Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

02/09/2020

Không xong rồi : nội bộ Đảng cộng sản đấu nhau bằng dao

Nhiều tác giả

V án Nguyn Đc Chung và canh bc ln ca Nguyn Phú Trng

Nguyễn Hùng, VOA, 02/09/2020

Cui cùng Ch tch Hà Ni Nguyn Đc Chung, mà xã hi gi là Chung ‘con’, cũng b tng giam và kh năng ngi tù như Bí thư thành ph H Chí Minh Đinh La Thăng là không nh. C hai chính tr gia b l này đu có đim chung h tng làm vương làm tướng dưới thi Ba Dũng, tc Th tướng Nguyn Tn Dũng ca nhim k trước. Nếu Ba Dũng thay ông Nguyn Phú Trng làm tng bí thư đi hi 12, khó tưởng tượng hai v này vào hoàn cnh như hin nay. Và v Chung con gp đi ho cũng khng đnh đim ta ca Tng bí thư kiêm Ch tch nước Nguyn Phú Trng trong đi hi 13 không gì khác hơn chính là s tiếp ni ca cuc chiến chng tham nhũng.

chung1

Ông Nguyn Đc Chung.

Điu có th thy rõ trong my năm qua là bc tranh kinh tế ca Vit Nam không có gì đt phá và dch bnh Covid-19 ch làm cho mi th thêm m đm. Cc chng đã Vit Nam cũng đành phi hu các hp đng khai thác du khí ngoài Bin Đông do sc ép ca ông láng ging bn tt và 16 ch vàng. Điu này khiến thit hi t bi thường hp đng và ngun thu t du khí lên ti nhiu t đô la.

Tình hình xã hi cũng không được ci thin khiến nhng "ct đin" tiếp tc tìm ti các x tư bn đ richết ngt trong thùng công-ten-nơ trong năm ngoái hay phi b ra c triu đô đ mong có cun h chiếu th hai mà người tava mi phát hin ra. Không ngc nhiên khi ông Trng chn chng tham nhũng đ lp công dâng đi hi 13.

Nhưng ông Trng bước vào đi hi 13 vi tui cao hơn và sc kho yếu đi trông thy. Mc dù vy ông không phát đi tín hiu nào cho thy điu này nh hưởng ti tham vng tiếp tc li thêm t na ti c nhim k na. Nó làm cho ông ging Lukashenko Belorusia, Putin Nga và Tp Trung Quc. Ch có điu sc kho ca ông,điu gi là bí mt quc gia, kém xa h.

Sau đi hi 12 người ta cũng đã đn đoán ông Trng s li na nhim k đ tìm truyn nhân. Nhưng ri truyn nhân ông tìm không ra không nhng cho chân tng bí thư mà c ghế ch tch nước ông Trn Đi Quang đ li sau này. Vi chiếc lò nướng tham nhũng mà t "ci khô" Đinh La Thăng ti "ci tươi" Nguyn Đc Chung đu cháy rc, ông Trng làm cho nhiu quan to lo ngay ngáy. Trong mt chế đ mà các quan chc được coi là "bc thy" tham nhũng, nhng ai chưa b l đu ngán chiếc lò ca ông Trng. Điu này cũng có nghĩa là s người mun h b ông Trng, trong đó có c vây cánh trước đây ca ông Nguyn Tn Dũng, không h ít. Và nếu ông Trng không may rt đài như ông Dũng đi hi 12, mt cuc ni dy ca phe ăn dày có th làm cho cánh hu hin nay ca ông Trng điêu đng. Có l đây là lý do dù đã già và yếu nhưng ông Trng vn phi gi cht ly c hai ghế mà phi u viên b chính tr mi được ng i như hin nay.

Sau khi ông Nguyn Đc Chung b tng giam, trong s nhng bình lun v v này có câu " Vit Nam không có đúng vi sai, ch có thng hay thua". Hin gi phe ông Trng cũng đang thng c người dân trong nhiu v vic trong đó có v Đng Tâm hi đu năm. Vi tình hình hin nay câu "phe nào thng thì nhân dân đu bi" ca Nguyn Duy li vn đúng.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 02/09/2020

*********************

Có thuyết âm mưu khi "bắt tạm giam" Chủ tịch Hà Nội trước thềm Đại hội Đảng ?

Phạm Quý Thọ, RFA, 01/09/2020

Thuyết âm mưu là cách lý giải vấn đề còn ngờ vực theo hướng gán cho chúng những bí hiểm của các thế lực ngầm, cá nhân hay tổ chức, đứng đằng sau. Thuyết âm mưu có thể lan truyền trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, tôn giáo, có thể liên quan đến các mục tiêu lớn, như cáo buộc về sự thống trị của một quốc gia hoặc sự thống trị thế giới, hoặc có thể liên quan đến các sự kiện như các vụ ám sát, khủng bố, dịch bệnh…. Đối với chế độ đảng toàn trị, chuyên chế công tác cán bộ là nội bộ, bí mật, bởi vậy thường tạo ra những suy đoán ngờ vực đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng.

chung2

Ông Nguyễn Đức Chung phát biểu trong chuyến thăm Pháp hôm 26/10/2019 - AFP

Giả thuyết từ ngờ vực ?

Việc bắt ông Chủ tịch Thủ đô Hà Nội là một sự kiện gây ảnh hưởng lớn đến xã hội, chứa đựng giả thuyết nghi ngờ rằng liệu có liên quan đến chống tham nhũng hay cạnh tranh quyền lực trong bối cảnh đại hội đảng các cấp trên cơ sở sắp hoàn thành, chuẩn bị đại hội đảng trực thuộc trung ương, tiến đến Đại hội 13.

Chiều tối ngày 28/8, Cơ quan Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Đức Chung Chủ tịch UBND TP Hà Nội về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước. Trước đó, vào ngày 11/8, các lãnh đạo có thẩm quyền đã có thông báo về quyết định tạm đình chỉ công tác về đảng và chính quyền đối với ông này. Cách thức cấp bách và thời điểm bắt lúc ông này hiện là Uỷ viên ban chấp hành trung ương, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng cộng sản, và Chủ tịch Thành phố đương nhiệm, khiến lan rộng đồn đoán về tính chất vụ án là nghiêm trọng, không chỉ là chống tham nhũng thông thường mà còn có thể liên quan đến chính trị nội bộ.

Ông Chánh văn phòng Bộ Công an thông báo, rằng ông Chủ tịch Hà Nội có liên quan đến 3 vụ án. Một là, vụ án liên quan đến Công ty Nhật Cường, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và một số đơn vị với các tội danh "Buôn lậu", "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", "Rửa tiền", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Hai là, vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Hà Nội. Ba là, vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước"…

Trước đó ít lâu, một số người có liên quan tới ba vụ án trên đã bị khởi tố bị can và bắt tạm giam, và đã được nhiều bài báo nhà nước đưa tin, định hướng kiểu dọn đường dư luận. Bởi vậy, khi bắt tạm giam ông Chung là không quá bất ngờ với những ai quan tâm đến những vấn đề thời sự, chính trị của đất nước. Tuy nhiên, về mặt hình thức, một số nghi ngờ cần được lý giải vì sao Chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc công ty Nhật Cường đã kịp bỏ trốn, cho đến nay chưa bắt được, trước khi khởi tố bị can, vụ án thứ hai liệu có liên quan đến người thân (vợ, con) của ông Chung, "tài liệu bí mật nhà nước" bị chiếm đoạt là gì, tầm quan trọng đối an ninh quốc gia, thành phố. Cả trong ba vụ án nêu trên vai trò của ông Chung như thế nào ? Ngoài ra, liệu ông Chung có liên quan thế nào đến vụ án Đồng Tâm, khi ông từng đối thoại với người dân để giải toả cho hơn 30 cảnh sát cơ động bị bắt làm con tin "bất đắc dĩ’, dự kiến xét xử trong tháng 9 này ? Hơn thế, tại sao ông Chung lại bị bắt trước thềm đại hội Đảng, động thái này nhằm mục đích gì và liệu sẽ có tác động thế nào đến quy hoạch nhân sự của Đảng ?

