Đặt Trung tâm công nghệ cao Bến Tre ở đâu?
Xuân Minh, VNTB, 20/07/2020
Nhắc lại câu chuyện về một thành phố từng rất nghèo ở Thụy Sĩ (*) , nhưng được cả thế giới biết đến nhờ dám ứng dụng công nghệ blockchain, Bộ trưởng ngh trng la blockchain, Bộ trưởng ngh la blockchain, la blockchain la Bộ B th trưởng H thn mnghn bnghn bn mnghn bn mnghn bn Mn Mn Bn ngh thung lũng Silicon về ứng dụng công nghệ.
Sáng 17/7, Bộ Thông tin và truyền thông đã có buổi làm việc trực tuyến với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre. Lãnh đạo tỉnh Bến Tre nói rằng họ đang mong mỏi là xây dựng Khu Công nghệ thông tin tập trung (Bến Tre - Innotech) và tham gia vào Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.
"Bến Tre có thành trung tâm Silicon hay không chủ yếu liên quan đến quyết tâm chính trị, quyết tâm ứng dụng cái mới, quyết tâm thì điểm. truyền thông, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ.
Khó khăn là trở ngại nhưng cũng là lợi thế của Bến Tre. Chỉ cần sẵn sàng thí điểm công nghệ mới, lúc đó tất cả doanh nghiệp công nghệ sẽ đến vùng này và biến tỉnh trở thành thung lũng Silicon về chuyển đổi.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có những phát biểu như trên.
Bài viết này xin được trao đổi cùng bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng hai ý như sau:
Thứ nhất , có lẽ cụm từ 'trung tâm Silicon' mà ông Hùng đề cập là muốn nói đến thung lũng Santa Clara, thuộc miền Bắc California - Hoa Kỳ, nơi có nhiều công ty hàng đầu vágh váng ty hàng đầu váng váng có c , như Apple, Google, Facebook, Netflix… Tính đến hết năm 2019, đã có gần 40 công ty trong danh sách Fortune 1000 có trụ sở chính đặt tại thung lũng Silicon.
Thung lũng Silicon có 5 trường đại học danh tiếng bao gồm: đại học Stanford, đại học Northwestern Polytechnic, đại học Carnegie Mellon, đại học San Jose State và đại học Santa Clara. Chính những trường đại học này là cái nôi sản sinh ra hầu hết nguồn nhân lực chất lượng cao của thung lũng Silicon.
Bangalore thường được gọi là "Silicon Valley của Ấn Độ" bởi vì nó đã trở thành một trung tâm công nghệ cao. Cũng là nơi đặt đại bản doanh của hơn 1.000 công ty công nghệ hàng đầu gồm: IBM, Intel, Dell, Cisco, Sun Microsystems và Oracle. Bởi nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào, vốn tiếng Anh tốt cùng tiền lương rẻ bằng 1/8 lần so với Mỹ.
Nhưng nếu so sánh với Silicon Valley ở Californie thì Bangalore cần một thời gian dài để bắt kịp. Silicon Valley nổi tiếng vì các hoạt động kinh doanh mạnh mẽ, nhưng ở Bangalore dân chúng thích gia nhập công ty hơn là bắt đầu dự án kinh doanh.
Như vậy, từ hai thực tế kể trên, cho thấy cụ thể tại Việt Nam lâu nay mới chỉ có một địa phương là Sài Gòn đã đầu tư về nguồn nhân lực với vốn liếhng tn lực với vốn liếhng tng tng cũng như có nhiều dự án khởi nghiệp. Tuy vậy, ngay cả Công viên phần mềm Quang Trung ở Sài Gòn, vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài như kỳ vọng.
Nay nếu đầu tư dàn trải với tâm lý như một thời gian khá dài sau năm 1975, là ở miền Nam đi đâu người ta cũng thấy có những 'ao cá Bác Hồ', cho thấ du coup ch l l kinh tế.
