Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

09/09/2020

Không khí đấu tố bao trùm phiên xử vụ Đồng Tâm

Nhiều tác giả

Vụ án Đồng Tâm gây tâm lý 'sợ hãi, bất lực' trong giới trẻ Việt Nam

Bùi Thư, BBC, 09/09/2020

Vụ án Đồng Tâm được xem là một trong những sự việc đặc biệt nghiêm trọng được đưa ra xét xử sơ thẩm ngày đầu tiên hôm 7/9. Vậy giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm ?

khungbo1

Sự kiện tổng hợp tin tức về Đồng Tâm trên trang Facebook.

Phiên sơ thẩm dự kiến diễn ra từ ngày 7 đến 17/9.

Đây là phiên xét xử sơ thẩm vụ án "giết người" và "chống người thi hành công vụ" xảy ra tại thôn Hoành thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội. Vụ án liên quan đến tranh chấp, khiếu nại đất đai căng thẳng xảy ra từ nhiều năm qua, với đỉnh điểm là vụ đụng độ sáng sớm ngày 9/1/2020 khiến 3 cán bộ công an và ông Lê Đình Kình tử vong.

Trả lời BBC News tiếng Việt từ Hà Nội ngày 8/9, An Nguyên (đã đổi tên) chia sẻ :

"Từ những phút đầu tiên của phiên tòa này đã định sẵn bản án. Tòa án là bên nắm giữ cán cân công lý mà họ lại đùa cợt với công lý như vậy. Nó như một phiên đấu tố hơn là phiên tòa vì họ đâu quan tâm dư luận, luật sư nói gì. Đó như cuộc trình diễn, đấu tố và ngấm ngầm sự dằn mặt cho những ai muốn đứng lên phản đối chính quyền về đất đai sẽ nhận lãnh hậu quả tương tự".

Từ Mỹ, một du học sinh Việt Nam nói : "Tôi thấy rần rần trên Facebook, trên báo về vụ Đồng Tâm nhưng tôi không theo dõi vì đây không phải mối quan tâm của tôi".

'Đây là phiên luận tội, không phải phiên tòa'

Là giáo viên tiếng Anh, đã từng đi du học nước ngoài và đang dạy các bạn trẻ luyện thi bằng tiếng Anh để du học, Chung Sơn (đã đổi tên) nói với BBC :

"Những kênh tôi tiếp cận thông tin là báo chí chính thống, họ cũng đưa những tin giống nhau như giật tít về việc Chủ tịch Nguyễn Đức Chung được yêu cầu triệu tập chứ không đưa sâu về những vô lý ở tòa. Tôi đọc Thanh Niên, thấy quanh tòa án an ninh được siết chặt. Vì vậy, việc tiếp cận thông tin một cách độc lập chắc chắn bị hạn chế".

"Còn rất nhiều câu hỏi xoay quanh vụ việc này : các bị cáo có bị ép cung hay không và vì sao lực lượng công an lại tấn công vào Đồng Tâm vào rạng sáng như vậy. Nhưng những câu hỏi hay kiến nghị hầu như bị bác bỏ. Chứng tỏ nền tư pháp đứng hẳn về phía nhà nước, chính quyền, không có sự công bằng cho người dân. Thậm chí, người dân Đồng Tâm còn không có cơ hội đòi công bằng".

Khi được hỏi về nền Tư pháp Việt Nam, Chung Sơn nói rằng mọi người hay đùa 'Công Lý' chỉ là tên của diễn viên hài và nếu Việt Nam có nền tư pháp độc lập, công bằng thì không nhiều người phải nhảy lầu sau khi tòa tuyên án như vậy.

Anh nói : "Phiên tòa này có nhiều vi phạm về thủ tục tố tụng. Rõ ràng đây phiên buộc tội, đấu tố chứ không phải phiên tòa bởi chúng ta đều biết kết quả sẽ thế nào. Nếu phiên tòa diễn ra đúng tinh thần pháp luật hơn thì những bị cáo còn có thể được giảm nhẹ tội nhưng với tình hình này, người dân Đồng Tâm sẽ phải đối mặt với mức án nặng nề".

khungbo2

Luật sư Đặng Đình Mạnh ghi lại diễn biến phiên tòa về phần bị cáo Bùi Thị Nối. Nhiều người nhận xét bà tiều tụy, sức khỏe yếu hơn trước đó trên tivi.

Chung Sơn giải thích lý do : "Tôi muốn có lời giải đáp cho những thắc mắc của mình, để xem nhà nước có lý hay không, người dân Đồng Tâm có tội hay không. Chúng ta có thể không biết rõ chuyện gì đã xảy ra ngày 9/1, nhưng quan sát phiên tòa, chúng ta thấy được công lý không thuộc về những người dân Đồng Tâm".

Chia sẻ với BBC từ Hà Nội, bạn trẻ An Nguyên cho biết : "Tôi cũng hình dung rằng phiên tòa sẽ có những thứ nực cười, vô thiên vô pháp nhưng tôi không ngờ nó kinh khủng như vậy : một tòa án mà bật một đoạn phim tuyên truyền có dàn dựng ngay trong phiên tòa cho cả luật sư, bị cáo nghe. Như vậy, từ những phút đầu tiên, phiên tòa này đã định sẵn bản án".

"Tòa án là bên nắm giữ cán cân công lý mà họ lại đùa cợt với công lý như vậy. Đây như một phiên đấu tố hơn là phiên tòa vì họ đâu quan tâm dư luận, luật sư nói gì. Đó như cuộc trình diễn, đấu tố và ngấm ngầm dằn mặt cho những ai muốn đứng lên phản đối chính quyền về đất đai sẽ nhận lãnh hậu quả tương tự", cô nhận định.

Còn người dùng Facebook Le Quang cho rằng tòa án Việt Nam có lẽ là nơi đầu tiên trong lịch sử hiện đại cho phép chiếu một bộ phim tuyên giáo có dàn dựng ngay trong phiên tranh luận.

