Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

30/06/2020

Chủ trương 100% Giám đốc Công an không phải người địa phương : Ai hưởng lợi ?

Gió Bấc

Từ năm 2019 đến nay đã có hàng chục trường hợp bổ nhiệm mới, luận chuyển Giám đốc Công an tỉnh là người từ địa phương khác. Thiếu tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết đây là chủ trương của Đảng, hiện đang thực hiện 100% giám đốc Công an không phải là người địa phương. Đây là sự thay đổi 180 độ của đảng cầm quyền về nhân sự Công an trong lịch sử từ trước đến nay. Trong bối cảnh đấu đá phe nhóm trước Đại hội 13, ai sẽ hưởng lợi từ chủ trương này ?

congan1

Trao Giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm - Ảnh minh họa

Theo quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam về sự tin cậy đối với lực lượng vũ trang mà nhất là Công an thì nhân sự chủ chốt ở địa phương phải là người tại chỗ và đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương.

Từ trước đến nay, dù có luật lệ quy định quyền bổ nhiệm giám đốc Công an tỉnh, thành phố thuộc Bộ Công an, tuy nhiên thực tế quyền bố trí chủ yếu thuộc về các tỉnh ủy, thành ủy, và người được lựa chọn, cô cấu thông qua các đại hội đảng bộ. Thực chất, Bộ Công an chỉ ra quyết định bổ nhiệm chuẩn y và việc bổ nhiệm này tiến hành sau đai hội đảng bộ tỉnh, thành.

Việc điều động, thay đổi lãnh đạo Công an tỉnh thành trong giữa nhiệm kỳ rất hiếm xảy ra, chỉ có thể là các trường hợp bị kỷ luật hoặc do nhu cầu bổ sung cho các cơ quan đơn vị trực thuộc bộ. Trong trường hợp này người thay thế vẫn là người địa phương do cấp ủy chọn lựa và giới thiệu. Việc đưa cán bộ từ các cơ quan của Bộ Công an hoặc từ tỉnh này sang tỉnh khác lại càng ít xảy ra.

Riêng Sài Gòn vốn là thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, hiếm các nhân tố có đủ tiêu chuẩn lý lịch của ngành Công an nên Giám đốc Công an hầu hết là người có nguồn gốc các tỉnh lân cận như Long An (Nguyễn Chí Dũng, Lê Đông Phong), Bà Ria - Vũng Tàu (Nguyễn Chí Thành)… nhưng đa phần phải có quá trình dài công tác ở Sài Gòn. Ngoài Mai Chí Thọ là người Bắc vào Nam từ kháng chiến chống Pháp thì Sài Gòn chưa có Giám đốc Công an người Miền Bắc.

Thế nhưng từ năm 2019, bắt đầu có sự thay đổi căn bản. Nhiều tỉnh thành có giám đốc Công an được bổ nhiệm và đa số là từ các cơ quan của Bộ hoặc từ các tỉnh thành khác. Thí dụ bổ nhiệm đại tá Nguyễn Ngọc Vân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Sơn La ; điều động và bổ nhiệm thượng tá Nguyễn Thanh Trường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng Bộ Công an giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình… (1).

Đặc biệt, một số cán bộ từ Bộ Công an được điều động về tỉnh nhỏ làm bước đệm để sau đó bố trí về các tỉnh thành quan trọng hơn thí dụ đại tá Vũ Hồng Văn là phó chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (K20, Bộ Công an)được đưa về làm Giám Đốc Công an Đák Lắck sau đó điều động về làm Giám đốc Công an Đồng Nai (2).

Đại tá Lê Hồng Nam là cán bộ lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Bộ Công an, được điều động và giữ chức vụ giám đốc Công an tỉnh Long An từ đầu năm 2019 đến 26-6 vừa qua được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên Công an Thành phố Hồ Chí Minh có lãnh đạo là người miền Bắc. Đồng thời, một Phó Giám đốc An Giang được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an Long An (3).

Chưa tính đến hai trường hợp Long An và Thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Công an đã bổ nhiệm 15 Giám đốc Công an tỉnh thành (4).