Thứ hai , đó là vấn đề thể chế. Sẽ rất mơ hồ khi lại đưa ra một mẫu câu giáo điều quen thuộc của đảng cộng sản Việt Nam, «Bến Tre có thành trung tâm Silicon hay không chủ yếu liên quan trn chn».
Tin rằng ngay cả tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - người đang ngồi chiếc ghế quyền lực cao nhất của đảng suốt hai nhiệm kỳ, hơn ai hết, chắc hẳn ô tâch trh vng Lun ô tâ d trn m ng lu Nam hùng mạnh thực sự, với nền kinh tế và cả chính trị không chịu lệ thuộc Trung Quốc. Thế nhưng dường như mọi việc vẫn không thể như ý, nếu chỉ dừng ở mỗi 'quyết tâm chính trị' mà thiếu động lực của cạnh tranh thể chế chính trị.
Nói thêm, 'quyết tâm chính trị' mà ông Nguyễn Mạnh Hùng muốn nói đến ở đây là về một Bến Tre - Innotech như thung lũng Santa Clara, hay Bangalore? Bởi thung lũng Santa Clara thu hút doanh nghiệp ở chính Hoa Kỳ. Bangalore của Ấn Độ muốn nhắm đến việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Xuân Minh
Nguồn: VNTB, 20/07/2020
Chú thích :
(*) Thụy Sĩ là quê hương của "Thung lũng Crypto" (Crypto Valley), trụ sở của một nhóm các công ty tại thị trấn nhỏ Zug ngay bên ngoài thủ đô Zurich, với Ethereum Foundation, Suisse… là những cái tên tiêu biểu nhất.
Một lưu ý, thị trấn Zug khi chưa có "Crypto Valley" thì nơi đây không nghèo như lời của ông bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
***********************
Bến Tre có thể trở thành ‘thung lũng Silicon’ Việt Nam ?
RFA, 20/07/2020
Gợi ý của Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông
Tại buổi làm việc với Chính quyền tỉnh Bến Tre, vào sáng ngày 17/7, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao lãnh đạo tỉnh này trong việc đang xây dựng Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Các cây dừa được trồng trên ruộng lúa ngập mặn, ở xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Hình chụp ngày 5/7/10. - AFP
Chính quyền tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu địa phương phải trở thành tỉnh tiên phong trong chuyển đổi số, phát triển các nội dung số. Đồng thời, mong muốn xây dựng một dự án là khu Công nghệ Thông tin tập trung (Bến Tre- Innotech) và tham gia vào Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.
Mặc dù vậy, Chính quyền tỉnh Bến Tre trình bày với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rằng họ chưa biết bắt đầu từ đâu và khó khăn của tỉnh là nguồn lực và kinh phí để xây dựng đề án chuyển đổi số.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã gợi ý với lãnh đạo tỉnh Bến Tre có thể phát triển theo mô hình thung lũng Silicon của Việt Nam về ứng dụng công nghệ. Ông Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn nhấn mạnh rằng khó khăn của tỉnh Bến Tre cũng là lợi thế và nếu như Bến Tre sẵn sàng thí điểm công nghệ mới thì tất cả doanh nghiệp sẽ đến đầu tư và có thể trở thành một thung lũng Silicon về ứng dụng công nghệ tại Việt Nam.
Bộ trưởng Thông tin và truyền thông còn khẳng định thêm rằng nếu Bến Tre thí điểm vượt qua quyền hạn của tỉnh thì tỉnh làm việc với Bộ Thông tin và truyền thông và Bộ sẽ báo cáo Chính phủ.
Vào tối ngày 20/7, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ BKAV nói với RFA rằng theo ghi nhận của ông thì tuyên bố của Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhằm vào ý nghĩa là động lực phát triển của tỉnh Bến Tre về ứng dụng công nghệ.
"Theo tôi hiểu thì ý ông Bộ trưởng là ở Bến Tre thì nhiều thứ còn sơ khai. Ví dụ như hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh thì người ta cũng ứng dụng công nghệ ít nhiều rồi. Đôi khi một nơi đã có ứng dụng rồi thì lại không có lợi bằng một chỗ hoàn toàn mới. Chắc là ý của Bộ trưởng về thung lũng Silicon phát triển công nghệ ở đây là ứng dụng công nghệ, tức là một mảnh đất mới và họ có thể làm mới ngay từ đầu, mang lại hiệu quả cao hơn. Tôi nghĩ là như thế".