Ông Nguyễn Đức Chung năm nay 53 tuổi, có quá trình thăng tiến ‘thuận lợi’. Ông đã từng nhiều năm làm công tác điều tra hình sự, lần lượt giữ các chức vụ Phó rồi Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Phó Giám đốc rồi Giám đốc Công an Hà Nội từ 2012-2016, ... Ông được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội và Chủ tịch UBND Thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ông có học vị tiến sĩ luật, từng được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang năm 2004, khi 37 tuổi và được phong hàm Thiếu tướng năm 2013, khi 46 tuổi…

Ông Chung có thể tiếp tục ‘leo cao’ trên nấc thang quyền lực, bỗng nhiên ‘ngã ngựa’ khiến cho việc suy đoán ông này có thể không nằm trong danh sách quy hoạch cán bộ chiến lược của Đảng. Hơn thế, sự thăng tiến ‘đặc biệt’ của ông ta, theo đồn đoán, là do ông thuộc đường dây bảo trợ chính trị, được nâng đỡ bởi nhân vật quyền lực cao, ở ‘chóp bu’ chế độ, là hệ quả của sự thoả hiệp bởi cơ chế lãnh đạo tập thể của Đảng. Ngoài ra, như đã biết, trong bối cảnh bất ổn của nhiệm kỳ trước Đại hội 12 nhiều tướng công an đã chuyển sang làm chính khách, giữ chức vụ đảng hoặc chính quyền, trong đó có ông Chung.

Cội nguồn thuyết âm mưu "công tác cán bộ"

Thuyết âm mưu trong công tác cán bộ của Đảng có cội nguồn từ bản chất của chế độ đảng chuyên chế, trong đó tập trung vào việc cai trị bằng gieo rắc nỗi sợ hãi, hoặc là phục tùng hoặc là bị trừng phạt.

Sau Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917, chế độ đảng chuyên chế được xác lập khi ‘phái Bolshevik (đa số) và Melshevik (thiểu số), đã bị xoá bỏ bởi bạo lực, "Bạch vệ" và "Hồng Quân’ cũng không còn tồn tại, nhưng xã hội vẫn bị chia làm hai phe : ủng hộ đảng là ‘thế lực cách mạng’ và phía bên kia là ‘thế lực thù địch’, người dân bị phân chia thành giai cấp ‘bóc lột’ và ‘bị bóc lột’… Trong thời chiến hoặc tình huống cấp bách có rất nhiều vụ "khủng bố đỏ" diễn ra. Lịch sử còn ghi lại rằng dưới thời Xô Viết trước đây, I. Stalin, có nghĩa "Mạnh như thép" trong tiếng Nga, lãnh tụ cộng sản sau V. Lenin, từng sử dụng Beria, có biệt danh ‘Đao phủ đỏ’, cựu Bộ trưởng nội vụ dưới quyền, như một công cụ khủng bố bất kỳ sự chống đối và bất đồng chính kiến nào. Các nhân vật chính trị, trí thức, nghệ sĩ… sau khi bị bắt giữ thì tên tuổi của họ cũng bị xóa sạch khỏi các văn bản, tranh ảnh, như là chưa hề tồn tại…

Hiện nay mô hình cai trị này vẫn tồn tại, mặc dù "bản chất nguyên thuỷ" của nó đã thay đổi ít nhiều theo thời cuộc, nhưng công tác cán bộ vẫn là nội bộ của Đảng. Đây là vấn đề được cho là "nhạy cảm" đối với chế độ. Sau mỗi giai đoạn khủng hoảng Đảng lại phát động "chỉnh đốn", trong đó những kẻ "tự diễn biến, tự chuyển hoá", "vi phạm kỷ luật đảng" đến mức "tổn hại uy tín của Đảng", sẽ bị trừng phạt và, thậm chí, bị loại khỏi bộ máy cai trị. "Đức trị" với việc nêu gương đạo đức và lối sống của cán bộ lãnh đạo có thể làm "mềm hoá Đảng trị" cũng được đề cập, nhưng tiêu chuẩn trung thành với đảng và lãnh tụ luôn là ưu tiên.

Công tác cán bộ là nội bộ, khép kín đã và đang sản sinh ra cơ chế thiếu công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của quan chức, đặc biệt, trước nhân dân. Cơ chế "Đảng cử, dân bầu" ngày càng tỏ ra không đáp ứng trước thực tế chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường.

Thuyết âm mưu có thể cho phép nắm lại quyền lực khi nó đã bị giảm sút hoặc có nguy cơ tuột khỏi tầm kiểm soát trong một bối cảnh thế giới phức tạp và thể chế chính trị bất ổn bằng cách thực hiện "một vụ đình đám" trong thời điểm "nhạy cảm" như một "âm mưu". Bởi vậy, trong công tác cán bộ mỗi khi có vụ án liên quan đến những quan chức đương nhiệm "cỡ bự", như vụ "bắt tạm giam" cựu Chủ tịch Thành phố Hà Nội, Uỷ viên Ban chấp hành trung ương khoá 12, luôn tạo ra những điều kiện để các thuyết âm mưu phát triển.

Phạm Quý Thọ gửi từ Hà Nội

Nguồn : RFA, 01/09/2020

********************

Xung quanh chuyện ông Nguyễn Đức Chung bị bắt

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 01/09/2020

Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch Hà Nội bị bắt vào hôm 28 tháng Tám năm 2020. Trước đó, ngày 11 tháng Tám năm 2020, ông bị đình chỉ chức trách bằng quyết định của Thủ tướng chính phủ, sau khi Bộ Chính trị Đcộng sản Việt Nam đình chỉ về mặt đảng cùng ngày.

chung3

Việc ông Chung bị bắt gây bất ngờ dư luận bởi tính đột ngột và vội vã.

Những sự việc quá khứ đáng chú ý của ông Nguyễn Đức Chung

Ngày 17 tháng Ba năm 2015, khi còn là Giám đốc công an Hà Nội, thiếu tướng Nguyễn Đức Chung khẳng định [1] một số thanh niên mặc áo thun màu đỏ trên có logo mô phỏng biểu trưng của ngành công an với dòng chữ "DLV - Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc" xuất hiện tại khu vực Hồ Gươm, đó là lực lượng tự phát, gây rối, tranh cãi, xô đẩy một số người dân đã tổ chức tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh, trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng Ba năm 2015. Trong sự việc này, ông Chung cam kết xác minh về lực lượng "Dư Luận Viên tự phát". Câu chuyện tạo ra một niềm tin vững chãi trong lòng dân về "lòng yêu nước" của thiếu tướng Nguyễn Đức Chung.

Ngày 26 tháng Năm năm 2015, trong phiên thảo luận sửa đổi Bộ Luật Hình Sự, thiếu tướng công an Nguyễn Đức Chung thằng thắn bày tỏ [2] : "Người nghèo đi buôn ma tuý bị lĩnh án tử hình, không cớ gì người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng lại không bị tử hình". Tinh thần quyết liệt này đã đi vào "lòng quần chúng" như một tấm lòng thương dân vô bờ bến của người Cộng Sản tuổi trẻ - tài cao - trung kiên - anh dũng Nguyễn Đức Chung.

Ngày 4 tháng Mười Hai năm 2015, thiếu tướng Nguyễn Đức Chung trở thành tân Chủ tịch Hà Nội với số phiếu 94,56% tán thành của đại biểu của Hội đồng nhân dân Hà Nội [3]. Điều này như một chứng cứ "ý đảng lòng dân" hòa làm một, như người cộng sản Việt Nam luôn khẳng định tính chính nghĩa và ngời sáng.

Ngày 17 tháng Sáu năm 2018, khi đang đương chức Chủ tịch Hà Nội, ông Chung cảnh báo [4] cử tri quận Cầu Giấy với tư cách đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội, tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Cầu Giấy, để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội rằng : "thời gian qua, các thế lực thù địch đã lợi dụng tâm lý "bài Trung Quốc" trong một số người dân để kích động, chia rẽ tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc". Tất nhiên, đây lại thêm một điểm son đối với Bộ Chính trị Đcộng sản Việt Nam và trong tâm thức của những đảng viên cấp cao trung kiên dù đã về hưu và tầng lớp nhân sĩ trí thức Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Vì vậy, nguyên Chủ tịch Hà Nội được đánh giá [5] "là một người năng nổ, quyết liệt" như lời của ông Nguyễn Quang A trả lời với đài VOA, ngay hôm ông Chung bị bắt là có thể hiểu được.

