Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/07/2020

Hàng không Việt làm ma cô đưa khách Trung Quốc đến Đà Nẵng

Nhiều tác giả

Đường bay 'một chiều' Trung - Việt?

Có lẽ dàn 'thầy dùi' của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không lường được việc Trung Quốc 'làm khó' ngành hàng không Việt Nam…

gai1

Kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý khôi phụàc hoạt động vận khôi phc hoạt động vận khôn v kng ng ng ý khôi phục hoạt động vận chuyển ch.

Hồi trung tuần tháng 7/2020, trên báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin với nội dung như sau:

"Riêng đối với Trung Quốc, Cục Hàng không Việt Nam đã nhiều lần đề nghị nhưng đến nay chưa nhận được phản hồi. Gần đây nhất, Bộ Giao thông và vận tải có buổi làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đề nghị hỗ trợ việc mở đường bay quốc tế thường lệ đến Quảng Châu (Trung Quốc). Đồng thời, bộ cũng gửi thư đến Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Trung Quốc đề nghị xem xét hỗ trợ việc này.

"Tuy nhiên, để mở được đường bay tới Quảng Châu (Trung Quốc), Bộ Giao thông và vận tải thấy rằng cần tiếp tục thúc đẩy phía Trung Quốc bằng nhiều kênh, đặc biệt là kênh ngoại giao…" – Bộ Giao thông và vận tải cho hay" (1).

Nội dung bản tin này gần như không tìm thấy ở các tờ báo khác chỗ phía Trung Quốc đã ngó lơ đề nghị của Việt Nam.

Sau đó, phía Cục Hàng không Việt Nam đưa tin, dự kiến sớm nhất đầu tháng 8/2020 có thể thực hiện chuyến bay thường lệ đầu tiên đường bay Quảng Châu (Trung Quốc) – Đà Nẵng.

Diễn biến nói trên cho thấy dường như ngay trong dàn nội các của chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc đã thiếu một sự phối hợp ‘ăn ý’. Hôm 21/7/2020, phóng viên thường trú tại Bắc Kinh của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) rất nhanh nhạy phát bản tin cho biết, hành khách muốn nhập cảnh Trung Quốc phải có kết quả Covid âm tính (2) :

"Theo quy định mới của Trung Quốc vừa công bố hôm nay 21/7, hành khách đi bằng đường hàng không nhập cảnh vào nước này phải có giấy chứng nhận âm tính với Covid-19 trong vòng 5 ngày trước khi bay.

Theo đó, tất cả các hành khách đi máy bay tới nước này, dù là người Trung Quốc hay người nước ngoài đều phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 5 ngày trước khi lên máy bay. Các hành khách này cũng phải thực hiện việc xét nghiệm tại các cơ sở y tế do Đại sứ quán Trung Quốc ở nước sở tại chỉ định hoặc chấp thuận.

Ngoài ra, hành khách nước ngoài còn phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận sức khỏe tại các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc ở nước sở tại dựa trên giấy xét nghiệm Covid-19. Những người không đáp ứng yêu cầu sẽ bị từ chối lên máy bay".

Với tình tiết về thủ tục nêu trên, cho thấy phía Việt Nam tiếp tục bị động khi phía Bộ Y tế Việt Nam vẫn chưa đưa ra bộ quy trình kiểm dịch y tế đối với hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam. Trong khi đó theo trình tự cho quá trình đàm phán kết nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế, cần thiết phải có bộ quy trình kiểm dịch y tế, và hướng dẫn này là tài liệu để nhà chức trách hàng không trao đổi với nhau, bên cạnh các trao đổi về khai thác hàng không.

Tính cho đến ngày 22/7, phía Cục Hàng không Việt Nam vẫn dừng ở các yêu cầu khá chung chung : Khi đến Việt Nam, khách phải được xét nghiệm nhanh bằng bộ xét nghiệm, chi phí xét nghiệm do hãng hàng không chi trả. Hành khách nhập cảnh phải lưu trú tại các địa điểm do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định và có trả phí.

Như vậy, trong trường hợp với "quyết tâm chính trị", từ tháng 8/2020, nếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn không thay đổi quyết định, và Cục Hàng không Việt Nam sẽ nối lại chuyến bay thương mại với Trung Quốc, chặng Quảng Châu – Đà Nẵng, thì rất có thể sẽ có một chiều bay rỗng từ Việt Nam sang Quảng Châu để đón khách Trung Quốc sang Việt Nam ; hoặc phía hàng không Trung Quốc sẽ đưa khách sang Đà Nẵng, mà không phải chịu sự điều chỉnh của nguyên tắc khai thác hàng không là ‘có qua – có lại’.

