Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

04/07/2020

Tự mãn hay điên loạn : Quân đội Trung Quốc sẵn sàng đấm đá khắp nơi ?

Nhiều tác giả

Vì sao Trung Quốc ‘đánh tứ phương’ giữa đại dịch Covid-19 ?

Khánh An, VOA, 04/07/2020

Trong bối cnh "t b th đch" bi nhng ch trích t khp nơi trên thế gii v cách x lý đi dch Covid-19 và các vn đ khác, Trung Quc vn tiếp tc cùng lúc tiến hành nhiu bin pháp chng t sc mnh "trên mi mt trn", theo cách nói ca t Hoàn Cầu Thời Báo - t báo chuyên chuyn ti thông đip ca Bc Kinh ra thế gii. Chuyên gia cp cao ca M v Trung Quc lý gii vi VOA v phn ng "có v như mâu thun này" ca Bc Kinh.

danh01

Vấn đề biên giới Ấn Độ-Trung Quốc một lần nữa "dậy sóng", gây lo ngại cho quan hệ song phương. (Ảnh minh họa)

Bị "thế gii tn công" hay đang "tn công thế gii" ?

"Trung Quốc cm thy giống như b các nước li dng (tình hình đi dch Covid-19) nhưng đng thi, theo tôi, Trung Quc cũng mun biến khng hong tr thành cơ hi", chuyên gia nghiên cứu cp cao v Trung Quc, Bonnie Glaser, ca Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS) ở Washington nói v đng cơ dn đến hành đng "đánh t phương" ca Trung Quc gn đây.

Cũng chính vì động cơ trên mà theo bà Bonnie Glaser, mc dù nghe có v mâu thun nhưng c hai nhn đnh cho rng "Trung Quc b thế gii tn công" và "Trung Quc đang tấn công thế gii" đu chính xác trong hoàn cnh hin nay.

Ngoài Hoa Kỳ với nhng ch trích gay gt và bin pháp mnh t chính quyn Trump vì nhiu vn đ, t đi dch Covid-19 đến thương mi, Bin Đông, Hong Kong, Đài Loan, n Đ…, Bc Kinh hin cũng đang hứng chu mũi dùi t phía Australia vi kêu gi điu tra v ngun gc và s lây lan ca virus corona, t phía Anh v vic thông qua Lut An ninh Quc gia đi vi Hong Kong, t phía Canada v v Huawei…

"Tôi cho rằng Trung Quc mun ngăn chn các quc gia này bắt tay vi nhau. Trung Quc lo ngi s hình thành ca bt kỳ liên minh chng Trung Quc nào", chuyên gia Glaser nhận đnh vi VOA.

Tình cảnh b bao vây t phía này khiến cho Bc Kinh "đc bit nhy cm" v các vn đ liên quan đến ch quyn, trong đó có Biển Đông, Đài Loan, Hong Kong và biên gii vi n Đ, và điu này cũng lý gii vì sao Trung Quc bác b có bt kỳ ca lây nhim Covid-19 nào trong quân đi ca mình, theo bà Bonnie Glaser.

Mặt khác, chuyên gia cp cao ca M cũng tin rng Trung Quc đang thực hin chính sách "biến nguy thành cơ", biến khng hong thành cơ hi, tranh th tình hình đi dch đ ln ti trong nhng khu vc có tranh chp trên.

Trung Quốc đ sc "đánh t phương"

Tờ Hoàn Cu Thi Báo ca nhà nước Trung Quc trong mt bài viết hôm 28/6 dẫn chng phân tích ca chuyên gia nước này nói rng Quân đi nhân dân Trung Quc được trang b kh năng cao đ "sn sàng chiến đu trên tt c các mt trn" nhiu khu vc khác nhau, và dn chng các hot đng quân s chuyên sâu đang được thc hiện cùng lúc hin nay như cuc tp trn Hoàng Sa (t ngày 1/7 - 5/7), gn đo Đài Loan và ti biên gii Trung - n.