Hà Nội dưới thời ông Chung làm chủ tịch, được người dân nhìn thấy có nhiều tiến bộ về an sinh xã hội cùng bộ mặt văn minh hơn, với nhiều hàng cây được trồng mới, với hàng quán lấn chiếm vỉa hè bớt dần sự hỗn độn và bớt đẩy người đi bộ xuống lòng đường cùng vài việc khác. Đăc biệt, chống dịch virus Vũ Hán, ông Chung còn được định khen thưởng vì đã hoàn thành rất tốt. Đây lại là điểm son, dù việc khen thưởng dở dang và chấm dứt luôn cùng với việc ông Chung bị bắt.

Dù làm được nhiều việc tốt đẹp cho Hà Nội như vậy nhưng có lẽ ông Chung không nên nói [6] "không để một ai vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ" trong vụ việc sông Tô Lịch được thí điểm làm sạch, theo công nghệ Nhật Bản mà các chuyên gia Nhật đã nhận được sự đồng ý từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Cách phát ngôn của ông Chung buộc phải nhìn nhận tính "cát cứ địa phương" vẫn ngang nhiên tồn tại như hàng chục năm qua. Và đó cũng là vấn nạn trầm trọng vô cùng khó giải quyết như ông Phan Văn Khải từng than vãn "trên bảo dưới không nghe" hoặc mới hơn như đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ta thán "trên nóng dưới lạnh".

Sông Tô Lịch và "vụ án Nhật Cường" gây sóng gió quá lớn trong suốt thời gian 2 năm qua.

Xung quanh vụ nguyên Chủ tịch Hà Nội bị bắt

Theo báo chí cho biết, ông Chung bị bắt với tội danh điều 337 theo Bộ Luật Hình Sự (BLHS). Tội danh này quy định mức án tù từ (thấp nhất) 2 năm đến (cao nhất) 15 năm, thuộc chương XXII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.

Trong loại tội danh 337, tại điểm d có nêu, một khi kẻ phạm tội "gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ"có thể bị phạt tù đến 15 năm.

Với quá khứ như trên, dư luận không tin điểm d có thể kết tội ông Chung.

Sự việc ông Chung bị bắt giữ gây rúng động dư luận trong và ngoài nước. Nhiều đồn đoán xung quanh về sự vắng mặt của ông Chung, như thể bị bịnh hoạn hay bị đầu độc nghiêm trọng theo đó cũng xuất hiện.

Thiếu tướng Tô Ân Xô cho báo giới biết [7] vào hôm 29 tháng Tám năm 2020 rằng : Ông Chung đến làm việc tại Cơ quan An ninh điều tra vào hôm 28 và lệnh bắt giữ được thực hiện lúc đó. Ngoài ra, lệnh khám xét được thực hiện lúc 19 giờ 25 phút cùng ngày. Thiếu tướng Xô nhấn mạnh, ông Chung sức khỏe bình thường, dù từng hai lần sang Pháp phẫu thuật vào năm 2015 và 2016 do polyp sát trực tràng và liên quan đến phổi.

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, tại điều 113 khoản 3 quy định "Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã" và điều 195 "Khám xét chỗ ở, nợi làm việc, địa điểm, phương tiện" tại khoản 1,2,3,4,5 nói rõ : không được bắt đầu khám xét vào ban đêm và phải có các thành phần đầy đủ, đặc biệt tất cả các thành phần liên quan đến việc khám xét phải có mặt và không được tự ý rời đi, không được trao đổi, liên lạc với nhau cho đến khi khám xét xong.

So với thực tế từ hàng chục trang báo, không một hình ảnh nào cho thấy sự có mặt của ông Nguyễn Đức Chung vào đêm 28 tháng Tám năm 2020. Đây là một vi phạm rất nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng hình sự.

Nguyễn Đức Chung được biết là một tiến sĩ luật học (!)

Kết

Ngày 30 tháng Tám năm 2020, báo VNExpress cho biết [8] "Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thuộc danh mục bí mật nhà nước mức độ tối mật".

Ông Nguyễn Đức Chung là Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đcộng sản Việt Nam, tức nằm ngoài phạm vi Quyết định 1295/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 24 tháng Tám. Do đó, Thiếu tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn Bộ Công An - cần phải trình ra bằng chứng trước công luận, về trình tự thủ tục đúng quy định theo Bộ luật Tố tụng hình sự, để thuyết phục đông đảo người dân đang vô cùng hoang mang quanh vụ bắt giữ nguyên Chủ tịch Hà Nội - Nguyễn Đức Chung.

Chỉ có sự thật quanh ông Chung được trình bày rõ ràng, mới mong chấm dứt mọi đồn đoán mà những nghi ngờ đó càng làm ảnh hưởng đến danh dự của Đcộng sản Việt Nam nói chung và nhân phẩm đảng viên Nguyễn Đức Chung nói riêng.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 01/09/2020 (nguyenngocgia's blog)

Chú thích :

[1] https://thanhnien.vn/thoi-su/cong-an-ha-noi-dang-xac-minh-ve-luc-luong-du-luan-vien-tu-phat-542332.html

[2] https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tuong-chung-co-gi-khong-tu-hinh-toi-pham-tham-nhung-864725.tpo

[3] http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2015-12-04/ong-nguyen-duc-chung-dac-cu-chu-tich-ubnd-tp-ha-noi-26721.aspx

[4] https://thanhnien.vn/thoi-su/chu-tich-ha-noi-the-luc-thu-dich-dang-chia-re-tinh-huu-nghi-vn-trung-quoc-974279.html

[5] https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%E1%BB%A9c_Chung

[6] https://tuoitre.vn/vu-song-to-lich-chu-tich-ha-noi-khong-de-mot-ai-vao-day-lam-tro-dua-cho-ca-thien-ha-20191206180425886.htm 

[7] https://vnexpress.net/thieu-tuong-to-an-xo-suc-khoe-ong-nguyen-duc-chung-van-binh-thuong-4154168.html

[8] https://vnexpress.net/thong-tin-suc-khoe-lanh-dao-cap-cao-la-toi-mat-415...

*******************

"Nội chiến" trong Đảng – Nguyễn Đức Chung bị "thanh trừng" trước Đại hội 13

Hoàng Trung, Thoibao.de, 29/08/2020

Tại số 88 phố Trung Liệt Hà Nội dày đặc lực lượng nhà báo hơn là Công an, hàng trăm phóng viên đã chờ ở đó trước khi xe của Bộ Công an đến khám nhà ông Nguyễn Đức Chung, đương kim Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

chung4

Ảnh : cảnh trước khi mở cổng vào khám xét nhà chủ tịch Nguyễn Đức Chung tại số 88 phố Trung Liệt Hà Nội, tối ngày 28/8

Theo các video tường thuật ngay tại cửa nhà ông Chung, thì không ai thấy ông Chung xuất hiện từ xe của Bộ Công an đi vào nhà khi hé mở cánh cổng nhà số 88, để lực lượng Công an tiến vào khám xét.

Có vẻ như các phóng viên được báo trước là Bộ Công an đưa ông Chung từ bệnh viện về nhà để đọc lệnh khởi tố, tuy nhiên cho đến nay chưa có báo chí nào đăng hình ảnh ông Nguyễn Đức Chung đứng trước các cán bộ Công an điều tra khi đọc lệnh khởi tố và lệnh khám nhà tại nơi cư trú của ông, không như các vụ án khác.

Theo tường thuật của nhà báo Trương Châu Hữu Danh đưa tin tại hiện trường thì Bộ Công an cũng đồng thời khám xét nhiều cơ sở địa điểm khác liên quan đến việc bắt ông Nguyễn Đức Chung. Ông Danh cho rằng ông Chung sẽ có một đêm ngon giấc trong trại giam vì không phải thấp thỏm chờ đợi điều không hay sẽ đến như các đêm khác.

"Anh Chung từ ngày bị đình chỉ đến lúc bị bắt sức khỏe bình thường, không có chuyện nằm viện. Chị Hoa (tức vợ ông Chung), đi bệnh viện là để chăm sóc bố bệnh rất nặng". ông Danh nói thêm.

Bình luận trên livestream của ông Trương Châu Hữu Danh, một số người cho rằng đây là quả báo từ làng Đồng Tâm đến sớm và rất nhiều người mong đợi sự việc này sớm xảy ra đối với Tất Thành Cang và Lê Thanh Hải ở tp.HCM hơn.