Theo ước tính của Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA), năm nay hàng không toàn cầu sụt giảm doanh thu 419 tỉ USD, riêng Việt Nam thiệt hại hơn 4 tỷ USD.

***

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 16/7/2020, phóng viên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) nêu câu hỏi về thông tin Việt Nam và Trung Quốc sẽ khôi phục đường quốc tế giữa Nam Kinh và Hà Nội vào ngày 18/7.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành của Việt Nam đang tích cực làm việc với các cơ quan chức năng của nước ngoài về khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và một số quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bộ Ngoại giao đã thông báo tới một số cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam về việc dự kiến nối lại đường bay tới Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Đài Loan, Quảng Châu (Trung Quốc), Viêng Chăn (Lào) và Phnom Penh (Campuchia) từ giữa tháng 7/2020 trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các biện pháp phòng dịch với các điều kiện cụ thể, không để lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

Phương án khôi phục đường bay quốc tế của Cục Hàng không Việt Nam đề xuất chỉ định duy nhất Vietnam Airlines thực hiện các chuyến bay quốc tế giai đoạn đầu đến các điểm trên với tần suất 1 chuyến/tuần/điểm đến. Sau khi dịch bệnh được khống chế và các bên tăng tần suất, số đường bay thì tiếp tục xem xét chỉ định các hãng hàng không khác.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 23/07/2020

Chú thích :

(1)https://plo.vn/do-thi/trung-quoc-chua-dong-y-noi-lai-duong-bay-voi-viet-nam-924230.html

(2)https://vov.vn/the-gioi/trung-quoc-ra-quy-dinh-moi-voi-nguoi-nhap-canh-bang-duong-hang-khong-1073037.vov

**********************

"Phố đèn đỏ" : tín hiệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư ?

Nội dung ở dự thảo "Đề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam", có ‘bật đèn xanh’ về ý tưởng lập các ‘phố đèn đỏ’ ở Việt Nam.

gai2

Ông Lê Tấn Thanh Tùng, phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam (Vitours) tại Đà Nẵng, cho biết sở dĩ ông đưa ra đề xuất về ‘phố đèn đỏ’ ở Đà Nẵng là căn cứ vào việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Tổng Cục Du Lịch đang triển khai đề án kinh tế ban đêm trình Chính phủ vào năm 2021 ; trong đó có lập luận, "Phải tư duy mở hơn về một số hoạt động lâu nay vẫn bị coi là nhạy cảm như mại dâm, cá cược, cờ bạc. Quy định hiện hành cấm nhưng thực tế các hoạt động này vẫn diễn ra lén lút dưới nhiều hình thức, phát sinh nhiều tiêu cực rủi ro cho khách hàng và người phục vụ…".

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đưa ra ý kiến là 3 thành phố được ưu tiên đầu tư xây dựng Khu tổ hợp giải trí ban đêm riêng biệt là Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Từ đề xuất đó, ông Lê Tấn Thanh Tùng nói rằng cần mạnh dạn đề cập đến vấn đề gây tranh cãi lâu nay là ‘phố đèn đỏ’.

"Là một người làm du lịch, tôi hiểu rõ nhu cầu thực tế của khách nước ngoài. Trong dịch Covid-19 vừa qua, có 2 du khách bị dương tính với Covid-19 khi truy tìm lại, họ đã có nhu cầu và đã sử dụng dịch vụ mại dâm có tổ chức. Như vậy, nếu không công khai thì làm sao quản lý được ?" – ông Lê Tấn Thanh Tùng có cho biết thông tin khá sốc như vậy về chuyện dịch virus corona ; đặc biệt là ở Đà Nẵng vốn nổi tiếng là một trong những thủ phủ về ‘phố Tàu’ ở Việt Nam.

Nhà báo nữ Vương Liễu Hằng, nhìn thẳng không chút kiêng dè qua việc đặt một câu hỏi và rồi tự trả lời : "Nếu phố đèn đỏ không được mở ra ở Đà Nẵng, thì ngành mãi dâm ở nước ta có tồn tại không ! ? Xin thưa, không những có, mà còn có tràn lan, có bát ngát".

Là một phóng viên của báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo Vương Liễu Hằng thẳng thừng : "Cái nghề này nó xưa như trái đất. Đơn giản có cầu, ắt có cung. Mà cái cầu về tình dục là cái cầu bức thiết, cụ thể, chả thua gì miếng ăn ngụm nước. Và phố đèn đỏ với phạm trù đạo đức có liên quan gì đến nhau hay không ?