Thung lũng Silicon của Việt Nam ?
Ông Nguyễn Tử Quảng xác nhận với RFA về gợi ý của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng không có gì là không sát thực tế. Ông Nguyễn Tử Quảng lý giải :
"Trước đây chúng tôi cũng có tham gia vào việc triển khai tin học hóa cho các địa phương. Chúng tôi thường có một câu hay nói là ‘lấy nông thôn bao vây thành thị’, có nghĩa là đôi khi những nơi vùng sâu vùng xa thì người ta có động lực tốt hơn trong việc ứng dụng công nghệ. Bởi vì họ không tiếp xúc nhiều với những nơi ở thành phố, mà phải từ xa nhưng tiện lợi hơn và họ có khát khao giống như ở thành phố. Đấy là về hệ thống kỹ thuật số hay là tin hóa thì cần động lực của người sử dụng rất cao. Tại thành phố thì đôi khi có điều kiện tiếp xúc nhiều nên họ không có động lực thật sư để khát khao, để đột phá dùng công nghệ để thay đổi. Thực tế, trước đây chúng tôi có kinh nghiệm về điều đấy. Nhiều nơi ở vùng núi, họ ứng dụng công nghệ thông tin lại có khi tốt hơn một số nơi ở thành phố. Bởi vì đó là động lực của con người ở đó rất tốt".
Ông Phạm Mẫn, một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, quê quán ở Bến Tre phân tích với RFA rằng nếu nhìn về góc độ đầu tư, kinh doanh thì quan điểm của ông Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là chính xác.
Là người sinh trưởng ở Bến Tre, ông Phạm Mẫn chỉ ra vùng đất bị xâm mặn không thể phát triển về nông nghiệp lẫn ngư nghiệp một cách hiệu quả thì tập trung phát triển về công nghệ là điều hợp lý. Bên cạnh đó, so sánh với các tỉnh lận cận và TP.HCM thì Bến Tre có rất nhiều thuận lợi trong lĩnh vực đầu tư công nghệ.
"Cái lòng chảo Bến Tre rất rẻ về chi phí đầu tư, như đất đai, hạ tầng về điện…so với các tỉnh khác thì hiện tại ở Bến Tre đang rất rẻ. Thông thường đầu tư những mảng này thì 5 năm đầu là lỗ. Nhưng nếu đầu tư ở Bến Tre thì chi phí lỗ 5 năm đầu sẽ là thấp nhất, bởi vì chi phí cuộc sống và chi phí khác đều rất rẻ. Và với lĩnh vực khai thác công nghệ thông tin như thế này thì sử dụng hệ thống 4G, 5G là quá tiện dụng rồi".
Hồi đầu tháng 7, tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm của ngành Thông tin và truyền thông, ông Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đại dịch Covid-19 là cơ hội và "cú hích trăm năm" để Việt Nam đẩy nhanh và toàn diện chuyển đổi số trên bình diện toàn quốc gia, cả kinh tế, xã hội, cả nhà nước, doanh nghiệp, cả cộng đồng và người dân. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng từng khẳng định tại Hội nghị là "Việt Nam có lợi thế so sánh về chuyển đổi số, đồng thời có nhiều doanh nghiệp viễn thông và Công nghệ Thông tin mạnh".
Ảnh minh họa. Một công ty công nghệ thông tin do nước ngoài đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh. AFP
Tầm nhìn và thực tiễn : Một con đường dài !
Ông Phạm Mẫn chia sẻ với RFA rằng ông có niềm tin về thực tài lãnh đạo cũng như tầm nhìn của đương kim Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Việt Nam.