Bộ Công an Việt Nam ngày 28/8 ra thông báo nói họ đã có quyết định khởi tố bị can, băt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UND TP Hà Nội để điều tra về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.

Ấn tượng với con số 8, Facebook Thanh Mai nói : "hôm nay ngày 28/8 công an mang còng số 8 đến số 88 phố Trung Liệt nó diệt anh Chung".

Facebook Lê Kiên viết rằng "Đời anh nắm bao nhiêu bí mật, giờ lại bị bắt vì tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Nghiệt ngã và đại bi kịch".

Bà Lê Nguyễn Hương Trà, với trang Facebook có hơn nửa triệu người theo dõi đưa tin rằng : "Sau khi bị đình chỉ, Nguyễn Đức Chung đã đi gặp ông Tổng xin chấp nhận cắt và khai trừ hết, nhưng miễn khởi tố hình sự. Nói gì thì cũng từng là Giám đốc CA, Ủy viên Trung ương Đảng ; còn là Anh hùng LLVTND.

Tuy nhiên, mọi việc như dự đoán, trưa nay 28/8, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn Lệnh bắt cựu CT Hà Nội và tạm giam 04 tháng về tội "làm lộ bí mật nhà nước". Có thể đây chỉ mới là tội danh ban đầu, với chứng cứ vật chất từ ba người – Nguyễn Hoàng Trung (lái xe), Nguyễn Anh Ngọc (thư ký) và Phạm Quang Dũng (nhân viên C03 Bộ Công an) – đã khai nhận sau khi bị khởi tố, tạm giam trong vụ án Nhật Cường.

Như vậy, cả gia đình Nguyễn Đức Chung, vợ Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (Công ty TNHH Thương mại Minh Hoa) và con trai Nguyễn Đức Hạnh (Công ty TNHH TMDV Arktic) đều có khả năng gặp nhau tại Tòa. Luật sư – Đại biểu Quốc Hội Trương Trọng Nghĩa (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) được ông Chung mời làm người đại diện pháp lý, bào chữa cho mình ; như ông Đinh La Thăng đã từng !

chung5

Ảnh : Phố Trung Liệt đoạn qua nhà ông Nguyễn Đức Chung, ùn tắc do có nhiều người hiếu kỳ tập trung bàn tán và quay video

Còn nhớ, mới hồi tháng 5/2020 tại Hội nghị TW 12, Nguyễn Đức Chung nằm trong top 10 danh sách 87 nhân sự được qui hoạch ứng cử vô Bộ chính trị nhiệm kỳ sau !" Bà Lê Nguyễn Hương Trà cung cấp thêm thông tin.

Nhà báo Nguyễn Như Phong, Cựu Tổng biên tập báo Petrotimes bình luận rằng : "Vừa xem VTV thấy thông báo Nguyễn Đức Chung bị khởi tố, bắt tạm giam… Thực sự là tôi không hề ngạc nhiên.

Cách đây 4 ngày, tôi có gặp Chung ở Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội … Sở dĩ cần phải gặp là vì có mấy đứa c..h.ó chết nói rằng Chung tự tử, rằng bị bệnh nặng…

Chúng tôi gặp nhau ngay trong phòng của Chung. Sau mấy câu hỏi thăm nhau Chung nói luôn : "Chắc mấy hôm nữa họ khởi tố em ?"

Tôi gật đầu và bảo : "Chắc chắn rồi. Cho nên phải chuẩn bị".

Chung cười gượng gạo và bảo : "Đúng là sinh nghề, tử nghiệp"

Rồi chúng tôi cũng nói chuyện với nhau được một lúc… Biết là cơ quan an ninh không rời mắt khỏi Chung, nên ở lâu không tiện, tôi về.

Khi chia tay, tôi bảo Chung : "Mình sai mình phải chịu. Nhưng không được hèn ! ! !"

Sở dĩ tôi nói vậy là vì tôi cực kỳ ghét mấy ông quan, khi đương chức thì nói năng hùng hồn, chém gió phần phật… còn khi ra vành móng ngựa thì van xin, khóc lóc, rồi lại còn xin lỗi… Rõ là hèn ! Mà có ai tin, ai nghe mấy lời hối lỗi ấy đâu ?

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Vũ viết trên Facebook cá nhân có 26 ngàn người theo dõi rằng : "Hôm nay, An ninh điều tra Bộ Công An tống giam 4 tháng với Nguyễn Đức Chung vào trại B14, nơi mà Chung hồi làm giám đốc công an Hà Nội tống giam nhiều Tù nhân chính trị, khi đó Chung ăn ngon ngủ kỹ chắc Chung sẽ không bao giờ nghĩ rằng, có ngày mình lại vào nằm ở đây.

chung6

Ảnh : Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung khi ấy là Giám đốc công an Thành phố Hà Nội, chụp hình với cố chủ tịch nước Trần Đại Quang khi ấy là Bộ trưởng Bộ Công an. Ông Nguyễn Đức Chung từng được vinh danh là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Đêm nay trên bệ xi măng hôi rình ấy, có khi một manh chiếu cũng không kịp có mang đi mà nằm, giữa bốn bức tường trống trơn và chắc chắn không thể ngủ được, vắt tay lên trán có khi nào Chung hỏi vì sao lại thế này không ?

Vụ việc bắt Chung con hôm nay chúng ta phải xác quyết một điều với nhau rằng, Chung là phe yếu thế trong trò chơi chính trị mà đại hội 13 sắp diễn ra, khi xộ khám chỉ là cuộc thanh trừng phe nhóm, mà phe đập Chung là phe Nghệ-Tĩnh.

Trong phiên bỏ phiếu sơ bộ tại Hội nghị Trung Ương 12 hồi 5/2020, Nguyễn Đức Chung, và Vũ Đức Đam có số tín nhiệm cao nhất trong số ủy viên TW, mà khả năng 2 cái tên ở trên sẽ vào Bộ chính trị. Vũ Đức Đam thì không có tham vọng gì lớn trong việc tiến xa hơn, nhưng Chung thì lại khác. Việc sai phạm vụ Nhật Cường hay những vụ khác mà an ninh điều tra gô cổ Chung hôm nay chỉ là cái cớ. Vì nếu nói sai phạm thì Hoàng Trung Hải (Hà Nội) hay Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải (ở Thành Hồ) còn sai phạm lớn gấp vạn lần Chung con, nhưng gần như thoát nạn bằng việc phê bình.

Làm quan ở VN, có một nguyên tắc Anh phải tuân thủ luật chơi đó là "Muốn leo cao thì phải có sai phạm", sai phạm càng lớn càng nhiều thì chức càng lên cao. Sai phạm như một điều kiện cần để anh bước vào chính trường, vì khi đó Anh mới dễ bị kiểm soát theo ý của cấp trên. Nếu lấy một kẻ có uy tín, trong sạch thì một ngày nó vượt mặt mình thì làm sao ?

chung7

Ảnh : Ba nhân viên thân cận của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã bị bắt trước đó bao gồm : Nguyễn Anh Ngọc (thư ký, bên trái), Nguyễn Hoàng Trung (lái xe, ở giữa) và Phạm Quang Dũng (cán bộ C03 Bộ Công an)

Chính vì nguyên tắc phải có sai phạm nên Chung hay những kẻ tống Chung vào lò thì ai cũng như ai mà thôi.

Chỉ có điều, vì Uy tín của Chung cộng với là một tướng công an đầy tham vọng lớn, thì phe khác buộc phải liên kết hạ bệ Chung mà thôi, trước khi Chung kịp vào Bộ chính trị. Vì Chung chẳng ưa gì đám Nghệ tĩnh do đám này quá đông ở Trung ương. Hôm nay Chung là một trong số đó.

Màu sắc thanh trừng phe phái thường diễn ra quyết liệt ở mỗi kỳ đại hội, lần này phe Nghệ Tĩnh quyết tâm bắt chung khi Chung vẫn đang là đương kim chủ tịch Thành phố Hà Nội, vẫn mang hàm tướng công an, vẫn là đảng viên nhưng vẫn bế đi.

Điều này thể hiện sự khẩn trương trước khi Hà Nội chuẩn bị đại hội đảng bộ Thành phố, Bộ công an không cần đợi Trung ương cách chức chủ tịch Thành phố mà tóm luôn mới thấy, uy lực của đám Nghệ Tĩnh mạnh cỡ nào, chắc chắn đại hội 13 tới đây, phe Nghệ Tĩnh sẽ thống trị VN. Dự sẽ là đẫm máu hơn thời kỳ huy hoàng của chủ lò hiện tại.