Tờ báo cho rng mong mun ca n Đ v kh năng Hoa Kỳ s đến tr giúp hay trn áp các lc lượng Trung Quc trên Bin Đông và Eo bin Đài Loan, từ đó "to cơ hi" cho n Đ, ch là mt "o tưởng".

Nhận đnh v thc lc quân s ca Bc Kinh, chuyên gia Bonnie Glaser, Giám đc d án nghiên cu v "Sc mnh Trung Quc" ca CSIS, nói rng quân đi ca Trung Quc "ngày càng mnh lên theo thi gian" với nhng khon chi tiêu khng l hng năm dành cho quc phòng.

Trong một nghiên cu v ngân sách quc phòng năm 2020 ca Trung Quc, bà Bonnie Glaser và các đng nghip ch ra rng gia bi cnh nn kinh tế đang phi gánh chu hu qu ca đi dch Covid-19, nhưng mc chi tiêu cho quân đi vn tăng t 5,06% vào năm 2019 lên 5,12% khi ngân sách chính quyn trung ương b ct gim, "phát đi mt tín hiu rõ ràng rng Ch tch Tp Cn Bình vn cam kết hoàn tt vic hin đi hóa Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào năm 2035, và biến lc lượng này thành tr thành quân đi đng cp thế gii vào năm 2049".

"Quân đội Trung Quc có th tt hu so vi Hoa Kỳ trong nhiu lĩnh vc hay thua xa Nga v vũ khí ht nhân, nhưng nếu nói v s lượng và kích c tàu, hải quân Trung Quc rt ln và có th sm vượt qua Hoa Kỳ", bà Glaser nhận xét vi VOA, đng thi thêm rng s tương phn lc lượng này đc bit thy rõ khi so sánh vi các quc gia trong khu vc.

Nghị sĩ Tobias Ellwood, thành viên ca Nhóm nghiên cu về Trung Quc ca Quc hi Anh, cho rng vic tăng tc phát trin quy mô quân đi ca Trung Quc trong 10 năm qua nhm mc đích khiến cho các nước "phi cân nhc cn thn" khi tính đến kh năng tn công trc din, ngay c đi vi Hoa Kỳ

"Từ đó, h có th chiếm các đo Bin Đông mà không ai dám thách thc c", t Express dn li ngh sĩ Ellwood nói.

Khánh An

Nguồn : VOA, 04/07/2020

*******************

Tham vọng của Trung Quốc : Mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình ở Châu Á

Thanh Hà, RFI, 04/07/2020

Xung đột biên giới Ấn - Trung, lấn chiếm Biển Đông và siết chặt gọng kềm an ninh với Hồng Kông : ba dấu hiệu thể hiện Trung Quốc đang đầy tự tin, không còn "kềm chế" để sử dụng vũ lực. Đó là mối nguy lớn nhất đe dọa hòa bình và ổn định tại toàn Châu Á.

danh2

Ba lý do Trung Quốc lớn mạnh là mối đe dọa lâu dài cho hòa bình và ổn định ở Châu Á - Tranh vẽ : Craig Stephens

Trong bài viết Three reasons China’s increasing assertiveness is a threat to Asia’s long-standing peace and stability (Ba lý do Trung Quốc lớn mạnh là mối đe dọa lâu dài cho hòa bình và ổn định ở Châu Á) đăng trên South China Morning Post ngày 07/04/2020, giáo sư Allen Carlson, đại học Mỹ Cornell chuyên nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Trung, Trung Quốc và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho rằng những động thái hung hăng của Trung Quốc trên ba hồ sơ vừa nêu là "một bước ngoặt" đối với hòa bình và ổn định của Châu Á. Tình hình có thể còn "tệ hơn thế nữa".

Theo ông Allen Carlson, Covid-19 và những tác động về kinh tế, xã hội và y tế kèm theo không là yếu tố duy nhất đẩy Châu Á "đến bên bờ vực thẳm". Thay đổi trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh còn quan trọng hơn nhiều và có nguy cơ khép lại thời kỳ mà Châu Á được yên ổn phát triển kể từ sau chiến tranh lạnh.