Vấn đề đặt ra thật khôi hài. Nó giống như cái kiểu bia rượu có liên quan gì đến trác táng ? Nhiều người lý luận : Chẳng thà cứ cấm, chứ công khai ra chả khác nào chấp nhận các ông đi chơi gái. Nhưng nếu không cấm thì các ông có đi chơi gái không ? Vẫn chả giảm sút chút nào.

Tôi đã từng nhiều lần ngồi trên xe jeep của công an để đi bắt mãi dâm. Giờ nhớ lại tôi thấy rất buồn cười. Các em cứ chạy như vịt, các anh cứ lùa rồi tóm lên xe. Về phường cùng lắm ngồi qua đêm rồi thả. Biết tỏng em đang mồi chài, biết tỏng em thâm niên, nhưng kết tội là kết thế nào !? Quần áo em còn nguyên và đối tác cũng chả có !

Đạo đức và đạo đức giả khác nhau. Chuyện mở hay không mở thôi thì để đảng và nhà nước lo. Chỉ có điều nếu mở ra, chắc Đà Nẵng sẽ thành vùng đất cấm đi riêng của các ông đã có thê tử".

Đồng cảm với nhà báo Vương Liễu Hằng, một phóng viên của tờ Lao Động kêu gọi, xin đừng mặc kệ như không biết, không thấy nữa.

"Mại dâm là một nhu cầu thực tế dù có công nhận nó hay không. Có người mua, có người bán, và việc "không công nhận" chẳng những đẩy khoảng 200.000 người bán dâm ra đường mà còn khiến một nhu cầu thực tế trở thành phạm pháp, thành vô đạo đức. Có lẽ, đã đến lúc bắt đầu, dẫu chỉ là một mô hình thí điểm. Để ít nhất, số tiền bán dâm, hàng triệu đồng, hàng chục ngàn USD – như vụ việc đang thời sự- không lọt cả vào tay ma cô, tú ông tú bà, giang hồ xã hội đen.

Để ít nhất, những người bán dâm – một bộ phận dưới đáy xã hội – được bảo vệ, được gìn giữ nhân phẩm mà không phải chui lủi, bị bóc lột, chà đạp. Nên chăng, đã đến lúc cần nghiên cứu nghiêm túc đề xuất trên. Đừng mặc kệ như không biết, không thấy nữa" – nhà báo Anh Đào, báo Lao Động, nói.

Góc nhìn về bình phẩm chính trị, luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng : "Nhìn rộng ra, lâu nay các thể chế độc tài thường duy trì xung quanh nó những thành kiến xã hội hẹp hòi, bởi cả hai đều có cùng tính chất trói buộc con người ta, ngăn cấm họ khỏi những điều mà họ muốn làm.

Nay nếu các ban ngành quyết định hợp pháp hóa hoạt động mại dâm, đó sẽ là một bước dài tiến tới tự do, cho thấy xã hội đã đủ sức trưởng thành, đủ khả năng đề kháng xử lý trước những vấn đề vốn đầy éo le mặc cảm".

Luật sư Trần Thành thì nói gọn : "Một khi hợp pháp hóa hoạt động mại dâm thì chúng ta mới có được hành lang pháp lý hữu hiệu bảo vệ quyền lợi chính đáng và căn bản của người bán dâm, giảm thiểu tình trạng bóc lột tình dục hiện nay".

Còn theo đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng như diễn giải của ông Lê Tấn Thanh Tùng, khi có những ‘phố đèn đỏ’, nguồn thu ngân sách chắc chắn sẽ được thêm khoản lớn…

Hiền Lương

Nguồn : VNTB, 23/07/2020

**********************

Thí điểm ‘phố đèn đỏ’ ở Đà Nẵng ?

Nguyễn Nam, Nguyễn Hoàng, VNTB, 22/07/2020

Cục Hàng không của Việt Nam đã kiên trì đề xuất mở lại đường bay với Trung Quốc, bất chấp chuyện dịch bệnh và cách ly bắt buộc 14 ngày.

gai3

Cục Hàng không có lý, vì chuyện ‘nối lại đường bay’ này được mở theo tuyến Quảng Châu đến ‘độc quyền’ mỗi sân bay quốc tế Đà Nẵng. Dễ hiểu, Đà Nẵng là đô thị lớn nhất miền Trung, và cũng là nơi mà người Trung Quốc sở hữu nhiều bất động sản, cơ ngơi kinh doanh hoành tráng tại Đà Nẵng. Buộc họ 14 ngày cách ly ngay tại Đà Nẵng, sẽ là chuyện nhỏ…

Dịch bệnh do virus corona, hay còn được gọi là cúm Tàu, đã khiến người Hoa ở Đà Nẵng về Trung Quốc ăn tết 2020 rồi kẹt luôn nơi quê nhà, khiến mọi hoạt động kinh doanh và cơ ngơi của họ phải ‘đóng băng’ tại Đà Nẵng. Gần đây, báo chí bắt đầu được ‘nhả tin’ là có đến ngoài năm chục người Trung Quốc không rõ đi theo đường nào, đã có mặt trở lại tại Đà Nẵng.