Đêm nay, trên bệ xi măng lạnh lẽo ấy, 9 giờ Anh Chung thẫn thờ tựa lưng vào tường, miên man suy nghĩ bâng quơ, chợt quản giáo hô buồng 15 điểm danh, Chung con cũng phải bật dậy đứng qua song sắt mà hô dạ Có, chứ không sáng mai nó kêu ra chích điện là nhục lắm. Trước đây là tướng bọn quản giáo nó nể, chứ giờ là thằng tù nó khinh ra mặt, người cộng sản nó tệ thế đó Chung ạ.

Miệng hô đồng chí chứ nó thịt vợ mình khi nào không hay.

Và sáng mai đem bo ra lấy cơm, xin cán bộ kem đánh răng, bàn chải bị chặt đôi mới hiểu cảm giác, ở tù nó không sướng như ở ngoài đâu Chung ạ. Xin Không khéo, bọn quản giáo không chửi như con tôi mới phục Anh Chung". Ông Phạm Minh Vũ tâm sự với kinh nghiệm của một người từng là tù nhân lương tâm.

chung8

Ảnh : Hôm 10/7 Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Bùi Quốc Việt – anh trai của Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc Nhật Cường Mobile.

Trong tù cái ca dùng uống nước, đánh răng và ăn đựng cơm canh được gọi là cái BO và cái bàn chải đánh răng luôn bị chặt một nửa vì quản giáo sợ người bị giam giữ sẽ mài sắc và tự tử hoặc làm vũ khí đánh nhau.

chung9

Ảnh : hình ảnh chủ tịch Nguyễn Đức Chung trong những cuộc họp chống Covid-19 được dư luận đánh giá cao và ông cũng được đề xuất tặng huân chương chống Covid-19. Khi còn là Giám đốc công an Thành phố Hà Nội và là đại biểu quốc hội, ông cũng nổi tiếng với câu nói "Người nghèo đi buôn ma tuý bị lĩnh án tử hình, không cớ gì người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng lại không bị tử hình"

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Thiếu tướng Tô Ân Xô – chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an – cho biết, theo điều tra ban đầu, ông Nguyễn Đức Chung có liên quan đến ba vụ án :

– Vụ án Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước mà Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án.

– Vụ án Buôn lậu – Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng – Rửa tiền – Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng – xảy ra tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Sở Kế hoạch – đầu tư Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

– Vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại TP Hà Nội.

Báo VNExpress mô tả một loạt thành tích của ông Nguyễn Đức Chung, rằng :

Ông Chung tốt nghiệp Học viện Cảnh sát, là tiến sĩ luật, có hàng chục năm công tác tại Công an Hà Nội, từ lãnh đạo Đội Trọng án đến Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Phó giám đốc và Giám đốc Công an. 37 tuổi, ông được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang ; 46 tuổi là thiếu tướng.

Cuối năm 2015, khi đang đứng đầu lực lượng công an thủ đô, ông được bầu làm Chủ tịch UBND Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2016. Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố giữa năm 2016, ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2016-2021 với số phiếu cao.

Trong nhiệm kỳ ông Chung làm Chủ tịch thành phố, Hà Nội trồng mới hơn một triệu cây xanh, đưa Giải đua xe công thức 1 về tổ chức trên địa bàn ; mở không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận ; sắp xếp lại loa phường…

Với vai trò Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid 19 của Hà Nội, ông đưa ra một số biện pháp quyết liệt để khoanh vùng, dập dịch. Hà Nội từ chỗ là địa phương dẫn đầu cả nước về số ca mắc đã sớm được trở lại trạng thái bình thường mới và có 105 ngày không có ca mắc mới trong cộng đồng.

Hoàng Trung

Nguồn : Thoibao.de, 29/08/2020

*******************

Vì sao đều sai phạm nhưng có lãnh đạo bị bắt, có người thoát ?

Diễm Thi, RFA, 01/09/2020


Sáng ngày 1 tháng 9 năm 2020, nhiều tờ báo lớn trong nước như Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động… đồng loạt đưa tin sai phạm của Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể từ năm 2015, thời ông Thể còn làm Thứ trưởng Bộ này.

chung10

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể. Photo : thanhtra.com

Trước đó, tối 28 tháng 8, tin Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị Bộ Công an khởi tố và bắt giam với cáo buộc tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước loan truyền nhanh chóng trên báo chí chính thống cũng như mạng xã hội.

Cho đến khi bị bắt, ông Chung chưa bị kỷ luật về mặt đảng hay nhà nước, mà mới chỉ nhận quyết định tạm đình chỉ công tác 90 ngày do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký trước đó 17 ngày ; nhận quyết định từ Bộ Chính trị đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành đảng bộ, đình chỉ chức vụ Phó bí thư, ủy viên trung ương đảng, Phó bí thư thành ủy Hà Nội, cũng trước đó 17 ngày.

Dư luận đặt câu hỏi vì sao ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy liên quan dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thông báo kết luận sai phạm từ ngày 9 tháng 1 năm 2020, vẫn ung dung tự tại ?

Hay trường hợp ông Tất Thành Cang. Khi còn giữ chức Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, ông Tất Thành Cang đã ký tắt hợp đồng xây dựng - chuyển giao dự án xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm với giá trị hơn 12.000 tỷ đồng. Việc ký kết này, theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương là sai nguyên tắc, khi thẩm quyền của thành phố chỉ được phê duyệt các dự án có tổng mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng.

Hôm 15 tháng 11 năm 2018, Ủy ban kiểm tra trung ương công bố kết luận kiểm tra vi phạm của ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là rất nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật. Đến bây giờ ông Cang vẫn bình an.

Gần đây, Thanh tra Chính phủ Hà Nội công bố những sai phạm tại tỉnh Kiên Giang nơi ông Nguyễn Thanh Nghị, con trưởng của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là bí thư. Tuy nhiên hầu hết những người dính líu sai phạm, trong đó có ông Nguyễn Thanh Nghị, chỉ bị kiểm điểm.

Trung tá Quân đội Đinh Đức Long, người tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản từ năm 2014, giải thích rằng, có ba yếu tố quyết định nguyên tắc của đảng xuyên suốt quá trình lịch sử từ khi thành lập đảng đến nay. Đó là làm việc gì cũng phải có lý (tức là có chứng cứ), có lợi (tức thời điểm bắt có lợi hay không) và đúng lúc (tức bắt có đúng lúc không). Ba yếu tố đó sẽ giải thích hiện tượng vì sao bắt người này mà không bắt người kia.

Ông Long phân tích việc ông Chung ở Hà Nội bị bắt mà các ông Hải, Cang, Đua ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn ‘bình yên vô sự’ đến lúc này :

"Thứ nhất mấy người kia không còn nguy cơ cho chế độ vì người thì về hưu rồi, người thì bị cách chức, bị kỷ luật. Coi như bị loại khỏi cuộc chơi, không còn nguy hiểm cho chê độ nữa. Vấn đề còn lại là tiền. Muốn thoát tù, muốn nhẹ tội thì ‘nôn’ tiền ra. Tiền chỉ chạy từ túi này sang túi khác thôi.

Còn Nguyễn Đức Chung, hồi Hội nghị Trung ương 12 được phiếu tín nhiệm rất cao. Như vậy ông này có nguy cơ vào Bộ chính trị. Một là chức Bí thư thành ủy Hà Nội. Hai là Bộ trưởng Bộ Công an. Ông Chung là nguy cơ đối với rất nhiều kẻ thù chính trị thì họ phải ‘thịt’ thôi".

Trưa 6 tháng 12 năm 2018, tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội khóa 15, 102 đại biểu tham dự đã bỏ phiếu tín nhiệm đối với 36 người giữ chức vụ do HĐND bầu và phê chuẩn. Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Hà Nội có 84 phiếu tín nhiệm cao, 14 phiếu tín nhiệm, 4 phiếu tín nhiệm thấp.

Với trường hợp ông Nguyễn Văn Thể. Kết luận điều tra về vụ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Văn Thể khi còn là Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải đã ký 3 văn bản không đúng quy định của pháp luật, hợp thức hóa các nội dung Công ty Yên Khánh đề xuất. Yên Khánh là công ty của bị can Đinh Ngọc Hệ, tức Út "trọc".