Mới chỉ cách đây vài năm những tiếng chuông báo động về một kịch bản tham vọng lấm chiếm biển đảo của Trung Quốc dẫn đến xung đột ở Biển Đông và biển Hoa Đông, được cho là "quá đáng" và chỉ là quan điểm của một số ít các nhà nghiên cứu.

Trung Quốc không còn "tự kềm chế"

Tình hình đã thay đổi hoàn toàn trong những tuần lễ gần đây. Xung đột ở biên giới Ấn-Trung dù đã được lắng dịu, viễn cảnh chiến tranh ở biên giới tạm thời được xua tan, nhưng theo giáo sư Carlson, cuộc giao tranh nói trên là một "bước ngoặt quyết định" trong quan hệ chẳng những giữa Bắc Kinh và New Delhi mà còn ảnh hưởng cả đến toàn Châu Á. Trung Quốc không còn kềm chế sử dụng vũ lực nữa.

Điểm nhạy cảm thứ nhì là Biển Đông : Trung Quốc tăng tốc thâu tóm vùng biển này. Đây là một sự chuẩn bị "từ nhiều năm qua" khi Bắc Kinh "cải thiện, mở rộng và tăng cường" đáng kể khả năng can thiệp của các lực lượng hải quân. Đó là chưa kể tới chiến lược xây dựng cơ sở trên các đảo tại những vùng có tranh chấp để đặt thế giới trước "chuyện đã rồi".

Một lần nữa giáo sư Carlson cho rằng ngay cả trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình cũng đã "hết kềm chế" : Bắc Kinh không còn dè dặt mà đã "thẳng thừng bác bỏ những khẳng định chủ quyền của Việt Nam và Philippines trong các vùng biển có tranh chấp", "mạnh mẽ chống đối Hoa Kỳ thị uy trong vực". Hậu quả kèm theo là "căng thẳng tại Đông Nam Á gia tăng".

Dấu hiệu thứ ba cho thấy Trung Quốc thách thức cộng đồng quốc tế là việc Bắc Kinh áp đặt Luật an ninh Hồng Kông : đạo luật vừa được ban hành báo trước "Tập Cận Bình không tuân thủ luật chơi mà những người tiền nhiệm của ông đã từng chấp nhận" và sẽ "năng động hơn những thế hệ lãnh đạo trước rất nhiều để dập tắt mọi mối đe dọa". Trong bối cảnh đó, theo giáo sư Mỹ, Allen Carlson, "khó tránh khỏi viễn cảnh xung đột leo thang giữa Bắc Kinh với Đài Bắc" khi mà Đài Loan quyết tâm độc lập với Hoa lục.

Kịch bản tai hại cho Châu Á thêm cận kề

Cả ba hồ sơ, từ biên giới Ấn - Trung đến Biển Đông hay Hồng Kông, đều cho thấy "kịch bản tai hại cho Châu Á thêm cận kề". Tình hình sẽ thực sự xấu đi thêm nữa vì ba lý do :

Thứ nhất là tranh chấp Mỹ - Trung không chỉ dừng lại ở một cuộc "đấu khẩu" nữa mà hai ông khổng lồ thế giới này đang lao vào một cuộc đọ sức quân sự ở Biển Đông.

Thứ hai là Biển Hoa Đông dậy sóng vì tranh chấp Nhật - Trung tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Thứ Ba là Trung Quốc mạnh tay dùng luật an ninh quốc gia để tiêu diệt mọi tiếng nói bất đồng ở Hồng Kông và nhất là mở thêm một mặt trận ở eo biển Đài Loan.