Anh viết : "Việc đưa ra một đoạn phim tuyên giáo (đã qua cắt dựng) có thể góp phần tạo ra thông tin ngụy biện gây tổn hại đến uy tín của tòa án, nhân chứng, nạn nhân, nghi can… hơn nữa, nó gây tổn thương đến niềm tin nơi công chúng. Đây là điều mà mọi người bình thường đều hiểu chứ không cần phải có kiến thức chuyên sâu.

Ở những xã hội chặt chẽ, người ta coi trọng tính 'trang trọng' và 'phẩm giá' của tòa, mọi tài liệu được công bố phải là kết quả của quá trình thu thập, lưu trữ nghiêm túc. Một đoạn phim đã qua dàn dựng được trình chiếu trước tòa có thể coi là nỗi sỉ nhục rất lớn cho bản thân chánh án lẫn cả nền tư pháp. Nó không khác gì việc chiếu phim khiêu dâm trong phòng hội nghị cả", người dùng Le Quang nhìn nhận.

Từ Chile, nhà văn Khải Đơn chia sẻ : "Tôi không ngạc nhiên với ứng xử của tòa, thẩm phán và cách họ tổ chức phiên tòa. Nó giống như các vụ xử kẻ giết bố Trịnh Kim Tiến, giống phiên tòa xử bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh... Nói chung chính quyền đối xử với các nông dân ở Đồng Tâm như kẻ mà họ thường gọi là phản động, như cấm người nhà dự phiên tòa, chặn và bắt các người đưa tin độc lập".

'Cảm giác sợ hãi, bất lực'

Ở Việt Nam, thế hệ trẻ luôn được xem là những người làm chủ tương lai của đất nước. Tuy nhiên, nếu vào những hội nhóm với phần đông là các bạn trẻ trên Facebook, không ít các hội nhóm đưa ra điều kiện rằng không bàn về chính trị nếu tham gia nhóm.

Nhà văn trẻ Khải Đơn nêu quan sát : "Điều khiến tôi hài lòng là các group hoạt động lăng nhăng thường ngày đưa tin vui vẻ, nhảm nhí lại trở thành chiến trường cãi nhau vì vụ này. Các group sau dịch Covid thường có quota chạy bài theo yêu cầu của nhà nước, dĩ nhiên, đưa thông tin vụ này. Và nhờ đó, tôi thấy người trẻ có quan tâm, muốn quan tâm đúng đắn thay vì sa vào chửi bới với nick ảo".

"Nhưng thông tin lan truyền không đủ tốt, như không đến được với khán giả mới chưa quan tâm và biết về vụ việc, mà chỉ dừng ở nhóm người đọc đã từng biết vụ việc từ lâu. Sự thuyết phục với số đông khán giả trong xã hội cũng bị ảnh hưởng vì độc giả ít hơn", Khải Đơn nói.

Về vấn đề này, Chung Sơn nói : "Ở Thái, dù nói xấu về hoàng gia là phạm pháp nhưng giới trẻ Thái Lan vẫn lập group cả hơn 1 triệu thành viên để bàn luận nghiêm túc về những vấn đề này. Nhưng ở Việt Nam, chỉ cần lên tiếng về chính trị có khi bị gắn mác phản động".

Chung Sơn nói tiếp : "Cảm giác của tôi về cách hành xử của nhà nước sẽ khiến cho người dân Đồng Tâm nói riêng, người dân như tôi nói chung giận dữ. Nhiều người không nói ra, nhưng trong lòng họ bất an, mất lòng tin vào xã hội này. Vì hôm nay là người dân làng Đồng Tâm, đâu ai biết được ngày mai là người dân của quận này, xã kia ở Việt Nam".

"Nhìn vào những gì đang xảy ra, tôi cảm thấy bất lực, giận dữ vì một nhóm người dân đã bị dồn đến đường cùng, họ phản kháng và cuối cùng bị ghép tội. Tôi không biết mình có thể làm gì được, càng ngày tôi cảm thấy đáng sợ hơn những gì tôi có thể tưởng tượng. Tôi không thể nào tưởng tượng chính quyền lật lọng, tráo trở như vậy".

Chung Sơn thừa nhận : "Chúng tôi không nói với nhau, nhưng tự hiểu cần phải tự tìm đường : du học không phải chỉ để nâng cao kiến thức mà để kiếm nơi sống tốt hơn".

Là người viết báo, nghiên cứu về chính sách, An Nguyên chia sẻ :

"Sự quan tâm của tôi không nằm ở việc đất đai thuộc về chính quyền hay người dân Đồng Tâm mà ở chỗ 4 giờ sáng ngày 9/1, đã có một cuộc tấn công của lực lượng công an vào nhà người dân. Cuộc tấn công này làm tôi cảm như mình ở một đất nước vô thiên, vô pháp. Tấn công xong thì bắt giam người, bắn chết người và bây giờ mở phiên tòa như thể tội lỗi toàn của nhân dân".

"Ngày hôm qua sau khi quan sát phiên tòa, tôi cảm thấy tồi tệ. Tôi cảm thấy giữa người với người nhưng có người lại cùng khổ như vậy. Nếu người ta nghèo, người ta còn có thể bấu víu vào lao động bản thân để thoát nghèo. Nhưng người dân Đồng Tâm, họ không biết bấu víu vào đâu vì làm gì có công bằng, công lý. 29 con người, 29 gia đình đã mất hẳn cuộc đời, tương lai chấm dứt. Bây giờ là năm 2020, ở ngay thủ đô Hà Nội của nước mình lại có những điều trớ trêu như vậy", An Nguyên tâm sự.

khungbo3

Báo chí chính thống Việt Nam được cho là đưa tin thiên lệch về phiên xét xử.

An Nguyên bộc bạch thêm : "Buồn hơn nữa là không nhiều người lên tiếng. Ở Mỹ, vì một người da đen, người ta có thể biểu tình rầm rộ đòi công lý. Ở Hong Kong, nhiều người trẻ biểu tình đòi quyền tự do. Ở Việt Nam, cũng ở Hà Nội này người ta xuống đường vì cây xanh nhưng giờ là mạng sống con người thì không ai lên tiếng".