Vì sao sai phạm của ông Nguyễn Văn Thể xảy ra từ năm 2015 mà đến năm 2017, ông Thể được thăng chức từ Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải lên Bộ trưởng bộ này ?

Nhà quan sát tình hình chính trị Quang Hữu Minh nhận định, vấn đề là nếu ông Thể không có sai phạm gì thì đương nhiên khóa tới ông Thể sẽ ngồi tiếp ghế bộ trưởng. Đó là lý do những sai phạm của vị bộ trưởng này được ‘khui’ ra lúc này.

"Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể không được lòng dân. Chưa nói tới những việc chìm mà những việc nổi như thu phí, thu giá cũng làm dân mệt mỏi, tốn kém, mất thời gian. Về mặt đảng thì những sai phạm vừa rồi làm cho dân chê đảng dốt. Nói chung cả về đảng và dân thì ông Thể làm mất hình ảnh rất nhiều. Còn nói về sai phạm các trạm BOT thời ông Thể còn làm thứ trưởng thì nhiều và bây giờ họ lôi ra.

Nói gì thì nói. Trong tương lai, bất kể Việt Nam thân Trung hay thân Mỹ, số tiền họ đầu tư vào cơ sở hạ tầng Việt Nam sẽ nhiều. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sẽ được phân công quản lý việc này. Do đó, đây là một vị trí đáng mơ ước".

Ông Minh nói thêm rằng, nếu đảng làm nghiêm vấn đề chỉnh đốn đảng thì ai sai cũng bị xử lý. Không có quan điểm người bị nặng, người bị nhẹ, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không như lâu nay.

Giữa tháng 7 năm 2020, một loạt cán bộ lãnh đạo tại Thành phố Hồ Chí Minh bị khởi tố về tội 'Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãnh phí theo Điều 219 Bộ Luật hình sự năm 2015.

Người có chức vụ cao nhất bị khởi tố là Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến ; kế đến là ông Trần Trọng Tuấn - Phó chánh Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ; Phan Trường Sơn - Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc ; Trần Quốc Đạt - Phó phòng Phát triển nhà và Thị trường bất động sản ; và Lê Tấn Hòa - chuyên viên Sở Xây dựng.

Những vị cựu lãnh đạo thành phố như Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang vẫn không bị truy tố. Theo Bộ Chính trị, Ban Bí thư đảng cộng sản Việt Nam thì vi phạm của ông Nguyễn Văn Đua đáng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, nhưng đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định của đảng.

Kỷ luật về mặt đảng có ba mức. Mức một là Khiển trách ; mức hai là Cảnh cáo ; mức ba là Khai trừ khỏi đảng.

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương nêu quan điểm của ông, là không có quan chức cộng sản nào là không có tội nếu người ta ‘sờ’ đến, kể cả ông Nguyễn Phú Trọng. Ông nhận định việc vì sao ai cũng có tội mà người bị bắt, kẻ lại nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật :

"Cái này rõ là các nhóm lợi ích của đảng đang tranh nhau quyền lợi. Nhóm này đánh nhóm kia kiểu băng nhóm mafia đánh nhau chiếm đoạt địa bàn. Theo những gì tôi biết thì rất khó đánh bọn Hải, Cang vì đằng sau họ là thằng Tàu, cho nên họ cũng phải né tránh. Khó khăn là chỗ đó. Chứ không phải bọn kia tội ít, công nhiều đâu".

Kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an chỉ rõ sai phạm của ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Văn Thể đã để cho Công ty Yên Khánh, là công ty kinh doanh thua lỗ, không đủ tư cách tham gia, nhưng được chỉ định làm nhà đầu tư xây dựng bổ sung 2 nút giao thông trên tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm theo hình thức BOT với tổng đầu tư 1.300 tỉ đồng. Tuy nhiên, cơ quan này không nêu hình thức xử lý, kiến nghị đối với cá nhân ông Nguyễn Văn Thể.

Hôm 31 tháng 8 năm 2020, cựu bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng bị xác định là chủ mưu gây ra sai phạm tại dự án Cao tốc Trung Lương, giúp ông Đinh Ngọc Hệ chiếm đoạt 725 tỷ đồng ngân sách nhà nước.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 01/09/2020

**********************

Bộ trưởng Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể từng ký nhiều văn bản trái luật

RFA, 01/09/2020

Bộ Công an Việt Nam vừa ra kết luận ông Bộ trưởng Giao thông- Vận tải Nguyễn Văn Thể từng ký các văn bản chỉ đạo không đúng quy định của pháp luật vào năm 2015, khi còn là Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

chung11

Bộ trưởng Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời trước Quốc hội ở Hà Nội hôm 4/6/2018 - Photo : mt.gov.vn

Theo thông tin từ truyền thông chính thống trong nước loan đi ngày 1 tháng 9, trong kết luận điều tra về vụ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Văn Thể khi còn là Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải đã ký 3 văn bản không đúng quy định của pháp luật ; chủ trì kết luận nhiều cuộc họp có nội dung thực hiện không đúng quy định của pháp luật, hợp thức hóa các nội dung Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ, tức Út Trọc, đề xuất.

Theo kết luận điều tra, trong quá trình quản lý việc thanh toán tiền trúng đấu giá, ngay khi Công ty Yên Khánh thanh toán không đúng hạn hợp đồng, Tổng công ty Cửu Long đã có 12 văn bản báo cáo Bộ Giao thông và vận tải. Sau đó, Bộ Giao thông và vận tải có 12 văn bản chỉ đạo nhưng đều không đề nghị chấm dứt trước hạn hợp đồng theo quy định, thu hồi quyền thu phí. Trong đó có 3 văn bản do ông Nguyễn Văn Thể ký.

Cụ thể, ngày 31/8/2015, ông Thể ký văn bản gửi Tổng công ty Cửu Long, Công ty Yên Khánh chỉ đạo yêu cầu phía Yên Khánh thanh toán theo đúng cam kết. Tiếp đó, ngày 8/10/2015, ông Nguyễn Văn Thể ký tiếp văn bản chỉ đạo Tổng công ty Cửu Long đốc thúc phía Yên Khánh nộp đủ số tiền mua quyền thu phí cao tốc. Ngày 22/6/2015, ông Thể ký tiếp văn bản thứ ba để gửi ông Đinh La Thăng, báo cáo việc Công ty Yên Khánh chưa thanh toán hết số tiền theo yêu cầu.

Ông Thăng viết lên góc trái tờ trình đề nghị ông Thể giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Từ đó, phía Công ty Yên Khánh ký văn bản gửi Bộ Giao thông và vận tải kiến nghị về việc giao Công ty Yên Khánh được chỉ định làm nhà đầu tư xây dựng bổ sung 2 nút giao thông trên tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm theo hình thức BOT hoặc BOT kết hợp BT với tổng đầu tư 1.300 tỉ đồng.

Kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an chỉ rõ sai phạm của ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Văn Thể đã để cho Công ty Yên Khánh, là công ty kinh doanh thua lỗ, không đủ tư cách tham gia nhưng trúng đấu giá.

Tuy nhiên, cơ quan này không nêu hình thức xử lý, kiến nghị đối với cá nhân ông Nguyễn Văn Thể.

Nguồn : RFA, 01/09/2020

*******************

Đi biu quc hi Vit Nam có quc tch Châu Âu xin thôi chc

VOA, 01/09/2020

Ông Phm Phú Quc, v đi biu quc hi va b phanh phui có h chiếu Châu Âu, đã xin thôi tư cách Đại biểu quốc hội cũng như t b chc v tng giám đc mà ông nm gi mt công ty 100% vn nhà nước.

sip1

Ông Phm Phú Quc, trong mt ln phát biu ti ngh trường Quc hi, đã xin thôi tư cách đi biu Quc hi và chc Tổng Giám đốc công ty Tân Thun sau khi b phát hin có hai quc tch. (nh chp màn hình Đu Tư online)

Trước đó, mt bài báo điu tra ca hãng tin Al Jazeera hôm 24/8, trong đó tiết l mt tài liu mt v chương trình h chiếu ca Cng hòa Síp (Cyprus) cho phép các chính tr gia "d tham nhũng" có th có được tm h chiếu nước này đ tr thành công dân Châu Âu, và ông Quc, mt thành viên Quc hi Vit Nam đi din Thành phố Hồ Chí Minh, có tên trong danh sách các chính tr gia "mua h chiếu vàng" đo Síp.