Trong chảo lửa chỉ chực chờ bùng lên bất cứ lúc nào như vậy, giáo sư Carlson đại học Cornell, Hoa Kỳ kết luận : với ngần ấy dấu hiệu báo trước, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu như Châu Á bị đẩy xuống vực thẳm.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 04/07/2020

*****************

Bỉ cảnh báo nguy cơ gián điệp từ sinh viên Trung Quốc

Minh Anh, RFI, 04/07/2020

Thứ Năm, 02/07/2020, cơ quan an ninh nội địa Bỉ (phản gián - La Sureté de l'Etat) công bố báo cáo hàng năm cảnh báo những mối nguy gián điệp sinh viên Trung Quốc trong ngành công nghệ quốc phòng.

tq1

Cơ quan an ninh nội địa Bỉ cảnh báo những mối nguy gián điệp sinh viên Trung Quốc trong ngành công nghệ quốc phòng.

Theo bản báo cáo thường niên của Cơ quan An ninh Quốc gia, các trường đại học Bỉ là được xem như là "mỏ vàng" trên phương diện nghiên cứu. "Những sinh viên và nghiên cứu sinh này sau đó mang tất cả những kiến thức tích lũy được tại các trường đại học Bỉ để phục vụ cho quân đội trong nước. Hiện tại, có khoảng vài chục sinh viên quân sự đang học tập tại các trường đại học Bỉ".

Tuy nhiên, cơ quan phản gián Bỉ không cho biết cụ thể con số sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Bỉ, nhưng nhân vật số hai của cơ quan này, ông Pascal Pétry, "úp mở" thừa nhận rằng Bỉ đặc biệt thu hút sự chú ý của sinh viên Trung Quốc vì nước này có nhiều trụ sở chính của các định chế Liên Hiệp Châu Âu.

Trả lời phỏng vấn nhật báo La Libre Belgique, được AFP trích dẫn, ông Pétry khẳng định "ý đồ của Trung Quốc là thúc đẩy các nhà nghiên cứu trẻ thâm nhập vào những cơ quan hấp dẫn tại Bỉ và chiêu dụ họ trở về nước nếu họ mang về những thông tin hữu ích".

Cơ quan phản gián Bỉ cảnh báo "chính những sinh viên này là nguồn cội của việc mất quyền sở hữu trí tuệ, gây ra những tác động cho việc tài trợ nghiên cứu khoa học của đất nước. Trên thực tế, khi một số công nghệ mũi nhọn không thể được tăng giá trị, trường đại học mất nguồn thu".

Để giải quyết vấn đề này, cơ quan tình báo đề xuất một chương trình đánh động nhằm hỗ trợ giới hàn lâm bảo vệ tốt hơn các nghiên cứu khoa học tiềm tàng và nhất là trong việc mở cửa đón sinh viên nước ngoài.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 04/07/2020

*******************

Căng thẳng biên giới : Thủ tướng Ấn gọi Bắc Kinh là kẻ "bành trướng"

Trọng Thành, RFI, 04/07/2020

Vùng biên giới Ấn Độ - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng. Sau cuộc đụng độ đẫm máu giữa tháng 6/2020, hai bên trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Trong lúc thủ tướng Ấn gọi Bắc Kinh là kẻ "bành trướng", Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi New Delhi đừng "tính toán sai" về phản ứng của Bắc Kinh tại vùng biên giới. 

danh3

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm đơn vị quân đội tại Ladakh, Himalaya, biên giới với Trung Quốc, ngày 3/7/2020. © via Reuters - Handout.á

Hôm 03/07/2020, trong chuyến thị sát bất ngờ tại một đơn vị quân đội ở vùng biên giới với Trung Quốc, thủ tướng Ấn Độ đã gián tiếp gọi Bắc Kinh là quân bành trướng, và cổ vũ tinh thần sẵn sàng chiến đấu của binh sĩ. Ông Narendra Modi nói : "Thời kỳ của chủ nghĩa bành trướng đã qua rồi. Chủ nghĩa bành trướng là mối đe dọa cho hòa bình thế giới. Bây giờ là thời kỳ của phát triển. Các thế lực bành trướng hoặc sẽ thua, hoặc buộc phải lùi bước". 