"Tôi thấy có quá nhiều sự im lặng, từ giới hoạt động, giới tri thức, báo giới. Bản thân tôi cũng tự thấy mình hèn khi không thể làm gì khác hơn. Những người cách mình chỉ vài chục cây số, sống cùng đất nước nhưng họ đang phải chịu cảnh bất công, tàn bạo", An Nguyên nhìn nhận.

Quan sát diễn biến câu chuyện, một bạn trẻ giấu tên từ Việt Nam chia sẻ với BBC : "Tôi thấy trong vụ việc Đồng Tâm, nỗi sợ bao trùm dư luận lớn hơn và tới một lúc nào đó người ta không nhận ra đó là nỗi sợ nữa. Cũng như tới một lúc nào đó, người ta không nghĩ rằng đồng lõa với tội ác là sai trái nữa".

"Việc tôi phải ẩn danh khi phỏng vấn nó cho thấy thực tế rằng ở xứ sở này, người ta không dám đeo tên mình dù nói về những điều đúng đắn", bạn nói.

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 09/09/2020

**************************

Tướng công an nói c Kình là… ‘cường hào, đa ch mi’

Trân Văn, VOA, 09/09/2020

Nếu theo dõi phn ng ca công chúng trên mng xã hi đi vi s kin h thng tư pháp Vit Nam đem 29 cư dân xã Đng Tâm, huyn M Đc, thành ph Hà Ni ra xét x vì "giết người" và "chng người thi hành công v" (v án Đng Tâm), có th thy n lc "răn đe, giáo dc" ca h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam không nhng không đt mc tiêu mà còn phn tác dng !

khungbo4

Ông Nguyn Tường Thy (phi) trong mt ln đến thăm c Lê Đình Kình hi 2018. (Hình : RFA)

Mt trong nhng người góp phn đáng k vào vic vô hiu hóa n lc "răn đe, giáo dc" ca h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam là… Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm Phát ngôn viên ca B Công an Vit Nam. Trong cuc trò chuyn vi phóng viên Thông tn xã Vit Nam (TTXVN) trước khi h thng tư pháp xét x "v án Đng Tâm", tướng Xô đã khuy đng dư lun bng nhn đnh : Lê Đình Kình là mt loi "cường hào, đa ch mi", hu qu s thoái hóa biến cht ca mt b phn cán b đng viên, mượn danh nghĩa đng viên, lo cho dân đ chng li ch trương, chính sách ca đng, nhà nước(1) !..

***

Bi tướng Xô là người Vit nên không th bo rng ông không rành tiếng Vit. Trong tiếng Vit,cường hào thường được dùng đ ch nhng k thế, cy quyn hành x vô pháp, vô luân. Trong phiên x sơ thm "v án Đng Tâm" din ra sau khi tướng Xô đ cp đến s xut hin ca mt loi "cường hào, đa ch mi", thiên h tn mt mc kích, chng nhng thường dân mà ngay c thân nhân ca các b cáo cũng b ngăn chn, không được d khán phiên x sơ thm như qui đnh v "xét x công khai" trong Lut T tng Hình s, thm chí các lut sư bào cha cho b cáo cũng b cm tiếp xúc vi thân ch ca h (2), bt k đó là quyn đã được lut pháp minh đnh.

So vi c Kình, mc đ cường bo ca h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam vượt xa, hơn hn, k c khi h thng tư pháp XHCN nhân danh Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam xét x 29 công dân b cáo buc là vi phm pháp lut. Trong "v án Đng Tâm", đó không phi là ln đu tiên h thng tư pháp XHCN hành x táo tn, ngông cung hơn c "cường hào" - cưỡng hiếp lut pháp XHCN gia thanh thiên bch, nht. Cách nay ba tháng, Liên đoàn Lut sư Vit Nam tng phi son - gi mt văn bn, đ ngh Vin Kim sát Hà Nithc hin đúng các quy đnh ca pháp lut t tng, to điu kin cho các lut sư sm tiếp cn, sao chp h sơ v án, nhm bo v quyn và li ích hp pháp ca người b buc ti(3)…

Tuy nhiên, đc Kiến ngh ca 13 lut sư tham gia bào cha cho các b cáo trong "v án Đng Tâm" gi các cơ quan tiến hành t tng trước thi đim "v án Đng Tâm" được xét x mt tun (4), thiên h ch thy tính cht, mc đ cường bo gia tăng mnh hơn ch không h gim ! Tướng Xô không nhc, hn người ta đã quên hai ch "cường hào" đ so sánh và nhn đnh gia xưa vi nay !

***

Xưa, không phi t nhiên mà "cường hào" sánh vai vi "đa ch". Nay thì sao ? "Đa chngày xưa là nhng cá nhân có kh năng tích t rung đt bng nhiu cách, c lương thin ln bt chính ri phát canh thu tô. Cuc "cách mng dân tc dân ch nhân dân" do nhng người cng sn vn đng thc hin hi thp niên 1950 ti Vit Nam đã "đào tn gc, trc tn r" gii "đa ch".

Tuy nhiên sau "cách mng dân tc dân ch nhân dân", khi đưa Vit Nam bước vào "k nguyên mi" - c nước quá đ lên ch nghĩa xã hi,nhng người cng sn đã mang mc tiêu mà h tng đ ra đ vn đng dân chúng tham gia "cách mng dân tc dân ch nhân dân" - đem rung đt trao cho nông dân, thc hin quyn t do dân ch, xây dng chế đ cng hoà dân ch, m đường cho xã hi phát trinca "cách mng dân tc dân ch nhân dân" - vt vào st rác.

Chng rõ vô tình hay c ý mà nhân "v án Đng Tâm", tướng Xô khơi li ký c v "đa ch". C đem câu chuyn v c Kình so vi nhng gì đng tng k v "đa ch" t s thy, ví c Kình như a ch" là hết sc vô li song s vô li này hu ích. S vô li trong nhn đnh ca tướng Xô ch ra chính "đng ta" là tng lp "đa ch mi". Trước thp niên 1950, tuy "đa ch" nhan nhn khp nơi nhưng tng lp "đa ch" này không thâu tóm đt đai càn r và tàn bo như "đng ta".