Một ví dụ được ông Phạm Mẫn trưng dẫn mà ông cho là minh chứng cụ thế nhất. Đó là Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) đã rất thành công ở thị trường Đông Nam Á và thị trường Châu Phi. Mặc dù trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế Quý I/2020 của Viettel Global được báo cáo tăng trưởng xấp xỉ 600% và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng lên hơn 960 tỷ đồng.
Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ BKAV, ông Nguyễn Tử Quảng cũng nhìn nhận rằng tại Việt Nam có một sự thay đổi nhận thức rất lớn của giới lãnh đạo về phát triển và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam. Ông Nguyễn Tử Quảng còn nhắc đến những kỳ họp lớn và quan trọng cấp quốc gia như họp Quốc hội hay như Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN được tổ chức trực tuyến rất thành công và hiệu quả.
Trong khi đó, Đài RFA ghi nhận có không ít ý kiến cho rằng phát biểu của người đứng đầu Bộ Thông tin và truyền thông về kỳ vọng Bến Tre có thể trở thành một thung lũng Silicon về ứng dụng công nghệ thì đó một điều bất khả thi.
Chuyên gia công nghệ Hoàng Ngọc Diêu, từ Australia giải thích vì sao lại xuất hiện luồng dư luận như thế :
"Từ trước đến giờ bao nhiêu năm nay những viên chức hay có những câu khẳng định hoặc tiên đoán những chuyện không thực tế. Giống như chỉ mang tính tuyên truyền vậy thôi, chứ đâu có cái gì rõ ràng đâu. Để đẩy mạnh kỹ thuật số cho một quốc gia thì phải có hệ thống, chương trình, kế hoạch một cách rất rõ ràng và phải được khai triển từng bước một. Việt Nam kể từ khi bùng nổ cái gọi là ‘4.0’ thì được giới lãnh đạo Việt Nam nói rất nhiều, nhưng tôi thấy tình trạng công nghệ thông tin ở Việt Nam vẫn rất mờ mịt. Đặc biệt, lại lôi Bến Tre vào chuyện biến thành thung lũng Silicon thì rất là khôi hài. Điều đó chứng tỏ ông Bộ trưởng không biết thung lũng Silicon là cái gì hết. Ông cũng chẳng biết mất bao nhiêu năm, đầu tư như thế nào để có được một thung lũng Silicon như bây giờ. Việt Nam vốn không đầu tư chất xám, không có kinh phí và cũng chẳng có kế hoạch gì rõ ràng thì làm sao có chuyện có cái thung lũng Silicon nào ở Việt Nam ?"
Ông Hoàng Ngọc Diêu nói với RFA rằng nếu nhận xét một cách công bằng thì thế hệ trẻ ở Việt Nam rất mong muốn phát triển về công nghệ nhưng lại bị rơi vô tình trạng "trống đánh xuôi mà kèn thổi ngược". Chuyên gia công nghệ Hoàng Ngọc Diêu chỉ ra giới trẻ tại Việt Nam dù rất khát khao nhưng bị nhiều giới hạn vì không có điều kiện và phương tiện để phát triển ; trong khi giới lãnh đạo chủ yếu là muốn lấy tiếng qua lời hô hào nhưng lại không khai triển thành việc làm thật sự và cụ thể vì không có kiến thức và không có kinh phí. Do đó, ông Hoàng Ngọc Diêu nhận định rằng mong muốn chuyển đổi số và phát triển công nghệ ở Việt Nam còn rất là "mù mịt".
Một vài chuyên gia công nghệ ở trong nước như ông Nguyễn Tử Quảng nhìn nhận dù giới lãnh đạo các cấp thay đổi nhận thức càng như avec Namóhi lgh ng nhứ nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh to ềnghi lc nc nng như t Namo độnghi lòc nc nng như avec Namóhi lòc không hề đơn giản.
"Thung lũng Silicon" hay "thung lũng điện tử" là cụm từ chỉ đến khu công nghệ cao với những tập đoàn hàng đầu về công nghệ đột phá, sáng tạo niung l Apple, Google, vc khhu hu bang Californie, phía nam vùng Vịnh San Francisco, Hoa Kỳ.