Theo báo mạng Úc abc.net.au, hôm qua, 03/07/2020, phát ngôn viên đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ lên tiếng khẳng định việc thủ tướng Ấn Độ gọi Bắc Kinh là "bành trướng" là không có cơ sở. Quan chức này khẳng định Trung Quốc đã giải quyết được các tranh chấp biên giới "với 12 trong số 14 nước láng giềng bằng con đường thương thuyết hòa bình". 

Về phần mình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) kêu gọi Ấn Độ "hợp tác với Trung Quốc để duy trì quan hệ hữu nghị toàn cục", đồng thời lên án các hành động chống lại doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Ấn Độ, là vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ có các trả đũa để "bảo vệ quyền lợi hợp pháp" của các doanh nghiệp Trung Quốc trên đất Ấn. 

Không muốn một mình đối mặt với Trung Quốc, New Delhi tiếp tục vận động ngoại giao tìm kiếm ủng hộ. Hôm qua, 03/07/2020, đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ Satoshi Suzuki đưa lên Twitter một thông điệp khẳng định "phản đối mọi hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng" tại Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) tại biên giới Ấn - Trung.

Tuyên bố được đưa ra sau khi đại sứ Nhật gặp ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Shringla. Một số nguồn tin ẩn danh cho biết trước đó, ngoại trưởng Ấn Độ cũng thông báo chủ đề này với các đặc phái viên hay các đồng nhiệm Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Đức.

Đại sứ Nhật Satoshi Suzuki đưa ra quan điểm ủng hộ nói trên, sau khi Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc họp của giới ngoại giao và quân sự, nhưng đàm phán vẫn bế tắc.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 04/07/2020

********************

Căng thẳng Ấn-Trung : Thủ tướng Modi bất ngờ thăm vùng Himalaya

Thu Hằng, RFI, 03/07/2020

Ngày 03/07/2020, thủ tướng Ấn Độ Nadrendra Modi đã bất ngờ đến thị sát tình hình ở Ladakh, thuộc vùng núi Himalaya sát biên giới với Trung Quốc. Đây là nơi đã diễn ra vụ đụng độ chết người giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vào ngày 15/06.

danh4

Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, trong chuyến thăm vùng Ladakh, trên dãy Himalaya, ngày 03/07/2020. via Reuters - Press Information Bureau

Theo AFP, ông Modi đã gặp gỡ các quân nhân trong một doanh trại tại vùng Nimu (ở độ cao hơn 3.300 mét). Sau đó, ông đến thăm những quân nhân bị thương trong vụ ẩu đả hiện được điều trị tại một bệnh viện ở Leh, thủ phủ vùng Ladakh. Tháp tùng thủ tướng Modi có tham mưu trưởng, tướng Bipin Rawat và tư lệnh quân đội, tướng MM Naravan.

Hãng tin Reuters cho biết, ông Modi bất ngờ đến thăm vùng biên giới này do bị áp lực trong nước là phải đáp trả việc Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ. Vụ đụng độ gây chết người ngày 15/06 ở Ladakh được coi là sự cố nghiêm trọng nhất trong vòng 45 năm qua. Phía Ấn Độ có 20 lính tử vong, Trung Quốc không đưa ra bất kỳ con số nào. Cả hai bên đổ lỗi cho nhau nhưng đều khẳng định muốn giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình.

Trong những tuần gần đây, chính quyền New Delhi đã tăng cường lực lượng quân sự trong khu vực. Vụ đụng độ cũng khiến làn sóng bài Trung Quốc trỗi dậy ở Ấn Độ. Ngoài việc kêu gọi tẩy chay hàng hóa, ngày 29/06, New Delhi thông báo cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc (TikTok, Weibo, WeChat, CamScanner…) vì lý do an ninh quốc gia. Bản thân thủ tướng Modi cũng đóng ứng dụng Weibo của ông.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 04/07/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Khánh An, Thanh Hà, Trọng Thành, Thu Hằng
Read 857 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)