Không có "cách mng dân tc dân ch nhân dân" s không có "đa ch mi", dùng hiến pháp biến "đt đai thành s hu toàn dân" đ "xây dng xã hi xã hội chủ nghĩa", không có nhng thm án kiu như "v án Đng Tâm" mà h thng tư pháp Vit Nam đang xét x, xã hi Vit Nam không có s xut hin ca mt tng lp mi mà người Vit vn gi là "dân oan" vt vã kêu đòi công lý. Trước thp niên 1950, dưới các chính quyn quân ch chuyên chế hay thuc Pháp, Vit Nam không có nhng đoàn "dân oan" t khp mi nơi dt díu nhau v Hà Ni, đến Sài Gòn, sng v vt trong cnh "màn Tri, chiếu đt" t năm này qua năm khác như người Vit đã và đang thy trong vài thp niên gn đây.

***

Nhìn mt cách tng quát, tướng Tô Ân Xô không ch có công lay đng nhn thc ca đám đông v "cường hào, đa ch mi" - sn phm ca "cách mng dân tc dân ch nhân dân". Rt khó tin rng mt ông tướng tng khoác áo Đc phái viên ca TTXVN ti M trong nhiu năm, sau đó là Đi din Lãnh s quán Vit Nam Houston, Texas, M li h đ đến bt cn như vy !

Có th tướng Xô đang dùng s nghip ca chính ông đ gi mt thông đip nhm giúp mi người đ cao cnh giác, chng hn : Đc phái viên ca TTXVN ti nước ngoài có th là nhng sĩ quan an ninh, hot đng ngh nghip chính là thu thp thông tin v nhng công dân quc gia s ti gc Vit, cho nên thôi hot đng báo chí, quay v Vit Nam là lp tc ci b xiêm y khoác cnh phc vi lon tướng như tướng Xô.

Trước khi quay v Vit Nam, tướng Xô tng chuyn t lĩnh vc truyn thông (Đc phái viên TTXVN) sang lĩnh vc ngoi giao (Đi din Lãnh s quán Vit Nam Houston, Texas, M) - đm nhn vai trò thiết lp cu ni và tht cht quan h gia ng ta" vi kiu bào trong mt thi gian ngn. Hi đó, tướng Xô tng nói rt nhiu v "khép li quá kh, hướng v tương lai" đ "hòa hp, hòa gii"…

Đi chiếu nhng tuyên b, phát biu mang màu sc ngoi giao ca ng chí" Xô hi đó vi nhng nhn đnh ca tướng Xô v c Kình, v "v án Đng Tâm" như mi thy, hn s nhn ra ngay s khác bit như khác bit gia Tri và… vc. Chng l tướng Xô mun nhn : Đng nghe, hãy nhìn vì ch nghe mà tin như người Vit đã tng tin vào "cách mng dân tc dân ch nhân dân" thì không khác gì lao thng xung vc ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 09/09/2020

Chú thích :

(1) http://baochinhphu.vn/Phap-luat/Thieu-tuong-To-An-Xo-noi-ve-vu-an-Dong-Tam/406964.vgp

(2) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10217436663459740&id=1569759542

(3) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/lien-doan-luat-su-kien-nghi-lien-quan-vu-giet-nguoi-o-dong-tam-652058.html

(4) https://baotiengdan.com/2020/09/04/kien-nghi-cua-nhom-luat-su-dong-tam/

(5) https://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/NguyenTanDung-US-trip/Vietnamese-PM-in-Texas-feed-from-Houston-HVy-06262008121203.html

***********************

Cường hào địa chủ mới gắn mác đảng viên ?

Ông Lê Đình Kình sinh năm 1936, cư ngụ tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội. Ông Kình gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 5 tháng 11 năm 1961, thành đảng viên chính thức ngày 3 tháng 1 năm 1963, sinh hoạt đảng tại Đảng bộ xã Đồng Tâm.

khungbo5

Người phát ngôn của Bộ Công an, Tô Ân Xô đã so sánh ông Lê Đình Kình (1936 - 9/1/2020) với ‘cường hào địa chủ mới’

Ông Kình từng tham gia kháng chiến chống Mỹ. Sau khi xuất ngũ, trở về quê hương, giữ một số chức vụ lãnh đạo tại xã Đồng Tâm ; từng là Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm, Trưởng Công an xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm những năm 1980. Sau khi nghỉ hưu, ông Lê Đình Kình vẫn là người có uy tín và ảnh hưởng tại xã Đồng Tâm.

Trong sự kiện tranh chấp đất đai tại cánh đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm với chính quyền địa phương, ông Lê Đình Kình được cho là người đứng đầu nhóm những hộ dân tham gia khiếu nại chính quyền. Từ năm 2013,ông Kình là người đứng đầu "Tổ đồng thuận", ký các đơn thư khiếu kiện vụ việc lên các cơ quan chức năng.

Theo thông tin từ Bộ Công an Việt Nam, rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 (nhằm ngày 15 tháng 12 âm lịch, ngày rằm tháng chạp năm Kỷ Hợi), trong khi cơ quan chức năng đang thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm thì xảy ra đụng độ với người dân thôn Hoành. Trong vụ này, ông Kình đã bị tử vong.

Theo Bộ Công an thì ngoài ông Kình còn có ba chiến sĩ công an khác cũng bị tử vong. Chiều ngày hôm sau, 10 tháng 1 năm 2020, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể ông Lê Đình Kình tại Ủy ban nhân dân xã Đồng Tâm cho người thân của ông để họ mai táng.

Lúc qua đời, ông Lê Đình Kình vẫn là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam với hơn 58 năm tuổi đảng.