Mt ngày sau đó, lãnh đo Văn phòng quc hi Vit Nam cho biết đang xác minh s vic này. Cùng ngày 25/8, ông Quc tha nhn khi tr li phóng viên trong nước rng ông có quc tch đo Síp t năm 2018 nhưng cho biết rng ti thi đim ng c đi biu Quc hi vào năm 2016, ông ch có mt quc tch Vit Nam.

Thông tin ông Quc xin thôi tư cách Đại biểu quốc hội và chc tng giám đc công ty Tân Thun có 100% vn thuc Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ­ được Chánh văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh Hà Phước Thng cho biết hôm 1/9, theo các bn tin trên nhiu trang mng trong nước.

Theo ông Thng, Đoàn đi biu quc hi Thành phố Hồ Chí Minh s báo cáo Quc hi đ bãi min tư cách Đại biểu quốc hội ca ông Quc trong tun này.

"Ông Quc có quc tch th 2 nhưng không khai báo là th hin vic không gương mu, không chp hành quy đnh ca Đng", ông Thng được truyn thông trong nước trích li nói ti bui hp báo hôm 1/9. ng Quc đã xin thôi Đại biểu quốc hội, thôi chc v Tng giám đc Công ty Tân Thun và tiến hành gii trình".

Chánh văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết s vic s được gii quyết trong tháng 9.

Ông Quc, 52 tui, cùng v được xác đnh xin quc tch theo din Đu tư vào bt đng sn và phát trin các d án cơ s h tng Cng hòa Síp, mt quc gia thuc Liên minh Châu Âu. H sơ ca ông Quc nm trong nhng tài liu mà Al Jazeera thu thp được, bao gm hơn 1.400 đơn đăng ký vi tên ca hơn 2.500 người nhn được h chiếu đo Síp t 2017 đến 2019. Và vi mc đu tư ít nht là 2,5 triu USD, người ch đu tư có th s hu hi chiếu đo Síp, được coi là tm vé tr thành công dân Châu Âu và có th đi li t do 27 nước thành viên EU cũng như nhp cnh vào 174 quc gia mà không cn visa.

Trong nhng ngày qua, nhiu người dùng mng xã hi Vit Nam kêu gi gii chc chính quyn điu tra v ngun gc s tin mà gia đình ông Quc dùng đ "mua" quc tch. Tuy nhiên, ti bui hp báo hôm 1/9, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyn Như Khuê gh mi người không nên suy din t đâu đi biu Phm Phú Quc có 2,5 triu USD đ mua quc tch".

"Chúng ta tôn trng li ca ông Quc là do tài sn gia đình", ông Khuê được Zing trích li nói. "Không nên m vn đ đi xa quá".

Người đng đu ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết "vic đánh giá cán b có nơi còn hi ht, nhìn nhn cán b không sâu" và cho rng "đây là bài hc cho mi cán b công chc đ t vn".

Năm 2016, n đi biu quc hi Nguyn Th Nguyt Hường sau khi tha nhn mang quc tch Malta, có tài khon nước ngoài và c phiếu qu Malta đã b bãi nhim đi biu Hi đng nhân dân Thành phố Hà Nội vì "vi phm" Hiến pháp, Lut T chc Quc hi, Lut Bu c Quc hi và Lut Quc tch.

Lut sa đi, b sung Lut Quc tch năm 2014 cho phép mt s công dân được mang hai quc tch, trong đó gm người Vit Nam đnh cư nước ngoài hay tr em là con nuôi. Còn Lut sa đi b sung ca Lut T chc Quc hi, s có hiu lc t 1/1/2021, yêu cu các đại biểu quốc hội "có mt quc tch là quc tch Vit Nam".

**********************

Quan chức Đảng "run sợ" – Truy tiếp 24 người Việt Nam có quốc tịch Đảo Síp

Lan Anh, Thoibao.de, 31/08/2020

Loạt phóng sự điều tra của hãng truyền thông Al Jazeera của Qatar công bố ngày 23/08/2020, dựa trên tài liệu mật của chính phủ Cyprus (Đảo Síp) bị rò rỉ, tiết lộ ít nhất 26 công dân Việt Nam tham gia vào chương trình đầu tư cho "hộ chiếu vàng" trong giai đoạn từ tháng 11/2017 đến tháng 09/2019. Al Jazeera lập 100 hồ sơ từ hàng chục nước khác nhau và hiện mới nêu tên hai người từ Việt Nam là Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc và doanh nhân Phạm Nhật Vũ. Sự kiện đã làm dấy lên nhiều câu hỏi trong dư luận trong nước.

Câu hỏi đầu tiên mà nhiều người đặt ra là tại sao lại quốc gia Cyprus ?

chung12

Ảnh : Bản đồ nước Cộng hoà Síp, một đảo quốc tại phần phía đông của Địa Trung Hải và là đảo có diện tích và dân số lớn thứ ba tại trong biển này. Síp nằm về phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây của Syria và Liban

Đảo Síp gọi chính thức là nước Cộng hoà Síp, là quốc đảo lớn thứ ba của Địa Trung Hải, có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào ngành dịch vụ, vận chuyển và du lịch. Nhờ việc hoàn toàn không phát triển các ngành công nghiệp nặng, đảo Síp có bầu không khí và môi trường sống đặc biệt trong lành.

Đảo quốc này là một trong 10 quốc gia được nhiều người chọn làm nơi nghỉ hưu nhất. Bên cạnh đó, chính sách thuế với nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp cũng giúp cho Đảo Síp trở thành một trong 5 quốc gia phù hợp nhất để tái định cư.

Tháng 03/2014, giới chức Síp đã ban hành một đạo luật mới cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trở thành công dân, có được hộ chiếu và có được thẻ xanh đảo Síp thông qua chương trình đầu tư bất động sản Síp với những điều kiện thuận lợi và dễ dàng.

Theo giới tư vấn đầu tư định cư vào Châu Âu thì chương trình đầu tư lấy quốc tịch đảo Síp là cách đơn giản và hiệu quả nhất để nhà đầu tư được cấp quốc tịch Liên minh Châu Âu. Đây là chương trình duy nhất cho phép nhà đầu tư lấy ngay quốc tịch Châu Âu mà không cần phải đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào về thời gian cư trú. Thời gian thụ lý để có quốc tịch 8 – 12 tháng.

Đặc biệt, nhà đầu tư và các thành viên trong gia đình được hưởng đủ mọi quyền lợi của công dân Châu Âu, bao gồm quyền tự do sinh sống, làm việc, đầu tư ở bất kỳ nước nào trong khối Liên minh Châu Âu bao gồm Đức, Ý, Hà Lan, Pháp, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Ireland..v.v. Do là thành viên của Liên minh Châu Âu nên hộ chiếu Cộng hòa Síp quyền lực đứng thứ 16 trên toàn thế giới nên công dân Cộng hòa Síp có thể tự do đi lại (hoặc chỉ xin visa điện tử) 172 nước trên toàn thế giới bao gồm Canada, New Zealand, tất cả các nước Châu Âu.v.v

Bên cạnh đó, người nhâp quốc tịch Síp vẫn được quyền giữ quốc tịch Việt Nam và được truyền lại quốc tịch cho thế hệ sau.

Vậy làm thể nào để nhập tịch Cộng hòa Síp ?

Để nhập tịch Cyprus, có hai phần phải thực hiện.

Thứ nhất là khoản đầu tư, thường là vào bất động sản. Người muốn nhập tịch cần mua bất động sản tối thiểu khoảng 2 triệu euro (tương đương 51,8 tỉ đồng).

Thứ hai là họ phải hiến tặng 200.000 euro (tương đương 5,18 tỉ đồng) vào quỹ do chính phủ chỉ định.

Như vậy với tổng cộng chi phí nhập tịch vào khoảng khoảng 2,3 đến 2,4 triệu euro (tương đương khoảng trên dưới 60 tỉ đồng) thì người đầu tư, người phối ngẫu và con nhỏ hoặc con trưởng thành dưới 28 tuổi chưa lập gia đình và đang đi học sẽ có được quốc tịch của đảo quốc Síp.

Người di cư chỉ cần duy trì khoản đầu tư bất động sản trong vòng 5 năm. Sau thời gian này, họ có thể bán lại.