Giới thiệu tiếp theo đây là một số hình ảnh của nhà báo Văn Dũng, chủ đề "Khu phố Tàu ở Đà Nẵng đìu hiu trong vòng xoáy Corona". Với hiện trạng này, cho thấy thêm một giải thích của việc từ tháng 8/2020, Việt Nam sẽ nối lại chuyến bay với lộ trình trước mắt tuần lễ có một chuyến từ Quảng Châu (Trung Quốc) sang Đà Nẵng (Việt Nam).

Thời gian ngắn nữa thôi, người Trung Quốc sẽ đông đúc trở lại nơi ‘quê nhà’ Đà Nẵng.

Nguyễn Nam

***

Ngay địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) nơi được cho là đã hình thành nên những "khu phố Tàu" nằm sát khu vực gần Sân bay Nước Mặn. Cả khu phố này kéo dài hàng km mọc lên nhiều nhà hàng, khách sạn do người Trung Quốc đứng phía sau điều hành với bảng hiệu tiếng Trung và giao tiếp tại khu phố này hầu hết bằng tiếng Trung. Nếu người lạ lạc vào đây đều liên tưởng đến một khu phố người Trung Quốc.

Nếu lấy tâm điểm khu resort, giải trí casino cao cấp Silver Shores do người Trung Quốc làm chủ đầu tư thì trải dài ra hai bên và phía đối diện sân bay Nước Mặn là khu nhà hàng, khách sạn trưng biển Trung Quốc. Về đêm dưới ánh đèn nhấp nháy, người Trung Quốc vui chơi theo từng đoàn chẳng khác nào một "khu phố Tàu" giữa lòng thành phố biển Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Hồng, người dân tại địa bàn ven biển quận Ngũ Hành Sơn cho biết, hiện người nước ngoài mang quốc tịch Trung Quốc đến tạm trú buôn bán làm ăn ngày một đông. Nhiều người mang Quốc tịch Trung Quốc nhờ người Việt đứng tên thuê lại nhà dân để mở khách sạn. Các khách sạn này chỉ nhận duy nhất các đoàn khách đến từ Trung Quốc.

(Nhận xét của nhà báo Nguyễn Hoàng)

*****************************

Nối lại đường bay với Trung Quốc vì Đà Nẵng sắp có ‘phố đèn đỏ’ ?

Sông Hàn, VNTB, 22/07/2020

Khu vực ven biển dọc sân bay Nước Mặn Đà Nẵng lâu nay còn được mệnh danh là "phố Tàu". Ông, bà chủ Trung Quốc ở đây là ‘Tàu đại lục’, tức ‘những người bạn của 16 vàng – 4 tốt’, để phân biệt với người Hoa lâu nay ở Hội An, hay Chợ Lớn.

gai4

Tại tọa đàm "Kích cầu du lịch Đà Nẵng- vai trò của sản phẩm, dịch vụ giải trí về đêm" vừa được Hiệp hội Du lịch TP.Đà Nẵng phối hợp với Hãng hàng không Vietnam Airlines và Tập đoàn Sun World tổ chức mới đây, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam (Vitours), ông Lê Tấn Thanh Tùng đã có đề xuất về ‘phố đèn đỏ’ ở Đà Nẵng.

Trong tham luận có tên "Hợp tác giữa Vitours – Sun Group về sản phẩm dịch vụ giải trí đêm và một số đề xuất đối với ngành du lịch Đà Nẵng" trình bày tại tọa đàm, ông Lê Tấn Thanh Tùng nói : "Đà Nẵng cần có ý tưởng và đề xuất đột phá với Quốc hội, Chính phủ về việc thí điểm triển khai loại hình ‘Phố đèn đỏ’ có quản lý chặt chẽ. Bởi đây là nhu cầu không thể thiếu của người đi du lịch nhất là khách quốc tế.

Tuy vậy, cần lập quy hoạch và tạo cơ chế thực hiện ‘Phố đèn đỏ’ tại 1 khu du lịch/resort khép kín kiểu như casino tại Crown Plaza. Học tập cách làm của Singapore, tức đội ngũ phục vụ không phải là người Việt Nam, được cấp phép hành nghề, khám sức khỏe và đáng thuế tiêu dùng đặc biệt thật cao" (dừng trích).