Ngày 14 tháng 2 năm 2020, bình luận về vụ việc Đồng Tâm, Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết "Chúng tôi theo dõi rất sát tất cả những diễn tiến của vụ việc này và đang thu thập thông tin từ các nguồn để có thể hiểu hơn những biến cố tại Đồng Tâm. Chúng tôi đặc biệt quan ngại về việc tổn thất nhân mạng từ cả hai phía qua đụng độ giữa lực lượng an ninh và người dân Việt Nam. Điều quan trọng là tất cả các bên cần tìm cách giải quyết tranh chấp theo phương cách công khai, ôn hòa và minh bạch".

Vụ án liên quan đến cái chết của ông Lê Đình Kình đã được bắt đầu xét xử trình tự hình sự sơ thẩm từ ngày 7/9-2020, dự kiến kéo dài trong 10 ngày. Tạm không đề cập diễn biến phiên tòa, ở đây chỉ muốn nêu vấn đề vì sao Người phát ngôn Bộ Công an lại cho rằng đảng viên Lê Đình Kình "là một loại cường hào, địa chủ mới".

Trở ngược lịch sử, trong Thông tư số 12/TTg, "Về một số điểm trong chính sách cụ thể, cần nắm vững khi tiến hành sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất", phó thủ tướng Phan Kế Toại ký ban hành ngày 12-1-1957, có phân biệt như sau liên quan đến "cường hào, địa chủ" mà Người phát ngôn Bộ Công an đã nhắc tới với nhận định đảng viên Lê Đình Kình "là một loại cường hào, địa chủ mới" (trích) :

"I- Về việc phân định thành phần giai cấp.

1. Đối với những người làm nghề khác, trong Thông tư 1196/TTg nói : "Những người làm nghề khác có ruộng đất phát canh tuy bình quân chiếm hữu một nhân khẩu trong gia đình có quá gấp 3,4 lần bình quân chiếm hữu một nhân khẩu ở địa phương, nhưng tổng số ruộng đất không nhiều, xét không cần thiết, thì không vạch là địa chủ". Như vậy là trường hợp ruộng đất của gia đình đó có ít, tuy mức bình chiếm hữu của một nhân khẩu trong gia đình đó gấp 3 hoặc 4 lần mức bình quân chiếm hữu của một nhân khẩu địa phương, nhưng mức bóc lột không quá mức bóc lột của phú nông thì cũng không quy là địa chủ.

Ở vùng nhiều ruộng công, trong Thông tư số 1196/TTg cũng nói : "Những gia đình chiếm nhiều ruộng công mà không lao động nếu những năm gần đây đã trả lại ruộng công và đã tham gia lao động, xết không cần thiết thì không vạch là địa chủ".

Cần hiểu "xét không cần thiết" có nghĩa là những người đó theo tiêu chuẩn nói trên đáng lẽ vạch là địa chủ, nhưng vì họ có ít ruộng đất và có ít tội ác với quần chúng thì không vạch là địa chủ. Trong trường hợp có người nhiều tội ác, quần chúng oán ghét, trong cải cách ruộng đất đã vạch là địa chủ thì nay không hạ thành phần nữa.

Đối với những người có nghề khác, và ở vùng nhiều ruộng công việc sửa thành phần phải do Uỷ ban hành chính tỉnh xét duyệt.

2. Những người đủ tiêu chuẩn là địa chủ, đáng lẽ có thể chiếu cố không vạch là địa chủ, nhưng trong cải cách ruộng đất đã vạch gia đình đó là địa chủ thì nay cho thay đổi thành phần theo nghề nghiệp của họ.

Ví dụ : một người là nghề khác có ruộng đất phát canh, bình quân chiếm hữu một nhân khẩu trong gia đình đó quá gấp 3 lần bình quân chiếm hữu của một nhân khẩu địa phương ; đáng lẽ chiếu cố nghề nghiệp khác của họ thì không vạch gia đình này là địa chủ, nhưng trong cải cách ruộng đất đã quy họ là địa chủ, thì nay không nên coi là cải cách ruộng đất làm sai, phải sửa lại thành phần, mà nên đặt vấn đề cho họ được thay đổi thành phần theo nghề nghiệp của họ. Ruộng đất, tài sản của họ đã trưng mua, nay không phải đền bù lại, trừ trường hợp đã trưng mua quá đáng làm cho họ gặp khó khăn về sinh sống thì cần điều chỉnh lại một phần nào.

Nếu rõ ràng họ không đủ tiêu chuẩn là địa chủ, như có nghề khác mà ruộng đất của một nhân khẩu trong gia đình đó không quá gấp 3 lần bình quân chiếm hữu của một nhân khẩu địa phương thì phải sửa thành phần cho họ.

3. Ở vùng nhiều ruộng công, những người tuy mua trưng ruộng công của xã hoặc mua phần ruộng của những người khác, nhưng trong gia đình không có ai tham gia lao động chính, số ruộng đất lại nhiều, chuyên đem ruộng đất đó phát canh hoặc thuê người làm thì vẫn phải vạch là địa chủ, chứ không vạch là quá điền hoặc là phú nông.

4. Trước đây, trong cải cách ruộng đất có quy định : tuy là gia đình có lao động chính, nhưng chiếm hữu nhiều ruộng đất, số bóc lột về ruộng đất nhiều, trên 40 tạ và gấp 3 lần số tự làm ra thì vẫn vạch là địa chủ. Điều quy định này là đúng và cần thiết. Trong cải cách ruộng đất, một số xã đã vạch một số địa chủ theo tiêu chuẩn này. Nay các cấp và cán bộ cần chú ý nắm vững những quy định đó để tránh hạ lầm địa chủ xuống phú nông.

5. Trong vùng mới giải phóng, có một số người trước vốn là nông dân hoặc thành phần khác, đi ngụy quân, hoặc làm ngụy quyền, bản thân và cả gia đình không tham gia lao động nữa, ruộng đất chỉ có ít, nguồn sống chính dựa vào càn quét, cướp bóc của nhân dân trong cải cách ruộng đất đã vạch họ là địa chủ cường hào gian ác và đã trừng trị về tội hình, nay xét tội của họ vẫn đúng thì bản thân họ vẫn bị giam giữ, nhưng tuyên bố cho gia đình họ được thay đổi thành phần.