Một nhà tư vấn định cư cho biết ngoài các khoản đầu tư bắt buộc thì nếu muốn, khách hàng có thể đầu tư thêm như mua ngôi nhà thứ hai, mua biệt thự lớn trên bờ biển hay mua hai, ba căn hộ để cho thuê hay bán lại.

Nhìn chung, loại hình đầu tư bất động sản để nhập tịch Cộng hòa Síp khá linh hoạt, không giới hạn số lượng, một hay nhiều bất động sản đều được chấp nhận. Hình thức bất động sản cũng rất đa dạng, không bị hạn chế, có thể là nhà ở hay nhà thương mại đều được pháp luật cho phép.

Quy trình nhập tịch Cộng hòa Síp là chương trình đầu tư đơn giản để đi thẳng lên quốc tịch EU trong thời gian nhanh nhất, nhưng mức đầu tư lại khá cao so với mặt bằng chung.

Cần phân biệt giữa quốc tịch một nước thuộc Châu Âu (về mặt địa lý) nhưng chưa gia nhập EU và quốc tịch một nước thành viên EU (sử dụng đồng tiền chung euro).

Với quốc tịch một nước Châu Âu chưa gia nhập EU, nhà đầu tư và gia đình chỉ được hưởng quyền công dân trong phạm vi quốc gia đó. Với quốc tịch một nước thành viên EU, nhà đầu tư và gia đình được hưởng quyền công dân EU, có thể tự do sinh sống, làm việc, học tập tại 27 quốc gia thành viên của EU.

Chương trình lấy quốc tịch các nước thuộc EU hiện có Cộng hòa Síp, Malta, Bulgari và Bồ Đào Nha. Chương trình lấy quốc tịch Montenegro đang được đánh giá là hấp dẫn vì nước này dự kiến gia nhập EU vào năm 2025 nên mức đầu tư hiện còn thấp.

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là chương trình nhập tịch Cộng hòa Síp thu hút những đối tượng nào ?

chung13

Ảnh chụp màn hình Hồ sơ Cyprus nêu đích danh hai ông Phạm Phú Quốc và Phạm Nhật Vũ, người Việt Nam đầu tư để có quốc tịch tại Cộng hòa Cyprus

Thông tin trong bộ hồ sơ có tên "The Cyprus Papers" (Hồ sơ Cyprus) tiết lộ rằng hàng chục quan chức cấp cao và gia đình của họ đã mua cái gọi là "hộ chiếu vàng" của Cyprus từ tháng 11/2017 đến tháng 09/2019.

Theo Al Jazeera, họ là chính khách hoặc nằm trong ban lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước và cũng nhiều trường hợp mua hộ chiếu cho cả người nhà.

Trong 2.351 hồ sơ tham gia đầu tư vào chương trình này thì Nga là đông nhất (922), tiếp theo là Trung Quốc (482) và Ukraina (100) và các nước khác tại Trung Đông và Đông Nam Á.

Hai người từ Việt Nam có quốc tịch Cộng hòa Síp được Al Jazeera nêu tên là Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh) và doanh nhân Phạm Nhật Vũ.

Ông Phạm Phú Quốc hiện là Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Ông trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 4 thành phố Hồ Chí Minh, gồm Quận 5, Quận 10 và Quận 11 khi đang là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC). Hồ sơ cho thấy ông Phạm Phú Quốc được cấp quốc tịch Cyprus ngày 12/12/2018 và vợ ông cũng có quốc tịch Cyprus.

Ông Phạm Nhật Vũ, hiện đang thụ án tù 3 năm vì tội đưa hối lộ trong vụ án MobiFone mua AVG, có hộ chiếu Cyprus ngày 06/05/2019 và vợ ông cũng được cấp quốc tịch Cyprus.

Tuy nhiên, cần lưu ý là hồi tháng 11 năm ngoái, Cộng hòa Síp đã thu hồi "hộ chiếu vàng" được mua bởi 26 nhà đầu tư nước ngoài giàu có cho bản thân và thân nhân vốn là dân các nước ngoài khối EU trước những cáo buộc ‘bán quốc tịch’ từ các nước thành viên khác của EU. Theo nguồn tin, những người này gồm chín người Nga, tám người Campuchia và năm người Trung Quốc. Số còn lại đến từ Malaysia, Kenya và Iran.

Hồi đầu năm 2019, EU đã yêu cầu các quốc gia thành viên thắt chặt việc kiểm tra công dân ngoài EU tìm cách nhận hộ chiếu EU thông qua các khoản đầu tư. Có những lo ngại rằng "hộ chiếu vàng" có thể là một cửa hậu vào EU cho các băng đảng tội phạm hoặc các quan chức chính phủ tìm cách rửa tiền, hoặc trốn thuế tại nước của họ.

Vậy trường hợp Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh) nhập tịch Cộng hòa Síp bằng con đường nào ?

chung14

Ảnh : Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc

Ngày 25/08, Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc đã trao đổi với báo chí về thông tin cho rằng ông có quốc tịch Cộng hoà Síp. Ông Quốc cho biết ông đã có quốc tịch Cộng hoà Síp từ giữa năm 2018, nhưng là do gia đình bảo lãnh.

Ông nói : "Tôi khẳng định việc tôi có quốc tịch Cyprus là do gia đình [vợ và con] bảo lãnh, hoàn toàn không có việc mua quốc tịch với giá 2,5 triệu USD.

Vợ và con trai tôi đều là những doanh nhân. Con trai tôi học tập, làm việc tại Anh từ năm 2013, có sự nghiệp ổn định và quyết định gắn bó lâu dài.

Đến năm 2017, vợ và con gái tôi có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai tôi nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Cyprus. Quốc gia này cho phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam.

Sau đó, giữa năm 2018 gia đình tôi đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho tôi tại Cyprus".

Vị Đại biểu Quốc hội phủ nhận thông tin mua quốc tịch thứ 2.

Trường hợp ông Phạm Phú Quốc có tên trong "Hồ sơ Cyprus" làm dấy lên tranh luận tại Việt Nam về việc đại biểu Quốc hội có được phép mang song tịch.

Luật tổ chức Quốc hội hiện hành quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội (điều 22) gồm 5 tiêu chuẩn như : Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp ; phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm ; có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội ; có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. …

Còn theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội (từ ngày 01/01/2021 mới có hiệu lực) bổ sung vào một tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là "Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam" (khoản 1a, điều 22).

Về trường hợp ông Phạm Phú Quốc mang 2 quốc tịch, giới luật sư nhận định các cơ quan của Quốc hội cần sớm xác minh thời điểm ông Phạm Phú Quốc nhập tịch Cộng hoà Síp để có các bước xử lý tiếp theo theo quy định.

Nếu ông Quốc nhập tịch trước thời điểm bầu cử Quốc hội khoá XIV thì sẽ rơi vào trường hợp không khai báo trung thực trong hồ sơ đại biểu. Nếu nhập tịch từ thời điểm giữa năm 2018 như ông Quốc trả lời trên báo chí, thì vị đại biểu ông Quốc đã không báo cáo trung thực với Quốc hội về việc này.

Trước ông Phú, đã từng có một số đại biểu quốc hội Việt Nam bị phát hiện là "có quốc tịch EU".

Hồi tháng 07/2016, Đảng đối lập chính tại Malta, Đảng Quốc gia, yêu cầu chính phủ giải thích vì sao một đại biểu quốc hội Việt Nam có được hộ chiếu Malta. Malta cũng là một đảo quốc thành viên EU. Qua đó mà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị phát hiện có thêm quốc tịch Malta. Việc nhập quốc tịch Malta không được bà Hường kê khai trong hồ sơ ứng cử. Sau đó, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã bỏ phiếu kín, kết quả 100% thành viên hội đồng có mặt biểu quyết xác nhận bà Hường không đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV. Bà Hường cũng bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội.

Từ vụ việc này, Quốc hội đã xem xét bổ sung thêm tiêu chuẩn đối với đại biểu Quốc hội là "Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam". Đồng thời luật quy định cho Quốc hội và cử tri có quyền bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội nếu thấy đại biểu đó không còn xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân.

Lan Anh

Nguồn : Thoibao.de, 31/08/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Hùng, Phạm Quý Thọ, Nguyễn Ngọc Già, Hoàng Trung
Read 1189 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)