Với ví dụ kể trên, rõ ràng ông Tùng ít nhiều có thói quen chọn các mỹ nữ mang bảng số 9 khi vào các bar của Singapore. "Số 9 là các cô gái đến từ Việt Nam. Nhan sắc họ ăn đứt so gái Tàu đại lục" – nhà báo L.Đ.L., kể với người viết trong một lần nhà báo này cùng nhóm bạn ‘bay’ sang đây ngày cuối tuần để xả xì trét, khi xong chuyện bếp núc ở một tạp chí chuyên showbiz.

Ông Lê Tấn Thanh Tùng xuất thân là một hướng dẫn viên du lịch tự do cho khách nước ngoài tại Thánh địa Mỹ Sơn, nên thể hiện tính chuyên nghiệp của mình khi ông có hẳn cả một đề án chi tiết cho ‘phố đèn đỏ ở sông Hàn’ này.

Thật ra với người dân Đà Nẵng, thì nhiều người vẫn hiểu ý kiến của ông Lê Tấn Thanh Tùng là nhằm hợp thức hóa chuyện ‘bướm đêm’ lâu nay ở thành phố sôi động bậc nhất miền Trung này.

Ở Việt Nam, chuyện mua – bán dâm đều không phải tội hình sự. Tuy nhiên người đứng ra tổ chức về hoạt động này thì bị tội hình sự.

Trước đó nữa, hồi tháng 2/2020, có nghĩa là thời gian bắt đầu căng thẳng dịch virus corona từ bên Trung Quốc lây lan sang, và đặc biệt Đà Nẵng nổi tiếng là nơi có đông khách du lịch Trung Quốc, thì công an đã bắt quả tang 2 tiệm hớt tóc thanh nữ tên Hồng Trâm và Anh Đào có hoạt động mua – bán dâm. Hai tiệm này trưng bảng hớt tóc nam, quảng cáo cạo mặt, ngoáy tai, đấm bóp, giác hơi nhưng không có dụng cụ, dao kéo, chỉ có các phòng ngăn ô nhỏ dùng màn che chắn, bên trong trải nệm và hoạt động từ 18 giờ đến sáng hôm sau…

Trong một trả lời phỏng vấn báo chí vào cuối tháng 3-2018, ông Nguyễn Xuân Lập – cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – thương binh và xã hội, có đề cập đến một dự luật về mại dâm : "Tôi khẳng định quan điểm của Việt Nam, và cá nhân tôi – cục trưởng, rằng mại dâm không thể là một nghề. Ít nhất là từ nay đến năm 2020 – thời điểm Bộ Lao động – thương binh và xã hội dự kiến trình luật về mại dâm, đây chưa thể coi là một nghề" (*).

Ông Nguyễn Xuân Lập hiện vẫn là cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội. Trong phỏng vấn nêu trên, còn có một câu trả lời nước đôi thế này :

"Tôi cũng đồng ý với quan điểm khi mở đặc khu kinh tế thì sẽ có những khu vui chơi giải trí, trong đó người ta muốn có ‘phố đèn đỏ’. Nếu sau này Chính phủ cho phép lập ‘phố đèn đỏ’ trong các đặc khu kinh tế thì chính quyền địa phương cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo việc thí điểm, mở trong phạm vi nào, đối tượng ra sao. Giống như mở casino, chỉ cho phép trong phạm vi hẹp, và chỉ dành cho người nước ngoài".

Có lẽ ông Lê Tấn Thanh Tùng cùng Tập đoàn Sun Group đã ‘đón gió’ chuyện ‘phố đèn đỏ’ cho thời gian tới ở nhiệm kỳ mới của Quốc hội Việt Nam ; trong đó có việc từ tháng 8/2020, Việt Nam sẽ nối lại chuyến bay với lộ trình trước mắt tuần lễ có một chuyến từ Quảng Châu (Trung Quốc) sang Đà Nẵng (Việt Nam).

Còn với 'dân đen', ai cũng hiểu là hễ ở đâu có 'phố Tàu', thì nơi ấy ắt có 'phố đèn đỏ', có sòng bài bạc 'casino' dưới hìnúnh thức nào đi có képín khh th nc nào đi có trong képinh thức nào đi va ăn chơi.

Sông Hàn

Nguồn: VNTB, 22/07/2020

Chú thích:

(*) https://tuoitre.vn/khong-the-co-pho-den-do-it-nhat-den-nam/2020-20180329161942057.htm

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lynn Huỳnh, Hiền Lương, Nguyễn Nam, Nguyễn Hoàng, Sông Hàn
Read 793 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)