Nếu người có ít tội ác không đáng trừng trị, thì khi tha vẫn cần tuyên bố là họ có tội nhưng Chính phủ khoan hồng. Đồng thời khi về xã cũng tuyên bố cho họ được thay đổi thành phần.

6. Những tên địa chủ cường hào gian ác có tội nhưng bị xử án quá nặng (không phải oan) thì sau này có dịp sẽ ân xá hoặc ân giảm.

7. Địa chủ hết thời hạn được thay đổi thành phần thì chỉ đổi xuống trung nông mà không hạ xuống bần nông cố nông, và không cho vào nông hội hoặc tổ đổi công. Nếu họ chuyển sang làm nghề khác, thì quy thành phần theo nghề nghiệp của họ.

8. Trong khi tiến hành sửa sai, yêu cầu chính về sửa thành phần là sửa chữa những trường hợp vạch lầm nông dân lao động, phú nông và những người thuộc thành khác lên địa chủ.

Trong khi sửa sai, nếu có địa chủ cường hào gian ác lọt lưới rõ ràng, tội ác lớn quần chúng oán ghét thì vẫn phải vạch thành phần những tên đó. Những địa chủ thường lọt lưới rõ ràng, ruộng đất hiện nay còn nhiều, quần chúng yêu cầu, thì cũng phải vạch thành phần".

Nói thêm, theo trang "Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật trung ương", Thông tư số 12/TTg, "Về một số điểm trong chính sách cụ thể, cần nắm vững khi tiến hành sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất", phó thủ tướng Phan Kế Toại ký ban hành ngày 12/1/1957, thì thông tư này ở nhóm văn bản "Còn hiệu lực" (*).

Trong vai trò là Người Phát ngôn thì không thể có chuyện ‘buộc mồm - lỡ miệng’. Cần thiết truy cứu trách nhiệm của Người Phát ngôn Bộ Công an về dấu hiệu dựng chuyện đặt điều để nói xấu một đảng viên lão thành có hơn 58 năm tuổi Đảng.

Sinh tiền, ông Lê Đình Kình chỉ có vài ba sào ruộng khoán.

Chú thích :

(*)http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=983

***********************

Về cái gọi là cường hào địa chủ mới

Đặng Tâm Chánh, VNTB, 09/09/2020

Người phát ngôn bộ công an, ông Tô Ân Xô cần cẩn trọng trong các đánh giá liẻn quan đến vụ án Làng Kình đang được xét xử.

khungbo6

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn của Bộ Công an.

Bất luận như thế nào, đưa ra hình dung về ông Lê Đình Kính như một cường hào địa chủ đều có thể khơi dậy cảm xúc hận thù vốn chia rẽ xã hội Việt Nam suốt trong kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Những cáo buộc còn chưa có cơ sở pháp lý và bằng chứng rõ ràng về sự thao túng dựa vào ảnh hưởng của thế lực dòng họ trong văn hoá truyền thống ở nông thôn, có thể dẫn đến bước sảy chân sai một li đi một dặm của quá trình xét xử.

Nhất là vụ việc đang được pháp luật xem xét, xử lý là một xung đột chết người.

Bên trong xung đột chết người đó, những quan hệ văn hoá, hành chính có thể là một nhân tố tác động nhưng không nên và không được hình sự hoá nó.

Nhất là xã hội ta có đảng lãnh đạo toàn diện.

Mọi diễn biến ở sát nách mặt trời như thể không thể quy kết đơn giản mà thiếu bằng chứng hoặc phân tích xã hội khoa học, chính xác.

Thật khó có thể tưởng tượng một dòng họ có thể thao túng cả xã bằng cách của những hào lý xưa, khi lãnh đạo thủ đô luôn ở trong ban lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Còn coi họ như những địa chủ mới thì có lẽ càng phải cân nhắc.

Nhất là khi ngay cả giai cấp tư bản còn đang được vận động để trở thành một lực lượng chính quy bảo đảm cho sự tồn vong của thể chế và đất nước, là trụ cột chính của nền kinh tế theo đường lối của đảng.

Địa chủ bóc lột bằng tô tức theo phân tích truyền thống, suy cho cùng cũng là một hợp phần kinh tế tư nhân trong xã hội cũ. Phương thức bóc lột của nó được không ít doanh nghiệp nhà nước, thậm chí là công ty kinh tài của đảng lấy làm phương tiện khai thác hiệu quả.

Chẳng phải công ty Tân Thuận mà Tất Thành Cang và thành uỷ TP.HCM can dự kinh doanh bằng phương thức bóc lột đó sao ?

Thành ra, khi chưa thừa nhận được giai cấp địa chủ như đã thừa nhận với giai cấp tư bản, thì chớ gieo mắc vào lịch sử đấu tranh giai cấp thêm oan khốc, sai lầm và chết chóc.

Oan oan tương báo.

Đặng Tâm Chánh

Nguồn : VNTB, 08/09/2020

********************

Vụ án Đồng Tâm : Bộ Công an đã "quy tội"

Với mặc định ‘có tội’ như toàn bộ ý kiến của Người phát ngôn Bộ Công an, cho thấy rất nhiều khả năng bản án tuyên ở phiên hình sự sơ thẩm là ‘án bỏ túi’.

khungbo7

Ngày 7/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Chiều ngày 6/9, phía Bộ Công an đã gửi đến các tòa soạn một nội dung gọi là "Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn của Bộ Công an, đã trao đổi với phóng viên TTXVN về nguyên nhân, diễn biến vụ việc, quá trình bảo đảm an ninh, trật tự của lực lượng chức năng và những vấn đề rút ra từ vụ án".

Có báo thì chọn đăng toàn văn nội dung, có báo thì chọn trích đoạn như một ghi nhận của ‘phóng viên bổn báo’. Dù là lựa chọn nào thì việc báo chí cứ quy chụp tội danh trước cho người thực hiện hành vi không những gây áp lực cho cơ quan tiến hành tố tụng, mà còn làm ảnh hưởng đến gia đình, thân nhân của người bị bắt.

