi nhận một dự án mới được mở bán trước Tết Nguyên đán (tháng 1.2020), cung ứng ra thị trường 82 căn condotel, bằng 3,9% so với quý trước và bằng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019. Mức tiêu thụ đạt 25 căn, giảm hơn 95% so với quý trước, thậm chí giảm đến 98% so với cùng kỳ năm ngoái. DKRA dự báo, sức cầu chung tiếp tục xu hướng giảm từ cuối quý I và duy trì ở mức rất thấp trong quý II.

Thuận Phong

Nguồn : VietnamNet, 18/06/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thuận Phong
Read 491 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)