Thiếu tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công an cho biết, đây là chủ trương của đảng, đang thực hiện 100% giám đốc công an không phải là người địa phương (5).

Vì sao đảng có chủ trương thay đổi 180 độ việc bố trí nhân sự lãnh đạo Công an địa phương vốn đã hình thành nề nếp hơn nửa thế kỷ qua ? Phải chăng đây là một trong những biện pháp tập trung quyền lực về trung ương, chống lại tình trạng cát cứ cục bộ lạm quyền hoặc thỏa hiệp ở các địa phương ?

Thực tế cho thấy việc cấp ủy địa phương quyết định nhân sự Công an tỉnh thành sẽ hạn chế thậm chí gây nguy cơ cho hoạt động Công an khi đấu tranh với sai phạm lãnh đạo địa phương thậm chí còn bị trù dập.

Thí dụ điển hình là vụ thiếu tướng Trần Văn Thanh nguyên Giám đốc Công an Đà Nẵng út ruột Cầu Sông Hàn , một vụ án tham nhũng gây chấn động Đà Nẵng được cho là có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban Nhân dân  Thành phố Đà Nẵng lúc đó là Nguyễn Bá Thanh . Sau đó dù đã chuyển về Bộ Công an làm Chánh Thanh tra vẫn bị người kế nhiệm tại Đà Nẵng khởi tố và bị TAND Đà Nẵng xử Thành phố Đà Nẵng đã xử vắng mặt bị cáo Trần Văn Thanh 18 tháng tù treo vì tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" Ngày 20 tháng 7  năm 2009 , mặc dù ông Trần Văn Thanh bị tai biến và có hai bệnh viện  của công an  đã xác nhận là tướng Thanh không đủ sức khỏe để dự phiên tòa, nhưng vị thiếu tướng  công an vẫn bị đưa đến tòa (được tổ chức tại Nhà hát Trưng Vương) trên xe cứu thương trong tình trạng hôn mê, thở ôxy và phải truyền dịch, để kiểm tra sức khỏe trước khi đưa ra tòa (6).

Một trường hợp ngược lại là sự cố kết, thỏa hiệp giữa lãnh đạo Công an và lãnh đạo địa phương sẽ làm phát sinh tình trạng tham nhũng, lạm quyền và nhiều tiêu cực xã hội khác kéo dài nhiều năm không thể xử lý như trường hợp đại tá Nguyễn Tiến Mạnh giám đốc Công an Đồng Nai vừa qua.

Nếu nguyên nhân việc thay đổi về bố trí giám đốc Công an không phải người địa phương nhằm vào mục đích chống tham nhũng, tiêu cực thì đây là bước tiến bộ của đảng cầm quyền, tuy việc này không mới. Theo cổ luật thì đời Lê Thánh Tông, Luật Hồng Đức đã quy định luật Hồi Tỵ, cấm quan chức có nhiều người thân củng làm chung một nha môn, một địa phương. Đời Minh Mạng còn triệt để hơn, chi tiết hơn trong đó có việc quan chức không đươc giữ chức vụ nơi quê quán.

Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Trong chế độ độc đảng, quyền lực tập trung trong tay một nhóm cầm quyền chuyên chế, thiếu minh bạch, không có sự giám sát của các cơ quan dân cử thật sư, thực quyền. Quốc hội, Hội đồng nhân dân chỉ là những tổ chức hình thức giả hiệu thì việc luân chuyển, bổ nhiệm giám đốc Công an người ngoài tỉnh vẫn vô nghĩa. Các nhóm lợi ích câu kết với nhau vẫn cứ xảy ra êm thắm nếu quyền lợi đươc phân chia sóng phẳng.

Trong bối cảnh cuộc đua nước rút tiền đại hội, cuộc tranh giành quyền lực để lên cao, trụ hạng trong đại hội thì việc thay đổi này là cơ hội vàng cho tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an.