Theo khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định : "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật".. Và theo Điều 13 của Bộ luật Tố Tụng Hình sự năm 2015 quy định : "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội".

Rộng đường dư luận, biên tập viên Nguyễn Nam của trang Việt Nam Thời Báo chọn đăng ở đây về lăng kính vụ án Đồng Tâm qua văn bản được cho là của Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn của Bộ Công an.

"Thiếu tướng Tô Ân Xô : Vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm ngày 09/01/2020 là vụ án nghiêm trọng, dư luận trong và ngoài nước quan tâm, nhiều đối tượng vi phạm pháp luật với hành vi manh động, dã man, gây bức xúc dư luận. Vụ án nêu trên do một nhóm đối tượng lợi dụng danh nghĩa đảng viên lôi kéo, lừa mị người dân tham gia các hoạt động sai phạm.

Nguyên nhân trực tiếp là hoạt động chống đối của một số đối tượng trong cái gọi là "Tổ đồng thuận" do ông Lê Đình Kình đứng đầu thành lập, coi thường pháp luật, lợi dụng khiếu nại, tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, tâm lý ham muốn vật chất của một số người dân để tập hợp, lôi kéo những người bất mãn, tiêu cực, kể cả số nghiện hút ma túy, số có tiền án tiền sự tham gia các hoạt động gây mất an ninh, trật tự tại địa phương.

Ông Lê Đình Kình nguyên Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã, nguyên Trưởng Công an xã Đồng Tâm. Năm 1982 tại Đại hội Đảng bộ xã Đồng Tâm, do không đủ phiếu bầu, không trúng cử Ban Chấp hành Đảng bộ xã, dù đã được bố trí làm thư ký văn phòng Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm, nhưng ông Kình vẫn nảy sinh tâm lý bất mãn, không mặn mà với công việc.

Sau khi nghỉ hưu ông này thường xuyên lôi kéo, tập hợp một số cán bộ cốt cán của xã Đồng Tâm và con cháu trong dòng họ Lê Đình để kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ.

Đầu năm 2013, ông Lê Đình Kình đứng đầu thành lập cái gọi là "Tổ đồng thuận" gồm 19 thành viên.

Ngoài ông Lê Đình Kình, còn 5 đối tượng chủ mưu cầm đầu, trong đó 3 đối tượng có quan hệ dòng họ với ông Kình (Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh), 40 đối tượng quá khích và số người ủng hộ hoạt động của "Tổ đồng thuận".

Số này chủ yếu là con, cháu ông Kình và người nhà số chủ mưu, cầm đầu, quá khích. "Tổ đồng thuận" tuyên truyền "sẽ được hưởng lợi nếu đòi được đất đồng Sênh, được Nhà nước đền bù hoặc bán với giá là 6 triệu đồng/1m2" để lôi kéo những người dân không có quyền lợi, nghĩa vụ trên đất đồng Sênh tham gia các hoạt động gây mất an ninh, trật tự tại địa phương.

Cần phải nói thêm Lê Đình là dòng họ lớn nhất ở xã Đồng Tâm, cùng với tâm lý dòng tộc ở vùng nông thôn là điều kiện thuận lợi để "Tổ đồng thuận" lợi dụng tìm cách đưa người trong dòng họ, người có cùng quan điểm vào các vị trí chủ chốt của xã, thôn thông qua việc thực hiện các quy định trong bầu cử ; đồng thời lôi kéo, kích động người dân tham gia các hoạt động gây mất an ninh, trật tự.

Thực tế, nhiều vị trí trưởng thôn, phó thôn Hoành trước đây là con, cháu của ông Kình, như Lê Đình Công, nguyên Trưởng thôn là con trai ông Kình ; Lê Đình Ba, nguyên Phó thôn là cháu ông Kình…

Từ năm 2013 đến trước khi xảy ra vụ việc ngày 9/1/2020, "Tổ đồng thuận" và số đối tượng quá khích có rất nhiều hoạt động gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn, gây bức xúc, bất bình trong đại bộ phận quần chúng nhân dân, như công khai sử dụng hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền trái phép nhiều nội dung kích động, xuyên tạc sự thật về đất quốc phòng ; kích động một số người dân xã Đồng Tâm ngang nhiên lấn chiếm đất quốc phòng (tự ý đo đạc, cắm cọc phân lô, giao chia đất đồng Sênh cho nhiều người dân ; thuê máy san lấp đất, trồng cây, xây dựng trái phép cổng chào, làm đường, đào và xây giếng khơi, bể nước, làm nhà trên khu vực đất đồng Sênh) ; tấn công quần chúng không cùng quan điểm (đối tượng Lê Đình Mỳ (còn gọi là Mỹ) dùng dao quắm tấn công ông Nguyễn Văn Toán - người phát biểu tại Hội nghị đối thoại của Thanh tra Chính phủ, đuổi đánh ông Nguyễn Mạnh Tài, đe dọa tấn công đồng chí Chủ tịch xã Đồng Tâm ; một số ngang nhiên đốt pháo nổ, ném vào nhà một số người dân) ; tấn công cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ tại thôn Hoành ; thông qua mạng xã hội tìm kiếm sự ủng hộ, hỗ trợ, hướng dẫn phương thức hoạt động chống phá từ các đối tượng phản động lưu vong và phần tử xấu.

Khi lực lượng Quân đội thi công tường rào sân bay Miếu Môn, các đối tượng công khai ráo riết chuẩn bị hung khí, vũ khí, sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng, bộc lộ sẽ cho nổ cây xăng "Miếu Môn", nhà chủ tịch ủy ban nhân dân xã và một số cán bộ xã nếu xây dựng tường rào tại khu vực xã Đồng Tâm.

Trước diễn biến tình hình tại xã Đồng Tâm, để bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ thi công tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn của Bộ Quốc phòng đoạn qua xã Đồng Tâm, căn cứ vào các quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm an ninh, an toàn an ninh trật tự và các hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và nhân dân xã Đồng Tâm, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt triển khai các kế hoạch, phương án, xác định 2 khu vực trọng điểm phải bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn, đó là : Khu vực thi công tường rào sân bay Miếu Môn ; Trụ sở cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, trường học, nhà riêng cán bộ, quần chúng nhân dân khu vực xã Đồng Tâm.

Khi biết lực lượng chức năng triển khai các tổ công tác tại xã Đồng Tâm, các đối tượng trong "Tổ đồng thuận" đã rất manh động, chúng dùng "bom xăng", pháo sáng, lựu đạn (ném 3 quả lựu đạn, 1 quả nổ, 2 quả không nổ), tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, gạch đá tấn công quyết liệt lực lượng chức năng, sau đó rút về cố thủ tại nhà ông Lê Đình Kình, Lê Đình Chức và nóc nhà Lê Đình Hợi ; khi thấy 3 chiến sỹ công an bị ngã từ mái nhà trong quá trình tiếp cận nhà Kình, Lê Đình Doanh châm lửa vào chậu xăng đẩy xuống nơi 3 chiến sỹ công an bị ngã xuống, tiếp đó Lê Đình Chức liên tiếp đổ 3-5 chậu xăng xuống, dẫn đến 3 chiến sỹ công an hy sinh.

Trước hành vi phạm pháp quả tang và sự ngoan cố của các đối tượng sau nhiều lần phát loa tuyên truyền vận động, lực lượng làm nhiệm vụ đã triển khai các biện pháp trấn áp, ngăn chặn theo quy định của pháp luật ; bắt giữ và triệu tập các đối tượng có các hành vi vi phạm pháp luật.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố và ngày 5/6/2020 đã kết luận điều tra vụ án "Giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội".

Quá trình điều tra đã chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng, khẳng định hành vi giết người dã man, vô nhân tính đối với 3 cán bộ công an và chống người thi hành công vụ, đồng thời làm rõ các tình tiết liên quan : Việc khiếu nại, tố cáo tại xã Đồng Tâm đã được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật ; Những hành vi chống đối là của một nhóm nhỏ đối tượng, đại đa số nhân dân xã Đồng Tâm rất bức xúc và đề nghị chính quyền phải xử lý nghiêm ; Các cấp chính quyền đã nhiều lần kiên trì tuyên truyền, vận động, đối thoại nhưng các đối tượng vẫn kiên quyết chống đối.

Việc triển khai phương án bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ thi công xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn không phải là phương án cưỡng chế giải phóng mặt bằng do đến thời điểm lực lượng Quân đội thi công xây dựng tường rào, toàn bộ đất khu đất sân bay Miếu Môn không có tranh chấp, 14 hộ dân có đất canh tác trong diện giải phóng mặt bằng ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước, đã nhận hỗ trợ và di dời khỏi đất quốc phòng.

Thời điểm triển khai phương án, việc triển khai bố trí lực lượng sớm, ngay từ trong đêm xuất phát từ 2 yêu cầu.

Thứ nhất là căn cứ kế hoạch hiệp đồng giữa các lực lượng, lực lượng Công an có trách nhiệm hoàn tất triển khai phương án bảo đảm an ninh, trật tự trước 6 giờ ngày 9/1/2019 để các đơn vị của Bộ Quốc phòng xây dựng đoạn tường rào còn lại trên địa bàn xã Đồng Tâm.

Thứ hai là trong tất cả các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự, lực lượng Công an đều phải triển khai lực lượng, biện pháp 24/24 giờ, cả trước, trong và sau khi diễn ra sự kiện để đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn đối tượng bảo vệ, do vậy việc bố trí lực lượng trong đêm là bình thường, đúng quy định của pháp luật liên quan.

Với hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong thời gian dài, có đối tượng chủ mưu cầm đầu, đối tượng tích cực, có phân công nhiệm vụ cụ thể, hoạt động manh động, không chỉ ráo riết quyết liệt chuẩn bị vũ khí, hung khí có khả năng sát thương chống lại lực lượng chức năng, mà còn thường xuyên đe dọa, tấn công, khủng bố tinh thần nhiều người dân địa phương có quan điểm không ủng hộ hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng, gây sức ép buộc người dân tham gia các hoạt động chống đối, ý đồ "rào làng vũ trang", tập hợp lực lượng chống đối có tổ chức nguy hiểm.

Trong số đó, sự nổi lên của đối tượng cầm đầu, nhất là ông Lê Đình Kình trong bối cảnh dòng họ Lê Đình có ảnh hưởng lớn tại thôn Hoành, có khả năng chi phối, tác động kết quả bầu cử ở cơ sở, là một loại "cường hào địa chủ mới", hậu quả sự thoái hóa biến chất của một bộ phận cán bộ đảng viên, mượn danh nghĩa đảng viên, lo cho dân để chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Thực tế vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm để lại nhiều bài học, nhất là trong công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng nông thôn và việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc giải quyết dứt điểm từ sớm những mâu thuẫn, bức xúc trong nhân dân, không để các đối tượng có điều kiện lợi dụng kích động chống phá".

Lời bình của biên tập viên : Nguyên tắc "suy đoán vô tội" là một nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, theo đó một người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi tội phạm của họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Nguyên tắc "suy đoán vô tội" đến nay được thừa nhận trong nhiều điều ước quốc tế. Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc và Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự của Liên hợp quốc năm 1966 đều khẳng định : "Bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó".

Như vậy, với mặc định ‘có tội’ như toàn bộ ý kiến nói trên của Người phát ngôn Bộ Công an, cho thấy rất nhiều khả năng bản án tuyên ở phiên hình sự sơ thẩm là ‘án bỏ túi’. Đây chính là một rào cản đầy khó khăn với giới luật sư và cả báo chí khi ‘được vào dự’ để làm tin về vụ án này.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 07/09/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Bùi Thư, Trân Văn, Vân Khanh, Đặng Tâm Chánh, Nguyễn Nam
Read 612 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)