Đa số những tân giám đốc Công an tỉnh thành đều còn trẻ, cấp hàm hầu hết chỉ là đại tá. Con đường thăng tiến còn dài, còn nhiều thứ bậc cao hơn về cấp hàm thiếu tướng, trung tướng về chức vụ cao hơn … và tất cả bước đường đó đều phải thông qua sự chuẩn thuận, ủng hộ của tướng Tô Lâm. Trước mắt họ mang ơn Tô Lâm ban cho cơ hội, tiếp theo họ cần Tô Lâm giúp đỡ. Chắc chắn họ là đội ngũ trung thành với Tô Lâm chứ không phải với dân tộc hay đảng và nhất là với cả Tổng chủ. Họ bắt buộc phải trung thành, tận tụy phục vụ theo yêu cầu của ngài Bộ trưởng.

Với các quan chức lãnh đạo địa phương hiện nay, không nhiều thì ít, ai cũng có sân trước, sân sau. Hầu hết các quan chức địa phương và gia đình họ nhất định sẽ có lạm quyền trong chiếm đất, nhũng nhiễu tiền của dân, ít nhiều có quan hệ qua lại với các đại gia. Tất cả những việc làm đó nhất định không lọt qua đôi mắt nhà nghề của Công an. Chính vì vậy, không chỉ các tân giám đốc Công an mà lãnh đạo 61 tỉnh thành cũng phải trung thành, ngoan ngoãn với Tô Lâm. Ít nhất là việc phải dồn phiếu tối đa, ủng hộ tối đa để Tô Lâm tiếp tục thêm một nhiệm kỳ.

So với các ứng viên khác, con đường vào tứ trụ của Tô Lâm rộng mở hơn mọi ứng viên khác trong Bộ Chính trị. Tô Lâm chắc chắn nắm trong tay tì nhất la sự ủng hộ của đoàn đại biểu 61 tỉnh thành

Ngoại trừ khi Tổng chủ dùng chiêu như đã từng áp dụng với người tử tế trong đại hội 12, đưa ra quy chế ứng cử, bầu cử, để Tô Lâm không còn cửa tự ứng cử. Nếu không chặn đươc Tô Lâm từ vòng xách dép, thì cả Tổng Chủ, Nguyễn Xuân Phúc cũng chưa chắc đã đạt mức ủng hộ của các đại biểu Quốc hội so với Tô Lâm.

Ván bài luân chuyển cán bộ, chiêu thức gây khó đối thủ Tổng Chỉ đã áp dụng trong Đại hội 12 tuy có thằng đươc "người tử tế" nhưng đã có quá nhiều khe hở để cho Trịnh Xuân Thanh và hàng chục tướng lãnh tiêu cực có điều kiện leo cao, treo sâu. Ván bài luận chuyển cán bộ Công an lại sơ hở quá mức, giúp Tô Lâm có thêm quyền lực để trở thành một hiệp sĩ bât khả chiến bại.

Nhưng đó vẫn là chuyên tranh giành chức vụ nhà đảng. Với người dân thì mọi thay đổi đều vô nghĩa, vì chính quyền và đảng cầm quyền với họ đều vô nghĩa.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 28/06/2020 (Gió Bấc's blo)

1. https://laodong.vn/thoi-su/bo-cong-an-cong-bo-quyet-dinh-bo-nhiem-lanh-dao-cong-an-4-tinh-765763.ldo

2. https://tuoitre.vn/dai-ta-vu-hong-van-lam-giam-doc-cong-an-tinh-dong-nai-20191127043659438.htm

3. https://tuoitre.vn/giam-doc-cong-an-long-an-ve-lam-giam-doc-cong-an-tphcm-20200626192919733.htm

4. https://laodong.vn/phap-luat/bo-cong-an-noi-gi-ve-luan-chuyen-dieu-dong-lanh-dao-cong-an-dia-phuong-804230.ldo

5. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/15-giam-doc-cong-an-tinh-duoc-dieu-dong-bo-nhiem-trong-6-thang-qua-646675.html

6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_Thanh_(ch%C3%ADnh_kh%C3%A1ch_Vi%E1%BB%87t_Nam)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Gió Bấc
Read 475 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)